Tổng Hợp Trình Độ Lý Luận Chính Trị Của Công Chức Xã Trên Địa Bàn Thị Xã Phước Long



Tỷ lệ %

0

0

0

0

100

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước - 8

Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng công chức cấp xã tính đến hết tháng 12/2020 - Phòng Nội vụ - LĐTB&XH thị xã Phước Long.

2.2.2.2. Trình độ lý luận chính trị

Nhìn chung, đội ngũ công chức xã trên địa bàn thị xã Phước Long có bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Mặc dù những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch bệnh Covic -19; song đội ngũ công chức xã luôn giữ vững phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, đoàn kết, thống nhất, phát huy dân chủ, gắn bó mật thiết với nhân dân. Điều này thể hiện ở việc số lượng công chức xã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Theo thống kê đến hết tháng 12/2020, có 62 công chức xã là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (chiếm 92,53% tổng số công chức xã).

Về trình độ lý luận chính trị: trình độ cao cấp lý luận chính trị là 03 người (chiếm 4,47%); trình độ trung cấp lý luận chính trị là 49 người (tương đương 73,13% công chức xã). Số lượng công chức chưa qua đào tạo lý luận chính trị và có trình độ sơ cấp lý luận chính trị là 10 người (tương đương 14,92% công chức xã). Vì vậy, theo tiêu chuẩn cụ thể quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ thì tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị cũng đạt theo yêu cầu.


Bảng 2.3. Tổng hợp trình độ lý luận chính trị của công chức xã trên địa bàn thị xã Phước Long

Tổng số

Bậc đào tạo


67

Chưa đào tạo

và sơ cấp


Trung cấp


Cao cấp


Cử nhân

Số lượng

10

49

03

0

Tỷ lệ %

14,92

73,13

4,47

0

Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng công chức xã tính đến hết tháng 12/2020 - Phòng Nội vụ -LĐTB&XH thị xã Phước Long.

Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng công chức xã tính đến hết tháng 12/2020 - Phòng Nội vụ -LĐTB&XH thị xã Phước Long.

Tuy nhiên, trình độ lý luận chính trị ở đây được công nhận qua bằng cấp, chứng chỉ. Để cụ thể hóa vào thực tiễn đòi hỏi phải có nền tảng học vấn căn bản, có chuyên môn nhất định và có kiến thức quản lý nhà nước. Như vậy, nếu chỉ có trình độ lý luận chính trị không vẫn chưa đủ năng lực về trình độ, kiến thức để thực thi công vụ.

2.2.2.3. Trình độ tin học, ngoại ngữ

Trình độ tin học từ chứng chỉ A trở lên của công chức xã trên địa bàn khá cao (65 người, chiếm 97,01% công chức xã). Số công chức xã có chứng chỉ ngoại ngữ chiếm là 64 người tương đương 95,52%. Riêng về trình độ tin học, số công chức chưa được chuẩn hóa chủ yếu là những người lớn tuổi và đã có thời gian công tác lâu năm, hầu hết đều không có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn về trình độ tin học.


Bảng 2.4. Tổng hợp trình độ tin học, ngoại ngữ của công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long

Tổng số


Chứng chỉ tin học


Chứng chỉ ngoại ngữ

67

Số lượng

65

64

Tỷ lệ %

97,01

95,52

Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng công chức xã tính đến hết tháng 12/2020 của Phòng Nội vụ - LĐTB&XH thị xã PhướcLong.

Thực tế cho thấy, văn bằng, chứng chỉ chỉ mang tính hình thức, không phải lúc nào cũng phản ánh được đúng năng lực của công chức xã. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong phần đánh giá kết quả sau 35 năm đổi mới đã nhấn mạnh thực trạng này: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới”. Số lượng cán bộ cấp xã và đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công vẫn còn quá lớn; phẩm chất, năng lực, uy tín còn hạn chế; thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chất lượng là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực, nó phản ánh rất rõ năng lực của đội ngũ công chức xã, có tác động đến hiệu quả công việc mà đội ngũ đó đảm nhận trong quá trình thực thi công vụ của họ. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức xã có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực thi công vụ của công chức xã, ảnh hưởng đến hoạt động của chính quyền xã và cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác đánh giá và kết quả đánh giá công chức xã.

2.3. Kết quả đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020

2.3.1. Các văn bản quy định về đánh giá công chức cấp xã


Các quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn liên quan về đánh giá công chức chỉ quy định chung chung cho nhiều đối tượng, nhiều nhóm công chức, chưa cụ thể hoá cho từng loại hoạt động công vụ, do chúng ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống danh mục vị trí việc làm. Nhìn chung, các văn bản trên đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cơ bản để đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả, đúng mục đích công tác đánh giá công chức còn việc đánh giá cụ thể, chi tiết như thế nào là việc của từng ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Qua khảo sát cho thấy tại thị xã Phước Long chưa ban hành hướng dẫn cụ thể về đánh giá công chức xã mà trực tiếp thực hiện theo quy định, hướng dẫn về đánh giá công chức của cấp trên. Điều này cũng là một hạn chế rất lớn trong công tác đánh giá hiện nay. Hướng dẫn đánh giá công chức của cơ quan sẽ là cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí, phương pháp, quy trình, thẩm quyền, thời gian đánh giá công chức nói chung đã được quy định trong các văn bản sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đặc điểm công chức, đặc thù của từng vị trí, yêu cầu chức danh công việc.

Qua tham khảo ý kiến của lãnh đạo xã, một số cho rằng hàng năm đều có văn bản hướng dẫn của cấp trên (Sở Nội vụ, UBND thị xã) về việc thực hiện công tác đánh giá nên không cần thiết phải ban hành hướng dẫn riêng, cụ thể cho đơn vị mình. Đánh giá công chức xã là khâu quan trọng trong quá trình quản lý công chức, kết quả đánh giá đúng sẽ giúp động viên, khuyến khích công chức nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, góp phần cải thiện văn hóa, môi trường làm việc cho cá nhân công chức cũng như cho cả tập thể đơn vị, kết quả đánh giá sai sẽ gây hậu quả ngược lại. Lãnh đạo xã là người có thẩm quyền quyết định đánh giá, phân loại cán bộ, công chức và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tuy nhiên, công tác đánh giá công chức ở một số xã chưa thực sự được lãnh đạo quan tâm nên


việc quán triệt, phổ biến các quy định về đánh giá đến công chức cũng còn hình thức và chưa hiệu quả. Bản thân công chức xã cũng chưa quan tâm nhiều đến công tác này làm ảnh hướng rất lớn đến tính chính xác trong kết quả đánh giá cuối cùng. Việc đánh giá chưa có các tiêu chí cụ thể nên còn định tính, cảm tính nên không đảm bảo công bằng, khách quan. Qua khảo sát CB,CC, nhiều ý kiến cho rằng kết quả đánh giá công chức xã hiện nay còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực tế (46/67 tương đương 68,65% ý kiến). Như vậy, thực trạng cho thấy, khi chưa có hướng dẫn cụ thể về đánh giá công chức thì công tác đánh giá công chức gặp rất nhiều khó khăn vì các nội dung chưa được lượng hóa thành các tiêu chí mà chỉ dừng lại ở các nội dung, tiêu chí chung chung, ít có giá trị thực tiễn.

Hiện nay, các văn bản của Trung ương đã quy định cụ thể về chức trách, tiêu chuẩn, nhiệm vụ của công chức cấp xã nên một số ý kiến cho rằng dựa vào các quy định này đã có thể đánh giá công chức xã khá dễ dàng không cần thiết phải có hướng dẫn riêng. Khảo sát về sự phù hợp của các văn bản hướng dẫn đánh giá công chức xã hàng năm của Sở Nội vụ và UBND thị xã có đến 41/67 tương đương 61,19% ý kiến của công chức xã cho rằng không phù hợp. Tuy nhiên, ý kiến của phần lớn lãnh đạo xã lại cho rằng văn bản hướng dẫn đánh giá công chức xã hàng năm là phù hợp và rất phù hợp có khoảng 69,50% ý kiến. Như vậy, cùng một nội dung vấn đề nhưng giữa lãnh đạo xã và công chức xã chưa có sự thống nhất trong cách hiểu, quan điểm còn khác nhau đối với văn bản hướng dẫn đánh giá của cấp trên. Hơn nữa, công chức xã có những đặc thù khác với công chức cấp bên trên nên việc đánh giá họ cần có những tiêu chí phù hợp mới đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng trong đánh giá.

Để đánh giá CB,CC, viên chức, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành hướng dẫn đánh giá, phân loại CB,CC, viên chức và người lao động. Tuy


nhiên, hiện nay UBND tỉnh Bình Phước vẫn chưa có quy định riêng mang tính quy phạm pháp luật (QPPL) về đánh giá, xếp loại CB,CC, viên chức. Đối với Sở Nội vụ và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào phân cấp quản lý CB,CC cũng ban hành văn bản hướng dẫn về đánh giá CB,CC cho các đối tượng công chức. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn này về cơ bản lại sao chép y nguyên các quy định của Trung ương và cấp trên mà không cụ thể về nội dung, tiêu chí, thời gian, phương pháp.... cho từng loại đối tượng. Điều này gây khó khăn cho công tác đánh giá và kết quả là mỗi xã hiểu và áp dụng một cách khác nhau mà chưa có sự thống nhất.

2.3.2. Về nội dung, tiêu chí đánh giá

Từ năm 2015 đến năm 2020, nội dung, tiêu chí đánh giá công chức nói chung và công chức xã chủ yếu dựa vào các văn bản QPPL của Trung ương quy định về đánh giá công chức, đó là Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và một số văn bản hướng dẫn của UBND Tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh. Từ năm 2020, việc ban hành hướng dẫn đánh giá công chức được cụ thể hơn khi có Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Mặc dù UBND tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá, phân loại CB,CC, nhưng chưa có hướng dẫn riêng cho đối tượng là công chức cấp xã.

Trong văn bản hướng dẫn của UBND thị xã về nội dung, tiêu chí đánh giá công chức xã chỉ nêu ra những nội dung đánh giá chung. Nội dung đánh giá công chức xã thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 Luật Cán bộ, công chức, bao gồm: (1) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (2) Phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; (3) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; (4) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; (5) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; (6) Thái độ phục vụ nhân dân. Mặc dù đối tượng


đánh giá là công chức xã nhưng có thể thấy những nội dung, tiêu chí đánh giá mà UBND thị xã Phước Long quy định đồng nhất với các nội dung, tiêu chí của công chức nói chung. Điều này dẫn đến tình trạng các văn bản hướng dẫn sao chép lại quy định của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và cấp trên nên khi áp dụng vào đánh giá sẽ rất lúng túng, tùy tiện.

Khi tiến hành khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung đánh giá công chức xã hiện nay thì 41/67 tương đương 61,19% ý kiến cho rằng không phù hợp, 26/67 tương đương 38,80% ý kiến cho là phù hợp và rất phù hợp. Đối với các tiêu chí để phân loại đánh giá công chức thực hiện theo các Điều 18, 20 và 21, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP như hiện nay.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát phản ánh thực trạng về sự phù hợp của các nội dung, tiêu chí đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long

Tổng số

Nội dung/tiêu chí đánh giá

67

Không gian phù hợp

Phù hợp

Số lượng

41/67

26/67

Tỷ lệ

61,19%

38,80%

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tại 07 xã, phường trên địa bàn thị xã Phước Long với 67 phiếu khảo sát

Nội dung, tiêu chí phục vụ cho công tác đánh giá công chức xã là áp dụng tương tự pháp luật, còn rất mơ hồ, chung chung chưa cụ thể, sát thực, chưa phù hợp với mỗi công chức được đánh giá. Một mặt là do hệ thống pháp luật dùng để đánh giá công chức chưa đồng bộ, còn rải rác trong nhiều văn bản. Mặt khác, bản thân các địa phương khi thực hiện còn thụ động, trông chờ vào hướng dẫn của cấp trên mà chưa chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết tiêu chí đánh giá công chức cho phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể. Tiêu chí đánh giá phải phù hợp với thực tiễn. Các tiêu chí càng xây


dựng cụ thể càng giúp cho việc đánh giá công chức đạt hiệu quả như: Số lượng công việc mà công chức xã thực hiện, số lượng công việc hoàn thành, số lượng công việc hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ, khả năng nắm vững kiến thức, năng động, sáng tạo, tiết kiệm...

Khảo sát về giá trị thực tiễn của các nội dung, tiêu chí đánh giá công chức xã hiện nay cho thấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là những nội dung khó đánh giá nhất.

Đối với nội dung phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc có 42/67 tương đương 62,68% ý kiến cho rằng khó đánh giá trong khi đó về năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng có 51/67 tương đương 76,11% đồng quan điểm cho rằng khó đánh giá. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống đề cập đến nhận thức, quan điểm chính trị, lập trường của công chức, phản ánh những giá trị đạo đức cá nhân, xã hội và chuẩn mực pháp lý, thể hiện trong lối sống, cách xử sự của công chức với nhiều mối quan hệ xã hội. Nếu như chỉ dừng lại ở nội dung chung chung thì khó để chỉ ra được ai có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị và thực tế là hầu hết công chức thực hiện tốt nội dung này. Nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quan có thể thấy, đại bộ phận đội ngũ CB,CC xã đã có gắng để vượt qua khó khăn, thử thách trong thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân.

Tuy nhiên vấn đề về đạo đức, lối sống hiện nay trong bộ phận không nhỏ công chức xã trên địa bàn thị xã đang bị suy thoái với những biểu hiện khác nhau như: Sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc, né

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023