Một Số Loại Hình Thương Mại Dịch Vụ Đặc Thù


bay ở Hà Nội, TP.HCM. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 51 máy hoạt động hiệu quả, 11 máy sử dụng ít hiệu quả,... và có đến 24 máy chờ thanh lý17. Những khó khăn của thông quan điện tử bao gồm: kỹ thuật (phần mềm chưa tính hết các trường hợp phát sinh trong thực tế, chưa có hệ thống dự phòng, sao lưu nên hoạt động bị gián đoạn khi mất điện, các cửa khẩu chưa được lắp đặt máy tính kết nối với hệ thống khai điện tử, sử dụng đường truyền tốc độ thấp), hiệu quả (chưa có quy định về ủy quyền khai điện tử).

Vì vậy, để hải quan điện tử thực sự phát huy hiệu quả, ngành hải quan còn cần phối hợp với các cơ quan như công an, thuế, quản lý thị trường, giao thông. Việc đưa mã số quản lý mặt hành và tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu cũng sẽ giúp thủ tục hải quan điện tử trở nên thuận tiện hơn cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp.

Tổng cục Thuế đã có kế hoạch về đăng ký và kê khai thuế qua mạng sau khi chính thức đưa vào hoạt động trang web của Tổng cục tại địa chỉ www.gdt.gov.vn. Hoạt động này sẽ giúp nâng cao đáng kể chất lượng và hiệu quả công tác hỗ trợ doanh nghiệp của Tổng cục Thuế, giúp ngành thuế trở nên sâu sát hơn với các đối tượng nộp thuế.

2.2.2. Về phương thức giao dịch

a. B2C

Trong vài năm qua, số lượng website TMĐT B2C ở Việt Nam không ngừng tăng. Vào thời điểm cuối tháng 12/2004 ước tính có 17.500 website doanh nghiệp18, trong số này rất nhiều là các website theo định hướng B2C. Tuy nhiên, số lượng website kinh doanh TMĐT B2C một cách thật sự chuyên nghiệp cho

đến nay vẫn chưa nhiều. Nhìn vào kết quả hoạt động của những công ty này thì có thể thấy tiềm năng phát triển của mô hình kinh doanh TMĐT B2C tại Việt Nam là đáng khả quan.

Theo kết quả bình chọn các website TMĐT hàng đầu tại Việt Nam do Vụ TMĐT kết hợp với Hội Tin Học Việt Nam thực hiện 6 tháng đầu năm dựa trên


17 Nguồn: Thông tin xúc tiến thương mại,

đường link http://www.vietrade.gov.vn/news.asp?cate=1&article=1746&lang=vn

18 Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005


nhiều tiêu chí : thông tin về liên hệ và giới thiệu chủ trasng web; thông tin về quy chế và hướng dẫn sử dụng; cơ chế xác nhận giao dịch; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân và giải quyết tranh chấp, tốc độ truy cập và các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng...10 website B2C hàng đầu ở Việt Nam19 là :

www.megabuy.com.vnwww.vdctravel.vnn.vnwww.vnet.com.vnwww.btsplaza.com.vnwww.tienphong-vdc.com.vnhttp://vdcsieuthi.vnn.vnwww.golmart.com.vnwww.golbook.comwww.chibaoshop.com www.sinhcafe.com.vn


Đặc trưng của các website B2C ở Việt Nam là :

Các mặt hàng bán trên các website B2C tập trung vào hàng điện tử (tin học, đồ gia dụng, điện lạnh, điện thoại di động), sách báo, văn phòng phẩm, quà tặng, hoa tươi, thời trang, tour du lịch, vé máy bay…

Các hình thức thanh toán tương đối đa dạng từ trả tiền mặt, điện chuyển tiền, thanh toán qua người vận chuyển, thẻ thanh toán nội địa và quốc tế, thẻ hội viên…

Đa số các website chưa chú trọng đến các quy định bảo mật thông tin cho khách hàng.

Rất ít website quan tâm đến hình thức quảng cáo cho chính website của mình.

Một số ít công ty bán hàng do mình tự sản xuất ra, đa số là kinh doanh thương mại.

b.C2C

Trong vài năm gần đây, một số website xây dựng theo mô hình TMĐT C2C cũng đã xuất hiện ở Việt Nam, chủ yếu dưới 2 hình thức website rao vặt và



website đấu giá. Do yêu cầu kỹ thuật không phức tạp và đòi hỏi về trình độ TMĐT đối với người tham gia cũng không lớn, các website rao vặt phát triển với tốc độ khá nhanh, cả về số lượng trang web cũng như lượng thông tin đăng trên từng trang. Đây là những website thông tin về các loại hàng hóa và dịch vụ cần bán, cần mua, đi cùng với một số tiện ích như tìm kiếm, tư vấn tiêu dùng...Tuy nhiên, Các website hầu hết không chú trọng tới các quy định sử dụng cũng như chính sách bảo vệ thông tin cho các cá nhân đăng tin.

Theo kết quả bình chọn, 5 website C2C hàng đầu ở Việt Nam20 là:

www.chodientu.comwww.heya.com.vnwww.1001shoppings.comwww.saigondaugia.com www.aha.com.vn


c.B2B

Giao dịch TMĐT B2B ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua các sàn TMĐT B2B tổ chức theo hình thức Cổng thông tin về cơ hội giao thương hoặc Trung tâm thương mại. Thông qua những sàn giao dịch TMĐT này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về các đối tác tiềm năng, tìm kiếm cơ hội giao thương và giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Năm 2005, số lượng sàn TMĐT B2B của Việt Nam vẫn ổn định ở mức trên dưới 20, với đa phần là những website đã xây dựng và hoạt động từ những năm trước. Do tính năng hỗ trợ giao dịch trực tuyến chưa cao, các sàn TMĐT này hiện mới chỉ dừng ở mức các website thông tin xúc tiến thương mại, chứ chưa thực sự là những công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp triển khai TMĐT B2B ở tầm chuyên nghiệp. Các website B2B tuy hình thức chuyên nghiệp nhưng đa số các tính năng chưa mở rộng như tính năng đấu giá, đấu thầu... do vậy còn ít thành viên tham gia. Phần lớn các website do các tổ chức quản lý, duy trì.

Theo kết quả bình chọn, 5 website B2B hàng đầu ở Việt Nam 21hiện nay

là:



www.ecvn.gov.vnwww.vnemart.comwww.gophatdat.comwww.vietoffer.com www.thuonghieuviet.com


Với đường lối phát triển và chiến lược hoạt động tương đối bài bản, Cổng TMĐT quốc gia ECVN www.ecvn.gov.vn là mô hình triển khai TMĐT B2B quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế của Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi để phát triển thương mại trong nước hứa hẹn một tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.

2.3. Một số loại hình thương mại dịch vụ đặc thù

Năm 2005 là năm khởi sắc của một số loại hình dịch vụ thương mại điện tử đặc thù như thương mại di động, dịch vụ giải trí trực tuyến, dịch vụ đấu giá trực tuyến, v.v… Không chỉ tăng về số lượng các nhà cung cấp và đa dạng hóa về loại hình dịch vụ, thị trường này còn cho thấy triển vọng lớn về doanh thu với sự mở rộng nhanh chóng các dịch vụ thu phí. Ngoài ra, việc một hãng đầu tư tầm cỡ quốc tế là Quỹ đầu tư IDG Venture Việt Nam (IDGVV) chọn Việt Nam để đầu tư cho loại hình dịch vụ còn tương đối mới mẻ này đã cho thấy tiềm năng phát triển mạnh của dịch vụ TMĐT tại Việt Nam trong tương lai.

2.3.1. Thương mại di động

Hình thức giao dịch TMĐT được thực hiện trên các thiết bị di động thông qua môi trường mạng không dây được gọi là Thương mại di động. Tuy còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam, nhưng thương mại di động hứa hẹn những tiềm năng phát triển lớn do thị trường di động Việt Nam hiện đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ nhất.




Số lượng thuê bao di động trong giai đoạn 2001-2005 đạt tốc độ tăng trưởng 47,8% và dự đoán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao (39,9%) cho giai đoạn 2005-200822.

Tại châu Á, tốc độ phát triển của thị trường di động Việt Nam được đánh giá chỉ xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Hai cổng di động của MobiFone (www.mobifone.com.vn) và VinaPhone (www.vinaphone.com.vn) thu hút được khá đông người dùng vì các dịch vụ mới cũng như các tiện ích chăm sóc khách hàng.

Các loại hình về dịch vụ thương mại di động đã hình thành và phát triển nhanh: Dịch vụ thông tin theo yêu cầu; dịch vụ tin tức; dịch vụ nội dung giải trí: nhạc chuông, logo, hình ảnh, … giải trí trúng thưởng; tra từ điển và các thông tin chỉ đường; tài khoản ảo; mobile banking; mobile marketing. Dalink, Alofun, Netmode, các hình thức bình chọn, dự đoán kết quả thể thao, bình chọn ca sĩ... qua điện thoại di động, v.v… đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ ở thành phố. Một số công ty như VASC đã chọn dịch vụ thương mại di động làm hướng phát triển chiến lược và đầu tư rất bài bản cho loại hình kinh doanh còn tương đối mới mẻ này.

Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề về hạ tầng mạng ảnh hưởng đến việc phát triển các dịch vụ TMDĐ:

Tốc độ mạng truy cập Internet chưa mạnh nên chưa thúc đẩy nhiều người sử dụng dịch vụ trên Internet cố định và Internet di động

Mạng GPRS còn nhiều hạn chế, chưa phủ sóng dày và rộng

Khả năng tính cước của các hệ thống tính cước thiếu sự linh hoạt cần thiết để thích ứng theo từng mô hình dịch vụ

Mạng 3G chưa được triển khai

2.3.2. Dịch vụ giải trí trực tuyến, đặc biệt là trò chơi trực tuyến

Từ năm 2003, một số doanh nghiệp cũng đã bước đầu triển khai thử nghiệm việc cung cấp các dịch vụ như: nhạc số, truyền hình Internet, trò chơi trực tuyến...Ví dụ như: http://vietnamnet.tvcủa công ty VASC;


22 Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005


www.vnntelevision.net của công ty VDC; www.htv.org.vn của Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội….

Tất cả những dịch vụ truyền hình nêu trên hiện vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và chưa thu phí khách hàng. Các website cung cấp dịch vụ tải nhạc và nghe nhạc trực tuyến cũng đã hình thành trong vài năm qua nhưng chưa thật sự chín muồi để trở thành dịch vụ kinh doanh có doanh thu vì một số lý do sau: tốc độ và dung lượng đường truyền Internet chưa đáp ứng được yêu cầu, việc thanh toán phí dịch vụ còn nhiều khó khăn, đĩa nhạc sao chép lậu với giá rẻ có có nguy cơ lấn át các hình thức cung cấp dịch vụ trực tuyến…Do đó chưa tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ thật sự phong phú, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Ngược lại thị trường trò chơi trực tuyến lại tăng trưởng nhanh chóng và đem lại doanh thu lớn. Tính đến nay, tham gia vào loại hình dịch vụ giải trí này có các nhà khai thác như: Công ty phần mềm và truyền thông VASC với trò chơi Herrcot, Risk Your Life II và Darcania Risk; FPT với PTV - Giành lại miền đất hứa và MU Online - Xứng danh anh hùng, VinaGame với Võ lâm truyền kỳ; Hanoi Telecom với Khan (Thành Cát Tư Hãn); Asian Soft với Tam quốc diễn nghĩa. Tuy nhiên, trong số những công ty trên chỉ có VinaGame là đã bắt đầu thu phí cho Võ lâm truyền kỳ thông qua hình thức bán thẻ trả trước, các game còn lại đều đang miễn phí để thu hút khách hàng. Theo VinaGame, hiện có 1 triệu người dùng Internet chơi trò chơi trực tuyến, trong đó 50% số người chơi trả phí dịch vụ. Dưới mắt các nhà kinh doanh thì yếu tố "cầu" đang ở mức cao nhất từ trước tới nay.

Hiện nay, trong điều kiện hệ thống thanh toán trực tuyến của ngân hàng chưa phát triển, các nhà cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến đang phải tự tìm cách triển khai hệ thống thu phí của riêng mình, thông qua một số hình thức thanh toán chủ yếu sau: Trừ tiền từ tài khoản thuê bao di động của người chơi, Phát hành thẻ trả trước.


Cũng như với các ứng dụng TMĐT B2C khác, việc thiết lập một hệ thống thanh toán hiệu quả với chi phí thấp còn trông chờ rất nhiều vào sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử của mạng lưới ngân hàng Việt Nam trong tương lai.


2.4. Tình hình ứng dụng TMĐT đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

Do bản chất của hoạt động kinh doanh mang tính hướng ngoại cao, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa xuất khẩu luôn là lực lượng đi đầu triển khai ứng dụng những công nghệ, quy trình tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập với thế giới. TMĐT cũng không là ngoại lệ.

Kết quả khảo sát cho thấy, tính đến năm 2005, gần 100% doanh nghiệp xuất khẩu có kết nối Internet, một tỷ lệ vượt trội so với mặt bằng chung. 70% giao dịch thường ngày của những doanh nghiệp này với đối tác được thực hiện qua email, hộp thoại và các ứng dụng khác trên Internet. 63,1% doanh nghiệp được hỏi cho biết có cán bộ chuyên trách về CNTT, gần gấp đôi tỷ lệ 37,4% của các doanh nghiệp nói chung, 42% đã hoặc đang triển khai dự án phát triển ứng dụng TMĐT so với tỷ lệ 7,7% của mọi đối tượng doanh nghiệp.23 Những thống kê trên cho thấy sự quan tâm thực chất của doanh nghiệp xuất khẩu đối với TMĐT, dẫn đến sự đầu tư nghiêm túc cả về con người cũng như nguồn lực để phát huy hiệu quả của TMĐT phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị.

Theo kết quả khảo sát, 66,3% các doanh nghiệp xuất khẩu có website, 26,7% doanh nghiệp có website đã đăng kí website của mình với một công cụ tìm kiếm trực tuyến, cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu bắt đầu quan tâm và đi đúng hướng trong việc khai thác tiềm năng của ứng dụng TMĐT này.

Bảng 13 : Tính năng TMĐT của các website doanh nghiệp xuất khẩu

năm 2005


Tỷ lệ website có các tính năng TMĐT


23Đường link

http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=08&id=653586298df14c


Giới thiệu công ty

Giới thiệu sản phẩm

Giao dịch TMĐT

Khác

97,4%

98,3%

54,3%

7,8%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Thương mại điện tử Việt Nam các giải pháp phát triển bền vững - 10


(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005, Phần 3, Trang 17) Tuy nhiên, cũng giống như các doanh nghiệp nói chung, mô hình quản lý website của các doanh nghiệp xuất khẩu chưa mang tính chuyên môn hóa cao. 44% các đơn vị thuê dịch vụ cung cấp web từ bên ngoài cũng là một cản trở,

khiến các doanh nghiệp rơi vào thế bị động trong việc cập nhật thông tin.

Tham gia sàn TMĐT là một phương thức tiến hành giao dịch TMĐT được lựa chọn ngày càng nhiều.

Bảng 14: Số lượng doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch năm 2005



Tỷ lệ doanh nghiệp được

hỏi có tham gia

Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia

kí được hợp đồng

Sàn Việt Nam

16%

13%

Sàn nước ngoài

20%

60%

(Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2005, phần 3, Trang 18)

Số liệu trên cho thấy hoạt động của các sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam còn chưa phát huy hết chức năng của mình. Trong thời gian tới, các sàn giao dịch trong nước cần được quan tâm và đầu tư hơn nữa để góp phần thúc đẩy giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu.

Các doanh nghiệp thuộc những ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, nông lâm thủy sản được coi là lực lượng nòng cốt trong việc ứng dụng TMĐT.

III. Đánh giá chung thực trạng phát triển TMĐT ở Việt Nam

Năm 2005, TMĐT Việt Nam đã bắt đầu có những nét khởi sắc ở cả phía Nhà nước và doanh nghiệp. Các cơ quan Nhà nước đã thể hiện vai trò chủ động trong việc góp phần hoàn thiện khung pháp lý và tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT. Các doanh nghiệp đã tìm hiểu công nghệ và mạnh dạn đưa ra những loại hình kinh doanh TMĐT mới, hứa hẹn tiềm năng

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí