Những Giá Trị Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Với Việc Xây Dựng Và Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay


trình độ, phương thức hoạt động chính trị mang trong mỗi chủ thể chính trị của dân tộc lào; và từ đó cũng thể hiện trình độ phát triển toàn diện các phẩm chất của các chủ thể chính trị. Bản chất, năng lực của nền chính trị, của các chủ thể chính trị dân tộc lại trở thành những giá trị VHCT truyền thống của dân tộc Lào, kho báu để các thế hệ sau kế thừa sự nghiệp của thế hệ trước, các thế hệ kế tiếp nhau thúc đầy nền văn hóa phát triển.

Kế thừa phát triển những ý nghĩa VHCT truyền thống trong công cuộc đổi mới ở Lào hiện nay, đòi hỏi phải thấm nhuần quan điểm và các biện pháp về phát triển, xử lý nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới, giữa kế thừa và phát triển các giá trị VHCT truyền thống. Kế thừa phát triển những ý nghĩa VHCT truyền thống và xây dựng VHCT mới trở thành một bộ phận không tách rời của chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa, trước hết cần chú trọng đặc biệt tới các ý nghĩa tốt đẹp cùng tồn tại trong quá trình phát triển lịch sử của nhân dân các bộ tộc Lào như: tinh thần yêu nước, tinh thần cộng đồng, lối sống văn hóa, giá trị Phật giáo, v.v… Các giá trị đó đã góp phần thúc đẩy những vấn đề nổi bật và bức xúc trong công cuộc đổi mới ở nước CHDCND Lào hiện nay.

Tiến hành tuyên truyền những ý nghĩa VHCT truyền thống gắn liền mật thiết giữa giáo dục tuyên truyền đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước với việc nâng cao ảnh hưởng thực tế của đường lối chính sách ấy trong đời sống xã hội, thực hiện công phu và lâu dài việc giáo dục ý thức chính trị, giáo dục đạo đức và tình cảm cách mạng, nâng cao trình độ học vấn và dân trí nói chung để quần chúng tham gia vào hoạt động chính trị một cách chủ động, tích cực và sáng tạo.

Thực hành rộng rãi những giá trị VHCT truyền thống một cách thiết thực, cụ thể hiện nay là thực hành dân chủ, là đấu tranh với tệ nạn quan liêu và tham nhũng. Đấu tranh với mọi biểu hiện vi phạm dân chủ và quyền làm chủ của dân, vi phạm pháp luật, kỷ luật, sự suy thoái của tư tưởng, đạo đức, lối


sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nhất là những người có chức có quyền. Đó là cách tốt nhất để mỗi người thể hiện thái độ chính trị tích cực, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, chế độ và nhân dân. Để làm cho văn hóa, trong đó có giá trị VHCT truyền thống thấm sâu vào lời sống nhân dân trước hết phải chú trọng giáo dục VHCT trong Đảng, trong Nhà nước và trong các đoàn thể chính trị xã hội của quần chúng, đặc biệt là trong Đảng, từ các tổ chức Đảng ở cơ sở đến toàn Đảng. Cán bộ đảng viên phải làm gương mẫu cho quần chúng nên việc giáo dục và thực hành VHCT trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước phải được chú trọng và thực hành thường xuyên. Việc vận động xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh và xây dựng Nhà nước pháp quyền thấm nhuần những giá trị VHCT phải đạt được những chuyển biến căn bản, được nhân dân thừa nhận, tin tưởng và được thiết phục bởi hành động của từng cán bộ, đảng viên ra sức làm điều lợi cho nhân dân và mưu cầu hạnh phúc cho dân, lời nói phải đi đôi với việc làm.

Kế thừa phát triển những ý nghĩa VHCT truyền thống trong công cuộc đổi mới phải chú trọng đầy đủ những tiêu chuẩn, những giá trị và chuẩn mực, trước hết là đạo đức cách mạng, là năng lực trong công tác thực tế, là năng lực vận động quần chúng và đề cao trách nhiệm với dân. Thực sự quan tâm và thường xuyên bồi dưỡng VHCT của người cầm quyền, người lãnh đạo, quản lý của công chức nhà nước. Cùng với VHCT của tổ chức, của đoàn thể để góp phần ngăn chặn tình trạng biến dạng, tha hóa quyền lực của những người cầm quyền.

4.2. NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

4.2.1. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào với sự phát triển đội ngũ cán bộ ở Lào nói chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào đòi hỏi một tổng lực của sức mạnh toàn dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng NDCM Lào. Đả ng NDCM Lào


Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 18

vạch ra đường lối và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chnghĩa xã hội. Nhà nước Lào thể chế hóa đường lối và cương lĩnh xây dựng đất nước đó. Toàn quân toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng phát huy mọi lực lượng từ tài trí đến của cải, thời gian, con người, thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, trong cái tổng lực sức mạnh đó cán bộ là lực lượng chủ chốt và quyết định của việc thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới. Cán bộ là một đội ngũ đông đủ, bao gồm những người lãnh đạo, quản lý, trong đó có cán bộ lãnh đạo cấp cao ở trung ương, cán bộ ở các địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh; có cán bộ chính quyền (cán bộ nhà nước các cấp); có cán bộ đảng (cũng từ trung ương đến cơ sở); có cán bộ các ngành (kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, v.v...); có cán bộ đoàn thể (Mặt trận, thanh niên, phụ nữ, công đoàn, v.v...). Đó là đội ngũ những người giữ những vị trí, vai trò và thực hiện các chức năng, nhiệm v ụ thuộc lĩnh vực mình được Đảng và Nhà nước, Đoàn thể giao phó, nhằm hoàn thành các công việc, sự nghiệp chung của cả hệ thống chính trị, cuối cùng là hoàn thành sự nghiệp đổi mới đất nước, đưa đất nước đi l ên chủ nghĩa xã hội.

Cán bộ ở mỗi cấp, mỗi ngành đều có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau, do đó cần đến những phẩm chất, những năng lực và các yêu cầu thực tế khác nhau. Nhưng chung quy lại, cán bộ dù ở cấp nào đều phải có phẩm chất đạo đức, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước, nhân dân, suốt đời tận tuphục vụ Đảng, Nhà nước, nhân dân; muốn vậy, thứ nhất, cán bộ phải là người chí công vô tư, cần kiệm liêm chính, có tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện, nếu cần thì vì Tổ quốc, vì nhân dân mà sẵn sàng hy sinh quyền lợi, lợi ích cá nhân. Thứ hai, để hoàn thành công việc được gi ao, cán bphải có trình độ và năng lực chuyên môn ở mức độ đáp ứng được tốt công việc tương ứng với chức vụ của mình. Vì vậy cán bộ luôn luôn phải nâng cao trình

136


đ, hiểu biết, tri thức, từ đó nâng cao năng lực chuyên môn. Có như vậy người cán bộ mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.

Nói tóm lại, cán bộ của hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào phải đáp ứng các yêu cầu về đức và tài để thực hiện tốt các tr ọng trách của hệ thống chính trị. Đó thực sự là những con người có văn hóa: văn hóa chung, văn hóa dân tộc, văn hóa chuyên môn, văn hóa lao động, văn hóa lối sống, văn hóa ứng xử, văn hóa pháp luật, văn hóa đạo đức, văn hóa thẩm mỹ, v.v… Nhưng một loại văn hóa chung nhất và đặc thù nhất của cán bộ, đó là văn hóa chính trị. Người lãnh đạo lại phải có văn hóa lãnh đạo, người quản lý phải có văn hóa quản lý; trong lãnh đạo lại phải có văn hóa lãnh đạo chính trị; trong quản lý phải có văn hóa quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, v.v…

Văn hóa chính trị Lào với các giá trị truyền thống quý báu của nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành, cổ vũ, phát triển các phẩm chất về đức và tài của người cán bộ, đặc biệt nó có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất VHCT của đội ngũ cán bộ Lào hiện nay.

Chức năng và n hiệm vụ của cán bộ lãnh đạo trong công cuộc đổi mới là

rất quan trọng và nặng nề. Hồ Chí Minh từng căn dặn rằng, cán bộ là cái gốc của mọi thành công. Không phải bất kỳ người nào cũng có thể trở thành cán bộ lãnh đạo mà phải là những ai đáp ứng được yêu cầu và những phẩm chất nhất định mới có thể gánh vác được nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng khó khăn phức tạp này. Yêu cầu VHCT của đội ngũ cán bộ ở nước CHDCND Lào hiện nay là hướng đến xây dựng người cán bộ lãnh đạo vững mạnh, kiên định với mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, là người tiêu biểu cho lý tưởng cách mạng, có lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân, trung thành với lý tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Thực tiễn sự nghiệp đổi mới của nhân dân Lào sẽ phát triển các phẩm chất VHCT ở đội ngũ cán bộ. Mặt khác, dưới sự lãnh đạo của Đảng

137


NDCM Lào, những giá trị VHCT truyền thống với đội ngũ cán bộ được phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của đất nước. VHCT truyền thống Lào sẽ:

- Phát triển ở đội ngũ cán bộ giác ngộ về lý tưởng chính trị: Người cán bộ lãnh đạo ở nước Lào phải là người giác ngộ sâu sắc về lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa. Phải đạt được trình độ giác ngộ chính trị để có thể nhận thức rõ chức trách thiêng liêng và sứ mệnh cao cả của bản thân, từ đó trang bị cho mình những phẩm chất cần có của nhà chính trị mác xít, dù trước bất kỳ sóng gió nào cũng giữ vững sự kiên trì và tỉnh táo về mạt chính trị, không bị lạc phương hướng chính trị. Sự giác ngộ về lý tưởng, lòng trung thành vô hạn với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay Xỏn PhônViHản và quan điểm của Đảng NDCM Lào và sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản là thước đo quan trọng nhất để phân biệt đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nước Lào hiện nay.

- Phát triển đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng: §ội ngũ cán bộ là người phát huy ảnh hưởng lớn đối với quần chúng nhân dân. Phẩm chất đạo đức vừa là một phương diện quan trọng quyết định giá trị của bản thân đội ngũ lãnh đạo vừa là nguồn gốc chủ yếu sinh ra những ảnh hưởng mang tính tự nhiên đối với người khác. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo với tư cách là một tổ chức có nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các thành viên hay không, trên một mức độ rất lớn được quyết định bởi sự tu dưỡng phẩm cách đạo đức của người đó. Chỉ có phẩm cách tốt mới có thể khiến cho quần chúng thừa nhận, từ đó mà giao cho quyền lực tương ứng. Hồ Chí Minh cực kỳ quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng, Người viết "Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang" [50, tr.253]. Đạo đức trở thành một nhân tố có tính quyết định, mọi việc thành hay bại là do cán bộ thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không.

138


VHCT của đội ngũ cán bộ Lào hiện nay có sự chuyển biến mang tính bước ngoặt, đặc biệt là về phẩm chất đạo đức của những người lãnh đạo. Nhiều chuẩn mực đạo đức của đội ngũ cán bộ theo truyền thống và đạo đức lãnh đạo thời kỳ bao cấp đã được thay đổi căn bản theo quan niệm mới. Công cuộc đổi mới đã giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân, kích thích và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển VHCT mới. Sự kết hợp giữa phát triển kinh tế vừa kế thừa và phát huy những giá trị VHCT truyền thống tốt đẹp đã và đang diễn ra trong công cuộc đổi mới ở Lào hiện nay, mang lại những tác động hết sức tích cực; nó được phản ánh thông qua kết quả hoạt động của đội ngũ cán bộ đảng viên trên các lĩnh vực của đời sống xã hội - từ lĩnh vực kinh tế đến lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, v.v…

- Nâng cao rình độ v à năng lực hoạt động (lãnh đạo, quản lý, thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó) của người cán bộ: Công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước Lào trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, nhất là trong điều kiện của nền kinh tế thị trường - môi trường và điều kiện hoàn toàn mới đối với truyền thống Lào, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, đòi hỏi ở người cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng một trình độ hoàn toàn mới - phải có kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội; có hiểu biết sâu về các lĩnh vực lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, trong hoạt động chuyên môn.

Đó là các yêu cầu về năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ đáp ứng sự nghiệp đổi mới ở Lào hiện nay. Quá trình hoạt động thực tiễn sẽ từng bước nâng cao chất lượng về năng lực của đội ngũ cán bộ, song mặt khác, bản thân mỗi người cán bộ lại phải khô ng ngừng hotập, rèn luyện để không ngừng nâng cao khả năng, kỹ năng hoạt động đáp ứng các công việc cụ thể của mỗi người thích hợp với nhiệm vụ được giao. VHCT với các giá trị phong phú và quý báu sẽ giúp cho mỗi người cán bộ được nâng cao về từng phẩm c hất, từng năng lực và các kỹ năng cần thiết của họ.

139


- Hình thành và hoàn thiện phong cách, nhân cách mới của đội ngũ cán bộ: Việc đánh giá đội ngũ cán bộ không chỉ căn cứ vào chỗ người đó làm gì, mà còn căn cứ vào đội ngũ đó làm vi ệc như thế nào? Đó chính là phong cách được hiểu theo nghĩa là những cung cách làm việc, hoạt động, sinh hoạt, ứng xử, xử sự tạo nên cái riêng ở một người hay một loại người nào đó. Và phong cách lãnh đạo chính là kiểu hoạt động lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống lãnh đạo.

Bản chất của phong cách lãnh đạo là hệ thống những phương pháp, thủ thuật, kiểu nhận thức, phản ứng, hành động tương đối ổn định của đội ngũ cán bộ trong hoạt động, chúng quy định sự khác biệt của cá nhân. Nó giúp cá nhân thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển. Phong cách lãnh đạo của đội ngũ cán bộ Lào hiện nay được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, tổng thể những phẩm chất, tri thức, điều kiện hoạt động và điều kiện sinh sống của người lãnh đạo, của người cán bộ.

4.2.2. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào với sự phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

Với bản chất của công cuộc đổi mới, người lãnh đạo, quản lý trong bất

cứ lĩnh vực nào, tình huống nào cũng phải là những chủ thể hội đủ các phẩm chất và năng lực tương ứng. Người lãnh đạo, quản lý là người chịu trách nhiệm tổ chức những người dưới quyền thực hiện các nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, cơ quan, tổ chức giao cho; là đầu não biết lựa chọn những giải pháp tối ưu để chỉ huy, điều khiển bộ máy hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Lãnh đạo công cuộc đổi mới là công việc lớn lao, trọng đại và đầy tính sáng tạo, ở đó phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa khoa học và nghệ thuật, cần năng lực nhìn nhận và phân tích, biết liên kết và tổng hợp, điều hòa vô vàn mối quan hệ để vạch ra được chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược, từ đó điều hành toàn bộ công việc nhằm đạt mục tiêu cao nhất. VHCT Lào với các giá trị

140


của một số người lãnh đạo, quản lý có điều kiện phát triển nhanh các yếu tố nêu trên.

Người lãnh đạo trong công cuộc đổi mới phải vừa là chủ thể có những phẩm chất phù hợp với xã hội hiện đại, vừa phải có đủ năng lực để lãnh đạo cấp dưới thực hiện nhiệm vụ cách mạng này. Phẩm chất và năng lực, dù là xuất sắc của người lãnh đạo, quản lý trong các giai đoạn trước đây không thể đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội hiện đại. Người lãnh đạo, quản lý Lào hiện nay phải là chủ thể làm chủ các ph ương tiện khoa học, công nghệ, thông tin hiện đại, nắm được cơ cấu và phương thức vận hành của các quá trính sản xuất, của công nghiệp hóa và hiện đại hóa, của nền sản xuất XHCN; vừa phải nâng cao tính độc lập, vừa đặt mình trong tổng thể cơ cấu thống nhất của một xã hội được tổ chức và vận hành ở trình độ cao. Các giá trị VHCT truyền thống Lào có thể giúp những người lãnh đạo, quản lý từng bước tiếp cận các phẩm chất và năng lực đó của họ.

Phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý, theo nghĩa rộng chứa đựng to àn bộ tri thức, văn hóa, tình cảm, trình độ chuyên môn cũng như các yếu tố về khí chất, tinh thần, đạo đức. Bởi vì trong công cuộc đổi mới, tri thức và văn hóa là các yếu tố rất quan trong quyết định ý thức và đạo đức của người lãnh đạo, quản lý; nhân cách người lãnh đạo, quản lý không chỉ là phẩm chất, ý thức, đạo đức, mà còn là hành động và tài năng cống hiến cho xã hội. VHCT Lào thấm đậm và hình thành các yếu tố đó ở người lãnh đạo, quản lý của Lào trong môi trường hiện nay.

Trong công cuộc đổi mới, lý ởng chính trị - xã hội là yếu tố quyết định phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý, vì nó chi phối suy nghĩ, hành động và mục tiêu vươn tới của người lãnh đạo, quản lý. Lý tưởng của người lãnh đạo là tưởng cộng sản chủ nghĩa. Lý tưởng này là thực hiện t hành công snghiệp đổi mới theo hướng XHCN. Trung thành với lý tưởng đó là phẩm chất bắt bước đối với người lãnh đạo, quản lý hiện nay. Người lãnh đạo phải hiểu được

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí