Xác Định Nhu Cầu Và Đánh Giá Kết Quả Đào Tạo


cắt bỏ tùy tiện, theo cảm tính những phần, những bài trong từng môn học trong quá trình giảng dạy v.v…

Như vậy, để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, điều quan trọng trước hết là phải đưa ra được nội dung, chương trình phù hợp, khoa học.

2.2.2.2 Phương thức đào tạo

Phương thức đào tạo còn được hiểu là cách thức, phương pháp đào tạo. Phương thức đào tạo chủ yếu nhất đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào là tại các cơ sở đào tạo như Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia và các trường chính trị hành chính tỉnh, hay còn gọi là đào tạo ở nhà trường. Đào tạo ở nhà trường nghĩa là cơ sở đào tạo là nhà trường chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình đào tạo, còn địa điểm có thể sử dụng ở các nơi khác nhau. Đào tạo ở nhà trường là phương thức đào tạo phổ biến, thông dụng nhất.

Do địa điểm, yêu cầu của các đối tượng cán bộ mà việc đào tạo ở nhà trường có thể được áp dụng các phương thức đào tạo tập trung hay đào tạo tại chức; được áp dụng các phương thức đào tạo cơ bản dài ngày hay bồi dưỡng ngắn ngày theo chức danh. Đây còn được gọi là các hình thức đào tạo - một sự thể hiện, hiện thực hóa các nội dung đào tạo.

Phương thức đào tạo là một mặt hết sức quan trọng của công tác đào tạo. Có nội dung, chương trình đào tạo đồng bộ, phù hợp nhưng không có phương thức đào tạo thích hợp cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả đào tạo.

Đào tạo cán bộ ở cơ sở đào tạo hay nhà trường luôn đi liền với công tác giảng dạy, học tập. Nội dung giảng dạy, học tập gắn với nội dung đào tạo, còn phương pháp giảng dạy, học tập gắn với phương pháp đào tạo. Phương pháp giảng dạy, học tập về thực chất là cách thức, phương pháp truyền đạt các tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên đối với học viên, cách thức


học tập của học viên. Với ý nghĩa đó, phương pháp giảng dạy, học tập là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả đào tạo ở nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Trong nhà trường, phương pháp giảng dạy, học tập đều phải hướng tới phục vụ mục tiêu đào tạo của nhà trường. Phương pháp giảng dạy, học tập có thể là phương pháp truyền thống, phương pháp cũ lấy giảng viên làm trung tâm và đi liền với đó là phương pháp thuyết trình "độc thoại"; có thể là phương pháp giảng dạy hiện đại lấy học viên làm trung tâm và gắn liền với nó là phương pháp "đối thoại" nhằm nâng cao tính chủ động tích cực của học viên.

Phương pháp giảng dạy về thực chất chính là phương tiện giúp cho giáo viên truyền thụ những kiến thức khoa học đến người học. Có phương pháp giảng dạy đúng, phù hợp sẽ giúp cho người học tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, nhận thức đúng vấn đề, đạt được kết quả học tập tốt. Như vậy, một phương pháp giảng dạy được coi là tốt, đạt hiệu quả phải thể hiện trên các mặt sau:

Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 9

Một là, phải phù hợp với trình độ, khả năng tiếp thu của người học, giúp người học tiếp thu một cách dễ dàng, hiểu biết sâu sắc những nội dung cơ bản của bài giảng. Đây là vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt đối với công tác đào tạo. Đối tượng của công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị mang tính đặc thù khác hẳn so với các đối tượng đào tạo khác. Học viên hầu hết là người lớn tuổi, khả năng tiếp thu chậm. Do đó, để học viên có thể tiếp thu được dễ dàng, cần có phương pháp phù hợp. Như Hồ Chí Minh nói: "việc cốt yếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề". Người thường phê phán những người nói dài, nói nhiều, kể cả vay mượn tiếng nước ngoài mà không chú ý trau dồi tiếng Việt. Trong thực tế giảng dạy, những giảng viên trình độ hiểu biết rất sâu, rộng, song khi giảng dạy lại không đạt hiệu quả do bị hạn chế trong phương pháp giảng dạy. Do đó, có phương pháp giảng dạy tốt, phù hợp với đối tượng học sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng đào tạo.


Hai là, phương pháp giảng dạy tốt là phải kích thích, phát huy được tính năng động, sáng tạo của người học. Dạy học là một quá trình hoạt động tâm lý, người dạy phải chủ động, sáng tạo, biến quá trình tiếp thu một cách thụ động của người học thành quá trình chủ động, phải luôn đặt người học trước tình huống có vấn đề, buộc người học phải động não, năng động trong tư duy, phải tham gia thực sự trong quá trình học tập. Vì vậy, trong phương pháp giảng dạy hiện nay, không thể chỉ thực hiện theo kiểu cổ điển thực hiện một chiều từ thầy đến trò, mà còn là sự tham gia của người học dưới sự định hướng và tạo điều kiện của thầy vào quá trình sáng tạo ra trí thức mới, kỹ năng mới. Để đạt được điều đó, không thể chỉ áp dụng theo phương pháp giảng dạy cổ truyền "độc thoại" mà phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy mới phong phú hơn, sinh động hơn.

Ba là, bên cạnh những mặt trên, phương pháp giảng dạy tốt hiện nay là phải giúp cho người học không những nắm được những trí thức mới, cơ bản, mà còn hình thành được phương pháp làm việc, cách tư duy độc lập trong nghiên cứu cũng như trong công tác sau này.

Đây là điều khó khăn nhưng hết sức cần thiết đối với người cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị với quá trình hoạt động thực tiễn của mình. Không có một cẩm nang nào định sẵn cách giải quyết đối với tất cả những vấn đề phát sinh trong cuộc sống, chỉ có tư duy năng động, sáng tạo, được hình thành trong quá trình học tập mới giúp họ điều này.

Phương thức đào tạo cán bộ của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào còn thể hiện ở đào tạo qua thực tiễn, nghĩa là đào tạo qua thực tế công việc lãnh đạo mà cán bộ đảm nhiệm. Cách thức đào tạo này thường là quá trình tiếp tục của đào tạo sau khi đã qua đào t ạo ở các cơ sở đào tạo. Cách thức đào tạo này thường gắn với việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo nhằm rèn luyện, nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ. Đào tạo qua thực tiễn còn có thể được coi là cách thức tự đào tạo cán bộ. Tự đào tạo là cách thức phát huy


được ý chí vươn lên của đội ngũ cán bộ, là cách thức để thử thách, rèn luyện bản lĩnh của cán bộ

2.2.2.3 Xác định nhu cầu và đánh giá kết quả đào tạo

Nhu cầu đào tạo là nhu cầu nâng cao trình độ, kiến thức hay sự phát triển nói chung của tổ chức, cá nhân mà có thể được thỏa mãn bằng con đường đào tạo, bồi dưỡng. Nhu cầu đào tạo cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị là gắn liền với mục tiêu đào tạo. Đó là nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, chức danh của cán bộ đã được quy định; giúp cán bộ thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của cách mạng.

Xác định nhu cầu đào tạo là xác định sự khác nhau, sự chênh lệch giữa năng lực, phẩm chất hiện tại so với yêu cầu năng lực, phẩm chất cần có trong tương lai của cán bộ, tương ứng với các chức danh, vị trí công tác nhằm đưa ra những nội dung và phương thức đào tạo cần thiết.

Xác định nhu cầu đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị gắn chặt với công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ; gắn với nhu cầu cán bộ của các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Đánh giá kết quả đào tạo là khâu cuối trong quá trình đào tạo. Đánh giá kết quả đào tạo nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra từ trước, giúp các nhà lãnh đạo, quản lý đưa ra các quyết định phù hợp cho công tác đào tạo. Thực chất của việc đánh giá đào tạo là việc so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra, nghĩa là: đào tạo có đạt kết quả không? có hiệu quả không? có đem lại lợi ích như mong muốn không? Đánh giá là khâu không kém phần quan trọng của công tác đào tạo, giúp các cơ quan chức năng biết được mục tiêu đào tạo đã đạt ở ở mức độ nào để có những điều chỉnh cho phù hợp.

Thông thường, đánh giá kết quả đào tạo được thực hiện vào cuối khóa đào tạo, sau một quá trình đào tạo nhất định. Nội dung đánh giá gồm các vấn đề chính thể hiện trong các tiêu chí đánh giá như:

66


- Số học viên đã được đào tạo, bồi dưỡng so với yêu cầu cần đạt được theo chỉ tiêu về số lượng.

- Kết quả học tập của học viên so với mục tiêu cần đạt được đối với học viên như kiến thức cơ bản về khoa học chính trị - hành chính, khoa học lãnh đạo, khả năng dự báo, tầm nhìn chiến lược, có bản lĩnh, phẩm chất đạo đức trong sáng.

- Khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn hay năng lực thực tiễn của cán bộ lãnh đạo so với yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn.

- Mức độ phù hợp của nội dung chương trình đào t ạo so với nhu cầu

của học viên; về các phương pháp dạy và học, và các vấn đề khác.

2.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

Nhìn chung, ở mỗi nước trên thế giới đều có việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức đáp ứng cho hệ thống chính trị. Tuy nhiên, ở nhiều nước coi đây là đào tạo đội ngũ công chức để bổ sung, đáp ứng cho bộ máy hành chính công. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, công chức có vai trò quan trọng đáp ứng yêu cầu của hệ thống chính trị nói chung, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền hành chính nhà nước nói riêng đối với mọi quốc gia. Thực tế, mỗi quốc gia có những kinh nghiệm khác nhau về vấn đề này. Ở đây, luận án chỉ đưa ra một số kinh nghiệm của một số nước.

2.3.1 Đào tạo bồi dưỡng công chức ở Cộng hòa Pháp

Cộng hòa Pháp là nước khá điển hình ở các nước phương Tây trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức. Họ coi đây là yếu tố quyết định để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của nền hành chính.

Các hình thức đào tạo công chức ở Cộng hòa Pháp gồm có: Đào tạo ban đầu cho người mới được tuyển dụng; đào tạo thường xuyên dành cho số công chức đã làm việc nhiều năm; đào tạo thi nâng ngạch.

Ở Cộng hòa Pháp, Nhà nước quy định việc đào tạo thường xuyên cho mỗi công chức là 3 đến 4 ngày một tháng. Hiện nay, đào tạo thường xuyên ở


Pháp đã được luật hóa. Trên cơ sở quy định của Luật về đào tạo suốt đời, các bộ, địa phương dự báo nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo công chức cho mình. Hàng năm, Bộ Công chức ban hành thông tri về đào tạo công chức nhằm định hướng đào tạo thường xuyên, liên tục cho cán bộ, trong đó ưu tiên đào tạo công chức lãnh đạo cho các bộ và những công chức được bổ nhiệm tại các địa phương.

Ở Cộng hòa Pháp, việc xây dựng kế hoạch đào tạo công chức là một khâu quan trọng không thể thiếu trong tất cả các cấp của nền hành chính nhà nước. Kế hoạch đào tạo được tiến hành theo 4 bước: tìm hiểu thực tế, đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng nội dung đào tạo và tổ chức triển khai thực hiện. Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên các yếu tố bên trong và bên ngoài, dựa trên yêu cầu đào tạo của từng cá nhân công chức và phải phù hợp, gắn kết với mục tiêu phát triển của đơn vị. Từ mục tiêu đào tạo, họ tiến hành lựa chọn nội dung đào tạo cho sát hợp.

Cơ sở đào tạo công chức ở Cộng hòa Pháp bao gồm: Trường Hành chính quốc gia; Trường Hành chính khu vực. Ngoài ra có một số trung tâm đào tạo công chức của các bộ, cơ sở tư nhân. Trường hành chính quốc gia là trường đào tạo cán bộ lãnh đạo cao cấp, những công chức ưu tú xuất sắc của nước Pháp. Đối tượng đào tạo ở đây là công chức lãnh đạo trung ương, địa phương và học viên quốc tế. Ở Trường Hành chính quốc gia Pháp không có giáo sư, đội ngũ giảng viên chuyên trách, mà chỉ có mạng lưới các giáo viên kiêm giảng, cộng tác viên ở các bộ, địa phương. Những người được mời này là công chức cao cấp, những người có kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý nhà nước.

Ở Trường Hành chính quốc gia Pháp, chương trình đào tạo chủ yếu là dựa trên các tình huống thực tế, rất ít lý thuyết. Có ít nhất 50% thời gian khóa học là học thực tế tại các cơ quan hành chính. Ví dụ, một môn học 4 tháng thì 1 tháng học lý thuyết, còn 3 tháng đi thực tập tham gia trực tiếp xử lý công việc thực tế ở các cơ quan hành chính. Phương pháp học tập chủ yếu là học


theo cách quan sát công việc, cách thức giải quyết công việc. Cách đào tạo như vậy cho thấy khá hiệu quả vì gắn với thực tiễn, không lý thuyết chung chung. Kinh viện, buộc cả người dạy và người học phải chủ động, độc lập suy nghĩ, không phụ thuộc vào sách vở, sáng tạo để tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ và khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết, xử lý các tình huống cụ thể trong thực tiễn cuộc sống.

Ở Cộng hòa Pháp, tuy không phải là loại hình đào tạo nhưng khâu luân chuyển công chức được coi là việc thường xuyên. Công chức đang làm ở các bộ, cơ quan trung ương có thể điều chuyển, luân chuyển về làm việc tại các địa phương. Có các hình thức luân chuyển khác nhau, nhưng mục đích nhằm tạo điều kiện cho công chức tăng khả năng thích nghi, thăng tiến trong sự nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh trong công việc.

Một vấn đề nữa là ở Pháp, việc đánh giá kết quả học tập nói chung và các đề án trong thực tập nói riêng đối với học viên, như ở Trường Hành chính quốc gia được tiến hành một cách khoa học, có các ban giám khảo độc lập với Trường thực hiện. Kết quả được đánh giá sẽ dùng để xếp loại học viên và dùng nó để có thể điều chỉnh những gì trong quá trình giảng dạy.

2.3.2 Đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Cộng hòa Singapore

Nền công vụ ở Cộng hòa Singapore luôn đặt chất lượng phục vụ, hiệu quả, hiệu lực lên hàng đầu. Để có được chất lượng phục vụ hoàn hảo của các cơ quan công quyền, họ quan niệm công chức là chìa khóa thành công nên luôn coi trọng yếu tố con người, trọng dụng nhân tài. Do vậy, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhằm phát huy cao độ tiềm lực của con người cho phát triển được Chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm.

Sự quan tâm của chính phủ Singapore về đào tạo công chức thể hiện ở nhiều khía cạnh. Điều đó được thể hiện trước hết ở việc đầu tư lớn cho đào tạo, bồi dưỡng (xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên...). Hàng năm Singapore dành 4% ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng.


Định hướng việc đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Cộng hòa Singapore hiện nay là làm sao mỗi cán bộ công chức được phát triển tài năng riêng; tạo thói quen học tập suốt đời, thường xuyên học hỏi để mỗi công chức có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trình độ phục vụ tốt cho nền công vụ.

Cơ sở đào tạo của Cộng hòa Singapore hiện nay gồm Học viện Công vụ và Viện quản lý Singapore. Trong Học viện Công vụ có Viện Phát triển Chính sách; Viện Hành chính công và Quản lý; Tổ tư vấn công vụ làm công tác tư vấn về chính sách và thực thi công tác đào tạo, tư vấn về các chương trình giảng dạy. Các cơ sở đào tạo ở Singapore xây dựng các kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo kế nhiệm, từ xa... Thời gian đào tạo tối thiểu bắt buộc là 100 giờ trong 1 năm đối với mỗi công chức. Trong đó 60% nội dung đào tạo về chuyên môn, 40% nội dung đào tạo liên quan đến phát triển. Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức được tổ chức theo nhiều khóa khác nhau với từng loại đối tượng. Chẳng hạn, khóa học làm quen với công việc dành cho công chức mới được tuyển dụng; khóa học nâng cao, đào tạo bổ sung giúp công chức đạt hiệu quả cao nhất trong công việc; khóa đào tạo không chỉ liên quan đến công việc hiện tại của công chức mà còn nâng cao khả năng làm việc của công chức trong tương lai. Các khóa học đều liên quan chặt chẽ với các vị trí làm việc của công chức.

2.3.3 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở Cộng hòa Nhân dân Trung hoa

Ở Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (Trung Quốc), để có được đội ngũ

cán bộ ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ với nhiều nét mới trong giai đoạn hiện nay.

Một là, phát triển mạnh hệ thống cơ sở đào tạo vì mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cải cách, mở cửa. Tổng số các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022