Các Yếu Tố Tác Động Đến Chất Lượng Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Làm Công Tác Thi Đua Khen Thưởng

hoạch, chương trình BD trên địa bàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, giao nhiệm vụ tạo điều kiện cho Ban TĐKT tỉnh thuộc Sở Nội vụ tổ chức kế hoạch, chương trình BD trên địa bàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và theo tiến độ, quy trình và đảm bảo chất lượng.

- Các lớp BD khi được tổ chức cần bám sát chỉ đạo của cấp trên để lập kế hoạch BD CC, đồng thời tham gia quản lý công tác ĐTBD trên địa bàn, có phương án kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và hiệu quả BD. Cần chú ý sắp xếp, bố trí và thực hiện đầy đủ chính sách đối với giảng viên theo quy định, khuyến khích họ đổi mới phương pháp giảng dạy; chủ động quản lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi CC các ban, ngành, địa phương tham gia BD. Cơ sở tổ chức BD được giao nhiệm vụ trực tiếp BD CC, do đó phải có sự phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch một cách chặt chẽ chu đáo. Ngoài việc chuẩn bị tốt đội ngũ giảng viên, các điều kiện phục vụ hoạt động BD, cơ sở BD còn tư vấn đắc lực cho Sở để xây dựng chương trình sát với thực tiễn, phù hợp với các loại hình BD, đặc biệt là việc định hướng nội dung, phương pháp BD và phương án thẩm định kết quả BD.

1.4. Các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua khen thưởng

Chất lượng ĐTBD CC TĐKT bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản sau:

1.4.1. Chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng công chức thi đua khen thưởng

Nội dung ĐTBD CC TĐKT có thể được hiểu là toàn bộ kiến thức, kỹ năng, thái độ được nghiên cứu, thiết kế nhằm trang bị cho CC TĐKT thông qua các khóa ĐTBD.

Chương trình ĐTBD CC TĐKT có thể hiểu theo nghĩa hẹp là những môn học, chuyên đề được dạy hay hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những điều người học trải qua cả trong và ngoài khóa ĐTBD nhưng được định hướng bởi cơ sở

ĐTBD. Chương trình ĐTBD CC TĐKT là tập hợp của các hoạt động gắn kết với nhau nhằm đạt đến mục tiêu ĐTBD. Tất cả yếu tố đầu vào dùng để hỗ trợ việc thực hiện chương trình ĐTBD và những kết quả đầu ra của quá trình thực hiện bao gồm năng lực được phát triển, kiến thức và kỹ năng đạt được và năng lực tư duy được cải thiện.

Giáo trình và tài liệu học tập là tập hợp những nội dung ĐTBD theo chương trình được nghiên cứu, biên soạn chuẩn mực, là cơ sở lý luận để định hướng và tham khảo cho người học trong quá trình học tập, đồng thời giáo trình còn là tài liệu gốc để giảng viên giảng dạy.

Nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD vì qua đó nhận biết việc tham gia các khóa học trang bị thêm cho CC TĐKT những kiến thức, kỹ năng gì, có đáp ứng mong đợi của họ và thiết thực với họ hay không.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Nếu chương trình, tài liệu ĐTBD được thiết kế đảm bảo tính phù hợp, tính khoa học, tính cân đối, tính ứng dụng, hay nói cách khác tài liệu ĐTBD được biên soạn có chất lượng thì sẽ góp phần đảm bảo chất lượng ĐTBD nói chung và ĐTBD CC TĐKT nói riêng. Với các chương trình ĐTBD theo vị trí việc làm cho CC TĐKT do các cơ sở ĐTBD trực tiếp biên soạn thì càng có sự tác động đến chất lượng ĐTBD vì việc thẩm định những tài liệu này phụ thuộc rất lớn vào các cơ sở ĐTBD. Do đó, nếu cơ sở ĐTBD nào có trách nhiệm, năng lực trong việc biên soạn thì sẽ cho ra sản phẩm tài liệu ĐTBD có chất lượng, từ đó góp phần đảm bảo chất lượng ĐTBD. Ngược lại, nếu tài liệu ĐTBD không đảm bảo tính cân đối, tính phù hợp, tính khoa học, tính ứng dụng, tức là về cơ bản không đảm bảo chất lượng thì sẽ tác động tiêu cực, làm giảm chất lượng ĐTBD CC TĐKT.

1.4.2. Đội ngũ giảng viên và quản lý đào tạo bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 5

Giảng viên là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định đối với chất lượng ĐTBD CC TĐKT. Vai trò của giảng viên là xây dựng các chương trình

BD, tham gia biên soạn giáo trình (nếu có yêu cầu), tài liệu học tập của các khóa học và trực tiếp định hướng, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho CC TĐKT. Nghĩa là họ tham gia hầu hết các công đoạn của hoạt động ĐTBD. Do đó, đội ngũ này có vai trò quyết định đối với chất lượng ĐTBD.

Giảng viên tác động hai chiều đến ĐTBD CC TĐKT. Nếu giảng viên tham gia các khóa ĐTBD có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn; có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp; có phương pháp giảng dạy tốt; có trách nhiệm thì sẽ góp phần giúp người học lĩnh hội được tri thức mà họ truyền đạt, đồng thời trang bị cho họ những cách tiếp cận nguồn tri thức mới. Giảng viên cũng chính là người trực tiếp hướng dẫn, dẫn dắt CC đến những tri thức, kỹ năng, thái độ mà mục tiêu khóa ĐTBD đã đặt ra, nếu giảng viên truyền cảm hứng đến người học thì họ sẽ tham gia tích cực trong suốt khóa ĐTBD. Chất lượng giảng viên cũng chính là một tiêu chí hàng đầu phản ánh chất lượng cơ sở ĐTBD, các cơ quan, đơn vị cử CC TĐKT đi ĐTBD cũng rất quan tâm, coi trọng yếu tố này.

Ngược lại, nếu đội ngũ giảng viên tham gia các khóa ĐTBD không đảm bảo chất lượng thì sẽ khó đảm bảo chất lượng ĐTBD. Như trên đã đề cập, đặc điểm của ĐTBD CC TĐKT là không chỉ giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy mà còn thu hút sự tham gia của các giảng viên thỉnh giảng, các báo cáo viên đã và đang công tác trong lĩnh vực TĐKT có nhiều kinh nghiệm liên quan đến khóa ĐTBD. Đây là một điều kiện tốt để CC được tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn từ chính những người công tác trong ngành, lĩnh vực chuyên môn của mình. Tuy nhiên, điều này cũng có những lo ngại nhất định, đó là phương pháp sư phạm của đội ngũ này chưa thực sự được đảm bảo. Trong trường hợp giảng viên có kiến thức, kinh nghiệm tốt nhưng không thể truyền đạt cho người học một cách hiệu quả thì rất khó đảm bảo chất lượng ĐTBD.

Một nhân tố khác là đội ngũ quản lý ĐTBD. Đội ngũ quản lý ĐTBD tham gia vào quy trình ĐTBD, tổ chức các khóa ĐTBD. Với vai trò là những người

triển khai thực hiện kế hoạch ĐTBD vào thực tiễn, đội ngũ quản lý đóng vai trò quan trọng vào quá trình tổ chức lớp, mời giảng viên, quản lý học viên, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức khác trong việc khảo sát nhu cầu ĐTBD để mở lớp, đội ngũ quản lý tác động rất lớn đến chất lượng ĐTBD.

Nếu đội ngũ quản lý am hiểu sâu về công tác ĐTBD CC, có khả năng tổ chức các khóa ĐTBD một cách chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao, có tinh thần phục vụ trong quá trình quản lý ĐTBD thì sẽ góp phần đảm bảo chất lượng ĐTBD. Ngược lại nếu đội ngũ này không nắm rõ những quy định pháp lý về ĐTBD, không nắm bắt được nhu cầu ĐTBD, không có kỹ năng kết nối giữa cơ sở ĐTBD với các đơn vị sử dụng, quản lý CC TĐKT, thái độ phục vụ người học hách dịch thì sẽ làm giảm chất lượng ĐTBD.

1.4.3. Công chức tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng về thi đua khen thưởng

CC TĐKT là đối tượng trực tiếp phản ánh được rõ nét nhất chất lượng của hoạt động ĐTBD. Đối với từng khóa học với nội dung ĐTBD khác nhau thì đối tượng tham gia học tập tương ứng với trình độ và năng lực cũng khác nhau. Trình độ, năng lực, thái độ, ý thức học tập của CC TĐKT tác động đến chất lượng ĐTBD.

Nếu CC TĐKT có tinh thần học hỏi; tuân thủ kỷ luật về thời gian, thời lượng học tập; có ý thức học tập tốt; có mục tiêu học tập đúng đắn, có phương pháp học tập khoa học, có khả năng sáng tạo, tự nghiên cứu thì sẽ góp phần tạo cảm hứng cho giảng viên trong giảng dạy, tạo thuận lợi cho công tác quản lý khóa ĐTBD, từ đó góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD. Ngược lại, nếu CC chỉ tham gia ĐTBD vì mục tiêu bằng cấp, không đảm bảo đầy đủ về mặt thời gian học tập, không có phương pháp học tập phù hợp, khoa học thì sẽ làm giảm chất lượng ĐTBD.

Trên thực tế CC khi tham gia các khóa ĐTBD bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Ở trên đã phân tích đặc điểm học tập của CC có sự khác biệt so với những

đối tượng học tập thông thường. Chính những đặc điểm này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng khóa ĐTBD.

- Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ ĐTBD CC TĐKT:

Chất lượng phòng học, hệ thống âm thanh, ánh sáng, máy chiếu và các thiết bị hỗ trợ học tập khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng ĐTBD. Ở trên đã chỉ ra các hình thức ĐTBD như hình thức tập trung; bán tập trung và từ xa. Ở mỗi hình thức khác nhau thì mức độ đòi hỏi cụ thể đối với hệ thống cơ sở vật chất cũng không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn, để mở các lớp ĐTBD từ xa thì đòi hỏi chất lượng hệ thống kết nối internet, chất lượng đường truyền, âm thanh và hình ảnh là rất cao. Sự hiện đại, chất lượng của những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó, hiện nay mở lớp tại các địa phương là xu hướng phổ biến, điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đáp ứng nhu cầu ĐTBD của CC, cơ quan quản lý, sử dụng CC. Hệ thống cơ sở vật chất khi tổ chức các khóa ĐTBD ở các địa phương thường khó đáp ứng yêu cầu như các khóa ĐTBD được tổ chức tại các cơ sở ĐTBD. Tuy nhiên, dù là tổ chức tại cơ sở BD hay tại các địa phương thì hệ thống cơ sở vật chất thể hiện ở cả hai chiều. Nếu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích phòng học, âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, hình ảnh thì sẽ góp phần đảm bảo chất lượng dạy và học. Ngược lại, nếu hệ thống cơ sở vật chất không đảm bảo tiêu chuẩn cho giảng dạy và học tập thì sẽ có khả năng làm giảm chất lượng ĐTBD.

1.4.4. Công tác quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng công chức thi đua khen thưởng

QLNN về ĐTBD CC TĐKT gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách ĐTBD CC TĐKT; ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về ĐTBD CC TĐKT, quy định về tổ chức hoạt động của các cơ sở ĐTBD; quy định mục tiêu, nội dung chương trình, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, quản lý văn bằng, chứng chỉ;

thực hiện công tác thống kê, báo cáo việc tổ chức ĐTBD CC TĐKT; xây dựng chỉ tiêu ngân sách ĐTBD CC TĐKT; thanh tra, kiểm tra hoạt động ĐTBD; tổ chức và quản lý công tác hợp tác quốc tế về ĐTBD CC TĐKT; tổ chức các hoạt động TĐKT, kỷ luật.

Các cơ sở ĐTBD tổ chức ĐTBD dựa trên khung pháp luật, chủ trương, định hướng, chính sách của Nhà nước về ĐTBD CC TĐKT. Đồng thời chịu sự quản lý chung của Nhà nước. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ĐTBD của đội ngũ CC, cơ quan sử dụng, quản lý CC, có rất nhiều cơ sở ĐTBD tham gia mở lớp. Để đảm bảo nghiêm minh những quy định của pháp luật về ĐTBD, càng cần có sự quản lý của Nhà nước. Do đó, nếu hoạt động QLNN về ĐTBD CC TĐKT tốt, đặc biệt là hệ thống pháp lý về ĐTBD CC TĐKT rõ ràng, khoa học, hợp pháp, hợp lý thì sẽ góp phần đảm bảo chất lượng ĐTBD. Ngược lại, nếu Nhà nước quản lý lỏng lẻo, không hiệu quả thì đó chính là một trong nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng kém chất lượng trong công tác ĐTBD nói chung và ĐTBD CC TĐKT nói riêng.

Tiểu kết chương 1

Qua những nội dung đã trình bày cho thấy ĐTBD CC TĐKT đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ĐTBD nói chung, góp phần thực hiện định hướng của Nhà nước về ĐTBD CC.

Ở chương 1, đề tài đã trình bày, phân tích một số nội dung cơ bản về khái niệm CC TĐKT; làm rõ khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng, ĐTBD; ĐTBD CC TĐKT theo hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài; làm rõ tổ chức bộ máy và CC TĐKT ở địa phương; làm rõ những vấn đề chung về ĐTBD CC TĐKT như nội dung ĐTBD, quy trình ĐTBD, cơ sở tham gia ĐTBD, hình thức ĐTBD, đặc điểm ĐTBD CC TĐKT, yêu cầu ĐTBD CC TĐKT, đồng thời phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD CC TĐKT.

Những nội dung lý luận liên quan đến ĐTBD CC TĐKT đã được trình bày ở chương 1 sẽ là luận cứ khoa học để có thể tiến hành phân tích, khảo sát, đánh giá thực trạng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở chương 2 cũng như xây dựng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK


2.1. Tổng quan về công chức làm công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua, khen thưởng tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng tỉnh Đắk Lắk

Đắk lắk là 01 trong 05 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Đắk lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tổng diện tích tự nhiên 1.303.050 ha, dân số toàn tỉnh gần 1,9 triệu người và là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Nguyên. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, với 184 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 20 phường, 12 thị trấn và 152 xã.

Tại Đắk lắk, bộ máy làm công tác TĐKT được tổ chức ở cấp tỉnh. Ở cấp huyện và cấp xã không tổ chức thành bộ máy làm công tác TĐKT, cũng không có công chức phụ trách mảng TĐKT chuyên trách mà cử CBCC kiêm nhiệm.

- Ban TĐKT tỉnh Đắk lắk là tổ chức tương đương chi cục, trực thuộc Sở Nội vụ, có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk lắk. Ban TĐKT tỉnh Đắk lắk là cơ quan thường trực của Hội đồng TĐKT tỉnh Đắk lắk, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ tỉnh Đắk lắk, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban TĐKT Trung ương (trực thuộc Bộ Nội vụ).

Về cơ cấu tố chức, Ban TĐKT tỉnh Đắk Lắk gồm có Trưởng ban (01 Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm nhiệm); 01 Phó Ban. Ban TĐKT có 02 Phòng trực thuộc gồm: Phòng Nghiệp vụ có Trưởng phòng và 03 chuyên viên); Phòng Hành chính, tổng hợp có Trưởng phòng và 4 Chuyên viên

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 02/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí