vụ:
Về nhiệm vụ, quyền hạn, Ban TĐKT tỉnh Đắk lắk thực hiện các nhiệm
+ Tham mưu giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk lắk và Hội đồng
TĐKT tỉnh Đắk lắk tổ chức các phong trào TĐ; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế thực hiện các phong trào TĐ và chính sách KT của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTBD, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CC TĐKT ở các sở, ban, ngành, ở cấp huyện, cấp xã và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk lắk; ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực TĐKT. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác TĐKT và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực TĐKT theo quy định của pháp luật.
+ Thẩm định hồ sơ đề nghị KT của các sở, ban, ngành, của cấp huyện, cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ở địa phương và cơ sở, trình UBND tỉnh Đắk lắk quyết định KT hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định KT theo quy định.
+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ KT theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về TĐKT; tổng hợp, báo cáo định kỳ về TĐKT theo quy định. Xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ TĐKT theo phân cấp; tham mưu tổ chức thực hiện việc trao tặng, đón nhận các hình thức KT theo quy định của pháp luật.
+ Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh Đắk lắk.
Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật, tỉnh còn có Hội đồng TĐKT tỉnh, là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác TĐKT của địa phương.
Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng TĐKT tỉnh Đắk Lắk gồm 19 người, trong đó có Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng; Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh làm Phó Chủ tịch Hội đồng; Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng Ban TĐKT tỉnh làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh.
Các thành viên được mời tham gia thành viên của Hội đồng TĐKT tỉnh Đắk Lắk gồm: Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Thành viên Hội đồng TĐKT tỉnh gồm: Giám đốc Công an tỉnh; Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thư ký Hội đồng TĐKT tỉnh Đắk Lắk là Trưởng phòng tổng hợp - hành chính thuộc Ban TĐKT tỉnh Đắk Lắk.
Hội đồng TĐ tỉnh Đắk Lắk có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
+ Định kỳ đánh giá kết quả phong trào TĐ và công tác KT; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác TĐKT; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào TĐ yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;
+ Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk kiểm tra, giám sát các phong trào TĐ và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về TĐKT;
+ Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk quyết định tặng các danh hiệu TĐ và các hình thức KT theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền KT. [8, Khoản 3, Điều 63]
Ở các sở, ban, ngành thuộc hệ thống chính trị không có cơ quan chuyên trách làm công tác TĐKT mà chủ yếu là bộ phận tổ chức cán bộ ở mỗi cơ quan, đơn vị sẽ tổ chức thực hiện công tác TĐKT ở đơn vị mình.
- Ở cấp huyện, Phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TĐKT.
Về cơ cấu tổ chức, ở 15 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không tổ chức thành bộ máy chuyên biệt để thực hiện quản lý nhà nước về TĐKT, cũng chưa có CC chuyên trách về TĐKT mà mới chỉ có CC kiêm nhiệm, phụ trách công tác TĐKT. CC này thuộc biên chế của Phòng nội vụ các huyện, thành phố, thị xã.
Trong công tác TĐKT, Phòng Nội vụ có nhiệm vụ:
+ Tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện tổ chức các phong trào TĐ và triển khai thực hiện chính sách KT của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện, làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng TĐKT cấp huyện;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung TĐKT trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ TĐKT theo quy định của pháp luật.
- Ở cấp xã không có tổ chức bộ máy hay cán bộ, công chức chuyên trách về công tác TĐKT mà được giao cho CC kiêm nhiệm.
2.1.2. Đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
- Về số lượng:
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, CC TĐKT chủ yếu là kiêm nhiệm. Ở cả 3 cấp gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đều có CC TĐKT kiêm nhiệm. Chỉ có cấp tỉnh có CC TĐKT chuyên trách, thuộc Ban TĐKT tỉnh, các ban ngành, đoàn
thể, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đều có CC kiêm nhiệm làm công tác TĐKT. Ở cấp huyện và cấp xã chỉ có CC TĐKT kiêm nhiệm, trong đó CC của phòng nội vụ được giao kiêm nhiệm, có trách nhiệm hướng dẫn công tác TĐKT các phòng, ban của huyện và xã. Ở cấp xã, CC văn phòng UBND xã, phường, thị trấn được phân công kiêm nhiệm công tác TĐKT của xã, phường, thị trấn. Số lượng CC TĐKT tỉnh Đắk Lắk tính đến năm 2020 thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Số lượng CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Đơn vị tính: người
Cấp tỉnh | Cấp huyện | Cấp xã | Tổng | |
CC chuyên trách | CC kiêm nhiệm | |||
10 | 27 | 255 | 184 | 476 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Làm Công Tác Thi Đua Khen Thưởng
- Đặc Điểm Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Làm Công Tác Thi Đua, Khen Thưởng
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Chất Lượng Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Làm Công Tác Thi Đua Khen Thưởng
- Thực Trạng Hoạt Động Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Làm Công Tác Thi Đua Khen Thưởng Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Kết Quả Khảo Sát Đánh Giá Chất Lượng Chương Trình Đtbd Cc Tđkt Tỉnh Đắk Lắk
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 9
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk
Qua bảng 2.1, có thể thấy số lượng CC TĐKT chuyên trách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn thấp, chỉ có 10 CC thuộc Ban TĐKT tỉnh. Số lượng CC còn lại chỉ kiêm nhiệm công tác TĐKT.
- Về trình độ
Qua nhiều năm nỗ lực trong ĐTBD, CC nói chung và CC TĐKT tỉnh Đắk Lắk nói riêng ngày càng cải thiện về trình độ, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh CC do Nhà nước quy định.
Bảng 2.2. Trình độ của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Cấp tỉnh | Cấp huyện | Cấp xã | Tổng | |||
Số lượng | Tỷ lệ% | |||||
Chuyên môn | Thạc sĩ | 04 | 11 | 9 | 24 | 5,0 |
Đại học, cao đẳng | 33 | 244 | 142 | 419 | 88,1 | |
Trung cấp | 0 | 0 | 33 | 6,9 | ||
Cao cấp lý luận chính trị | 03 | 15 | 0 | 18 | 3,8 |
Trung cấp lý luận chính trị | 17 | 91 | 31 | 139 | 29,2 | |
Sơ cấp lý luận chính trị | 17 | 149 | 142 | 308 | 64,7 | |
Quản lý nhà nước | Chuyên viên cao cấp | 0 | 0 | 0 | 0 | 0,0 |
Chuyên viên chính | 6 | 26 | 0 | 32 | 6,72 | |
Chuyên viên | 31 | 165 | 109 | 305 | 64,1 | |
Tin học | Đại học, trung cấp chuyên ngành tin học | 02 | 08 | 0 | 10 | 2,1 |
Ứng dụng CNTT cơ bản, tin học B | 35 | 247 | 132 | 414 | 87,0 | |
Ngoại ngữ | Đại học chuyên ngành ngôn ngữ Anh | 03 | 06 | 05 | 14 | 2,9 |
Chứng chỉ IELTS, TOEFT | 01 | 03 | 0 | 04 | 0,9 | |
Chứng chỉ Tiếng Anh A, B | 33 | 246 | 101 | 380 | 79,8 | |
Tiếng dân tộc | 12 | 91 | 78 | 181 | 38,0 |
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, hầu hết CC TĐKT đã qua trình độ đào tạo chuyên môn từ trung cấp trở lên. Đa số CC TĐKT ở cấp huyện và cấp tỉnh đã có trình độ đào tạo đại học. CC TĐKT có trình độ chuyên môn rất đa dạng, tốt nghiệp đại học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như luật, tài chính ngân hàng, quản trị nhân lực, kinh tế, một số ít CC có chuyên ngành hành chính, nội vụ.
Bên cạnh đó, nhiều CC cũng đã qua ĐTBD về lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Về trình độ ngoại ngữ và tin học, CC TĐKT trên địa bàn tỉnh cũng đã cơ bản đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Ngoài ra, để phù hợp với đặc điểm dân cư, nhiều địa phương nhất là các xã biên giới, có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số cư trú, sinh sống, nhiều CC đã học thêm tiếng dân tộc và được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc, trong đó chủ yếu là tiếng dân tộc Ê Đê.
- Về độ tuổi:
Độ tuổi của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tương đối trẻ. Chỉ có một bộ phận nhỏ CC trên 50 tuổi, đa số CC ở độ tuổi từ 30 đến dưới 50 tuổi. Cụ thể có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 2.3. Độ tuổi của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Cấp tỉnh | Cấp huyện | Cấp xã | Tổng | ||
Số CC | Tỷ lệ % | ||||
Dưới 30 | 04 | 32 | 59 | 95 | 20,0 |
Từ 30 đến dưới 50 | 25 | 165 | 90 | 280 | 58,9 |
Từ 50 đến 60 | 08 | 58 | 35 | 101 | 21,1 |
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk Với số lượng CC có tuổi đời tương đối trẻ, vừa tác động tích cực vừa ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công tác TĐKT. Với 68,9% số CC có tuổi đời dưới 50, tạo điều kiện cho CC TĐKT của tỉnh nhanh nhẹn, năng động, dễ dàng thích nghi với những cải tiến, cải cách trong hoạt động công vụ, nhất là ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động TĐKT. Tuy nhiên, kinh nghiệm công tác của đội ngũ này lại chưa nhiều, dễ gặp khó khăn, lúng túng trong công tác tổ chức, triển khai các hoạt động TĐKT cũng như quản lý nhà nước về TĐKT
trên địa bàn tỉnh.
- Đặc điểm CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk:
CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mang đặc điểm chung của CC và CC TĐKT nói chung như: là những người thực thi công vụ, được bảo đảm quyền lợi, điều kiện chính đáng để thực thi công vụ; có tính nghề nghiệp cao, được ĐTBD về chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, CC TĐKT tỉnh Đắk Lắk còn mang một vài đặc điểm nổi bật gồm:
CC TĐKT tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là kiêm nhiệm. Hiện nay chỉ có Ban TĐKT trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk là có CC TĐKT chuyên trách. Thành viên của Hội đồng TĐKT tỉnh cơ bản đều kiêm nhiệm. Các đơn vị khác từ cấp tỉnh cho đến cấp xã, CC TĐKT cũng chủ yếu là kiêm nhiệm, nhất là cấp xã. Điều này có nghĩa là TĐKT chỉ là một trong những nhiệm vụ mà CC phải thực
hiện. Những CC TĐKT kiêm nhiệm thường là CC làm công tác tổ chức cán bộ ở cấp tỉnh, cấp huyện, CC văn phòng ở cấp xã. Và khi đã kiêm nhiệm, mức độ thực hiện có hiệu quả công tác TĐKT phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực và khối lượng CC được giao.
CC TĐKT tỉnh Đắk Lắk được ĐT từ các ngành chưa phù hợp với lĩnh vực QLNN về TĐKT như Quản trị nhân lực, Khoa học quản lý, Luật, QLNN, triết học, xây dựng. Đội ngũ CC chủ yếu có trình độ ĐT đại học trở lên, nhưng các chuyên ngành lại khác nhau và không có CC tốt nghiệp chuyên ngành về công tác TĐKT, một số ít CC có trình độ chuyên môn thuộc ngành nội vụ nhưng cũng không phải chuyên môn về TĐKT. Do được ĐT theo các chuyên ngành khác nhau nên năng lực chuyên môn của một bộ phận CC TĐKT trên địa bàn tỉnh có phần hạn chế, thiếu cơ bản và hệ thống. Do đó, cần tiếp tục ĐTBD các nội dung liên quan đến công tác TĐKT để CC có thể đảm nhận tốt công vụ được giao.
Số lượng CC TĐKT tương đối ít. Mặc dù lĩnh vực TĐKT rất quan trọng và cần CC chuyên trách để tổ chức thực hiện các chương trình, nội dung QLNN về TĐKT, tuy nhiên, số lượng CC TĐKT chuyên trách lại không nhiều (chỉ có 10 CC). Số lượng CC kiêm nhiệm công tác TĐKT cũng tương đối ít, mỗi đơn vị, mỗi địa phương cũng chỉ được giao cho một CC kiêm nhiệm. Do đó, để triển khai thực hiện tốt công tác TĐKT cũng gặp rất nhiều khó khăn ở khía cạnh nhân lực.
Độ tuổi của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh chủ yếu là trẻ, kinh nghiệm QLNN về TĐKT chưa thực sự dày dạn. Do đó, để làm tốt công tác TĐKT thì cần ĐTBD, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cho đội ngũ CC. Mặt khác, tuổi đời trẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho CC trong việc tham gia các chương trình ĐTBD do khả năng lĩnh hội, đi lại, sự năng động thường linh động hơn so với CC đã lớn tuổi.
2.1.3. Kết quả phong trào thi đua khen thưởng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 - 2020
- Kết quả phong trào TĐ:
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “TĐ là yêu nước, yêu nước thì phải TĐ”, “Càng khó khăn thì càng phải TĐ”, giai đoạn 2015 - 2020, cùng với sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Tỉnh ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân và điều hành của UBND tỉnh; đồng thời phát huy tốt vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể của tỉnh; sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, sự năng động sáng tạo của các cơ quan, đơn vị, các thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết một lòng theo Đảng, theo cách mạng, chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng ổn định về chính trị - xã hội, phát triển về kinh tế, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Những thành tựu đó đã góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc trong tỉnh vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước.
Qua đó động viên nhân dân hăng hái tham gia các phong trào TĐ yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh. Với chủ đề xuyên suốt là "Đoàn kết, năng động, sáng tạo TĐ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020” trên tinh thần "Đồng thuận cao, TĐ giỏi, về đích sớm”, các phong trào TĐ trong tỉnh đã phát triển sâu rộng, trên tất cả các lĩnh vực, góp phần cổ vũ động viên nhân dân hăng hái TĐ, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh.
- Kết quả công tác KT giai đoạn 2015 - 2020:
Trong giai đoạn 2015 - 2020, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội đồng TĐKT tỉnh và các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm lãnh