Khái Niệm Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Làm Công Tác Thi Đua Khen Thưởng

nhiệm vụ, trên cơ sở đó thực hiện việc KT. KT vừa là kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy phong trào TĐ phát triển. KT đúng người, đúng việc; bảo đảm khách quan, công bằng và thực hiện kịp thời sẽ có tác dụng động viên, cổ vũ cho TĐ.

+ Khái niệm CC làm công tác TĐKT:

Là CC trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội được phân công nhiệm vụ về công tác TĐKT theo quy định của pháp luật. Xét về mặt tổ chức, CC TĐKT hiện nay bao gồm CC chuyên trách và CC kiêm nhiệm.

1.1.2. Khái niệm đào tạo bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua khen thưởng

- Khái niệm đào tạo:

Theo Từ điển tiếng Việt: “ĐT có nghĩa là quá trình làm con người trở nên có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định” [34].

Theo tác giả Mạc Văn Trang: “ĐT là đưa từ một trình độ hiện có lên một chất lượng mới, cấp bậc mới theo những tiêu chuẩn nhất định bằng một quá trình giảng dạy, huấn luyện có hệ thống (được cấp bằng)”. [34, tr. 4].

ĐT theo nghĩa chung nhất là quá trình tác động có hệ thống đến con người nhằm làm cho con người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, đạt được năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định, để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống, có khả năng nhận sự phân công lao động xã hội nhất định [38, tr. 755].

Mặc dù các khái niệm trên tiếp cận ĐT ở nhiều giác độ khác nhau nhưng đều có những điểm chung, đó là: ĐT là quá trình trang bị cho con người những kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để họ có thể tự tạo được việc làm hoặc làm việc trong những ngành nghề nhất định.

ĐT là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Như vậy, ĐT là quá trình làm cho người được đào tạo có kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn nhất định do yêu cầu, đòi hỏi của công việc.

ĐT CC là quá trình trang bị kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 3

Trước đây, thuật ngữ “ĐT lại” thường được sử dụng để chỉ một quá trình ĐT tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho CBCC có sự thay đổi nghề nghiệp, phương thức hoạt động nghề nghiệp, hoặc đáp ứng những thay đổi của môi trường làm việc. Hiện nay thuật ngữ này không còn được sử dụng bởi tính đa nghĩa của nó.

Xét trong cụm từ ĐTBD CC, khái niệm ĐT có những nghĩa khác biệt so với khái niệm ĐT nói chung, được dùng phổ biến trong xã hội và hệ thống giáo dục quốc dân. Đó là trang bị thêm kiến thức, kỹ năng mới cho đội ngũ CC mà trước đó CC chưa được ĐT nhằm giúp họ nâng cao năng lực thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu công việc. Thuật ngữ ĐT, sử dụng với đối tượng CC mang ý nghĩa BD nhiều hơn. Mặt khác, ĐT CC cũng không phải ĐT thành nghề. Do vậy, khái niệm ĐT trong ĐTBD CC có một ngữ nghĩa nằm giữa hai khái niệm ĐT và BD với ý nghĩa thuần túy của chúng. Chính vì lẽ đó, khái niệm ĐT trong ĐTBD CC có nội hàm và ý nghĩa riêng, tồn tại và dần trở thành từ vựng của tiếng Việt, được xác định trong một hoạt động tương đối đặc biệt: ĐTBD CC.

- Khái niệm bồi dưỡng:

Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học: “BD là làm cho tăng thêm trình độ, năng lực hoặc phẩm chất” [35].

Tác giả Tô Tử Hạ lại cho rằng: “BD có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [15].

Có quan niệm nhấn mạnh mục tiêu BD: “BD là việc làm tăng thêm các tố chất của con người như kiến thức các mặt kinh nghiệm trong lao động, trong

công tác chuyên môn nghiệp vụ hoặc trong lãnh đạo quản lý và sức khỏe của mỗi người” [21].

Cùng với quá trình phát triển của công tác ĐTBD CBCC nói chung, khái niệm này đã trở thành một bộ phận của vốn từ vựng tiếng Việt, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp và trong văn bản quy phạm pháp luật.

Khoản 1, điều 48 Luật Cán bộ công chức năm 2008 quy định “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý CC có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch ĐTBD để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CC” [25].

Từ những quan niệm trên, có thể hiểu BD là hoạt động dựa trên những cái đã có sẵn của một cá nhân để làm tăng năng lực, trình độ, phẩm chất của cá nhân đó thông qua việc cập nhật, bổ sung những kiến thức mới phù hợp với thực tiễn và yêu cầu công việc thực tế.

BD CC là hoạt động cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của CC nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CC, đáp ứng yêu cầu công việc thực tế.

Như vậy, khái niệm ĐTBD CC trên thực tế đã trở thành một “thực thể” thống nhất, có nội hàm là hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng công vụ cho đội ngũ CC nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, giúp họ hoàn thiện tốt các nhiệm vụ được giao.

ĐT BD CC TĐKT là ĐTBD cho đối tượng là CC TĐKT. Nói cách khác, đó là hoạt động trang bị, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cho đội ngũ CC TĐKT nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu công việc trong lĩnh vực TĐKT của CC.

1.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức làm công tác thi đua khen thưởng ở địa phương

1.2.1. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng ở địa phương

Ở địa phương, bộ máy làm công tác TĐKT được tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện. Ở cấp xã không tổ chức thành bộ máy làm công tác TĐKT, cũng không có CC phụ trách mảng TĐKT riêng biệt mà cử CBCC kiêm nhiệm.

- Ở cấp tỉnh, cơ quan chịu trách nhiệm QLNN về TĐKT là Ban TĐKT tỉnh. Ban TĐKT tỉnh là tổ chức tương đương chi cục, trực thuộc Sở Nội vụ, có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND cấp tỉnh QLNN về công tác TĐKT. Ban TĐKT tỉnh là cơ quan thường trực của Hội đồng TĐKT cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, hoạt động của Sở Nội vụ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban TĐKT Trung ương.

Ban TĐKT tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tham mưu giúp UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Hội đồng TĐKT cấp tỉnh tổ chức các phong trào TĐ; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế thực hiện các phong trào TĐ và chính sách KT của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTBD, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CC làm công tác TĐKT ở các sở, ban, ngành, ở cấp huyện, cấp xã và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực TĐKT. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác TĐKT và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực TĐKT theo quy định của pháp luật.

+ Thẩm định hồ sơ đề nghị KT của các sở, ban, ngành, của cấp huyện, cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ

chức xã hội, tổ chức kinh tế ở địa phương và cơ sở, trình UBND cấp tỉnh quyết định KT hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định KT theo quy định.

+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ KT theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về TĐKT; tổng hợp, báo cáo định kỳ về TĐKT theo quy định. Xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ TĐKT theo phân cấp; tham mưu tổ chức thực hiện việc trao tặng, đón nhận các hình thức KT theo quy định của pháp luật.

+ Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng TĐKT cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, ở cấp tỉnh còn có Hội đồng TĐKT cấp tỉnh là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác TĐKT của địa phương. Chủ tịch UBND cấp tỉnh hướng dẫn thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần đối với Hội đồng TĐKT các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh [10].

Thành phần Hội đồng, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Hội đồng có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng ban Ban TĐKT cấp tỉnh làm Phó Chủ tịch thường trực. Các Phó Chủ tịch và các ủy viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định. [10].

- Hội đồng TĐKT có nhiệm vụ, quyền hạn:

Tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh phát động các phong trào TĐ theo thẩm quyền;

Định kỳ đánh giá kết quả phong trào TĐ và công tác KT; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác TĐKT; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào TĐ yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;

Tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về TĐKT;

Tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định tặng các danh hiệu TĐ và các hình thức KT theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền KT [8].

Ở các sở, ban, ngành thuộc hệ thống chính trị không có cơ quan chuyên trách làm công tác TĐKT mà chủ yếu là bộ phận tổ chức cán bộ ở mỗi cơ quan, đơn vị sẽ tổ chức thực hiện công tác TĐKT ở đơn vị mình.

- Ở cấp huyện, Phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về TĐKT. Phòng Nội vụ có nhiệm vụ:

+ Tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện tổ chức các phong trào TĐ và triển khai thực hiện chính sách KT của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện, làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng TĐKT cấp huyện;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung TĐKT trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ TĐKT theo quy định của pháp luật.

- Ở cấp xã không có tổ chức bộ máy hay CBCC chuyên trách về công tác TĐKT mà được giao cho CC kiêm nhiệm.

1.2.2. Đội ngũ công chức làm công tác thi đua khen thưởng ở địa phương

Ở trên đã phân tích tổ chức bộ máy làm công tác TĐKT ở địa phương. Có thể thấy, bộ máy này ở cấp tỉnh thể hiện khá rõ nét. Ở cấp huyện công tác TĐKT được giao cho phòng nội vụ. Ở cấp xã, không tổ chức bộ máy nhưng cũng có CC kiêm nhiệm để thực hiện công tác TĐKT.

Đội ngũ CC TĐKT ở địa phương là CC trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở cấp tỉnh, huyện, xã được phân công nhiệm vụ về công tác TĐKT theo quy định của pháp luật.

Xét về mặt tổ chức, CC TĐKT hiện nay bao gồm CC chuyên trách và CC kiêm nhiệm.

- Đặc điểm đội ngũ CC TĐKT:

CC TĐKT là lực lượng trực tiếp thực thi các chức năng hành pháp của nhà nước, CC TĐKT mang những đặc điểm chung của CC nhà nước nói chung

và một số đặc điểm riêng biệt do công tác trong một lĩnh vực xác định là TĐKT. Cụ thể bao gồm:

+ CC TĐKT là chủ thể của nền công vụ, là những người thực thi công vụ và được nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết, quyền lợi chính đáng để thực thi công vụ.

+ CC TĐKT là lực lượng lao động chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hóa cao. Để thực thi chức năng, nhiệm vụ được giao, đòi hỏi phải có đội ngũ CC mang tính chuyên nghiệp, là những người thực hiện công vụ thường xuyên, liên tục, có trình độ chuyên môn và được ĐTBD về kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác TĐKT. Chính vì vậy, ngay từ khi tuyển dụng, cơ quan nhà nước đã yêu cầu người dự tuyển phải có chuyên môn, có đủ tiêu chuẩn về độ tuổi, phẩm chất chính trị, đạo đức. Trong điều kiện hiện nay, đội ngũ CC TĐKT càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao để đáp ứng được yêu cầu công việc.

1.3. Những vấn đề chung về đào tạo bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua khen thưởng

1.3.1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Nội dung ĐTBD CC TĐKT được xác định dựa trên cơ sở của mục tiêu ĐTBD CC nói chung và lĩnh vực TĐKT nói riêng. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng định hướng nội dung ĐTBD CBCC bao gồm các nguồn sau:

Một là, các văn kiện Đại hội Đảng, nghị quyết của các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Những văn bản của Đảng là những định hướng về tiêu chuẩn cán bộ, những nội dung kiến thức mà CC phải biết, trình độ mà mỗi cấp CC phải được ĐTBD.

Hai là, hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch CC đã được Nhà nước ban hành. Trong hệ thống tiêu chuẩn của các ngạch CC quy định rõ các loại kiến thức và CC của mỗi ngạch phải có mà mỗi CC cần được ĐTBD.

Ba là, yêu cầu và tính chất hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của CC so với nội dung đào tạo của hệ giáo dục quốc dân tập trung ở tính thực dụng của nó, tức là trang bị những nội dung kiến thức và kỹ năng mà thực tế công việc đòi hỏi, trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên ngành mang tính chuyên sâu.

Nhìn chung, hiện nay nội dung ĐTBD CC bao gồm một số vấn đề sau:

+ ĐTBD về lý luận chính trị, cập nhật đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng đội ngũ CC có lập trường chính trị vững vàng, thái độ, phẩm chất tư tưởng tốt.

+ ĐTBD kiến thức về quản lý hành chính nhà nước nhằm xây dựng một đội ngũ CC vững mạnh, tăng cường khả năng thích ứng của CC trước yêu cầu, nhiệm vụ mới.

+ ĐTBD kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm. Đối với CC TĐKT, BD kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm là BD hệ thống kiến thức, kỹ năng liên quan đến lĩnh vực TĐKT nhằm giúp CC thực hiện công việc một cách có hiệu quả hơn.

+ ĐTBD ngoại ngữ cho CC nhằm tăng cường khả năng giao dịch, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn.

+ Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng công cụ tin học nhằm từng bước hiện đại hóa và tăng cường năng lực của nền HCNN.

1.3.2. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng

Quy trình hoạt động ĐTBD CC TĐKT gồm:

+ Xác định nhu cầu ĐTBD

Đây là nhiệm vụ quan trọng của quá trình ĐTBD, là cơ sở để thực hiện các nội dung khác của hoạt động ĐTBD. Việc xác định nhu cầu ĐTBD phải làm rõ 3 loại nhu cầu sau: Nhu cầu ĐTBD nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh của CC đã được quy định; nhu cầu ĐTBD nhằm giúp cá nhân và tổ chức đổi mới và đáp ứng những yêu cầu trong tương lai của tổ chức; nhu cầu ĐTBD nhằm giúp cá nhân, tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả hơn.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 02/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí