Triển Vọng Thu Hút Fdi Tại Quảng Ninh Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế.


Quan tâm thu hút các dự án đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, giao thông vận tải (sân bay Vân Đồn, đường cao tốc Mông Dương- Móng Cái); chuẩn bị phát triển khu công nghiệp gắn với đường cao tốc Hà Nội- Hạ Long - Móng Cái phục vụ cho giai đoạn sau năm 2010.

Về du lịch - dịch vụ: Các dự án có quy mô lớn để xây dựng hạ tầng du lịch và tạo thêm các sản phẩm du lịch mới; các dự án du lịch cao cấp; các dự án dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm; các dự án dịch vụ vận chuyển khách du lịch .

Nghị quyết 06 NQ/ TU, kế hoạch 08/KH_UB đã ra các chỉ tiêu mà hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mà khu công nghiệp đạt được:

* Đến năm 2010:

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký: 1.200 triệu USD. Đạt các chỉ tiêu :

+ Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tăng 15 - 16 %.

+ Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng 16 - 18%.

+ Nộp ngân sách địa phương hàng năm tăng 18 - 20%.

+ Giải quyết việc làm cho 18.000 - 20.000 lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

3.2. TRIỂN VỌNG THU HÚT FDI TẠI QUẢNG NINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

Trong thời gian tới được đánh giá là có nhiều thuận lợi đối với hoạt động đầu tư, trong đó có sự ra đời của Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất . Hai văn bản luật này đều có mục tiêu chung là nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống pháp luật đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo cam kết của Nhà nước ta với cộng đồng quốc tế hơn nữa và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 13

Ngoài ra, theo nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước, năm 2006 là năm bắt đầu của làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam được đánh giá là quốc gia có môi trường đầu tư ổn định và có nhiều tiềm năng. Riêng đối với Quảng Ninh, sau khi đề án thành lập và quy hoạch các KCN tổng hợp được Chính phủ phê duyệt,


Các khu kinh tế tổng hợp sẽ là địa bàn hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc hoàn thành các công trình hạ tầng quan trọng( trong đó có cầu Bãi Cháy, các KCN) sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa đối với hoạt động dầu tư.

Kết quả của quả trình đổi mới sau 20 năm đã tạo cho tỉnh Quảng Ninh những tiền đề vật chất lớn về cơ sở hạ tầng - xã hội, đội ngũ cán bộ có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và nằm trong hành lang kinh tế ASEAN - Trung Quốc, được Đảng và Nhà nước có sự quan tâm đặc biệt.

Quan hệ hợp tác kinh tế của của chính quyền tỉnh Quảng Ninh với chính quyền Tỉnh Quảng Tây Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực đã phát huy và thu đuợc nhiều kết quả tích cực.

Đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. Việt Nam phải tạo môi trường pháp lý thông thoáng và minh bạch hơn và đây là một trong những điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam nhiều hơn nữa.‌

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI QUẢNG NINH

3.3.1. Những giải pháp thu hút vốn FDI từ phía Quảng Ninh

* Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đặc biệt phải dành quỹ đất hợp lý để kêu gọi các dự án quan trọng, các dự án thuộc diện khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư, thực hiện việc cấp phép đầu tư tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đề ra.

Thời gian vừa qua, đã có một số các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu để đầu tư tại Quảng Ninh một số dự án về lĩnh vực luyện kim, sản xuất thép không rỉ, sản xuất các sản phẩm về gỗ để xuất khẩu. Các dự án này đều có số vốn khá lớn, trình độ dây chuyền công nghệ cao, tuy nhiên các nhà đầu tư đều gặp khó khăn và các dự án trên đều không được tiếp tục xúc tiến để được cấp giấy phép đầu tư. Nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư phải từ bỏ ý định hoặc tìm nơi khác để đầu tư


là do trên địa bàn Quảng Ninh đang thiếu rất nhiều quỹ đất cho thực hiện dự án. Mặt khác, các dự án về công nghiệp đòi hỏi diện tích sử dụng đất là rất lớn. Những nơi có quỹ đất thì lại không hoặc thiếu các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào. Đây chính là một mâu thuẫn rất lớn tại Quảng Ninh, một mặt kêu gọi đầu tư, nhưng mặt khác lại chưa sẵn sàng về mặt bằng cho các dự án. Do vậy, tỉnh cần có kế hoạch tạo lập và sử dụng quỹ đất có hiệu quả nhằm đáp ứng ngay cho nhu cầu của nhà đầu tư một khi nhà đầu tư cần, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư khi lựa chọn địa điểm đầu tư.

Đối với các ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư về lĩnh vực công nghiệp phải có một quy hoạch phát triển ngành một cách rõ ràng, đầy đủ phù hợp với hiện đại và hướng tới tương lai. Quy hoạch và bố trí các ngành phù hợp với tiềm năng sẵn có, phù hợp với nguồn nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác hiệu quả tối đa các lợi thế này.

Một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển quỹ đất cho các dự án đó là đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đây là hướng đi tất yếu đảm bảo mục tiêu quỹ đất hợp lý, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường bền vững. Việc các dự án đi vào khu công nghiệp, khu chế xuất đảm bảo cho việc quản lý về mặt nhà nước được dễ dàng, thuận tiện, đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư, tiết kiệm được chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý tốt về mặt quy hoạch và tiết kiệm về mặt đất đai. Ngoài ra, còn đảm bảo cho tính bền vững của dự án trong khu công nghiệp.

Thực hiện mục tiêu sẵn sàng đất cho dự án sản xuất theo nguyên tắc tạo các quỹ đất “ sạch” để kêu gọi đầu tư. Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài đã đề xuất với UBND tỉnh kế hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung đến năm 2010; định hướng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp - khu kinh tế năm 2010 - 2020; Tổ chức triển khai đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và các khu công nghiệp Việt Hưng, Đông Mai, Hải Yên và Chạp Khê .

Đối với các dự án Du lịch, Nông- Lâm- Ngư nghiệp: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương xây dựng tốt quy hạch tổng thể phát triển ngành


và dành quỹ đất cho các dự án lớn. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đầu tư nước ngoài sẽ liên hệ để phối hợp với các ngành, địa phương để kêu gọi các dự án phù hợp với quy hoạch từng ngành, từng địa phương.

* Hỗ trợ hạ tầng, thực hiện tốt công tác mặt bằng cho các dự án đã được cấp phép và các ưu đãi khác: lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.

Để các dự án triển khai được thuận lợi điều hết sức quan trọng là cơ sở hạ tầng kỹ thuật đi kèm ( đường, điện, nước..). Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 3467/2002/QĐ-UB ngày 30/9/2002, về một số cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư nước ngoài. Trong đó đã nêu một số loại dự án và quy mô được UBND tỉnh đảm bảo đầu tư các công trình hạ tầng đến hàng rào công trình. Về đối tượng và quy trình hỗ trợ cần được nghiên cứu lại, sao cho việc hỗ trợ tốt cho dự án, vừa đảm bảo việc hỗ trợ cho dự án, vừa đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế lẫn xã hội, tránh tình trạng đầu tư lợi dụng nguồn ngân sách để giảm chi phí đầu tư trong khi hiệu quả của dự án thấp.

Hiện nay tại Quảng Ninh, một số công trình cần được đầu tư hoặc đẩy nhanh tiến độ: Cầu Bãy Cháy đường cao tốc Mông Dương - Móng Cái; đường sắt nối từ Kênh Đồng đến Cảng Cái Lân; sân bay Vân Đồn. Những dự án này khi hoàn thiện sẽ tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, giúp các doanh nghiệp đầu tư nói chung, doanh nghiệp FDI nói riêng giảm được nhiều chi phí đầu tư, chi phí sản xuất kinh doanh.

Đối với các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp thì việc đầu tư hạ tầng xã hội kèm theo cũng hết sức cần thiết. Đó là việc xây dựng khu nhà ở cho công nhân thuê; xây dựng trung tâm vui chơi, giải trí, phát triển hệ thống trường học, trạm y tế. Đây là một bài học lớn được đúc rút qua việc phát triển các khu công nghiệp tại một số tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương.

Về cơ chế ưu đãi hiện hành đối với nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp thì chủ trương hỗ trợ nhà đầu tư khu công nghiệp chi phí đền bù giải phóng mặt bằng là không khả thi, cần phải tính toán lại. Ví dụ, theo tính toán sơ bộ, chi phí đền bù cho 4 khu công nghiệp Đông Mai, Việt Hưng, Hải Yến, và Chạp Khê là 170


tỷ đồng. Đó là một con số rất lớn, ngân sách khó cân đối được. Để giải quyết vấn đề này, cần có các chính sách phù hợp đảm bảo khuyến khích các nhà đầu tư và phù hợp các chính sách chung và điều kiện cụ thể của địa phương theo hướng:

Hỗ trợ 30-50% chi phí đền bù giải phóng mặt bằng;

Tăng thời gian miễn hoặc miễn hoàn toàn tiền thuê đất cho các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.

