Khảo Sát Thực Trạng Chiến Dịch Truyền Thông Trong Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Từ Năm 2006 Đến Năm 2012‌


thông điệp, tuyên truyền trên Website tại Cục…); Tiếp theo đó là duy trì Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Sản xuất các tài liệu truyền thông: Băng đĩa hình, băng đĩa tiếng, poster, tờ rơi, tờ gấp các loại…); Điều tra đánh giá kiến thức, thực hành của các nhóm đối tượng về VSATTP (Điều tra KAP), Xây dựng các mô hình truyền thông (Đội tuyên truyền cổ động về VSATTP…); Tổ chức cuộc thi cả nước viết về VSATTP, cuộc thi các đội tuyên truyền măng non; Phối hợp với các Bộ ngành liên quan triển khai các hoạt động giáo dục truyền thông bảo đảm chất lượng VSATTP, Điều hành kiểm tra giám sát dự án.

Tại địa phương: Tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng VSATTP, giám sát hoạt động của tuyến dưới, xây dựng nội dung thông điệp, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng đội tuyên truyền cơ động về VSATTP, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về VSATP, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về VSATTP, điều tra đánh giá nhận thức, thái độ thực hành VSATTP của các nhóm đối tượng), giám sát báo cáo…

Để thực hiện mục tiêu 2 của dự án là:Đến 2010, 100% tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý VSATTP, giám sát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, Bộ Y tế cũng đề ra kế hoạch triển khai thực hiện ở Trung ương và địa phương như sau: Tại trung ương hỗ trợ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin nhằm quản lý hoạt động quảng cáo và quản lý thông tin trên báo chí và tại địa phương là ứng dụng công nghệ thông tin; mua sắm trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ cho hoạt động chuyên môn.

- Thiết kế thông điệp: xây dựng nội dung thông điệp cho các nhóm đối tượng.

Đối với chiến dịch truyền thông quy mô lớn với nhiều hoạt động được tổ chức trên phạm vi rộng cả nước (Tại Trung ương và tại địa phương) trong khoảng thời gian vài tháng như chiến dịch truyền thông VSATTP trong dự án truyền thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm


do Bộ Y tế thực hiện, việc xây dựng nội dung thông điệp cho các nhóm đối tượng là điều quan trọng không thể thiếu.

Trong đó phải kể đến “Dự án 2 - dự án thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” trong Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP giai đoạn 2006-2010 đã xây dựng kịp thời trong Tháng hành động vì chất lượng VSATTP và dịp Tết Nguyên Đán các thông điệp tuyên truyền của chiến dịch cho từng loại đối tượng theo các chủ đề truyền thông khác nhau qua từng năm. Cụ thể như sau

Năm

Chủ đề

2006

Phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm

2007

Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn trong sản xuất, kinh

doanh thực phẩm

2008

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và vấn đề phòng chống các dịch bệnh đường tiêu hóa;

Thực phẩm chức năng: hiểu đúng, làm đúng và dùng đúng”

2009

Cộng đồng trách nhiệm đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm:

Nhà nước – doanh nghiệp – người tiêu dùng

2010

Giữ vững cam kết về trách nhiệm của Doanh nghiệp với An

toàn vệ sinh thực phẩm

2011

Sản xuất - Kinh doanh- Sử dụng thực phẩm theo Luật An

toàn thực phẩm

2012

“Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết dân tộc và các Lễ hội”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - 5

Mỗi hoạt động cụ thể trong chiến dịch đều chuyển tải những thông điệp cụ thể nhưng tất cả đều bám sát nội dung của thông điệp chính.Việc xây dựng nội dung thông điệp và in sao gửi cho các địa phương đã đảm bảo tính thống nhất về mặt nội dung tuyên truyền trên toàn quốc. Chính sự thống nhất và xuyên suốt của các thông điệp trên toàn bộ các hoạt động của chiến dịch đã góp phần tạo nên hiệu ứng xã hội mạnh mẽ bởi công chúng hiểu thông điệp một cách nhất quán và giống nhau sẽ tạo nên hiệu ứng dây chuyền cho chiến dịch.


Thông điệp của chiến dịch được đưa ra vào các thời điểm nhất định trong năm như: Tháng hành động vì chất lượng VSATTP, Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, các thời điểm chuyển giao như hè sang thu, mùa bão lụt...

Ví dụ như trong năm 2012, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã xây dựng nội dung các thông điệp dưới dạng video và file tiếng đăng tải trên website của Cục, kênh truyền hình Việt Nam, truyền hình cáp... với nội dung như sau:

Thông điệp Tháng hành động vì Chất lượng VSATTP năm 2012

Mùa xuân, mùa lễ hội lương thực phẩm tăng mạnh. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong dịp tết và các lễ hội

Các cơ quan quản lý thực phẩm: tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm: Thực hiện nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm

Người tiêu dùng: Chỉ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rò ràng; Hãy là người tiêu dùng biết lựa chọn thực phẩm; Tuyệt đối không dùng thực phẩm đã ôi thiu mốc hỏng

Hưởng ứng Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012.

Toàn dân tích cực tham gia bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Thông điệp Tết Nhâm Thìn

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm Tết Nguyên đán. Phòng ngừa ngộ độc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Các cơ quan quản lý tăng cường thanh kiểm tra xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm VSATTP

Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm

Người tiêu dùng chỉ mua và sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rò ràng; Kiểm tra kỹ nhãn mác bảo quản thực phẩm; Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng. “Vì tết Nhâm Thìn an khang – hạnh phúc. Hãy bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Ngoài ra còn có các thông điệp khác như: Thông điệp bảo đảm

VSATTP trong mùa bão lụt; Thông điệp ngăn chặn tình trạng gia cầm nhập lậu; Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua tiết canh;


Quy trình tiến hành thanh tra ATTP của cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, Quy trình tiến hành thanh tra ATTP của cơ sở bếp ăn tập thể

Các thông điệp đưa ra đều hướng tới các nhóm đối tượng rất cụ thể bao gồm: Các cơ quan quản lý,các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm,người tiêu dùng với những hành động cần thực hiện để đảm bảo an toàn VSATP, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của mỗi người.

Bước2: Triển khai thực hiện chiến dịch

Trong Tài liệu Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế đã triển khai các hoạt động trọng tâm để đạt được mục tiêu của chiến dịch truyền thông. Đó là: xây dựng nội dung thông điệp cho các nhóm đối tượng, huy động các kênh truyền thông và các lực lượng truyền thông tuyên truyền về VSATTP, đào tạo kiến thức VSATTP trong các bậc học, tập huấn, nói chuyện, hội thảo, kênh truyền thông đại chúng (bao gồm phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam… đăng tải tin bài, xây dựng và in thông điệp đĩa…); Xây dựng các đội tuyên truyền cơ động; Hỗ trợ các thiết bị và phương tiện truyền thông. Dưới đây, tác giả sẽ nêu ranhững hoạt động trong chiến dịch truyền thông như sau:

- Xây dựng nội dung thông điệp cho các nhóm đối tượng

- Huy động các kênh truyền thông và các lực lượng truyền thông tuyên truyền về VSATTP

a) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

b) Tuyên truyền trực tiếp

- Sản xuất sản phẩm truyền thông

- Xây dựng các mô hình truyền thông (Xây dựng đội tuyên truyền cơ động)

- Các hoạt động khác như hỗ trợ các thiết bị và phương tiện truyền thông và hoạt động ứng dựng công nghệ thông tin


Bước 3: Đánh giá hiệu quả chiến dịch truyền thông

Một chiến dịch truyền thông có thể xem là hiệu quả khi biết đánh giá những tác động của chiến dịch. Việc đánh giá tác động của chiến dịch truyền thông được thực hiện vào cuối chương trình hoặc trong các mốc thời gian quan trọng của chiến dịch. Hoạt động đánh giá có quan hệ mật thiết với giám sát và kế hoạch đánh giá cũng phải được xây dựng ngay từ đầu dự án. Đánh giá nhằm mục đích đo lường hiệu quả tuyên truyền vận động, những kết quả đạt được trong mỗi giai đoạn hay trong toàn bộ chiến dịch có phù hợp với mục tiêu đã đề ra hay không? Sự tác động của chiến dịch đến nhận thức, thái độ và hành vi thực tiễn của đối tượng như thế nào?.Hàng năm, cục an toàn vệ sinh thực phẩm đã tiến hành điều trađánh giá kiến thức, thái độ và thực hành (gọi tắt là KAP) của các nhóm đối tượng chính liên quan đến hoạt động VSATTP. Kết quả điều tra KAP của các nhóm (có báo cáo cụ thể) thu được qua cuộc điều tra từ năm 2007 đến năm 2012 như sau:

Bảng 1.1: Tỷ lệ % các nhóm đối tượng hiểu đúng về VSATTP qua các năm


Đối tượng

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Người kinh doanh thực phẩm

45,9

49,4

65,1

73,0

82.1

80,0

Người tiêu dùng thực phẩm

46,2

48,6

65,5

84,5

82,4

86,0

Người quản lý lãnh đạo

86,5

87,6

81,5

82,5

93.5

93,5

Người sản xuất, chế biến

thực phẩm

53,8

55,7

44,4

79,4

82,9

85,0

Nguồn [21, tr.35]

Đối chiếu vào bảng điều tra trên, kết quả cho thấy công tác giáo dục truyền thông đã có chuyển biến rò rệt từ trung ương đến địa phương góp phần làm thay đổi nhận thức của nhân dân về VSATTP. Tỷ lệ các nhóm đối tượng hiểu đúng về VSATTP tăng so với năm 2009. Đánh giá kết quả về nhận thức hành vi về VSATTP năm 2010 cho thấy: người kinh doanh thực phẩm có hiểu biết đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm tăng từ 65,1% (2009) lên 73,0% (2010); người tiêu dùng thực phẩm có hiểu biết đúng về VSATTP tăng từ


65,5% (2009) lên 84,5% (2010), người lãnh đạo, quản lý có hiểu biết đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm tăng từ 81,5% (2009) lên 82,5% (2010) và người sản xuất, chế biến thực phẩm có hiểu biết đúng về VSATTP tăng từ 44,4% (2009) lên 79,4% (2010).

Căn cứ vào các số liệu trên cho thấy việc giám sát đánh giá có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản lý và đổi mới các chiến dịch tuyên truyền vận động, hình thành và phát triển các chiến dịch mới.

Tiểu kết chương 1:

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa khái niệm chiến dịch truyền thông, quy trình tổ chức chiến dịch truyền thông trong các tài liệu nước ngoài và tài liệu tiếng Việt. Theo đó chiến dịch truyền thông gồm bốn bước cơ bản theo quy trình RACE bao gồm: Nghiên cứu, lập kế hoạch, giao tiếp /truyền thông, đánh giá. Ngoài ra để thực hiện quy trình giám sát và đánh giá CDTT, các phương pháp đánh giá hiệu quả chiến dịch được sử dụng là phương pháp định lượng (Nghiên cứu mẫu, phương pháp phân tích tài liệu) và phương pháp định tính (phỏng vấn sâu, phương pháp thảo luận nhóm tập trung, phương pháp quan sát). Những phương pháp này nhằm xác định mức độ hoàn thành mục tiêu đề ra cho một chiến dịch truyền thông, trên cơ sở đó xác định xem đã đạt được tính thích hợp, hiệu quả, kết quả và tác động của các chiến dịch truyền thông so với các mục tiêu đã được xác định trong kế hoạch truyền thông.

Tác giả cũng giới thiệu chung về chiến dịch truyền thông VSATTP. Đây là chiến dịch thuộc 1 trong 6 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP do Cục ATVSTP (Bộ Y tế) tiến hành từ năm 2006 đến năm 2012 đến nay đã kết thúc. Tác giả đã khái quát chiến dịch này theo đúng quy trình thực hiện chiến dịch truyền thông mà mục 1.1 đã đề cập, bao gồm các bước: Nghiên cứu, lập kế hoạch, giao tiếp/truyền thông, giám sát/đánh giá.

Chương tiếp theo của luận văn sẽ làm rò hơn về thực trạng chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP thông qua khảo sát vấn đề truyền thông về VSATTP trên hai báo điện tử Vietnamnet và báo


Formatted: Justified, Line spacing: Multiple

1.4 li


Tuoitre.vn trong 2 năm từ 1/2011 đến tháng 12/2012 và khảo sát ý kiến chuyên gia về chiến dịch truyền thông VSATTP để từ đó rút ra một số kết luận từ các vấn đề trên.


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2012‌

2.1.Sự tham gia của báo điện tử Vietnamnet và Tuoitre.vn trong chiến dịch truyền thông VSATTP

Trong các hoạt động để đạt được mục tiêu của chiến dịch truyền thông VSATTP trong chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP, hay nói cách khác trong quy trình của chiến dịch truyền thông VSATTP việc lựa chọn kênh truyền thông, huy động sự tham gia của các cơ quan truyền thông vào phổ biến tuyên truyền thông tin kiến thức VSATTP, tác động vào công chúng gây tâm lý mạnh mẽ, dẫn đến thay đổi nhận thức, hành vi đóng vai trò quan trọng. Để thực hiện được mỗi chiến dịch truyền thông, Bộ Y tế phải huy động tương đối lớn các lực lượng truyền thông thông qua các hoạt động như tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Phối hợp với Đài truyền hình trung ương, Đài tiếng nói Việt Nam phát thông điệp Tết nguyên đán, thông điệp Tháng hành đông, thông điệp tuyên truyền trong dịp Tết trung thu….; phối hợp báo tạp chí; Tổ chức hội thảo cộng tác viên báo chí các quý để định hướng tuyên truyền, phối hợp với các báo tạp chí tuyên truyền VSATTP…). Nhưng bù lại sự thành công của mỗi chiến dịch truyền thông có thành công rất cần có sự tham gia của báo chí, với sức lan tỏa mạnh mẽ, kịp thời, hiệu quả tác động lớn đến công chúng

“Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên hệ thống máy tính”

- thuật ngữ “báo điện tử” đã được sử dụng trong Luật báo chí năm 1999. Theo định nghĩa trong luật này, “báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên hệ thống máy tính”. Dự thảo Luật Báo chí trình Quốc hội cũng định nghĩa “báo điện tử là loại hình báo chí thực hiện trên mạng Internet”. Với những ưu thế

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí