Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2

Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hệ thống những luận cứ khoa học và thực tiễn về ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trên thực tế đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về ĐTBD CBCCVC. Trong đó, có thể kể đến những công trình khoa học sau:

Sách chuyên khảo “Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công” của tác giả Ngô Thành Can, Nxb. Lao động, năm 2014. Với 8 chương được bố cục hợp lý, bao gồm: Chương 1: Học tập và phát triển năng lực, chương 2: Đào tạo, bồi dưỡng trong khu vực công; chương 3: Xác định nhu cầu đào tạo, chương 4: Xây dựng kế hoạch đào tạo, chương 5: Thực hiện kế hoạch đào tạo, chương 6: Đánh giá đào tạo, chương 7: Phương pháp đào tạo, chương 8: Trang thiết bị đào tạo. Tác giả đã làm rõ các vấn đề liên quan đến ĐT nguồn nhân lực trong khu vực công, đặc biệt là việc xác định nhu cầu ĐT, đánh giá ĐT, phương pháp ĐT được trình bày khá rõ, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách về ĐTBD CBCC, viên chức [8].

Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ” năm 2013 do tác giả Vũ Thanh Xuân làm chủ nhiệm. Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa các khái niệm liên quan; phân tích vai trò, mục tiêu, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng ĐTBD CC, viên chức ngành Nội vụ; xác định các tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến chất lượng ĐTBD CC, viên chức ngành Nội vụ. Ngoài ra nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về nâng cao chất lượng ĐTBD CC, viên chức. Về mặt thực tiễn, báo cáo kết quả nghiên cứu

đã dẫn ra các số liệu về giảng viên, CC, viên chức ngành Nội vụ theo từng lĩnh vực như tổ chức nhà nước, văn thư lưu trữ, tôn giáo, TĐKT; phân tích thực trạng chất lượng ĐTBD CC, viên chức ngành Nội vụ theo các tiêu chí như chương trình, tài liệu; đội ngũ giảng viên; công tác đánh giá; cơ sở vật chất; quy trình tổ chức hoạt động ĐTBD. Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng chất lượng ĐTBD CC, viên chức của ngành Nội vụ, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 4 phương hướng và 7 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD CC, viên chức ngành Nội vụ. Công trình nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt động nâng cao chất lượng ĐTBD CC TĐKT [41].

Đề tài khoa học cấp Bộ “Các giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý công mới và hội nhập kinh tế quốc tế” năm 2008 của tác giả Lại Đức Vượng. Theo tác giả, nội dung công tác ĐTBD CC hành chính phải được nhìn nhận là một yếu tố quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực hành chính nhà nước, phát triển năng lực tổ chức, cá nhân, và đóng góp đáng kể cho hiệu quả quản lý hành chính. Chất lượng ĐTBD CBCC hành chính liên quan đến rất nhiều yếu tố, chúng tác động tương trợ lẫn nhau như: khuôn khổ quản lý và nội dung đào tạo, tư cách giảng viên; môi trường học tập; hành vi của giảng viên, cán bộ quản lý ĐTBD; tiêu chí đánh giá. Chất lượng ĐTBD CBCC hành chính có thể được xác định bằng đánh giá kết quả công tác quản lý và công tác tổ chức ĐTBD [39].

Đề tài khoa học cấp Bộ“Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng ĐTBD CC” năm 2011 của tác giả Nguyễn Ngọc Vân. Đề tài đã chỉ rõ các yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD CC; làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng ĐTBD, đánh giá thực tiễn các kết quả nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng ĐTBD, và đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng ĐTBD [36].

- Bài báo khoa học“Nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC nhà nước” của tác giả Nguyễn Trọng Điều đăng trên Tạp chí Cộng sản số 16 (8-2001). Bài viết

đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn và đưa ra các giải pháp của việc nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC nhà nước. Bài báo khoa học“Công tác ĐTBD CBCC và một số vấn đề đặt ra trong hội nhập quốc tế” của tác giả Nguyễn Minh Phương, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 27/3/2018. Bài viết đã làm rõ thực trạng về số lượng, chất lượng ĐTBD CBCC, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong công tác DTBD trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Bài báo khoa học “Kinh nghiệm ĐT CC ở Nhật Bản” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, bài đăng trên Nội san Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự - Học viện Hành chính Quốc gia, số 14/2013. Bài viết đã phân tích mô hình ĐT CC ở Nhật Bản trên các khía cạnh mục tiêu ĐT, cơ sở ĐT và các chương trình ĐT. Các phân tích cho thấy hoạt động ĐT CC tại Nhật Bản được thực hiện theo một hệ thống gắn liền với con đường chức nghiệp của CC một cách rõ ràng dựa trên nền tảng mục tiêu trở thành công bộc của nhân dân. Cũng đăng trên Nội san Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự - Học viện Hành chính Quốc gia, số 8/2011, tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải có bài viết “Phân tích nhu cầu ĐT - Một hoạt động quan trọng trong ĐT phát triển nguồn nhân lực của tổ chức hành chính nhà nước”. Bài viết đã tập trung làm rõ vị trí của phân tích nhu cầu ĐT, các khái niệm và các hoạt động trong quá trình xác định nhu cầu ĐT [33].

Bài báo khoa học “Quản lý chất lượng ĐTBD CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” của 02 tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải và Đoàn Văn Dũng, đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số tháng 5/2018. Bài viết tập trung phân tích một số vấn đề nhận thức về chất lượng, quản lý chất lượng ĐTBD CBCC, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý chất lượng ĐTBD cán bộ như: Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn chất lượng ĐTBD và bộ tiêu chí đánh giá chất lượng ĐTBD làm cơ sở cho công tác đánh giá; tổ chức thực hiện tốt công tác đánh giá chất lượng ĐTBD CBCC; xây dựng hệ thống thông tin quản lý chuẩn xác và kịp thời phục vụ cho quản lý chất lượng ĐTBD CBCC;

Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2

xây dựng “văn hóa chất lượng” trong ĐTBD CBCC [19].

Các bài báo khoa học như: “Hoàn thiện quy phạm pháp luật về ĐTBD CBCC, viên chức” của tác giả Nguyễn Minh Phương và Trần Thị Hạnh, đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 10/2014; “Xây dựng tổ chức học tập đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải, đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 12/2015; “Đổi mới thể chế để nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới” của tác giả Nguyễn Văn Thâm đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 2/2016; “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ĐT công vụ giai đoạn hiện nay” của tác giả Phạm Đức Toàn, bài đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 11/2012; “Trao đổi về ĐT CC” của tác giả Nguyễn Ngọc Vân, bài đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 3/2010; Tác giả Nguyễn Thị Minh Hà có bài “Kinh nghiệm đánh giá khóa ĐTBD CBCC” đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước số 11/2009. Những bài báo khoa học trên đã góp phần làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến ĐTBD CBCC, viên chức, đặc biệt là vấn đề thể chế, định hướng, mục tiêu, và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC, viên chức trong giai đoạn hiện nay [16, 24, 37].

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia “Quản lý nhà nước về TĐKT trên địa bàn tỉnh Gia Lai” (2019) của tác giả Hồ Tuấn Anh; Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia “QLNN về TĐKT tại thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk (2017) của tác giả Lê Thị Liên; Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia “QLNN về TĐKT trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên” (2020) của tác giả Trần Thúy Hằng. Các công trình này đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN về TĐKT, phân tích thực trạng QLNN về TĐKT trên địa bàn cụ thể, chỉ ra các ưu nhược điểm, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động QLNN về TĐKT. Các đề tài này cũng hệ thống các định hướng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN

về TĐKT [20, 22].

Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề ĐTBD CBCC. Mỗi công trình đều có những giá trị khoa học ở các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào đề cập chuyên sâu đến vấn đề ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Do đó, tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu này nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần hệ thống hóa luận cứ khoa học, phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở hệ thống các vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực trạng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ĐTBD CC TĐKT.

- Đánh giá thực trạng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020; chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Hệ thống những định hướng ĐTBD CC TĐKT của Nhà nước và của tỉnh Đắk Lắk; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung:

Hoạt động ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

+ Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2020

+ Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận:

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiếp cận vấn đề trên cơ sở nền tảng nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ĐTBD CC TĐKT.

Phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan để làm sáng tỏ cơ sở lý luận, những luận cứ liên quan đến ĐTBD CC TĐKT.

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích và tổng hợp thông tin thu thập được từ các tài liệu và số liệu liên quan đến đề tài để đánh giá thực trạng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở đó phân tích những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian tới.

Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng bảng hỏi, phát phiếu điều tra xã hội học nhằm thu thập ý kiến phản hồi về ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Đối tượng khảo sát bao gồm các nhóm khách thể nghiên cứu sau: CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Các cơ quan quản lý, sử dụng CC TĐKT.

Nội dung khảo sát: Lấy ý kiến phản hồi về chất lượng ĐTBD CC TĐKT ở các nội dung:

Địa bàn khảo sát: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số phiếu khảo sát: 450 phiếu, trong đó 300 phiếu đối với CC TĐKT, 150 phiếu đối với các cơ quan quản lý, sử dụng CC TĐKT. Riêng 150 phiếu hỏi đối với các cơ quan quản lý, sử dụng CC TĐKT chỉ khảo sát hai nội dung gồm quy trình tổ chức hoạt động ĐTBD và hành lang pháp lý tạo điều kiện cho ĐTBD.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp khái quát hóa.

6. Đóng góp mới của đề tài

Thông qua nghiên cứu, đề tài góp phần lý giải một số vấn đề đặt ra về ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Qua đó, đóng góp một phần cơ sở lý luận cho công tác ĐTBD CC TĐKT nói chung.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là một khuyến nghị hữu ích trong việc nâng cao chất lượng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh đó, đề tài cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn học thuộc lĩnh vực khoa học hành chính, công vụ, công chức đặc biệt là ĐTBD CBCC. Đề tài cũng có thể dùng như một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu về ĐTBD CC TĐKT.

7. Kết cấu nội dung của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 3 chương.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC LÀM CÔNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG


1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm công chức làm công tác thi đua, khen thưởng

- Khái niệm công chức

Khoản 1, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quy định: CC là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [25].

- Khái niệm công chức làm công tác TĐKT

+ Khái niệm thi đua: Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng, năm 2013 quy định: “Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [28].

+ Khái niệm khen thưởng: Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, năm 2013 có định nghĩa về khái niệm KT như sau: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [28].

TĐ và KT là hai nội dung có quan hệ chặt chẽ và tác động biện chứng lẫn nhau. Thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân, tổ chức hoàn thành tốt các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/08/2023