Giảm hoặc miễn một phần mức thu tiền sử dụng đất ở phần diện tích kinh doanh khu đô thị dịch vụ đi kèm khu công nghiệp, không thu tiền thuê đất khu vực xây dựng khu chung cư phục vụ khu công nghiệp.

Chưa thu tiền sử dụng đất ở những diện tích đất đô thị chưa thực hiện chủ quyền sử dụng; Hỗ trợ một phần lãi suất vay đầu tư hạ tầng.

Mặt khác trong điều kiện kinh doanh các khu công nghiệp hiện nay, việc thu hồi vốn đầu tư theo tốc độ lấp đầy của khu công nghiệp thường kéo dài có thể đến 5

- 7 năm, trong khi vốn bỏ ra hàng trăm tỷ đồng nhưng giá cho thuê rất thấp, xoay quanh giá thành đầu tư, khác hoàn toàn với các dự án kinh doanh đô thị. Vì vậy để tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp cần giao cho chủ đầu tư các khu công nghiệp đồng thời là chủ đầu tư các khu đô thị dịch vụ để đảm bảo sự đồng bộ và bền vững của quá trình phát triển và coi đây như là một chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với các chủ đầu tư khu công nghiệp - một lĩnh vực đang gặp rất nhiều khó khăn. Chấm dứt tình trạng khi khu công nghiệp đã có chủ đầu tư là có doanh nghiệp khác nhảy vào xin lập dự án khu đô thị dịch vụ để kinh doanh đất theo kiểu bán lúa non, bất chấp quyền lợi và những khó khăn mà chủ đầu tư khu công nghiệp đã và sẽ phải gánh chịu.

Về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng: Theo tinh thần Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì từ ngày 16/11/2004 chủ đầu tư các dự án quan trọng hoặc các dự án đầu tư vào các vùng đúng quy hoạch đã được duyệt không phải đàm phán trực tiếp với dân để thoả thuận đền bù. Do vậy đối với các dự án có địa điểm ngoài khu công nghiệp cần ban hành sớm các chính sách để các địa phương tiến hành bồi


thường, giải phóng mặt bằng. Nhà đầu tư chỉ cần cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định và sau một thời hạn nhất định, mặt bằng dự án sẽ được bàn giao cho nhà đầu tư để thực hiện dự án theo tiến độ đặt ra.

Thực hiện tốt các hỗ trợ khác: Rà soát, giảm, tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về giá, chi phí một số loại hàng hoá dịch vụ ( thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh) giữa các đối tượng trong và ngoài nước.

Sửa đổi cơ chế, chính sách về hỗ trợ: Để sử lý các bất cập trong việc thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích bảo đảm đầu tư hiện nay, UBND tỉnh cần sửa đổi các Quyết định 3467/2002/QĐ-UB và Quyết định 4047/2002/QĐ-UB, trong đó đưa ra được các cơ chế hỗ trợ về đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào phù hợp với các chính sách chung và điều kiện cụ thể của địa phương để đảm bảo tính khả thi thực hiện. Đối với các khu công nghiệp, chính sách hỗ trợ của tỉnh phải đảm bảo sao cho tỉnh có thể can thiệp vào việc định giá cho thuê lại đất, đảm bảo giá thuê đất có khả năng cạnh tranh với các địa phương khác, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút vốn đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp cần được giao xây dựng và kinh doanh khu đô thị, dịch vụ kèm theo. Điều này vừa đảm bảo tính đồng bộ của các dự án phát triển các khu công nghiệp, vừa là biện pháp hỗ trợ gián tiếp về tài chính cho các doanh nghiệp này.

Lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp là các doanh nghiệp thực sự có năng lực về tài chính. Cần kêu gọi các chủ đầu tư là người nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp trong nước hoặc đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài các khu công nghiệp “chưa có chủ đầu tư để đảm bảo tính khả thi của dự án, đồng thời đây là một kênh xúc tiến và kêu gọi các doanh nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh.

Tỉnh sớm có kế hoạch bố trí nguồn vốn để triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đồng bộ với tiến độ triển khai của các dự án FDI, các khu


công nghiệp ( kèm theo danh mục các dự án FDI và tiến độ triển khai xây dựng các KCN).

Để sớm thực hiện công tác quản lý đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng theo Luật đất đai tỉnh cần:

+Thành lập tổ chức phát triển quỹ đất.

+Ban hành khung giá đất, bộ đơn giá đền bù đầy đủ, đồng bộ và kịp thời.

* Bảo toàn, phát huy tốt các di sản, gắn việc phát triển ngành nghề với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường, chú trọng yếu tố khoa học công nghệ trong thu hút đầu tư.

Bảo toàn di sản, gìn giữ môi trường; Như chúng ta đã biết, Quảng Ninh là một vùng đất có tài nghuyên du lịch tiềm tàng với Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nơi có rất nhiều bãi biển dài, đẹp và sạch; có 500 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng. Nhưng Quảng Ninh cũng là vùng than lớn nhất cả nước. Với trữ lượng than Atraxit hơn 3,6 tỷ tấn, giai đoạn 2005-2010 ngành than có thể khai thác 25-30 triệu tấn/năm. Như vậy tỉnh Quảng Ninh vừa phải sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc vừa phải giữ gìn di sản, bảo vệ mọi nguồn lợi tư nhiên để tăng cường và phát triển ngành du lịch.

Một mặt hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh vừa phải xúc tiến nhiều dự án công nghiệp, dự án có hàm lượng công nghệ cao, thu hút nhiều lao độngmặt khác luôn phải đảm bảo hài hoà với công tác bảo vệ và gìn giữ môi trường bền vững để phát triển du lịch, dịch vụ. Đó là một yêu cầu bắt buộc trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch kêu gọi vốn FDI hàng năm của Quảng Ninh.

Tập trung thu hút và khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, chế biến, may mặc, sản xuất hàng xuất khẩu; các dự án có hàm lượng công nghệ cao; các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch- dịch vụ. Trong đó quan tâm đến các dự án vui chơi giải trí có quy mô lớn để xây dựng hạ tầng và tạo thêm sản phẩm cho ngành du lịch; khuyến khích và tạo điều kiện để các


dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến hải sản- nhất là nuôi công nghiệp, tạo giống mới kháng bệnh có năng xuất cao.

Đây là một trong những nhiệm vụ cần coi trọng trong thu hút đầu tư vì một mặt Quảng Ninh vừa phải thu hút nhiều vốn, một mặt vừa phải thu hút các dự án đảm bảo áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để học hỏi hoặc nhận chuyển giao, mặt khác đất nước sẽ tránh được nguy cơ trở thành “ bãi rác” của các nước công nghiệp phát triển. Đó là một mâu thuẫn lớn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Ban quản lý các Khu công nghiệp và Đầu tư nước ngoài ký kết quy chế phối hợp với sở Tài nguyên- Môi trường để phối hợp sử lý các vấn đề môi trường

- Phối hợp với Sở Khoa học- Công nghệ để nắm bắt thêm các thông tin tiên tiến về khoa học công nghệ để nắm bắt thêm các thông tin tiên tiến về khoa học công nghệ, kêu gọi các dự án có hàm lượng công nghệ cao hoặc công nghệ tiên tiến trình UBND tỉnh cấp phép. Thực hiện được điều này sẽ đảm bảo công nghệ thu nhập không lạc hậu so với khu vực và thế giới.

* Tăng cường và củng cố các cơ sở đào tạo lao động, các trung tâm dạy nghề có tầm cỡ khu vực và quốc tế để đào tạo nguồn lao động để cung ứng cho các doanh nhgiệp trong tỉnh nói chung và các doanh nhgiệp nói riêng.

Qua thực tế hiện nay, một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn để thu hút các dự án công nghiệp vào tỉnh, đó là vấn đề nguồn nhân lực. Với các dự án công nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ là bình thường hoặc không có nhiều thì nhu cầu về lao động là rất bình thường và tỉnh hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thu hút các dự án có trình độ công nghệ cao, các dự án sản xuất lớn thì tỉnh cần có một chiến lược đủ tầm để phát triển nguồn nhân lực. Các dự án về du lịch cũng như vậy, lực lượng hướng dẫn viên du lịch tại Quảng Ninh hiện nay không những thiếu về số lượng và còn rất yếu về nghiệp vụ và ngoại ngữ. Ví dụ như việc tuyển lao động tại các dự án du lịch lớn như Khách sạn Plaza, Hạ Long

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023