Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Phát Triển Các Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Nam Đến Năm 2025



Về chính sách thu hút đầu tư phát triển CCN:

Tỉnh đã ban hành các chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư CCN về xây dựng hạ tầng và sản xuất trong CCN. Kết quả xây dựng và phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam thời gian qua đã góp phần tạo dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất CN, TTCN của tỉnh. Hoạt động của các CCN đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất CN-TTCN nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Hà Nam theo hướng CNH-HĐH, thể hiện ở một số nội dung như: Hiện nay các CCN đang hoạt động đã thu hút được 202 doanh nghiệp vào hoạt động; thu hút và huy động vốn cho đầu tư phát triển hơn 13.000 tỷ đồng; doanh thu đạt trên 17.000 tỷ đồng với mức tăng trưởng từ 15 – 20%. Kết quả trên cho thấy cơ chế chính sách của tỉnh ban hành trên cơ sở cụ thể hóa các quy định, giải pháp của Chính phủ phù hợp với đặc thù của địa phương nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Về chính sách hỗ trợ hoạt động CCN

Với các chính sách đào tạo người lao động, theo định hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ, xây dựng đội ngũ lao động có ý thức tổ chức kỷ luật, tay nghề cao, có năng lực tiếp thu, áp dụng công nghệ mới, năng suất chất lượng, hiệu quả để cung ứng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, CCN. Đến nay các CCN đã thu hút và giải quyết việc làm cho 12.143 lao động địa phương với mức lương từ 4,5 – 5,0 triệu đồng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân ở khu vực nông thôn. Các doanh nghiệp trong CCN phát triển đã góp phần làm thay đổi bộ mặt và cấu trúc mạng lưới thương mại hàng hóa và dịch vụ của tỉnh. Do đó, việc ban hành các chính sách giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường đã được tỉnh quan tâm. Công tác xúc tiến đầu tư vào CCN trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trương đã được tập trung triển khai đồng bộ và mang lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các hoạt động, chương trình xúc tiến đầu tư đều được xây dựng bài bản, bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đảm bảo thu hút các



nguồn vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Về các chính sách khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thời gian qua, các chính sách của tỉnh về hỗ trợ thủ tục hành chính, hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp, có nhiều thông tin để lựa chọn thực hiện đầu tư, nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất góp phần tăng thêm nguồn thu vào ngân sách nhà nước của tỉnh.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam - 11

2.4.2.1. Hạn chế

Các chính sách phát triển đối với CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam cho đến nay đã đạt được những kết quả đáng kể, song vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách. Những hạn chế này xuất phát từ chính bản thân nội dung chính sách và từ việc triển khai thực hiện chính sách trên thực tế, do vậy, cần thiết phải xác định chính xác các hạn chế để có giải pháp khắc phục hiệu quả nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách và phát huy tính tích cực của chính sách trong việc phát triển CCN, đồng thời tăng cường bảo vệ môi trường CCN, cụ thể:

Về chính sách quy hoạch phát triển các CCN:

Nội dung chính sách hướng tới quy hoạch cụm công nghiệp nhằm thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư để lấp đầy CCN. Tuy nhiên công tác quy hoạch trong xác định vị trí các CCN chất lượng chưa cao dẫn đến có CCN quy hoạch diện tích ít nhưng thu hút được nhiều doanh nghiệp song diện tích đất thiếu và ngược lại. Bên cạnh đos, công tác quy hoạch chưa xác định rõ các giải pháp để thực hiện, đặc biệt là giải pháp về vốn xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào, xác định rõ trình độ công nghệ thu hút vào CCN, không phân loại rõ CCN; vị trí còn gần khu dân cư, chưa dự báo đúng nhu cầu mặt bằng, ngành lĩnh vực sản xuất trong CCN; chậm điều chỉnh bổ sung quy hoạch CCN dẫn đến các doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng khó thực hiện vì thủ tục mở rộng CCN chưa thực hiện.



Về chính sách thu hút đầu tư phát triển CCN:

Về cơ bản, nội dung chính sách đầu tư CCN tập trung vào cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều CCN chưa thu hút được đơn vị kinh doanh hạ tầng, kinh phí xây dựng hạ tầng chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà nước, do đó công tác duy tu, bảo dưỡng, thu phí sử dụng hạ tầng vẫn chưa được quan tâm. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm: sự chậm trễ trong việc phổ biến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tới người dân; chưa có chính sách khuyến khích vận động hộ thuộc diện bị thu hồi đất cho phát triển các CCN; nhận thức của người dân cũng như việc chuyển đổi nghề gặp nhiều khó khăn dẫn đến sự lúng túng giữa các cơ quan trong việc triển khai thực hiện quy hoạch CCN. Không chỉ vậy, việc ban hành văn bản chỉ đạo, quản lý chậm so với yêu cầu quản lý CCN; cơ chế hỗ trợ chưa hấp dẫn, chậm bổ sung, điều chỉnh; không thu hút được các doanh nghiệp có thương hiệu vào đầu tư sản xuất, đa số công nghệ sản xuất lạc hậu; nguồn lực đầu tư hạ tầng CCN chủ yếu do ngân sách tỉnh đảm bảo, không thu hút được các chủ đầu tư là doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh hạ tầng CCN (mới thu hút được 2 nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng CCN). Vì vậy, hiện nay mới có 2/15 CCN có trạm xử lý nước thải tập trung.

Về chính sách hỗ trợ hoạt động CCN

Để góp phần các CCN hoạt động hiệu quả và ngày càng phát triển, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động CCN về đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cho thấy chất lượng và số lượng đào tạo lao động không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong CCN. Bởi lẽ các chính sách phát triển nguồn nhân lực chưa gắn với việc tuyển dụng của các doanh nghiệp trong CCN, dẫn đến tình trạng cung không gặp cầu; ngành nghề, trình độ và phương pháp làm việc chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động. Ngoài ra kinh phí hỗ trợ cho các chính sách này vẫn còn hạn hẹp nên chưa



triển khai được nhiều nội dung.

Về chính sách khác

Việc hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính, chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp tuy đã được quan tâm chú trọng và có sự chuyển biến rõ rệt song một số khâu hướng dẫn, thẩm định thủ tục cho doanh nghiệp, hộ gia đình chuyển đổi sang hộ kinh doanh còn chậm. Bên cạnh đó công tác quản lý nhà nước về các CCN còn hạn chế dẫn đến tình trạng các dự án đầu tư trong CCN khi được giao đất không triển khai đúng tiến độ, không đúng nội dung dự án được cấp phép, vi phạm các quy định về quản lý đất đai vẫn còn diễn ra khá nhiều. Chế độ thông tin báo cáo chưa được các chủ đầu tư hạ tầng, các nhà đầu tư thứ phát trong CCN thực hiện nghiêm túc.

2.4.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan:

- Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, phát triển CCN được ban hành chậm hơn so với yêu cầu của thực tiễn, do đó có sự bất cập giữa quy định của văn bản và thực tiễn hiện hữu, mất nhiều thời gian khắc phục, xong vẫn còn nhiều tồn tại.

- Cơ chế, chính sách cho phát triển CCN không kịp thời, đủ hấp dẫn để thu hút các nguồn lực đầu tư hạ tầng, dịch vụ công nghiệp.

- Các doanh nghiệp trong CCN chủ yếu quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật hạn chế. Xuất phát điểm về kinh tế của tỉnh thấp.

- Mối liên kết giữa các doanh nghiệp để sản xuất theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất trong CCN còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong thu hút đầu tư, tiêu thụ sản phẩm. Việc đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp còn hạn chế, khó khăn do thiếu vốn.

Nguyên nhân chủ quan:

- Tư duy, tầm nhìn của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp tham mưu có mặt còn hạn chế trong việc quản lý, phát triển CCN, nhất là trong công tác quy hoạch, ban hành cơ chế chính sách.



- Nguồn lực, nhân lực phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối với các CCN còn hạn chế và chất lượng chưa cao. Mô hình tổ chức làm dịch vụ hạ tầng CCN chưa thống nhất giữa các huyện, thành phố.

- Chưa có cơ chế hỗ trợ đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng CCN, khu nhà ở, các khu chức năng phục vụ vui chơi, giải trí và sinh hoạt cho công nhân trong các CCN.

- Năng lực và chất lượng đào tạo nghề cho lao động của các cơ sở đào tại tỉnh còn hạn chế; môi trường làm việc và sinh sống tại tỉnh chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút lao động có trình độ, tay nghề cao về làm việc tại các CCN của tỉnh.

- Công tác quản lý, giám sát hoạt động của các dự án sau chấp thuận đầu tư còn nhiều hạn chế, dẫn tới doanh nghiệp chậm tiến độ, sử dụng đất đai lãng phí, vi phạm trong xây dựng...; trong một số trường hợp, chưa kiên quyết xử lý các vi phạm của nhà đầu tư.



CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2025


3.1. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam đến năm 2025

3.1.1. Một số dự báo và mục tiêu phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2025

3.1.1.1 Một số dự báo phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm

2025

- Về công nghiệp chế biến Nông sản - Thực phẩm, Đồ uống: Căn cứ nhu cầu

và khả năng sản xuất, có thể kêu gọi thu hút đầu tư thêm một số nhà máy sản xuất có quy mô công suất lớn và công nghệ hiện đại như: Dự án đầu tư sản xuất bia, công suất 100 triệu lít/năm; sản xuất, tinh chế rượu cồn, công suất 3-5 triệu lít/năm; sản xuất nước giải khát, công suất 300 triệu lít/năm. Khuyến khích phát triển các ngành sản xuất chế biến khác như: giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm; chế biến rau quả, chế biến đồ ăn nhanh; duy trì ổn định công suất nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã có. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến nông sản thực phẩm đồ uống (giá SS2010) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 17,52%/năm; giai đoạn 2026 - 2035 là 14 39%/năm.

- Về công nghiệp sản xuất Thiết bị điện, Điện tử và Công nghệ thông tin: Phấn đấu tự chủ nắm vững đầy đủ các công nghệ mới trong sản xuất các nhóm sản phẩm công nghệ phức tạp hơn theo tiêu chí sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng, trình độ tự động hóa cao hơn. Chú trọng thu hút phát triển nhóm các sản phẩm mới hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: máy in 3D, robot, thiết bị đeo thông minh; phương tiện tự hành, máy tính lượng tử; công nghệ sinh học, công nghệ nano...Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử và Công nghệ thông tin (giá SS2010) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 19,56%/năm; giai đoạn 2026 - 2035 là 17,55%/năm.



- Về công nghiệp Cơ khí chế tạo, lắp ráp: Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô, xe máy và các trang thiết bị khác; các dự án cơ khí, chế tạo máy phục vụ nông nghiệp và giao thông vận tải; sản xuất kết cấu thép xây dựng, phục vụ xây dựng trên địa bàn tỉnh và các đô thị lân cận. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp (giá SS2010) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 17,51%/năm; giai đoạn 2026 - 2035 là 20,24%/năm.

- Về công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng: Duy trì ổn định công suất xi măng theo quy hoạch điều chỉnh là 18,07 triệu tấn/năm và công suất khai thác ở mức 10 triệu m3/năm. Phát triển hợp lý các sản phẩm vật liệu xây dựng mới, chế biến sâu để tiết kiệm tài nguyên. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (giá SS2010) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 10,04%/năm; giai đoạn 2026 - 2035 là 1,38%/năm.

- Về công nghiệp Hóa chất và sản xuất các sản phẩm từ hóa chất, hóa dược: Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến và sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu; các dự án bào chế thuốc đạt chuẩn GMP; sản xuất nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu hóa dược vô cơ; sản xuất tá dược thông thường và tá dược cao cấp phục vụ trung tâm y tế chất lượng cao. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất, hóa dược (giá SS2010) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 23,12%/năm; giai đoạn 2026 - 2035 là 9,11%/năm.

- Về công nghiệp Dệt may - Da giầy: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may - da giầy (giá SS2010) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 9,61%/năm; giai đoạn 2026 - 2035 là 5,05%/năm.

3.1.1.2 Mục tiêu phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm

2025


- Mục tiêu tổng quát:

+ Phát triển công nghiệp Hà Nam phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -

xã hội và các ngành kinh tế của tỉnh; phát triển công nghiệp của vùng và cả nước; đồng thời gắn với quá trình đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.



+ Tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thương mại dịch vụ có trình độ và chất lượng cao. Cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn là công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp; tiến tới công nghiệp và dịch vụ - thương mại có tỷ trọng tương đương nhau sau năm 2030. Tăng cường năng lực, chủ động nắm bắt, tận dụng tối đa các lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) để thúc đẩy phát triển công nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.

+ Phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ một cách hợp lý. Tập trung thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Hạn chế và tiến tới không thu hút doanh nghiệp công nghiệp đầu tư- vào bên ngoài khu, cụm công nghiệp.

+ Phát triển công nghiệp chú trọng bảo vệ môi trường, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và giải quyết các vấn đề xã hội.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2025 là 53% và đến năm 2035 là 47%.

+ Tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân giai đoạn 2020 -2025 đạt 16,1%; giai đoạn 2025 -2035 đạt 13,37%.

3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện chính sách phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2025

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất gắn với chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động nông nghiệp/tổng lao động xã hội còn dưới 20%. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo; đẩy mạnh thu hút các dự án công nghệ hiện đại, hiệu quả cao. Thực hiện hiệu quả chương trình nâng cao năng lực

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 11/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí