Những Thuận Lợi Khi Thâm Nhập Vào Thị Trường Nhật Bản


công bố vào giữa tháng 9 năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong năm 2012 của Nhật Bản sang tất cả các nước, vùng lãnh thổ đạt gần 799 tỷ USD, trong khi đó con số thống kê nhập khẩu hàng hóa từ các nước, vùng lãnh thổ vào Nhật Bản là 886 tỷ USD. Như vậy, trị giá hàng hóa mà Việt Nam xuất khẩu hay nhập khẩu từ thị trường đầy tiềm năng này vẫn chỉ chiếm một thị phần vô cùng nhỏ bé, chưa đến 2%.

Tuy vậy, Nhật Bản vẫn luôn là thị trường thương mại quan trọng của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lên đến 10% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các thị trường trên thế giới. Trong năm 2013, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản xếp thứ 4 trong tất cả các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; trong đó, xếp thứ 2 về xuất khẩu và xếp thứ 3 về nhập khẩu

2.3.2. Những thuận lợi khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản

“Hiện tại theo nhiều đánh giá thì Nhật Bản là thị trường khó tính nhưng thuận lợi và nhiều tiềm năng đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. Năm 2011, Việt Nam xuất sang Nhật chỉ chiếm 1,19% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật và khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới” 10, tr. 320. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế ở Nhật. Vì thế, doanh nghiệp nên nắm bắt xu hướng và lợi thế để tận dụng và khai thác lợi thế này.

Thứ nhất, hiện quan hệ thương mại - kinh tế Việt - Nhật đang trên đà phát triển mạnh. Năm 2008 kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 16 tỷ USD, năm 2009 trong khó khăn vẫn đạt gần 11 tỷUSD và năm 2010 tiếp tục đạt 16,9 tỷ USD (tăng gần 23% so 2009). Trong mối quan hệ này, cán cân thương mại của cả hai bên luôn ở mức tương đối cân bằng. Việt Nam xuất sang Nhật hàng chủ lực có thế mạnh như nông hải sản, hàng dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, linh kiện


- máy móc… và nhập từ Nhật thiết bị, công nghệ, tiếp nhận vốn đầu tư… Khách du lịch Nhật đến Việt Nam cũng đứng trong top 2 với khoảng 400 ngàn lượt khách đến hàng năm. Nhật cũng là nơi đang tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam…

Thứ hai, hiệp định Đối tác toàn diện Việt - Nhật được ký kết vào tháng 12/2008 là khung pháp lý quan trọng tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước mở rộng các mối quan hệ trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ - đầu tư – lao động… Sau hơn 1 năm triển khai hiệp định, đã có hơn 1/3 hàng hoá Việt Nam sang Nhật hưởng các lợi ích từ hiệp định, nhất là trong lĩnh vực thuế quan. Hiệp định vẫn còn đến 95% sản phẩm công nghiệp từ Việt Nam sang Nhật sẽ có thuế suất 0% (giảm theo lộ trình), nhiều mặt hàng khác như da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm hoá chất, hàng nông sản… cũng đang và sẽ tiếp tục được giảm thuế suất. Với trình độ của nền kinh tế hai nước, sản phẩm của hai nền kinh tế đang bổ sung và không cạnh tranh nhau, vì mức độ, phẩm cấp hàng hoá khác nhau.

Thứ ba, do tình hình kinh tế thế giới thay đổi đang tạo nhiều thị trường ngách cho các doanh nghiệp VN có cơ hội thâm nhập vào Nhật Bản. Đầu năm 2011, hai nước cũng đang đàm phán thoả thuận tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực y tế với số lượng khoảng 400 ngàn người. Bên cạnh đó, Nhật đang có nhu cầu nhập nhiều sản phẩm cơ khí mức độ công nghệ thấp. Trước đây 50% các chủng loại sản phẩm này Nhật nhập từ Trung Quốc, nhưng do ngày nay Trung Quốc không muốn hợp tác với Nhật sản xuất các sản phẩm cơ khí công nghệ thấp, cộng với chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang cao và nhất là không muốn lệ thuộc vào một thị trường, nên Nhật có nhu cầu nhập các loại hàng này từ các nước khác, trong đó có Việt Nam với các sản phẩm như khung nhà xưởng, các loại xe đẩy, băng chuyền… Đây được xem là thị trường ngách mà doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


nghiệp trong nước nên tận dụng, vì các sản phẩm này đòi hỏi công nghệ không cao và giá thành ở Việt Nam rất cạnh tranh. Trước Nhật cũng nhập nhiều phần mềm từ Ấn Độ, Trung Quốc, nhưng nay cũng tập trung vào Việt Nam, vì giá nhân công thấp và phí đầu tư không cao. Các sản phẩm nông sản khác như thực phẩm chế biến, trước Nhật cũng nhập từ Trung Quốc, nay bị áp lực về giá nên đang quay sang Việt Nam. Mới đây, Nhật đã đầu tư tại Việt Nam thiết bị xử lý ruồi đục quả trên thanh long và cho nhập loại trái cây này từ Việt Nam. Hiện giới trẻ Nhật đã Âu hoá nhiều, phụ nữ Nhật phải tăng tham gia làm việc giúp đỡ gia đình nên nhu cầu sử dụng thực phẩm làm sẵn, thức ăn nhanh cũng tăng theo. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp chế biến thức ăn Việt Nam.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 - 9

Thứ tư, một thuận lợi nữa cho doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật là Nhật Bản đang thay đổi chính sách kinh tế - thương mại. Trước Nhật chú tâm vào nội địa, nay mở rộng kết nối với thế giới, trong đó có việc tăng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá về hướng Đông, vì thế đã ký nhiều hiệp định thương mại song phương với ASEAN (7 hiệp định, trong đó có Việt Nam) và một hiệp định chung với khối ASEAN, đồng thời dành ưu đãi thuế quan GSP cho một số quốc gia khác. Theo ông Võ Thanh Hà, Phó Trưởng phòng Đông Bắc Á - Vụ Thị trường châu Á- Thái Bình Dương, sau khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Nhật cũng bị ảnh hưởng nên tác động đến tâm lý tiêu dùng, vì vậy thị trường hàng giá rẻ được ưa chuộng và ngày càng xuất hiện nhiều ở hệ thống các siêu thị, hệ thống phân phối Nhật.


2.3.3. Một số khó khăn cần lưu ý khi thâm nhập thị trường Nhật Bản

Trước hết đó là vấn đề nắm bắt thông tin và hiểu biết về tập quán kinh doanh của người Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng chữ "tín" trong quan hệ với bạn hàng và thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong hợp đồng


khi đã ký hợp đồng. Họ thường có quá trình tìm hiểu rất kỹ càng về đối tác tiềm năng trước khi có quyết định làm ăn lâu dài, đôi khi đơn hàng có khối lượng không lớn. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản và kinh nghiệm làm ăn với các doanh nghiệp Nhật Bản. Một số doanh nghiệp chưa thật sự hiểu biết thấu đáo về văn hóa, tập quán kinh doanh của Nhật Bản. Bởi vậy, một số doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù đã có kết quả kinh doanh tốt ở thị trường Mỹ, các nước EU nhưng lại chưa có kết quả tương tự ở thị trường Nhật Bản.

Một khó khăn nữa cần được lưu ý đó là rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thủy sản. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản, nhất là đối với thị trường Nhật Bản. Kể từ ngày 29/5/2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi đối với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hóa chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hóa chất cho phép. Tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100%.

Đối với rau quả, Luật Bảo vệ thực vật của Nhật Bản liệt Việt Nam vào danh sách các nước có dịch bệnh ruồi đục quả, nên Việt Nam không được phép xuất khẩu quả tươi có hạt như thanh long, nhãn, xoài, đu đủ, dưa chuột, cà chua...

Bên cạnh đó là những vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.Hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật (trừ của các công ty liên doanh hay 100% vốn của Nhật Bản) gặp một số khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật vì các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) có nhiều điểm riêng biệt khác với tiêu chuẩn quốc tế, trong khi hầu hết các công ty của Việt Nam là theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.Người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe


về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm dệt may, bao bì xô lệch, v.v... những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất lâu dài.

Ngoài ra còn những khó khăn về chi phí và hệ thống phân phối. Do yêu cầu cao về chất lượng, các doanh nghiệp cần đầu tư để cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển, quản lý chất lượng. Việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng giá cả khá cao so với giá nhập khẩu. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý (không bị lệ thuộc vào thông tin về giá bán lẻ ở Nhật Bản)...

Nên biết rằng các sản phẩm được khách du lịch Nhật Bản mua ở nước ngoài một cách bốc đồng vì sự tò mò của họ để làm vật lưu niệm cho chính mình hoặc cho người khác không bán được ở Nhật Bản như nó đã từng được bán ở những địa điểm du lịch của nước ngoài. Hàng lưu niệm và hàng thương mại không giống nhau. Xin nhấn mạnh rằng bạn cần phải khảo sát xem sản phẩm của mình có thực sự phù hợp với thị trường Nhật Bản hay không trước khi định bán nó vào Nhật.

Khi đàm phán với các thương nhân Nhật bản, phía Nhật thường đưa ra các yêu cầu, đề nghị; ví dụ, yêu cầu thay đổi mẫu mã hoặc cách đóng gói, hoặc thay


đổi mầu sắc cho phù hợp với thị hiếu của người Nhật. Mặc dù có thể đáp ứng được các yêu cầu này, nhưng nhiều công ty nước ngoài đã lập tức bỏ cuộc vì họ ngại tốn thời gian và công sức cần thiết để thay đổi nó. Những công ty tốt nhất chính là những công ty hiểu về thị trường nên họ mới yêu cầu thay đổi cho phù hợp với thị trường như vậy. Bạn nên làm ăn với những đối tác này. Nên tránh những đối tác chẳng góp ý cho bạn được gì. Những đòi hỏi và yêu cầu đó, vì

vậy, cần phải được hoan nghênh.

Để làm ra các sản phẩm phù hợp với thị trường Nhật bạn cần phải hợp tác chặt chẽ với các công ty Nhật Bản. Nếu bạn muốn thành công ở Nhật Bản, bạn đừng tiếc công sức bỏ ra để hợp tác với các đối tác Nhật. Một khi họ đưa ra những yêu cầu, những điều tư vấn góp ý cho bạn để làm cho bản chào hàng của bạn được tốt hơn thì có nghĩa là người ta đang tạo cho bạn con đường đến với thị trường Nhật và bạn nên tích cực đáp ứng những yêu cầu đó. Nếu không có sự nỗ lực đó thì hầu như không có hy vọng cho sự thành công ở Nhật Bản. Nếu những đòi hỏi phía đối tác đưa ra quá khắt khe, bạn nên trao đổi cụ thể, đầy đủ với phía Nhật Bản và cùng với họ xác định rõ mức độ thay đổi mà bạn có thể đáp ứng được.

Một khi đối tác yêu cầu bạn gửi mẫu hàng sang Nhật thì mẫu đó nên được gửi đi không tính tiền, trừ phi nó quá đắt. Sự thật là, một khi công ty Nhật yêu cầu gửi mẫu có nghĩa là sản phẩm của bạn có sức hấp dẫn, điều đó cho thấy con đường đến với thị trường Nhật Bản của bạn không còn xa nữa. Mẫu hàng được xem như là "hạt giống" của việc kinh doanh. Theo bạn không gieo hạt thì làm sao bạn gặt hái được. Chính vì vậy, ai muốn bán sản phẩm của mình thì đương nhiên phải cho không những hạt giống đó, kể cả những mẫu sản phẩm được thay đổi theo yêu cầu của phía Nhật Bản cũng được gửi không tính tiền.


Các mẫu sản phẩm cần được làm cẩn thận theo đúng yêu cầu. Không nên gửi mẫu đi với các lời chú thích như là: Khi ông / bà đặt hàng thì sản phẩm thật sẽ khác mẫu ở chỗ này, chỗ kia...Nếu bạn đã gửi mẫu đi theo đúng yêu cầu sửa đổi của đối tác Nhật nhưng phía đối tác lại yêu cầu bạn thay đổi lần nữa thì bạn có thể yêu cầu họ trả tiền cho các mẫu phải làm lại đó, nhưng ít nhất là mẫu gốc của bạn và mẫu đầu tiên người ta yêu cầu bạn thay đổi thì nên gửi miễn phí.

Ngay cả khi đối tác Nhật bản chấp nhận giá, mẫu mã, vật liệu và mẫu hàng cuối cùng và bạn chỉ việc chờ đơn hàng thì thương vụ đó vẫn có thể bị ngừng lại vì lý do có sự thay đổi đột ngột của thị trường Nhật Bản. Điều này sảy ra trong hệ thống bán lẻ ở Nhật. Một nhà bán lẻ lớn bỗng dưng tuyên bố hạ giá áo phông từ 1900 Yên xuống còn 1000 Yên cho loại một mầu và 2900 Yên xuống còn 1900 Yên cho loại in hoa, gây ra sự sụt giá của đối thủ cạnh tranh. Nhà cung cấp nước ngoài đã không thể chịu được áp lực về giá này chính vì vậy quan hệ thương mại bị ngừng lại. Bài học ở đây là, không đáp ứng được sự thay đổi của thị trường về giá có nghĩa là đánh mất cơ hội kinh doanh.

Sẽ khó khăn hơn cho các thương nhân nước ngoài muốn thành công ở Nhật bản mà không có đối tác Nhật Bản tốt. Đơn giản là ngày nay chiến lược bán hàng truyền thống không đủ để giúp họ. Bạn nên hợp tác chặt chẽ với đối tác, người đã gắn bó với bạn từ giai đoạn đầu, giúp bạn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó có cả phát triển mẫu mã. Đối tác đó cũng sẽ là người giúp bạn phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Khi tìm được đối tác bạn nên bắt đầu việc phát triển sản phẩm cùng với họ. Có thể có nhiều ứng cử viên với các ý tưởng hay và mẫu mã tốt , nếu bạn may mắn chọn được một đối tác trong số đó thì bạn sẽ là người chiến thắng ở Nhật Bản.


CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN

3.1.Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản cho đến năm 2020

3.1.1. Dự báo về triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm khác xa nhau, định hướng phát triển rất khác nhau song cùng ở trong một không gian chiến lược chung tại Đông Á, hai nước đã không ngừng củng cố và phát triển quan hệ, cùng hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong Tuyên bố chung về chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trương Tấn Sang mới được hai bên công bố, thể hiện quan điểm gần gũi của hai nước về các vấn đề hợp tác song phương và an ninh khu vực.

Cả hai nước đều có mối quan tâm chung tới việc giải quyết các vấn đề trên biển Hoa Đông và Biển Đông, bảo đảm an ninh và tự do hàng hải. Hai bên đã chia sẻ quan điểm về Luật biển quốc tế UNCLOS năm 1982, thể hiện quan điểm về sự cần thiết của việc sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển cần tuân thủ luật pháp quốc tế, trên tinh thần công khai, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Do đó, hợp tác giữa cường quốc kinh tế lớn thứ 3 thế giới là Nhật Bản với một đất nước 90 triệu dân của Việt Nam là hết sức quan trọng và ngày càng thành công trong việc củng cố hòa bình, an ninh và ổn định tại Đông Á.

Trong Tuyên bố chung về triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản ký ngày 31/10/2011, hai nước đã đặt mục tiêu mong muốn tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại song phương vào năm 2020, phát triển tích cực và toàn diện

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022