Lờ i Cả m Ơ n
Thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa chính là cơ hội cho sinh viên hệ thống, củng cố lại kiến thức, vận dụng những gì đã học vào trong thực tế và đặc biệt là được làm quen, rèn luyện kỹ năng tiến hành nghiên cứu khoa học, làm bước đệm cho việc thực hiện những công trình lớn hơn về sau.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm Khoa Dược và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức cần thiết và tạo điều kiện cho tôi được thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Dược - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế đã hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình tiến hành thu thập số liệu để làm luận văn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Vò Thị Hồng Phượng - giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Y Dược Huế, là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn của mình.
Và cuối cùng, là lời cảm ơn chân thành tôi muốn gửi đến gia đình và bạn bè vì đã luôn ở bên cạnh để giúp tôi vượt qua những thời điểm khó khăn nhất, luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong học tập và cuộc sống.
Do hạn chế về thời gian tiến hành nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.
Huế, tháng 5 năm 2018 Nguyễn Thị Hiền
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn do cá nhân tôi thực hiện và không trùng với bất kì luận văn nào trước đây.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hiền
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
American College of Cardiology (Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ) | |
ADR | Adverse Drug Reaction (Phản ứng có hại của thuốc) |
AHA | American Heart Association (Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ) |
B | Bảng |
BNF | British National Formulary (Dược thư Quốc gia Anh) |
CCĐ | Chống chỉ định |
CDC | Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ) |
CSDL | Cơ sở dữ liệu |
CYP2C19 | Cytochrome P450 2C19 |
CYP450 | Cytochrome P450 |
DĐH | Dược động học |
DLH | Dược lực học |
DRUG | Phần mềm tra cứu tương tác thuốc trực tuyến truy cập tại địa chỉ www.drugs.com |
EMA | European Medicines Agency (Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu) |
FDA | Food and Drug Administration (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) |
ICD - 10 | International Classification of Disease, Tenth Edition (Phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10) |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế - 2
- Các Biện Pháp Quản Lý Tương Tác Thuốc Trong Thực Hành Lâm Sàng
- Thuốc Được Kê Trong Đơn Thuốc Điều Trị Ngoại Trú
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
Phần mềm tra cứu tương tác thuốc trực tuyến truy cập tại địa chỉ www.medscape.com | |
MM | Drug interactions - Micromedex® Solutions (Phần mềm tra cứu tương tác thuốc trực tuyến Micromedex) |
NSAID | Nonsteroidal Anti-inflammatory Drug (Thuốc kháng viêm không steroid) |
NT | Nghiêm trọng |
OTC | Over-the-counter (Thuốc không cần kê đơn) |
PPI | Proton Pump Inhibitor (Thuốc ức chế bơm proton) |
SD | Độ lệch chuẩn |
SDI | Stockley’s Drug Interactions Pocket Companion (Sổ tay tra cứu tương tác thuốc của Stockley) |
STT | Số thứ tự |
TB | Trung bình |
TTT | Tương tác thuốc |
YNLS | Ý nghĩa lâm sàng |
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương về tương tác thuốc 3
1.1.1. Khái niệm tương tác thuốc 3
1.1.2. Phân loại tương tác thuốc 3
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây ra tương tác thuốc 7
1.1.4. Hậu quả của tương tác thuốc 8
1.1.5. Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng 9
1.1.6. Các nghiên cứu về tương tác thuốc 9
1.2. Các biện pháp quản lý tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng 11
1.2.1. Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc 11
1.2.2. Xây dựng danh mục tương tác thuốc sử dụng trong thực hành lâm sàng 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.3. Nội dung nghiên cứu 21
2.4. Xử lý số liệu 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân và tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu 24
3.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 24
3.1.2. Đặc điểm về tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu 25
3.2. Xác định các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế 26
3.2.1. Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú 26
3.2.2. Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú 30
3.2.3. Cơ chế và hậu quả của các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú 32
3.2.4. Phân tích sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng 34
3.3. Xây dựng hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế 35
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 36
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân và tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu 36
4.2. Xác định các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế 37
4.2.1. Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú 37
4.2.2. Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú 39
4.2.3. Cơ chế và hậu quả của các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú 43
4.2.4. Phân tích sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xuất hiện tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng 45
4.3. Xây dựng hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế 46
KẾT LUẬN 47
KIẾN NGHỊ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Danh sách các thuốc có khoảng điều trị hẹp 7
Bảng 1.2. Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc trên thế giới và tại Việt Nam11 Bảng 1.3. Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM 12
Bảng 1.4. Phân loại mức độ nặng của tương tác trong BNF 74 13
Bảng 1.5. Phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI 14
Bảng 1.6. Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG 15
Bảng 1.7. Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED 15
Bảng 2.1. Bảng quy ước mức độ đánh giá tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ở các cơ sở dữ liệu 19
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 24
Bảng 3.2. Phân bố giới tính bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 24
Bảng 3.3. Phân bố nhóm bệnh trong mẫu nghiên cứu 25
Bảng 3.4. Đặc điểm về số thuốc được kê đơn trong đơn thuốc 25
Bảng 3.5. Phân bố nhóm thuốc trong mẫu nghiên cứu 26
Bảng 3.6. Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được đồng thuận bởi các cơ sở dữ liệu 27
Bảng 3.7. Danh sách 20 cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú 29
Bảng 3.8. Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng 30
Bảng 3.9. Tần suất xuất hiện các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng 31
Bảng 3.10. Cơ chế và hậu quả của các tương tác có ý nghĩa lâm sàng 32
Bảng 3.11. Phân loại các tương tác có ý nghĩa lâm sàng theo cơ chế tương tác 33
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng 34
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc phối hợp thuốc là không thể tránh khỏi, nhất là trong tình trạng đa bệnh lý, đa triệu chứng. Đó chính là nguyên nhân làm cho tương tác thuốc bất lợi dễ xảy ra. Tỷ lệ tương tác tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc phối hợp và tương tác thuốc là một trong những nguyên nhân quan trọng trong các phản ứng có hại của thuốc [2].
Hậu quả của tương tác thuốc ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Về mặt lâm sàng, bên cạnh một số tương tác có lợi, các tương tác thuốc xảy ra có thể đưa đến hệ quả “giảm hoạt tính” đồng nghĩa với giảm hiệu quả điều trị hoặc “tăng hoạt tính quá mức” dẫn đến tác dụng bất thường của thuốc. Trong một phân tích hệ thống về phản ứng có hại của thuốc, tương tác thuốc chiếm từ 3 - 5% các sai sót liên quan đến thuốc xảy ra tại bệnh viện, đồng thời hậu quả do tương tác thuốc gây ra đóng góp vào nguyên nhân dẫn đến nhập viện và cấp cứu [38]. Tương tác thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và đồng thời làm tăng chi phí điều trị, tăng gánh nặng cho hệ thống y tế [33].
Tuy nhiên, tương tác thuốc là một vấn đề có thể phòng tránh được bằng cách sử dụng thuốc thận trọng và giám sát chặt chẽ bệnh nhân trong quá trình điều trị hoặc tiến hành các biện pháp can thiệp để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tương tác thuốc. Cùng với sự phát triển của khoa học và y học, nhiều cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc ra đời nhằm giúp các cán bộ và nhân viên y tế thuận lợi trong việc xác định tương tác thuốc trước khi chỉ định sử dụng thuốc trên bệnh nhân. Tuy nhiên, giữa các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc lại không có sự tương đồng trong cách ghi nhận tương tác thuốc và nhận định mức độ nghiêm trọng [4], [10], [47]. Do vậy, đánh giá tương tác thuốc dựa trên sự đồng thuận từ nhiều cơ sở dữ liệu sẽ giúp chúng ta chắc chắn hơn về khả năng xảy ra tương tác thuốc, từ đó chú ý hơn vào các tương tác này trong thực hành lâm sàng để đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh.