Phương Pháp Phỏng Vấn Và Thu Thập Dữ Liệu Thứ Cấp


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Tiếp cận hệ thống theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể dưới đây:

2.1. Phương pháp phỏng vấn và thu thập dữ liệu thứ cấp

2.1.1. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích áp dụng: Phương pháp phỏng vấn nhằm mục đích cụ thể hóa, bổ sung những dữ liệu mà điều tra thứ cấp chưa cung cấp được. Qua phỏng vấn để làm rò, cụ thể hơn thực trạng phòng, chống rửa tiền thông qua các ngân hàng ở nước ta hiện nay.

Cách thức tiến hành: Dựa trên những thông tin cần sử dụng cho nghiên cứu, tiến hành chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn. Sau đó gặp các đối tượng phỏng vấn theo thời gian hẹn trước để tiến hành phỏng vấn. Trong suốt quá trình phỏng vấn, tiến hành bút ký những ý kiến trả lời, lưu lại thông tin quan trọng để tiến hành xử lý thông tin.

Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ lãnh đạo Cục phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Địa điểm phỏng vấn: Do tính chất công việc của người được phỏng vấn làm việc trong Cục Phòng, chống rửa tiền thường bận bịu, nên địa điểm phỏng vấn được chọn là tại Cục phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn được thiết kế kéo dài trong khoảng từ 30 đến 50 phút. Tùy vào đối tượng được phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn mà phỏng vấn viên quyết định thời lượng cuộc phỏng vấn phù hợp.

Thời điểm phỏng vấn: Phỏng vấn viên điện thoại liên hệ trước với các đối tượng được phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tượng phỏng vấn sao cho người được hỏi có một khoảng thời gian thoải mái nhất khi tiếp chuyện phỏng vấn viên.


Nội dung câu hỏi phỏng vấn:

Câu 1: Ông (bà) cho biết về thực trạng rửa tiền Việt Nam trong thời gian vừa qua?

Câu 2: Ông (bà) có thể cho biết trách nhiệm của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc phòng, chống rửa tiền?

Câu 3: Để phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quy định giao dịch trên 300 triệu đồng trong ngày thì phải báo cáo việc này có được các ngân hàng thương mại tuân thủ?

Câu 4: Ông (bà) cho biết về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực phòng, chống rửa tiền ở các ngân hàng tại Việt Nam.

Câu 5: Quan điểm và mục tiêu chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới là gì?

2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Ưu điểm: Dữ liệu thứ cấp là xuất phát điểm của việc nghiên cứu, đây là những thông tin đã có sẵn, (những thông tin) được thu thập trước đây về mục tiêu khác. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức.

Nhược điểm: Cần phải đề phòng những dữ liệu này đã cũ, không chính xác, không đầy đủ và độ tin cậy thấp.

Các dữ liệu thứ cấp cần thu thập:

- Thống kê các giao dịch đáng ngờ.

- Tình hình kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Việt Nam.

- Hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

- Cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền.

- Chiến lược phát triển ngành ngân hàng…

Luận văn sẽ tập hợp thông tin từ các nguồn sau đây:


- Thông tin ở các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân, Tổng cục Hải quan.

- Báo, tạp chí: Một số báo, tạp chí chuyên ngành như tạp chí tài chính (Học viện Tài chính), Tạp chí Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước).

- Mạng internet: Tìm hiểu thông qua một số trang web như: http:www.sbv.gov.vn (trang web của Ngân hàng Nhà nước). Tìm hiểu một số thông tin trên một số trang báo mạng như vnexpress.net, laodong.com, thoibaonganhang.vn. Thông qua các trang web này để thu thập các dữ liệu về thực trạng phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ tìm hiểu về quy chế phòng chống rửa tiền thông qua thông tin trên website của một số ngân hàng thương mại như Oceanbank.vn, saigonbank.com, vietinbank.vn (trang web của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam), bidv.com.vn (trang web của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam).

2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch

Thông qua tổng hợp và phân tích kết quả thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp để đánh giá khái quát những vấn đề lý thuyết và thực tế trên quốc tế và trong nước về phòng, chống rửa tiền, cụ thể:

- Phân tích, diễn giải các tài liệu và kết quả khảo sát thực tiễn biểu hiện cách thức rửa tiền và quy định pháp lý, các cách thức cụ thể chống rửa tiền cụ thể qua một số ngân hàng… Tổng hợp lại các thông tin trên để đưa ra đánh giá về thực tế hiệu quả của các phương pháp phòng, chống rửa tiền đã được áp dụng.

- Tổng hợp kinh nghiệm cụ thể ở một nước để quy nạp thành bài học chung và diễn dịch thành những giải pháp đề xuất cụ thể cho công tác phòng, chống tiền của Việt Nam.


Luận văn sẽ triển khai phân tích theo logic đi từ khái quát đến cụ thể, từ lý thuyết đến thực trạng, sau đó quy nạp, diễn dịch thành những giải pháp phòng, chống rửa tiền chung và cụ thể qua hệ thống ngân hàng.

2.3. Phương pháp mô tả

Nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình rửa tiền tại các nước trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra, phương pháp mô tả được sử dụng để mô tả khái quát về hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, mô tả các phương thức điển hình mà Cục Phòng, chống rửa tiền tổng hợp được từ các vụ việc nghi ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền và đã chuyển sang cơ quan chức năng để tiếp tục điều tra.

2.4. Phương pháp thống kê, bảng biểu

Luận văn sẽ thống kê số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ mà Cục Phòng, chống rửa tiền đã nhận được từ các tổ chức tín dụng báo cáo:

Xây dựng các bảng thống kê về số lượng các giao dịch đáng ngờ được thống kê theo biểu hiện rửa tiền, sau đó dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích cơ cấu biểu hiện của rửa tiền qua hệ thống các ngân hàng.

Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng Excel để xây dựng các bảng biểu thể hiện sự tăng giảm số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ qua các năm.

2.5. Phương pháp lịch sử

Luận văn phân tích đánh giá theo quan điểm lịch sử, cụ thể nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp. Tiến hành so sánh số lượng các giao dịch đáng ngờ qua các năm từ 2010-2013. Từ đó thấy được mức độ biến động qua các năm, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, cũng tiến hành so sánh tình trạng phòng, chống rửa tiền của Việt Nam với một số nước trên thế giới như Mỹ… để tìm ra những điểm mới, từ đó đưa ra các biện pháp phòng, chống rửa tiền phù hợp.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2013

3.1. Khái quát sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Hệ thống ngân hàng Việt Nam được hình thành từ năm 1951 dưới dạng hệ thống ngân hàng một cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc theo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung thời kỳ này.

Kể từ khi đất nước giành độc lập đến những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, mô hình kế hoạch hóa tập trung dần bộc lộ nhiều bất cập: kìm hãm phát triển kinh tế, gây ra tình trạng lạm phát cao, sản xuất đình trệ. Tất cả những vấn đề đó đã dẫn đến yêu cầu phải chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Mô hình hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng buộc phải thay đổi tương ứng để đáp ứng tình hình mới.

Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ra đời năm 1990 đã đánh dấu mốc mới cho lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống các tổ chức tài chính nói chung của Việt Nam, đặc biệt là sự chuyển đổi mô hình từ một cấp thành hai cấp, gồm NHNN và các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hoạt động vì lợi nhuận. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các TCTD năm 1997 và năm 2010 lần lượt ra đời cho phép từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý ngành ngân hàng; đồng thời, kéo theo hàng loạt sự chuyển biến về số lượng các ngân hàng, quy mô vốn điều lệ, phương thức hoạt động cũng như sự thay đổi trong cấu trúc sở hữu các ngân hàng Việt Nam.

Với xuất phát điểm ban đầu gồm 4 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài chính và cơ cấu sản phẩm dịch vụ hạn chế năm 1991, tính đến tháng 12/2013 hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển lên tầm vóc mới, bao gồm: 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng hợp tác xã, 1 ngân hàng



HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

TM Nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và 42 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Sự tồn tại của nhiều loại hình ngân hàng thương mại với quy mô khác nhau đã từng bước tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế.


1


1


1


37


5


4


42

Ngân


Ngân


Ngân


Ngân


Ngân


Ngân


chi

hàng


hàng


hàng


hàng


hàng


hàng


nhánh

chính


hợp


TM


TMCP


100%


liên


ngân

sách


tác xã


Nhà




vốn


doanh


hàng

xã hội




nước




nước ngoài




nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam - 6


Hình 3.1: Hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Nguồn: Trang Web của Ngân hàng Nhà nước

Trước đây, cả nước có tất cả 5 ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước. Năm 2008, Việt Nam thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam; năm 2009 cổ phần hóa Ngân hàng Công Thương Việt Nam, năm 2011 cổ phần hóa Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, năm 2012 cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hiện nay chỉ còn 1 ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước là Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng thương mại nhà nước có mạng lưới rộng lớn với khoảng 2000 chi nhánh các loại được phân bố trên phạm vi cả nước. Ngân hàng này có được mối quan hệ truyền thống, gắn bó lâu năm với khách hàng và có uy tín khá cao trong xã hội, và là ngân hàng đóng vai trò


chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Các ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu được thành lập sau khi có 2 pháp lệnh ngân hàng và là một trong những kết qủa đáng chú ý của quá trình cải cách ngân hàng. Hiện nay có 37 NHTM nội địa đang hoạt động, chiếm hơn 30% thị phần huy động và cho vay. Các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam hiện nay thường được đặt tại ở những thành phố lớn và những khu vực nông thôn có sản xuất hàng hóa phát triển, khách hàng mục tiêu là những doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có quy mô kinh tế vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình. Đã có một số ngân hàng phát triển tương đối tốt như: MB, Sacombank, Techcombank ….

Cùng với chính sách mở cửa kinh tế, khu vực ngân hàng cũng được mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức cơ bản là: Liên doanh với các TCTD trong nước, thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Cho đến nay ở Việt Nam có 4 ngân hàng liên doanh, 39 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

3.2. Khái quát quá trình hoàn thiện cơ sở pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam

Quy định pháp luật đầu tiên của Việt Nam về phòng, chống rửa tiền được nhắc đến trong điều 251 Bộ Luật hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa X thông qua ngày 21/12/1999 và được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII thông qua ngày 19/06/2009. Điều luật đã nêu bật lên được nội hàm cơ bản của hành vi rửa tiền, cụ thể đã nêu lên nguồn gốc của khoản tiền bất hợp pháp là tiền do phạm tội mà có và các phương thức phạm tội của hành vi rửa tiền, đó là thông qua các giao dịch ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có.


Để phù hợp thông lệ quốc tế về phòng chống rửa tiền, lành mạnh và minh bạch hóa các giao dịch về tài chính trong nước và quốc tế, sau khi nghiên cứu phòng, chống rửa tiền ở một số nước và nhận được sự hỗ tài trợ về kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 07/6/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền trực thuộc NHNN nay là Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Trên cơ sở Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2006 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền; Thông tư số 41/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng đã ban hành các thông tư hướng dẫn Nghị định số 74/2005/NĐ-CP: Thông tư số 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng; Thông tư số 12/2011/TT-BXD ngày 01/9/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Ngày 12/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1451/QĐ- TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, trong đó có nội dung xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền.

Thực hiện Nghị quyết số 07/2011/QH13 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XIII (2011-2015), NHNN

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022