Chương Tr Ình, Nội Dung, Phương Thức Và Đánh Giá Kết Quả Đào Tạo Cán Bộ Lãnh Đạo


tình hình và nhiệm vụ chính trị. Đặc biệt, với Lào là một nước kém phát triển, trình độ về mọi mặt của cán bộ tất yếu còn nhiều hạn chế, cho nên khi chuyển sang cơ chế lãnh đạo và quản lý mới vừa cần phải có các chương trình đào t ạo, bồi dưỡng gấp rút, để phục vụ các nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Công tác đào t ạo, bồi dưỡng là tạo ra đội ngũ cán bộ mạnh, năng động, đảm đương được những trọng trách trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, trong suốt quá trình cách mạng, cả trong điều kiện hoạt động bí mật, công khai hợp pháp cũng như không hợp pháp, đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, trong thời kỳ đổi mới cũng như từ khi đổi mới đến nay đều luôn luôn quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ trung thành với sự nghiệp cách mạng, hăng hái, nhiệt tình, năng động, sáng tạo.

Đại hội VIII của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã tổng kết sự đổi mới toàn diện của Đảng và đề ra chủ trương phương hướng chung, trong đó có công tác cán bộ. Đại hội tiếp tục khẳng định: "Cán bộ có vai trò quyết định thành công và thất bại của đường lối... coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng để nâng chất lượng và năng lực của cán bộ đáp ứng những đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới" [32, tr.52].

Có thể nói, quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào về đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị là gắn liền với quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng. Đó là:

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ trong đó quan trọng là đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng giai đoạn hiện nay.

Yêu cầu của đất nước mà Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VIII đề ra là:

Đẩy mạnh sự phát triển còn chậm và không bền vững trong những năm vừa qua sang phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững, tạo nhiều loại sản


phẩm hàng hóa có chất lượng cao, đầu tư hợp lý, có hiệu quả và khích lệ thị trường trong nước và tăng trưởng xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Tăng cường khả năng cạnh tranh trên cơ sở khai thác thế mạnh để thực hiện có hiệu quả hợp tác kinh tế với nước ngoài.

Phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết nhanh chóng vấn đề xã hội như: nghèo đói, tạo việc làm, tệ nạn xã hội v.v. Nhằm bảo vệ sự ổn định bền vững chính trị - xã hội của đất nước.

Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 8

Đẩy mạnh xây dựng đồng bộ cơ cấu kinh tế - xã hội gắn liền với thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất và tinh thần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc trong xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị.

Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ này, cần phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng mọi nhân tài. Tất cả những cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị có tài năng, có tâm huyết, có cống hiến, đóng góp đều được trọng dụng. Không định kiến với những cán bộ có sai lầm trong quá khứ đã sửa chữa. Song phải kiên quyết ngăn chặn và xử lý kịp thời những cán bộ thoái hóa biến chất, dao động tư tưởng chính trị và có lập trường, quan điểm chính trị mơ hồ, làm xói mòn bản chất cách mạng, làm giảm lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thứ ba, gắn xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách cán bộ, trong đó có đào tạo cán bộ.

Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị có quan hệ biện chứng với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách cán bộ.

Việc quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán b

lãnh đạo của hệ thống chính trị phải gắn với việc đào tạo cán bộ, gắn với yêu cầu và nội dung xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng bộ


máy Nhà nước của dân, do dân, vì dân với kiện toàn hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế chính sách.

Thứ tư, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn giáo dục, rèn luyện, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở nước Lào hiện nay.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị và phong trào cách mạng của nhân dân Lào có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thông qua hoạt động thực tiễn trong hệ thống chính trị để cán bộ thể hiện năng lực trình độ của mình. Qua hoạt động thực tiễn, cán bộ đúc rút được kinh nghiệm, học hỏi quần chúng.

Trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo một cách cơ bản, chính quy có hệ thống. Đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân là hai cơ sở để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá, sàng lọc, tuyển chọn cán bộ trong hệ thống chính trị.

Như vậy, không đánh giá, sử dụng đội ngũ cán bộ đó một cách cảm

tính chủ quan. Mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu và chức vụ, tài năng và cống hiến đều phải được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn, qua phong trào cách mạng của quần chúng để phát hiện, kiểm tra và giám sát đội ngũ cán bộ này.

Thứ năm, trong xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng thực hiện thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị.

Đảng trực tiếp nắm công tác cán bộ, chăm lo xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và thực hiện đường lối, chính sách cán bộ thông qua các tổ chức trong các cơ quan chính quyền. Mặt trận Lào yêu nước và các đoàn thể nhân dân ở


địa phương tham gia góp ý vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị.

Trong công tác cán bộ, quan điểm của Đảng là mọi tổ chức, cá nhân phải nghiêm túc chấp hành các nghị quyết của cấp ủy về cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo; cá nhân phải chấp hành quyết định của tập thể, tổ chức Đảng cấp dưới phải chấp hành quyết định của tổ chức cấp trên về cán bộ.

Như vậy, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã nhận thức rất rõ rằng, đào tạo cán bộ lãnh đạo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác cán bộ Đảng. Ý thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở, trong mỗi giai đoạn cách mạng Đảng đã luôn cố gắng đào tạo một đội ngũ cán bộ có năng lực và phẩm chất chính trị để gánh vác sự nghiệp cách mạng. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề đào tạo cán bộ nói riêng và đào tạo nguồn nhân lực nói chung được Đảng quan tâm hơn bao giờ hết. Bối cảnh trong nước và quốc tế đang tạo ra những thuận lợi hết sức cơ bản, song cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức. Việc nâng cao chất lượng cán bộ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị là một đòi hỏi cấp bách hiện nay. Chính vì vậy mà Đảng yêu cầu các cấp, các ngành, từ Trung ương đến cơ sở cần quán triệt đúng đắn và sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về đào tạo cán bộ trong giai đoạn hiện nay.

Tại Đại hội lần thứ IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (3/2011), Đảng đã đề ra bốn chính sách đột phá để hoàn thành kế hoạch xoá đói, giảm nghèo, đưa nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tiến lên không ngừng. Một trong bốn đột phá đó được Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tổng kết thành bài học là đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ. Đảng đã nhấn mạnh

rằng: "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tập trung vào việc nâng cao trình độ lý luận,


chính trị, đường lối của Đảng, năng lực cầm quyền của Đảng; nâng cao trình độ chuyên môn; rèn luyện thử thách qua công việc thực tế và có đạo đức cách mạng trong sáng" [51, tr.51].

2.2.2 Chương trình, nội dung, phương thức và đánh giá kết quả đào tạo cán bộ lãnh đạo

Đảng lãnh đạo mọi mặt của đời sống chính trị xã hội, trong đó có công tác cán bộ, công tác cán bộ là công việc "gốc" của Đảng và là việc hết sức quan trọng. Nó biểu hiện sức mạnh về tổ chức của Đảng - một trong những yếu tố nòng cốt quyết định sinh tồn của một đảng chính trị. Đảng không làm tốt công tác cán bộ và đào tạo cán bộ thì không đủ sức lãnh đạo cách mạng.

Nói đến đào tạo nói chung, đào tạo cán bộ lãnh đạo nói riêng, vấn đề cơ bản là phải đề cập đến chương trình, nội dung và phương thức đào tạo. Đây là hai vấn đề cốt lõi trong việc đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị. Ngoài hai vấn đề chủ yếu trên, công tác đào tạo cán bộ còn phải thực hiện theo các khâu như xác định nhu cầu đào tạo, kế hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo.

2.2.2.1 Chương trình, nội dung đào tạo

Đào tạo cán bộ trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trước hết là tập trung vào chương trình, nội dung đào tạo. Đào tạo là một khái niệm rộng, đề cập đến các chủ thể và đối tượng đào tạo với các yêu cầu và mục tiêu đào tạo khác nhau. Do vậy, mỗi đối tượng thực hiện trong đào tạo sẽ có các chương trình, nội dung đào tạo khác nhau. Chương trình đào tạo được hiểu là hình thức tổ chức hoạt động cụ thể của quá trình giảng dạy và học tập theo trường lớp, phản ánh tính chất và mức độ của đào tạo hay bồi dưỡng. Nó cũng như là một bộ khung được tạo nên bởi các tiền đề cơ bản như mục đích, yêu cầu, phạm vi các môn học, các phương châm, các khâu chủ yếu và các biện pháp tiến hành trong hoạt động giảng dạy, học tập. Còn nội dung đào tạo chính là nguồn tri thức được khai thác từ các môn học nằm trong


chương trình đào tạo bồi dưỡng đó, để người học tiếp nhận và biến thành khối tri thức thống nhất, sống động, làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển năng lực hoạt động, sáng tạo và hoàn thiện nhân cách của mình.

Nội dung đào tạo ở các cơ sở đào tạo được thể hiện thông qua chủ yếu ở nội dung giảng dạy. Nội dung đào tạo ở nhà trường chính là cái mà nhà trường cung cấp cho học viên những tri thức khoa học cơ bản, những năng lực, kỹ năng hoạt động, những phẩm chất cần thiết đáp ứng được những yêu cầu đào tạo. Để đáp ứng với những yêu cầu của cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị thì nội dung đào tạo phải hết sức phong phú, bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ. Nội dung chính của đào tạo cán bộ của hệ thống chính trị bao gồm:

Thứ nhất, đào tạo lý luận chính trị - hành chính. Đây là nội dung cốt lõi nhất, bao gồm nhiều vấn đề cần thiết cho công tác lãnh đạo, quản lý, bởi đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị chính là những người đi đầu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng". Những kiến thức về lý luận chính trị - hành chính bao gồm chủ yếu như: Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; những tri thức cơ bản của khoa học lãnh đạo; khoa học chính trị - hành chính, khoa học xã hội và nhân văn.

Mục tiêu của các môn khoa học nêu trên là trang bị thế giới quan và phương pháp luận mác xít; là giúp cán bộ kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Lào, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào; trang bị cho đội ngũ cán bộ những tri thức khoa học cần thiết gắn liền với thực tiễn công tác lãnh đạo; giáo dục đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức đáp ứng các tiêu chuẩn của người cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

60


Như vậy, trong nội dung chương trình đào tạo lý luận chính trị - hành chính là thể hiện được tinh thần giáo dục ý chí cách mạng, nhân cách cho đội ngũ cán bộ; người cán bộ được cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn về nghiệp vụ công tác lãnh đạo.

Thứ hai, đào tạo chuyên môn. Thực tế, mỗi cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị đều cần phải am hiểu một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Nên đào tạo chuyên môn là rất cần thiết. Đào tạo chuyên môn thường căn cứ vào đối tượng, nhu cầu và nhiệm vụ chuyên môn của từng loại cán bộ. Tuy nhiên, đào tạo chuyên môn được thực hiện ở nhiều cơ sở đào tạo khác nhau. Khi thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị, các cán bộ hầu hết đã có một chuyên môn nhất định. Do vậy, việc đào tạo chuyên môn cho cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở cơ sở đào tạo như Học viện Chính trị - hành chính quốc gia thường là đào tạo chuyên sâu sau đại học; đào tạo các cử nhân chuyên ngành về khoa học chính trị - hành chính.

Dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào mà nội dung đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị hành chính cho cán bộ lãnh đạo được xác định cụ thể. Hiện nay ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đang thực hiện một số nội dung chương trình đào t ạo, bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo ở các cấp và trong các cơ sở đào tạo như: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, các Trường Chính trị - hành chính ở tỉnh.

Ngoài việc bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, nội dung đào tạo cán bộ lãnh đạo còn phải bảo đảm sự phù hợp, tức được thể hiện đầy đủ trên các mặt:

Một là, phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục đặt ra như thế nào, nội dung, chương trình phải tương ứng thực hiện được những mục tiêu đó. Chẳng hạn, mục tiêu đặt ra là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo thì nội dung chương trình phải đảm bảo trang bị đầy đủ những tri thức cần thiết cả về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, để người cán bộ lãnh đạo sau khi ra trường có đủ năng lực và chỉ đạo hoạt động thực tiễn ở cơ quan, địa phương mình.


Hai là, sự phù hợp về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ còn là sự phù hợp với đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng. Đây cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo. Với mỗi đối tượng đòi hỏi phải có một nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, phù hợp về chuyên môn, khả năng nhận thức của người học v.v…

Thực tế cho thấy, trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo bao gồm nhiều thành phần, đối tượng khác nhau. Tính đa dạng của đối tượng này không chỉ thể hiện ở tính đặc thù, riêng biệt của mỗi cá nhân, mà còn là sự khác biệt về ngành nghề chuyên môn, về tính chất đặc điểm của từng vùng, từng khu vực. Như vậy, để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn, nội dung đào tạo không thể chỉ căn cứ vào đặc điểm cá nhân của từng đối tượng, mà còn phải căn cứ vào nhu cầu công tác của từng loại cán bộ.

Ba là, sự phù hợp của nội dung, chương trình đào t ạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn là tính khoa học trong việc kết cấu nội dung, chương trình. Một nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo được cho là phù hợp, mang tính khoa học, phải có kết cấu hợp lý. Sự hợp lý đó được thể hiện tính lôgic của chương trình, s ự phù hợp về nội dung, về thời gian của mỗi phần trong chương trình. Toàn bộ sự bố trí, sắp xếp trong chương trình phải được tạo thành một thể thống nhất, biện chứng, bổ sung cho nhau, phù hợp với nhận thức của người học, giúp người học không những tiếp thu được nội dung, mà còn hình thành cho mình một năng lực tư duy trong quá trình học tập. Trong

chương trình đào t ạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay, đối với mỗi cấp học thực sự chưa khoa học, chưa hợp lý. Điều này thể hiện rất rõ. Đó là sự trùng lắp về nội dung giữa các phần trong chương trình: đó là s

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí