Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Đảng Bộ Tỉnh, Phát Huy Sức Mạnh Của Cả Hệ Thống Chính Trị Và Toàn Xã Hội Trong Quá Trình Phát Triển Kinh Tế Du Lịch


các ban quản lý các khu du lịch các huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Côn Đảo và thành phố Vũng Tàu chưa phát huy được nhiệm vụ được giao.

Hai là, loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn thiếu hấp dẫn, sản phẩm du lịch thiếu tính đặc trưng.

Từ năm 1991 đến năm 2000, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhìn nhận những hạn chế nhất định trong chỉ đạo phát triển loại hình dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch, như: Chưa nhận thức đầy đủ về sự đa dạng của các loại hình du lịch của một tỉnh vừa có biển, có núi, có rừng, có hải đảo, vừa có nhiều di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh. Do đó, các dịch vụ và loại hình du lịch vẫn còn đơn điệu, khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu mới chỉ là tắm biển, nghỉ mát cuối tuần nên chưa phát huy được công suất khách sạn, nhà hàng, khiến cho doanh thu du lịch của tỉnh không cao.

Thiếu sót này đã được Đảng bộ Tỉnh nhận định: “Loại hình du lịch đơn điệu, thiếu sự hấp dẫn đối với du khách” [49, tr.13], “Sản phẩm du lịch chưa phong phú, chưa tạo được ưu thế cạnh tranh” [50, tr.21]. Trong chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ tỉnh chưa có giải pháp chủ động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác loại hình du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái. Một số loại hình du lịch trong tỉnh chưa phát huy hết khả năng như loại hình du lịch văn hóa lễ hội, nội dung các lễ hội còn thiếu tầm vóc, kém phong phú, hấp dẫn du khách. Việc trùng tu, tôn tạo di tích còn thiếu chú trọng khai thác di tích theo hướng kết hợp phục vụ du lịch. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với các ngành liên quan như: Thương mại, Văn hóa, Thể dục Thể thao, nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Các nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ; các đặc sản đặc trưng của địa phương; các lễ hội văn hóa, thể thao; loại hình du lịch MICE (Hội nghị, Hội thảo)… chưa được khai thác hiệu quả, do cơ sở vật chất như trung tâm hội nghị, các phòng họp, hội trường của các khách sạn lớn chưa được đầu tư thích đáng.

Trong giai đoạn này, các dịch vụ du lịch của tỉnh chưa thực sự được phát huy, mặc dù là tỉnh có tiềm năng rất lớn giữa các vùng du lịch trọng


điểm trong và ngoài nước. Trong khi, tỉnh còn thiếu các khu du lịch nghỉ dưỡng lớn, khách sạn 4 - 5 sao đủ sức thu hút khách quốc tế cao cấp; các sản phẩm du lịch còn rất đơn điệu, thiếu tính đặc trưng, giao thông tắc nghẽn, tệ nạn xã hội, công tác tiếp thị - truyền thông - quảng bá cho du lịch vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Các điểm đến hấp dẫn, độc đáo, có sức thu hút du khách vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Tình trạng này tuy có được cải thiện trong giai đoạn tiếp theo (từ 2006 đến 2015), tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ. Đến năm 2015, Đảng bộ Tỉnh vẫn nhận thấy: “Thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng để khách lưu trú dài ngày, các khu du lịch chất lượng cao còn ít” [43, tr.31]. Các yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống, lễ hội, các di tích, danh thắng là chất liệu làm nên tính đặc trưng của một sản phẩm du lịch chỉ mới được biểu hiện hay trưng bày vào các dịp lễ hội, các sự kiện lớn của tỉnh mà chưa được khai thác hiệu quả. Sản phẩm du lịch từ nông nghiệp như trái cây, các món ăn dân dã, làng nghề truyền thống chưa thực sự trở thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách.

Ba là, công tác xã hội hóa đầu tư phát triển kinh tế du lịch chưa thật sự hiệu quả. Việc kêu gọi đầu tư phát triển du lịch của tỉnh đối với một số doanh nghiệp lớn tầm cỡ quốc tế vẫn còn thấp so với tiềm năng; nhiều khu vực quy hoạch đã được duyệt trong thời gian dài vẫn chưa được các tổ chức làm du lịch tham gia đầu tư, nhất là các dự án lớn, dự án đầu tư các khu du lịch phức hợp cao cấp phục vụ đối tượng khách du lịch quốc tế có chi tiêu cao. Nhiều dự án đầu tư chưa có tính khả thi, tiến độ triển khai thực hiện còn chậm, số vốn thực hiện chỉ chiếm rất nhỏ so với vốn đăng ký.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Bốn là, chất lượng các hoạt động tuyên truyền, quảng bá chưa cao, chưa thường xuyên nên thông tin đến với nhân dân, nhất là với các tổ chức, khách du lịch nước ngoài chưa đầy đủ và hấp dẫn. Chương trình quảng bá du lịch trên các kênh truyền hình còn ít, chưa thường xuyên; nhiều hội thảo, hội nghị kích cầu du lịch chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia; hoạt động


Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 13

xúc tiến du lịch nước ngoài còn hạn chế, chưa tạo được sự kết nối trong vùng và quốc tế... Đảng bộ Tỉnh cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế.

4.1.2.3. Kinh tcếhưdau

tlưịơcnhg

pxhứántg

tvrớ

thếnhmạcỉủnah T

Mặc dù mức độ tăng trưởng GDP du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu vào loại cao của cả nước, nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của địa phương. Năm 1994, tỷ lệ GDP du lịch mới chỉ chiếm 1,6% tổng GDP của toàn tỉnh. Nếu so sánh với tổng GDP của ngành dịch vụ thì du lịch cũng mới chiếm 11,8%.

Đại hội Đảng bộ lần thứ II (1996) đã nhận thấy: “Kinh doanh du lịch còn kém hiệu quả và có mặt xuống cấp” [40, tr. 58]. Trên thực tế, trong nhiều thời gian dài tiếp theo, lượng khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa nhiều, thậm chí có giai đoạn không tăng (1996 - 2000), hoặc có tăng nhưng tăng chậm (2001 - 2007). Trong giai đoạn 1996 - 2000, khách du lịch quốc tế còn giảm bình quân 23% mỗi năm. Giai đoạn 2001 - 2005, số lượt khách du lịch tăng chậm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 350 lượt khách du lịch, khách quốc tế chỉ chiếm 3,76% (năm 2001) và 4,13% (năm 2005) [81, tr.5].

Từ năm 2006 đến năm 2009, số lượt khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu đều tăng hơn, nhưng lượng khách quốc tế đến với Bà Rịa - Vũng Tàu tăng vẫn không đáng kể, chỉ từ 200.000 lượt người đến gần 300.000 lượt người. Giai đoạn 2010

- 2015, các doanh nghiệp đón và phục vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch đạt trung bình trên 10 triệu lượt, riêng năm 2015 đón khách 15,211 triệu lượt khách, trong đó có 557 nghìn khách quốc tế [92, tr.7] và được tăng lên trong các năm sau, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng du lịch của Tỉnh.

Lượng khách ít, nhất là khách quốc tế dẫn đến doanh thu du lịch của tỉnh chưa cao. Điều này cho thấy, dù là tiềm năng lý tưởng, nhưng thiếu cách tổ chức quản lý, thiếu sản phẩm du lịch có bản sắc riêng, thiếu sự liên kết vùng, thiếu sự truyền thông, quảng bá... thì du lịch vẫn khó phát triển.


Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 là do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Về khách quan, là Tỉnh mới được thành lập, bên cạnh những mặt thuận lợi cơ bản, cũng đan xen nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đất nước chịu nhiều tác động tiêu cực của tình hình thế giới cả về chính trị lẫn kinh tế, nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung, du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng còn nhiều hạn chế. Tuy được đặt trong quy hoạch du lịch tổng thể quốc gia, nhưng trên phạm vi cả nước vẫn còn thiếu sự phối hợp liên vùng, liên ngành trong tổ chức các hoạt động du lịch. Hệ thống chính sách, cơ chế pháp luật, tuy đã được tăng cường nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Tuyên truyền quảng bá, khai thác tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch còn bị chia cắt, chưa có sự liên kết chặt chẽ. Thiên tai liên tiếp xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch của nhiều địa phương, trong đó có Bà Rịa - Vũng Tàu.

Về chủ quan, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu qua từng giai đoạn cũng bộc lộ hạn chế. Công tác chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Cán sự đảng UBND tỉnh có lúc chưa kịp thời. Nhận thức của một số cấp ủy và chính quyền cơ sở về tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch vẫn chưa đầy đủ, do đó chưa có giải pháp đúng trong chủ trương cũng như trong công tác chỉ đạo.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập. Công tác quản lý tài nguyên du lịch ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, chưa đảm bảo tính bền vững, vừa khai thác, vừa có trách nhiệm bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị của tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên nhân văn.

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý, tuyên truyền quảng bá các hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, nhiều khi thiếu đồng bộ, không tạo được sức mạnh tổng hợp trong phát triển du lịch trên địa bàn. Bên cạnh đó,


trình độ dân trí phát triển chưa đồng đều, nên vẫn xảy ra tình trạng “mạnh ai nấy làm”, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ tại các khu, điểm du lịch.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành du lịch chưa thật sự đáp ứng yêu cầu nhân lực trong xu thế hội nhập; chưa đáp ứng với sự phát triển du lịch hiện đại. Chất lượng cán bộ công chức trong quản lý, kinh doanh du lịch ở một bộ phận chưa được đào tạo có “lớp lang” nên còn yếu kém về nhiều mặt, nhất là sự yếu kém về công nghệ thông tin, ngoại ngữ và văn hóa ứng xử.

Một số cơ chế, chính sách của tỉnh về đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển sản phẩm, loại hình du lịch vừa chậm, vừa thiếu đồng bộ, chưa theo kịp với sự phát triển và đòi hỏi của thực tiễn, chưa tạo được môi trường thật sự thông thoáng cho các nhà đầu tư. Công tác kiểm tra, giám sát chưa triệt để, thường xuyên để xảy ra các vấn đề bức xúc trong các hoạt động du lịch.

Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác quản lý, phát triển du lịch còn hạn hẹp, dàn trải, tiến độ chậm và chủ yếu còn dựa vào ngân sách nhà nước. Công tác xã hội hóa chưa thực sự được phát huy, hiệu quả đạt được chưa cao.

Từ thực tiễn trong 25 năm Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện thời cơ thách thức đan xen nhau. Vượt lên khó khăn, Đảng bộ Tỉnh đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, ban hành nhiều chủ trương phù hợp với thực tiễn, từng bước thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch Rà Rịa - Vũng Tàu trở thành điểm đến hấp dẫn trong tổng thể du lịch của đất nước.

4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

4.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong quá trình phát triển kinh tế du lịch

Trong hơn 30 năm lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm, trong đó, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công công cuộc đổi mới. Dó đó, Đảng luôn chủ trương “phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và


sức chiến đấu của Đảng,... nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của cả hệ thống chính trị...”. Đây là bài học quan trọng của Đảng.

Quán triệt tầm quan trọng trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành “trung tâm du lịch nổi tiếng của cả nước”, Đảng bộ Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và ý thức cộng đồng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế du lịch. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy và các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị, thu hút mọi ngành, mọi cấp quan tâm phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.

Đảng bộ Tỉnh thường xuyên tăng cường lãnh đạo trên cả ba nội dung: chính trị, tư tưởng và tổ chức nhằm tạo nên sự đồng thuận trong hệ thống chính trị về khai thác tiềm năng phát triển kinh tế du lịch. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và địa phương chủ động xây dựng các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế du lịch. Trong đó, chú trọng các loại hình có thế mạnh đưa vào kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện thành công chủ trương Đảng bộ Tỉnh. Nhờ đó, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh không ngừng được phát huy.

Thứ hai, phát huy tinh thần dân chủ trong việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch phù hợp với thực tiễn, huy động tối đa những tiềm năng, lợi thế của tỉnh và phát triển kinh tế du lịch. Qua đó, giúp Đảng bộ tỉnh phân khu chức năng, bố trí quy hoạch sát với yêu cầu phát triển.

Nhờ đó, Đảng bộ Tỉnh xác định rõ được các mục tiêu, nội dung, kế hoạch, quy hoạch du lịch của Tỉnh. Các chủ trương của Đảng bộ tỉnh đều đảm bảo tính khả thi. Các quy hoạch phát triển du lịch, nhất là những quy hoạch mang tính chiến lược, dài hạn đều được bàn bạc dân chủ, có sự tham gia của cộng đồng, người dân nên vừa rút ngắn được thời gian vừa đảm bảo các yếu tố khả thi. Một số quy hoạch Đảng bộ tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện có


hiệu quả như: Quy hoạch tuyến ven biển Vũng Tàu - Long Hải - Phước Hải - Xuyên Mộc và huyện Côn Đảo; Quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu du lịch lâm viên văn hóa Núi Dinh, Khu du lịch Bến Cát - Hồ Tràm, quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia Long Hải - Phước Hải; triển khai thực hiện Quy hoạch khu du lịch quốc gia Côn Đảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có cơ chế quản lý thích hợp các bãi tắm công cộng phục vụ người dân; Quy hoạch khu vực phát triển loại hình du lịch đường sông…

Thứ ba, hoàn thiện thể chế, chính sách, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, cộng đồng phát triển du lịch. Căn cứ vào chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước đã được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trường cho du lịch phát triển, Đảng bộ Tỉnh tập trung cụ thể hóa theo điều kiện của địa phương. Tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch, nhất là đối với các dự án đầu tư khu vui chơi giải trí cao cấp, các khu du lịch phức hợp, các dự án tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn có sức lan tỏa cao, tạo ra môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp, cộng đồng phát triển du lịch trên dịa bàn. Để thu hút đầu tư du lịch, tỉnh đã có nhiều chính sách đặc thù như ưu tiên, miễn giảm thuế, cho chậm tiền thuế có thời hạn, giảm tiền thuế đất, cho vay với lãi suất ưu đãi, thuê môi trường rừng, biển để làm dự án du lịch...

Trên tinh thần, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho đối tác tham gia, tỉnh đã áp dụng linh hoạt các nội dung pháp lý trong các hoạt động đầu tư, tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch, nhất là đối với các nhà đầu tư lớn, đẳng cấp quốc tế đang tiếp cận, đầu tư dự án du lịch tại tỉnh; đơn giản về thủ tục thị thực nhập cảnh thu hút khách du lịch nước ngoài khi đến với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thứ tư, tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế du lịch, chỉ đạo chặt chẽ các sở, ngành trong việc triển khai, quán triệt chủ


trương của Đảng, chính sách nhà nước về du lịch. Thường xuyên phát huy vai trò tham mưu chủ lực các chính sách phát triển kinh tế du lịch của Sở Du lịch và các Sở Văn hóa và Thể thao, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Công an Tỉnh… cùng phối hợp thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch của Tỉnh.

Trên thực tế, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch. Một số văn bản về bảo đảm an ninh du lịch; đảm bảo môi trường du lịch và thực hiện “Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... đã từng bước đi vào cuộc sống, hướng kinh tế du lịch phát triển bền vững. Nhiều văn bản phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là việc triển khai Luật Du lịch sâu rộng cho cán bộ công chức, viên chức ngành Du lịch, cho nhân dân và cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Nhận thức rõ đặc thù kinh tế du lịch là ngành có tính liên ngành, liên vùng, Đảng bộ Tỉnh chủ trương cụ thể hóa và thực hiện tốt nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp chặt chẽ với quản lý theo lãnh thổ; tăng cường phân cấp quản lý cho cấp huyện, thành phố để phát huy hiệu quả về phát triển du lịch tại mỗi địa phương.

4.2.2. Chú trọng công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu hội nhập và phát triển du lịch bền vững

Xác định rõ chất lượng của hoạt động du lịch không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như tiềm năng tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển ngành du lịch của nhà nước,… mà còn phụ thuộc căn bản về chất lượng nguồn nhân lực, là một trong những yếu tố rất quan trọng trong phát triển dịch vụ du lịch, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường xuyên quan tâm công tác đào tạo xây dựng nguồn nhân lực phát triển du lịch, từng bước đáp ứng các yêu cầu mới trong quá trình hội nhập, phát triển bền vững. Được thể hiện rõ trên các nội dung sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023