Đánh Giá Về Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nnl Của Tổ Chức

sách và cung cấp các chương trình đặc biệt và tiên tiến cho đào tạo bồi dưỡng NNL [56]. Nội dung đào tạo NNL bên ngoài chủ yếu tập trung vào nội dung quản lý và giải quyết các nhiệm vụ tại nơi làm việc.

Đào tạo bên trong, lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc thường sử dụng các giảng viên có chuyên môn cao là các các quan chức, chuyên gia cao cấp, và chuyên gia dân sự giảng, nhằm nâng cao kỹ năng thực tế, đảm bảo chuyên môn sâu [102].

Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng NNL, được phân thành: GD và đào tạo cơ bản, GD và đào tạo chuyên nghiệp, GD và đào tạo khác. Nội dung đào tạo tập trung vào tăng cường năng lực NNL để đối phó với sự thay đổi. Đồng thời tập trung đào tạo hướng vào người học, đổi mới và cải thiện nội dung, chương trình GD, đào tạo.

Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL quản lý tài nguyên, môi trương biển, thông qua điều tra khảo sát cho kết quả sau: 33,3% cán bộ quản lý, 26,7% chuyên gia được hỏi đánh giá loại khá, 58,3% cán bộ quản lý, 68,4% chuyên gia dược hỏi đánh giá loại tốt. Kết quả trên cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL quản lý tài nguyên, môi trương biển Hàn Quốc được quan tâm và có chất lượng, đây là điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý tài nguyên, môi trương biển.

Bảng 3.14. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL của tổ chức


Nội dung

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

1

8,3

1

5,3

Khá

4

33,3

5

26,3

Tốt

7

58,3

13

68,4

Tổng

12

100%

19

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 14

(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)

3.1.3.5. Đánh giá kết qủa thực hiện công việc nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển

Đánh giá kết quả thực hiện công việc NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc được tiến hành trên cơ sở vị trí việc làm. Mỗi vị trí việc làm gồm bốn yếu tố chính là: tên gọi vị trí việc làm; nhiệm vụ và quyền hạn của người đảm nhiệm vị trí việc làm; yêu cầu về trình độ, kỹ năng chuyên môn; tiền lương và các điều kiện làm việc.

Vị trí việc làm lĩnh vực TNMT biển Hàn Quốc được xây dựng trên cơ sở các khung năng lực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hoạt động hoặc ngành nghề cụ

thể. Khung năng lực mô tả kiến thức, kỹ năng và đặc tính cá nhân cần thiết cho thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Khung năng lực bao gồm: các chỉ số hay tiêu chuẩn có thể đo lường và quan sát được. Kết hợp khung năng lực và bản mô tả công việc hay bản mô tả từng vị trí việc làm, là cơ sở để đối chiếu, đánh giá NNL.

Ở Hàn Quốc các tiêu chí đánh giá nhân viên gồm: tiêu chí hiện tại và tương lai, được áp dụng chung, trên cơ sở đó mỗi ngành, lĩnh vực, mỗi tổ chức thuộc Bộ Đại dương và Thủy sản, có thể cụ thể hóa thành các tiêu chí riêng. Lĩnh vực quản lý TNMT biển tiến hành đánh giá nhân viên một năm hai lần. Các kết quả đánh giá được lưu trong hồ sơ nhân sự của mỗi cá nhân và là tài liệu tham khảo khi đề bạt, bổ nhiệm hay bố trí nhân sự vào vị trí mới.

Bảng 3.15. Đánh giá được sử dụng vào khen thưởng, quy hoạch, đào tạo


Nội dung

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

0

0

0

0

Yếu

1

8,3

1

5,3

Trung bình

0

0

1

5,3

Khá

10

83,3

15

78,9

Tốt

1

8,3

2

10,5

Tổng

12

100%

19

100%

(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)

Đánh giá thực hiện công việc của NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc được tiến hành theo trình tự sau: (i) cá nhân tự đánh giá, xếp loại trên cơ sở so sánh, đối chiếu kết quả thực hiện công việc của cá nhân với các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá được thống nhất trong tổ chức; (ii) đánh giá ở cấp độ phòng, ban, được thực hiện đánh giá chéo giữa các cá nhân và giữa các phòng ban; (iii) Đánh giá của thủ trưởng đơn vị dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ của từng vị trí, căn cứ vào khung năng lực của từng vị trí, lãnh đạo đánh giá năng lực của từng cá nhân đảm trách vị trí đó.

Đặc biệt việc đánh giá NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc còn được thực hiện thông qua các ứng dụng (app) cài đặt trên điện thoại thông minh (smart phone), nhân viên có thể bày tỏ nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị mọi lúc, mọi nơi với người lãnh đạo, người lãnh đạo cũng có thể nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, trao đổi, tháo gỡ khó khăn và đánh giá nhân viên tại ngay thời điểm thực hiện nhiệm vụ. Hàng năm, Bộ Đại dương và Thủy sản đều tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại NNL nhằm tạo căn cứ, thực hiện chính sách, phát hiện tài năng đối với NNL… Có thể khẳng định việc đánh giá thực hiện công việc của NNL lĩnh vực TNMT biển Hàn Quốc những năm qua đã có nhiều tiến bộ, được thực hiện dựa trên

các tiêu chí rò ràng, về chất lượng, khối lượng công việc và năng lực, tuân thủ sự hướng dẫn, khả năng sáng tạo, sự quyết đoán, trong đó các kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh, tiêu chí kỹ năng dự báo và định hướng mang tính chiến lược được quan tâm trong đánh giá.

3.1.3.6. Tạo động lực làm việc cho nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trương biển Hàn Quốc

a. Chính sách tiền lương

Tiền lương trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trương biển Hàn Quốc được xây dựng theo hệ thống cấp bậc và dựa trên thâm niên công tác. Về cấp bậc lương, công chức được chia làm 9 bậc, bậc cao nhất là bậc 1 và thấp nhất là bậc 9. Hệ thống bậc lương được áp dụng đối với các nhóm nghề kỹ sư và hành chính. Các nhóm nghề khác sử dụng hệ thống "bậc tương đương" để xác định vị trí của nhân viên, tương ứng với những nhân viên thuộc nhóm nghề hành chính [93].

Cơ cấu tiền lương của NNL gồm: (i) lương cơ bản gắn liền với thâm niên công tác, là tiền lương được chi trả dựa trên cấp bậc lương, được phân loại theo trách nhiệm và mức độ phức tạp của vị trí công việc, cũng như thâm niên công tác.

(ii) các loại phụ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu hợp lý của cá nhân trong tổ chức. (iii) Các loại phúc lợi (thưởng theo ngân sách, theo dịch vụ đặc biệt và tiền lương làm ngoài giờ).

Về lương cơ bản: Từ năm 1999, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện trả lương dựa trên kết quả thực thi công việc và thưởng năng suất, nhằm khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu của công chức. Hệ thống trả lương dựa trên kết quả thực thi nhiệm vụ đang được vận hành phù hợp với hệ thống quản lý đã góp phần rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa khu vực công và khu vực tư, tạo nên sự khích lệ đối với những công chức tài giỏi, hạn chế tình trạng "sống lâu lên lão làng", "chảy máu chất xám".

Ngành quản lý TNMT biển Hàn Quốc, đề cao tính chủ động và coi trọng hiệu quả công việc, vì vậy khi trả lương đều dựa trên hiệu quả thực hiện công việc. Mức lương của nhân viên do tập thể lãnh đạo quyết định, dựa vào kết quả đánh giá hiệu quả làm việc của cá nhân. Lương trong lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc được trả theo mức cố định, lương công chức cấp cao và công chức từ bậc 4 trở lên được trả theo hiệu quả thực hiện công việc.

Đối với lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc, tất cả sinh viên mới tốt nghiệp ra trường vào làm việc, không xét tới nghề nghiệp hay vai trò công việc, đều được nhận mức lương giống nhau, mặc dù có sự khác biệt giữa vai trò của các công việc. Khi nhân viên tiến bộ trong nghề nghiệp, họ sẽ được tăng lương, tùy theo đánh giá hiệu quả làm việc.

Cách tính lương, tăng lương nêu trên thống nhất trong các đơn vị trực thuộc Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc áp dụng cho các nhân sự cấp cao như phó giám đốc, giám đốc và các cấp cao hơn.

Bảng 3.16: Lương phù hợp với trình độ và sự đóng góp


Nội dung

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

1

8,3

3

15,8

Khá

8

66,7

10

52,6

Tốt

3

25

6

31,6

Tổng cộng

12

100%

19

100%

(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)


Cấu trúc tiền lương lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc tạo ra tính thống nhất về lòng trung thành và sự thỏa mãn thông qua hiệu quả thực hiện công việc. Để khuyến khích NNL gắn bó với ngành các nhân sự cấp cao có chính sách thâm niên trong ngành hơn 20 năm, sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Do hiện nay lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc vẫn tuyển dụng và sử dụng LĐ suốt đời. Nên thâm niên công tác và trình độ học vấn là những căn cứ đầu tiên để quyết định tiền lương theo hệ thống việc làm suốt đời. Mặt khác, hiện nay lĩnh vực biển Hàn Quốc đang có xu hướng trả lương căn cứ vào năng lực và hiệu quả thực hiện công việc; bên cạnh đó tiền lương của người lao động lĩnh vực quản lý TNMT biển còn chịu sự chi phối của nhiều nhân tố bổ trợ khác, như: Vai trò thương lượng của tổ chức công đoàn; đặc điểm, hoàn cảnh cá nhân của người LĐ; tính chất công việc, hiệu suất làm việc của người LĐ và quy định về mức lương tối thiểu.

Theo đánh giá của ILO thì lương của công chức Hàn Quốc thuộc loại cao, bằng khoảng 84,4% lương của khu vực tư nhân.

Đánh giá về chính sách tiền lương lĩnh vực quản lý TNMT biển, khảo sát cho kết quả sau: 41,7% cán bộ quản lý, 31,6% chuyên gia được hỏi đánh loại khá, 25% cán bộ quản lý 31,6% chuyên gia được hỏi đánh giá loại tốt.

Bảng 3.17: Chính sách tiền lương, thưởng và phụ cấp


Nội dung

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

4

33,7

7

36,8

Khá

5

41,7

6

31,6

3

25

6

31,6

Tổng

12

100%

19

100%

Tốt

(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)


Từ năm 2015 đến 2017 lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc đã nâng lương tối thiểu cho người lao động lên 15.4%. Mức thu nhập tối thiểu của người LĐ là 1.352.230 won/ tháng (khoảng gần 27,0 triệu VNĐ/ tháng) đối với người LĐ làm việc 5 ngày 1 tuần, 8 giờ 1 ngày, 1 tháng làm việc 209 giờ. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tăng lương cơ bản cho người LĐ lên 6470 Won/ giờ (130.000VNĐ/ giờ).

b. Các khoản phụ cấp

Ngành tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc áp dụng các loại phụ cấp cơ bản cho người lao động sau: (i) Phụ cấp chức vụ, được trả cho người LĐ giữ chức vụ trong tổ chức; (ii) phụ cấp liên quan đến công việc, như làm thêm giờ, phụ cấp thực hiện nhiệm vụ và các kỹ năng công việc đặc biệt...; (iii) ngoài ra còn có một số phụ cấp mang tính đặc thù như: thanh toán tiền cho người LĐ không liên quan đến công việc làm: phụ cấp hoàn cảnh gia đình, phụ cấp nhà ở, phụ cấp đi lại, cho vay giáo dục, chi phí y tế, bảo hiểm, liên quan đến cha mẹ và phụ cấp động viên những LĐ làm việc chăm chỉ, đều đặn.

Kết quả khảo sát tại Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc (KCG) cho thấy chế độ phụ cấp tối đa cho cán bộ xử lý trực tiếp tại hiện trường, cao hơn 1,4 lần so với cán bộ làm công tác tại văn phòng cùng lĩnh vực [34].

c. Tiền thưởng:

Cán bộ, công chức và người LĐ lĩnh vực đại dương và thủy sản của Hàn Quốc được nhận tiền thưởng hai lần trong một năm, mức thưởng tương đương với một tháng lương, thời gian được nhận thưởng vào tháng 7 (thưởng hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm) và vào tháng 12 (thưởng thành tích cả năm). Ngoài ra, căn cứ vào đánh giá kết qủa thực hiện công việc, các cơ quan, tổ chức còn áp dụng hình thức thưởng hiệu quả làm việc nhằm động viên, khuyến khích nhân viên kịp thời.

Hiên nay mức thưởng cho người LĐ lĩnh vực quản lý TNMT biển của Hàn Quốc có xu hướng ngày càng tăng, bởi Hàn Quốc nhận thức được rằng LĐ trong lĩnh vực biển có nhiều khó khăn, phức tạp và nguy hiểm, các khoản thưởng ngoài lương, nhằm khuyến khích và thu hút NNL trẻ vào làm việc lĩnh vực đại dương và thủy sản, vốn gặp nhiều khó khăn trong thu hút NNL so với các ngành khác. Đánh giá về chính sách khen thưởng nhân viên quản lý TNMT biển, theo điều tra, khảo sát cho kết qủa: 58,3% cán bộ quản lý, 47,4% chuyên gia được hỏi đánh giá loại khá, 16,7% cán bộ quản lý, 21,1% chuyên gia được hỏi đánh giá loại tốt.

Bảng 3.18: Chính sách khen thưởng ghi nhận, đề cao đóng góp cá nhân

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

3

25

6

31,6

Khá

7

58,3

9

47,4

Tốt

2

16,7

4

21,1

Tổng cộng

12

100%

19

100%

Nội dung

(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)


d. Về phúc lợi xã hội

Luật Bảo hiểm y tế Hàn Quốc quy định tất cả các tổ chức phải cung cấp bảo hiểm y tế cho nhân viên của họ. Các khoản bảo hiểm thường bao gồm: chi phí điều trị nội trú, ngoại trú, điều dưỡng và tang lễ, với nhân viên thường (nhân viên hợp đồng) thanh toán khoảng 20% tổng số tiền. Theo hệ thống bảo hiểm việc làm của Hàn Quốc, những nhân viên toàn thời gian và bán thời gian làm việc hơn 15 giờ một tuần đủ điều kiện được nhận trợ cấp thất nghiệp và khuyết tật, được tài trợ ít nhất một phần bởi các chủ LĐ và mức đóng góp của người LĐ, chiếm 0,5% lương hàng tháng. Ngoài ra, theo luật lương hưu quốc gia Hàn Quốc, các công ty và nhân viên của Hàn Quốc, mỗi người đóng góp 4,5% tiền lương hàng tháng cho quỹ hưu trí. Mức lương hưu của người LĐ phụ thuộc vào số năm công tác, số tiền đóng.

Hệ thống trợ cấp hưu trí NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc dựa trên kế hoạch trợ cấp nghề nghiệp đặc biệt dành cho công vụ chức nghiệp. Hệ thống này hoạt động dựa trên hai nguyên tắc: một là, bảo hiểm xã hội loại này Chính phủ và công chức phải chịu trách nhiệm ngang nhau; hai là, hỗ trợ trong trường hợp bảo hiểm thiếu ngân sách. Nhân viên nhà nước được nghỉ hưu khi đã làm việc trên 20 năm, hoặc trường hợp bị thương, bệnh tật thì có thể lựa chọn hình thức thanh toán một lần hoặc hưởng lương hưu. Bộ Hành chính và An ninh chịu trách nhiệm quản lý hệ thống trợ cấp hưu trí đối với công chức. Hội đồng trợ cấp hưu trí quản lý việc trả lương và thu đóng quỹ bảo hiểm theo kế hoạch phúc lợi. Hệ thống phúc lợi của Chính phủ bao gồm trợ cấp lương hưu, tiền bồi thường trong trường hợp bị tai nạn và quỹ hưu trí.

Đánh giá về chính sách tạo động lực làm việc lĩnh vực TNMT biển Hàn Quốc, thông qua điều tra khảo sát cho kết quả sau: 75% cán bộ quản lý, 84,2% chuyên gia được hỏi đánh giá loại khá, 8,3% cán bộ quản lý, 10,5% chuyên gia được hỏi đánh giá loại tốt.

Bảng 3.19. Người lao động được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

2

16,7

1

5,3

Khá

9

75

16

84,2

Tốt

1

8,3

2

10,5

Tổng cộng

12

100%

19

100%

Nội dung

(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)


3.2. Đánh giá phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển lĩnh vực quản lý TNMT biển và thực trạng phát triển NNL biển Hàn Quốc, một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển kinh tế biển bền vững, có thể rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển:

3.2.1. Những thành công và hạn chế nổi bật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc

3.2.1.1. Những thành công nổi bật

Thứ nhất, Hàn Quốc là quốc gia tiên phong và thành công trong áp dụng phương thức quản lý tổng hợp vào quản lý tài nguyên, môi trường biển

Hàn Quốc là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển biển bền vững, đồng thời cũng là một trong những quốc gia khởi xướng và đi tiên phong trong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, chiến lược đại dương xanh; hưởng ứng tích cực chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ biển với sự hỗ trợ của Tổ chức Đối tác quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Tổ chức hàng Hải Quốc tế (IMO). Trong khuôn khổ chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ theo hệ thống của PEMSEA với sự hỗ trợ của GEF, UNDP, IMO, Shinhwa của Hàn Quốc được chọn là Dự án điểm trình diễn sự thành công về quản lý tổng hợp vùng bờ biển [55].

Phương thức quản lý này giúp cho điều chỉnh hoạt động bảo vệ toàn vẹn chức năng và cấu trúc, duy trì, cải thiện năng suất của hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyên biển, hải đảo được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, môi trường biển và hải đảo được bảo vệ; hài hòa lợi ích của các đối tác liên quan, trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Tính tổng hợp trong quản lý TNMT biển và hải đảo được thể hiện trên 3 phương diện:

Mỗi vùng biển được coi là một hệ thống tài nguyên thống nhất, được quản lý theo phương thức không cắt rời, chia nhỏ, hay xem xét các thành phần của nó một cách riêng biệt, để đảm bảo tính toàn vẹn; đồng thời, xem xét vùng biển là hệ thống tương tác giữa tự nhiên và xã hội, giữa các yếu tố sinh học và phi sinh học.

Mỗi vùng biển là hệ thống nhiều chức năng, cần xem xét sử dụng phù hợp với các chức năng và trong giới hạn chịu tải của hệ thống, tiểu hệ thống trong vùng.

Phương thức quản lý theo chiều dọc (các cấp) và chiều ngang (các bên liên quan) đảm bảo tính đa ngành, đa cấp; đồng thời, có cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các chính sách quản lý và hành động quản lý.

Thứ hai, Hàn Quốc là quốc gia thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo vào một đầu mối

Hàn Quốc đã tham gia ký kết nhiều công ước quốc tế về môi trường như: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, Công ước Luân Đôn, Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học, Công ước khí hậu và nhiều hiệp định môi trường đa phương (MEA) khác. Hàn Quốc là thành viên tích cực của PEMSEA và Tổ chức Điều phối Biển Đông Á (COBSEA) [28]. Đồng thời là một trong số ít các quốc gia thống nhất quản lý các vấn đề liên quan đến biển và hải đảo vào một đầu mối, trên cơ sở thành lâp cơ quan cấp Bộ (Bộ Đại dương và Thủy sản). Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực thực hiện có hiệu quả quản lý tổng hợp biển và hải đảo thông qua xây dựng và thực thi hệ thống luật pháp. Hiện tại ba vấn đề chính liên quan tới quản lý tổng hợp biển và hải đảo gồm: Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, hệ thống pháp lý và quy hoạch ở Hàn Quốc đã cơ bản hoàn thiện.

Về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ: Cơ cấu tổ chức quản lý biển đã được sắp xếp đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở thống nhất quản lý về biển vào một đầu mối. Công tác quản lý Nhà nước TNMT biển đã hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, đã phân cấp quản lý, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về TNMT biển.

Hệ thống pháp luật quản lý tổng hợp biển và hải đảo của Hàn Quốc khá toàn diện và đồng bộ, gồm các luật: Luật Cơ bản về phát triển Biển và Thủy sản, Luật Quản lý môi trường biển, Luật bảo tồn và quản lý các hệ sinh thái biển, Luật bảo tồn các vùng đất ngập nước. Trong đó, Luật quản lý môi trường biển: Giám sát môi trường, xây dựng và vận hành hệ thống thông tin môi trường, làm sạch các chất thải, nhấn chìm, nạo vét các khu ô nhiễm, thu gom và xử lý rác thải: điều tra các hệ sinh thái biển trên phạm vi cả nước, các khu bảo tồn, hệ thống thông tin, phục hồi các hệ sinh thái, bảo tồn loài, kiểm soát sự phát triển. Luật Bảo tồn vùng đất ngập nước chủ yếu phục vụ bảo tồn môi trường, sinh cảnh và đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật của Hàn Quốc rất nặng nên việc thực thi pháp luật hiện nay ở Hàn Quốc rất nghiêm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022