Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Tham Gia Lãnh Đạo, Quản Lý Trong Hệ Thống Chính Trị Còn Thấp Và Không Ổn Định


thoái mái, áp lực công việc nhiều. Việc chăm sóc sức khỏe thể lực, tinh thần và sức khỏe sinh sản chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến chiều cao, cân nặng của người Việt Nam nói chung và nữ giới nói riêng có tăng nhưng vẫn xếp vào mức trung bình thấp trên thế giới. Theo kết quả công bố của Viện Dinh dưỡng năm 2010 chiều cao của người trưởng thành ở nam và nữ hiện đạt trung bình 164,4cm và 153,4cm (tăng 3,7cm ở nam và 4cm ở nữ) so với hơn 30 năm trước, chiều cao này có sự cải thiện song còn chậm. Để bằng chuẩn quốc tế về chiều cao người Việt Nam phải tăng thêm 11,7cm đối với nam và 9,8cm đối với nữ. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam đạt 73,2 tuổi, trong khi tuổi thọ trung bình của thế giới chỉ đạt có 69 tuổi . Đây là một tiến bộ và cố gắng lớn của người dân Việt Nam và của ngành y tế trong những năm qua. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe (giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao) cho phụ nữ đã được quan tâm hơn, tình hình sức khỏe của phụ nữ Việt Nam nói chung và NNLNCLC nói riêng đã được cải thiện. Do đó, sức khỏe, độ dẻo dai của thần kinh, cơ bắp của NNLNCLC cũng được nâng lên. Họ lao động với cường độ lớn và chịu được áp lực do công việc đặt ra, mức độ khẩn trương trong công việc được họ làm quen dần làm cho hiệu quả công việc ngày càng tăng.

Về những phẩm chất đạo đức - tinh thần

Trong lịch sử ngàn năm dựng và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều “địa linh, nhân kiệt”. Trong quá trình bảo vệ và kiến dựng đất nước luôn có sự đóng góp to lớn của người phụ nữ Việt Nam. Họ luôn mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp được hun đúc từ bao đời , được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Ngoài ra, ở họ còn chứa đựng lòng tự trọng cao, trung thực, thẳng thắn, giàu trí tuệ và coi trọng đạo đức hơn tiền bạc, danh lợi. Họ luôn nhạy cảm, lịch sự, tinh tế trong ứng xử giao tiếp; xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại, uyển chuyển, cẩn trọng, không thái quá mà hiệu quả cao.


Hiện nay, NNLNCLC vừa được kế thừa những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa phát triển, bổ sung những nét đẹp của phụ nữ Việt Nam hiện đại. Đó là tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng chịu trách nhiệm, bao dung, nhân hậu, dịu dàng, tinh tế, khéo léo, tình cảm thấm đượm tình người và biết vượt qua khó khăn trở ngại để từng bước khẳng định vị trí, tầm quan trọng của bản thân trong gia đình và ngoài xã hội. Đây được xem là những yếu tố tạo nên chất lượng cao của NNLNCLC trong hiện tại và tương lai. Những giá trị đạo đức - tinh thần đó giúp cho NNLNCLC khi tham gia vào quá trình hội nhập và phát triển có thể sáng tạo ra các giá trị kinh tế và văn hóa tinh thần cao, là yếu tố quan trọng cho việc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của NNLNCLC.

Đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước , nhiều phụ nữ đã v ượt qua mọi khó khăn, gian khổ của bản thân và gia đình để vươn lên khẳng định mình và đạt được khát vọng của cá nhân. Nhiều người đã tr ở thành chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần không chỉ cho gia đình mà còn cho đồng nghiệp, cơ quan và những người thân. Họ dám ng hĩ, dám làm, dám dấn thân vào những công việc khó khăn, hiểm nguy, từ đó đã khích lệ được người thân, đồng nghiệp có thêm nghị lực hăng say, nhiệt tình trong công việc. Họ tạo động lực cho người thân và đồng nghiệp trong đơn vị, cơ quan và tổ chức hoàn thành tốt công việc.

Không chỉ cần cù, chịu khó, tỉ mỉ, nhẫn nại vươn lên. NNLNCLC còn luôn là tấm gương sáng thể hiện tinh thần yêu nước, luôn đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sai trái, xuyên tạc của thế lực thù địch. Trong công việc và sinh hoạt hàng ngày những giá trị đạo đức giản dị trong lối sống, thạnh bạch trong nhân cách. Tất cả những phẩm chất của NNLNCLC Việt Nam đã tạo nên hình tượng cao đẹp, rạng ngời của người phụ nữ Việt Nam mới trong thế kỷ XXI.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng , Nhà nước và cấp

chính quyền, NNLNCLC đã phát huy được sức mạnh đạo đức, phẩm hạnh


của mình trong gia đình và trên mọi lĩnh vực công tác. Nhiều người trong họ đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân vinh danh: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Nhà giáo nhân dân; Nhà giáo ưu tú; Giáo sư; Phó giáo sư; Chiến sĩ thi đua các cấp...

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhất định của NNLNCLC chịu ảnh hưởng của nếp nghĩ, tác phong làm việc của nền nông nghiệp lúa nước sản xuất nhỏ, kém năng động, thiếu tính kỷ luật, chưa th ích ứng được với nền kinh tế thị trường. Do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu “trọng nam, khinh nữ” trong NNLNCLC nên vẫn còn mặc cảm, tự ti, an phận, cam chịu và thụ động, thậm chí còn tuân theo những chuẩn mực cũ, lạc hậu không còn phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Chẳng hạn, có người vẫn còn quan niệm phụ nữ chỉ cần có gia đình mà không cần đến công danh, sự nghiệp. Chính điều này đã không chỉ hạn chế tính tích cực mà còn hạn chế khả năng phấn đấu, cống hiến của NNLNCLC khi tham gia vào nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

3.1.1.3. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị còn thấp và không ổn định

Nhân lực nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị được

thể hiện ở việc tham gia trong các cơ quan Đảng, Quốc Hội, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội… Những thành tựu đã đạt được của công cuộc đổi mới trong suốt hơn 25 năm qua và việc thực hiện chính sách bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện khách quan để NNLNCLC tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội. Cho đến nay, NNLNCLC đã có đại diện giữ vị trí lãnh đạo các cấp, nhưng đa phần cấp phó trong nhiều ngành, nhiều cấp. Đội ngũ nhân lực nữ chất lượng cao đã trưởng thành về nhiều mặt, góp phần không nhỏ trong công tác lãnh đạo, quản lý đất nước.

- Tỷ lệ nhân lực nữ chất lượng cao tham gia trong công tác Đảng ở các cấp

còn thấp, chưa đạt tiêu chuẩn đề ra (15%) trừ cấp quận/huyện và xã/phường.


Bảng 3.6: Tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành (BCH) Đả ng ủy các cấp 1991 - 2015

Đơn vị tính: %



Đảng ủy các cấp

KhóaVII 1 (1991-

1995)

KhóaVIII (1996-

2000)

KhóaIX (2001-

2005)

KhóaX (2006-

2010)

KhóaXI (2011-

2015)

Ban chấp hành TW Đảng


10,6

8,00

7,5

8,57

Ban chấp hành tỉnh/ thànhủy

9,78

11,30

11,32

11,75

11,30

Ban chấp hành quận/ huyện

10,57

11,68

12,89

14,75

15,16

Ban chấp hành xã/ phường

10

11,73

11,88

15,28

18,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 11

Nguồn: Ban Tổ chức TW Đảng 2001, 2002, 2006 .

Tỷ lệ NNLNCLC trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, BCH tỉnh/ thành ủy không ổn định. Đối với BC H quận/ huyện, tỷ lệ này liên tục tăng từ khóa VII đến khóa XI, nhưng tỷ lệ không cao 4,59%. Riêng BCH xã/phường tăng cao nhất (8%) từ khóa VII đến khóa XI. Tuy nhiên, tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt có 18% và càng ở cấp cao thì tỷ lệ NNLNCLC tham gia càng thấ p, cấp Trung ương, NNLNCLC chỉ chiếm có 8,57%. Điều này cho thấy, bất bình đẳng giới trong việc tham gia tổ chức Đảng các cấ p vẫn còn tồn tại và minh chứng rõ nhân tố chủ quan chưa được khai thác một cách có hiệu quả, Đảng chưa có giải pháp quyết liệt để t hực hiện bình đẳng giới ngay trong các cơ quan của Đảng. Đồng thời cũng khẳng định được chúng ta chưa có nhận thức đầy đủ về chiến lược bình đẳng giới. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội .

Tỷ lệ NNLNCLC tham gia BCH TW Đảng tăng (xem phụ lục 2).

Nhưng vai trò, vị trí của NNLNCLC trong BCH TW Đảng chưa được bình đẳng với nam giới, nhiều khi chỉ là chỉ tiêu, cơ cấu. Vì tâm lý của NNLNCLC vẫn còn chấp nhận sự thua kém so với nam giới, đồng thời, sự tín nhiệm của nam giới đối với họ c òn hạn chế.

Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức vụ trong cấp ủy Đảng các cấp đại đa số đều có xu hướng tăng, nhưng tỷ lệ tăng còn rất chậm, dẫn chứng qua 2 nhiệm kỳ: nhiệm kỳ 2006 - 2011 và nhiệm kỳ 2011 - 2015.


Bảng 3.7: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức vụ trong các cấp ủy Đảng

Đơn vị tính: %



STT


Chức danh

Nhiệm kỳ 2006 - 2010

Nhiệm kỳ 2011 - 2015

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Bí thư

6,25

4,46

4,59

3,17

4,77

6,18

2

Phó bí thư

3,88

5,54

7,25

9,52

5,82

8,42

3

Ủy viên BTV

7,91

7,83

5,83

8,25

10,19

9,10

4

Ủy viên BCH

11,75

14,74

14,36

11,30

15,16

18,00

Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương, 2006; Văn phòng Trung ương Đảng, 2011 .

Qua đó ta thấy, tỷ lệ NNLNCLC giữ các chức vụ trong cấp ủy Đảng các cấp thấp so với nam giới và với khả năng của NNLNCLC, cơ cấu còn bất hợp lý và không mang tính ổn định, khóa thì tăng và có khóa lại giảm. Chúng ta chưa có giải pháp quyết liệt để khắc phục tình trạng này.

Mặc dù số lượng nhân lực nữ tham gia lãnh đạo ngày càng nhiều, nhưng tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ Đảng đều thấp hơn nhiều so với nam giới. Như vậy, có thể nói NNLNCLC tham gia vào các vị trí quan trọng của Đảng còn hạn chế, tỷ lệ tăng không nhiều và tăng hầu hết ở cấp phó và thành viên còn người đứng đầu thì thấp. Điều này đã chứng minh rõ ràng tâm lý chung của xã hội về vai trò, vị trí của nữ giới vẫn còn hạn chế, chưa tin tưởng vào họ nên chưa giao trọng trách quan trọng cho họ đảm nhiệm. Đây là một cản trở lớn trên con đường đấu tranh xóa bỏ bất bình đẳng giới, điều này bản thân NNLNCLC không tự phấn đấu mà có được.

Về nhân lực nữ tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

- Số lượng, chức danh đại biểu nữ Quốc hội

Qua các số liệu (xem phụ lục 3) có thể thấy sự “thăng, trầm” về số lượng và tỷ lệ nhân lực nữ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) qua các khóa. Cao nhất là khóa V chiếm 32,31% và giảm mạnh xuống còn 18,48% khóa IX, đến khóa X tỷ lệ đại biểu nữ có xu hướng tăng trở lại đạt 27,31% ở khóa XI, nhưng tiếp


tục giảm ở hai khóa tiếp theo (khóa XII tỷ lệ 25,76% và khóa XIII giảm tiếp xuống còn 24,4%). Qua đó cho thấy, tỷ lệ nhân lực nữ là đại biểu quốc hội ở các khoá có sự tăng lên về số lượng nhưng tỷ lệ so với nam đại biểu Quốc hội có xu hướng giảm. Thực trạng t rên đã chỉ ra rằng chúng ta không đạt được mục tiêu, kế hoạch về tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội (từ 30% trở lên giai đoạn 2011-2015) [7]. Điều đó cho thấy, NNLNCLC tham gia Quốc hội còn mang nặng về cơ cấu chứ chưa chý ý đến chất lượng, chức năng và nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm trong cơ quan dân cử là gì? Tiếng nói của nữ đại biểu trong Quốc hội còn hạn chế về chiều sâu và uy tín. Chính vì vậy, Việt Nam còn thiếu những giải pháp mang tính đồng bộ, thiết thực, hi ệu quả để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho phụ nữ trong hiện tại và thời gian tới.

Bảng 3.8: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức danh trong Quốc hội



STT


Chức danh

Khóa XII (2007 - 2011)

Khóa XIII (2011- 2016)

Nữ

Tỷ lệ

(%)

Nữ

Tỷ lệ

(%)

1

Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH

3

16,67

4

23,54

2

Phó Chủ tịch Quốc hội

1

25,00

2

50,00

3

Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội

2

15,38

1

11,11

4

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội

5

12,20

4

10,26

5

Lãnh đạo cấp trưởng, phó các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội



35

25,00

Nguồn: Văn phòng Quốc hội.

Qua bảng số liệu thống kê trên, tỷ lệ nhân lực nữ nắm giữ các chức danh trong Quốc hội có xu hướng gia tăng trong hai khóa XII, XIII: Chức danh Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng từ 16,67% lên 2 3,54%; Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo cấp trưởng, phó các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội tăng 25%.

- Số lượng, chức danh n hân lực nữ trong Hội đồng nhân dân các cấp


Bảng 3.9: Tỷ lệ nữ trong HĐND các cấp 1989 - 2016

Đơn vị tính: %



Chức danh

Nhiệm kỳ

1989-

1994

1994-

1999

1999-

2004

2004-

2011

2011-

2016

Đại biểu HĐND tỉnh

12,20

20,40

22,33

23,88

25,17

Đại biểu HĐND

quận/huyện

12,26

18,40

20,12

23,01

24,62

Đại biểu HĐND

xã/phường

13,20

14,39

16,56

19,54

21,71

Nguồn: Báo cáo Chính phủ qua các năm 199 7, 2001, 2005, 2012.

Tỷ lệ nữ trong Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp tăng . Nếu so sánh với 5 khóa gần đây, tỷ lệ nhân lực nữ tham gia ở cả ba cấp đều cao hơn so với nhiệm kỳ trước, tỷ lệ đại biểu nữ tăng 12,97% ở cấp tỉnh, huyện 12,36%, và 8,51% ở cấp xã/phường. Đây là thắng lợi của Việt Nam sau thời kỳ dài phấn đấu vì sự tiến bộ của phụ nữ, và cũng là sự ghi nhận của xã hội về sự đóng góp của NNLN trong xã hội. Song, chất lượng và hiệu quả của nữ đại biểu ở các cấp vẫn chưa cao. Thực trạng này cho thấy, vấn đề phát triển NNLNCLC vẫn nặng về hình thức, cơ cấu mà không coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ… Do đó, chưa khai thác được những tiềm năng sẵn có của đội ngũ này là điều không thể tránh khỏi.

Điều đáng quan tâm là tỷ lệ NNLNCLC giữ vị trí chủ chốt, chủ tịch

HĐND các cấp đều tăng lên đáng kể so với nhiệm kỳ trước.

Bảng 3.10: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức danh trong HĐND các cấp

Đơn vị tính: %



TT


Chức danh

Nhiệm kỳ 2004 - 2011

Nhiệm kỳ 2011 - 2016

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Chủ tịch

1,56

3,92

4,09

4,76

6,00

5,67

2

Phó chủ tịch

26,56

19,64

10,61

19,05

14,09

13,06

3

Thường trực




22,22



4

Trưởng, phó các

ban của HĐND




21,06



Nguồn: Bộ Nội vụ, 2007, 2011, 2012.


Cụ thể Chủ tịch cấp tỉnh đạt 4,76%, huyện 6% và xã 5,67% trong khi khoá trước chỉ đạt tương ứng là 1,56%, 3,92%, 4,04%. Nhưng riêng chức danh Phó chủ tịch không tăng mà lại giảm ở cả hai cấp là tỉnh và huyện, riêng cấp xã lại tăng hơn so với nhiệm kỳ trước. Ngoài ra, các chức danh Thường trực HĐND và Trưởng, phó các ban trong HĐND các cấp có tăng so với các nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của NNLNCLC và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

- Tỷ lệ nhân lực nữ trong cơ quan quản lý Nhà nước các cấp:

Bảng 3.11: Tỷ lệ nhân lực nữ lãnh đạo, quản lý Nhà nước cấp Trung ương


STT

Danh mục

Năm 2007

Đến 12/2011

Nữ

Tỷ lệ (%)

Nữ

Tỷ lệ (%)

1

Phó Chủ tịch nước

1

100

1

100

2

Bộ trưởng và tương đương

1

4,50

2

9,09

3

Thứ trưởng và tương đương

9

8,40

11

8,27

4

Vụ trưởng và tương đương

61

8,11

54

9,73

5

Vụ phó và tương đương

240

14,94

287

19,04

Nguồn: Bộ Nội vụ 2007, 2012.

NNLNCLC tham gia vào quản lý các cấp từ trước đến nay đều thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, nhân lực nữ là cán bộ chủ chốt cấp Trung ương ở chức vụ Phó Chủ tịch nước trong nhiều năm qua đều đạt 100%, nhưng chức danh này nhiều khi chỉ là biểu trưng mang tính cố định dành cho nữ chứ chưa thực chất. Một số chức danh khác đạt tỷ lệ thấp và còn giảm như cấp thứ trưởng và tương đương. Chức vụ Bộ trưởng và tương đương thì tỷ lệ tăng nhanh (tăng gấp đôi). Còn các chức vụ Vụ trưởng và tương đương tăng không đáng kể 1,62%, chức vụ Vụ phó và tương đương trong những năm qua tăng khoảng hơn 4%.

Ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là NNLNCLC có tỷ lệ cao nhất là Bộ Y tế chiếm 40% và cơ quan có tỷ lệ thấp nhất là Bộ Quốc phòng đạt 9,09%, trong đó có 18/30 cơ quan không có nhân lực nữ lãnh đạo chủ chốt. Tỷ lệ các cơ quan có nhân lực nữ lãnh đạo chủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022