Hệ Thống, Cơ Cấu Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Ở Tỉnh Bắc Giang Hiện Nay

Chương 2‌‌

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH BẮC GIANG


2.1. Hệ thống, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang hiện nay

2.1.1. Số lượng chức danh cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh có diện tích khá rộng so với các tỉnh khác của cả nước. Do đó số lượng đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh tương đối lớn (gồm 230 xã, phường, thị trấn). Trung bình mỗi xã, phường, thị trấn có từ 21 đến 25 cán bộ, công chức. Trong đó mỗi xã, phường, thị trấn có từ 11 đến 13 cán bộ, từ 10 đến 13 công chức. Vì vậy, số lượng CBCC cấp xã rất đông, tính đến năm 31/12/2010 toàn tỉnh có 4490 CBCC cấp xã (trong đó 2030 công chức và 2460 cán bộ). Bên cạnh đó, còn có những người hoạt động không chuyên trách số lượng tương đối lớn, trung bình mỗi xã, phường, thị trấn có từ 19 đến 22 người, hiện toàn tỉnh có 3609 người hoạt động không chuyên trách.

Tuy số lượng CBCC cấp xã đông, nhưng so với khối lượng công việc thì vẫn còn tình trạng một chức danh phải kiêm nhiệm nhiều công việc, khối lượng công việc tương đối lớn như: 01 công chức Địa chính - xây dựng còn kiêm nhiệm vụ phụ trách đô thị, môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc phụ trách giao thông, xây dựng, môi trường (đối với xã); 01 công chức Văn hóa - xã hội đồng thời kiêm phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội; 01 công chức Tư pháp - hộ tịch kiêm thường trực tại bộ phận "một cửa" và tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm tra về mặt pháp chế đối với văn bản của HĐND và UBND... trong khi trình độ của CBCC cấp xã có hạn (hầu hết có trình độ sơ cấp, trung cấp hoặc đại học không chính quy). Phần lớn

việc tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, thôn bản của họ phụ thuộc sự hợp tác của những người hoạt động không chuyên trách.

Qua khảo sát cho thấy, 100% công chức cho rằng đầu việc quá nhiều, số lượng công chức không đủ để đảm bảo giải quyết công việc kịp tiến độ và chất lượng, 82% công chức có ý kiến tăng số lượng cho một số chức danh để đảm bảo công chức tập trung công việc chuyên môn theo bề sâu, tránh phát triển chuyên môn theo bề rộng, dẫn đến lúng túng, mơ hồ khi giải quyết công việc ở những lĩnh vực kiêm nhiệm.

Trên cơ sở các quy định của Luật Cán bộ, công chức; Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, UBND tỉnh ban hành quy định về chức vụ, chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố (ban hành kèm theo Quyết định số 236/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010), theo đó số lượng CBCC cấp xã được bố trí theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể:

Cấp xã loại 1: 25 người;


Cấp xã loại 2: 23 người;


Cấp xã loại 3: 21 người.


Số lượng cán bộ, công chức trên bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.

Về bố trí cán bộ, công chức cấp xã: Các xã, phường, thị trấn bố trí đủ 18 chức vụ, chức danh cán bộ, công chức quy định. Số biên chế còn lại được bố trí tăng thêm như sau:

- Cấp xã loại 3 được bố trí tăng thêm:

+ 01 công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) phụ trách giao thông, xây dựng, đô thị và môi trường;

+ 01 công chức Văn hóa - xã hội phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội;

+ 01 công chức Tư pháp - hộ tịch phụ trách công tác chứng thực, quản lý, đăng ký hộ tịch; thường trực tại bộ phận "một cửa" và tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Cấp xã loại 2 được bố trí tăng thêm so với cấp xã loại 3:

+ 01 Công chức Tài chính - kế toán phụ trách kế toán, thống kê;

+ 01 Phó Chủ tịch UBND (nếu bố trí thêm theo quy định của Chính phủ).

- Cấp xã loại 1 được bố trí tăng thêm so với cấp xã loại 2:

01 công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) phụ trách quản lý đất đai và thường trực tại bộ phận "một cửa".

Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ của địa phương và trình độ, năng lực của cán bộ có thể bố trí việc kiêm nhiệm theo hướng: Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND; Bí thư hoặc Phó Bí thư hoặc Thường trực Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND; Phó Bí thư hoặc Thường trực Đảng ủy kiêm Phó Chủ tịch HĐND.

Việc tăng cường số lượng công chức cho một số chức danh như hiện nay phần nào đã giảm tải được số lượng công việc cho công chức, thuận lợi cho họ tập trung hoạt động bề sâu của chuyên môn, đảm bảo về tiến độ và hiệu quả công việc.

2.1.2. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang

* Về độ tuổi

Yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, có sự kế thừa và phát triển, có cơ cấu hợp lý giữa 3 độ tuổi; tăng

cường cán bộ trẻ. Trong khi đó, cơ cấu độ tuổi của cán bộ chủ chốt hiện nay còn bất hợp lí: dưới 35 tuổi, chiếm 4,9%; từ 35 đến 45, chiếm 30,7%; từ 46

đến 50, chiếm 36,1%; trên 50 tuổi 28,3%.

Bảng 2.1. Tổng hợp độ tuổi CBCC cấp xã tỉnh Bắc Giang



TT


Chức danh

Tổng số hiện có

Độ tuổi

Ghi chú

Dưới 35

35-45

46- 50

Trên 50

I

Công chức

2030

823

623

305

204


II

Cán bộ







1

Cán bộ chủ chốt

1316







Bí thư Đảng ủy

230

1

49

92

88



Phó Bí thư TT

75

3

29

23

20



TT Đảng ủy

155

17

59

45

34



Chủ tịch HĐND

56

0

2

13

41



Phó CT HĐND

209

10

64

78

57



Chủ tịch UBND

219

2

68

95

54



Phó CT UBND

372

31

130

131

80


2

Trưởng các đoàn thể

1144







Chủ tịch UBMTTQ

229

2

27

66

134



Chủ tịch Hội LHPN

230

13

93

67

57



Chủ tịch HND

227

20

52

40

115



Bí thư Đoàn TN

229

165

64

0

0



Chủ tịch Hội CCB

229

0

3

44

182


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay - 5

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang, 2010.

Cơ cấu độ tuổi cán bộ chủ chốt cấp xã chưa đảm bảo yêu cầu, tỷ lệ tuổi trẻ thấp: dưới 35 tuổi có 64 người, chiếm tỷ lệ 4,9% (giảm 1,2% so với năm 2006); từ 35 đến 45 tuổi 405 người, chiếm tỷ lệ 30,7% (giảm 11,7% so

với năm 2006); từ 46 đến 50 tuổi có 477 người, chiếm tỷ lệ 36,1% (tăng 1,3%

so với năm 2006), trên 50 tuổi có 374 người, chiếm tỷ lệ 28,3% (tăng 11,6% so với năm 2006). Chức danh bí thư, phó bí thư thường trực hoặc thường trực đảng ủy có 160 người tuổi từ 45 trở xuống (giảm 5,9% so với năm 2006).

Chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND có 626 người tuổi từ 50 trở xuống (giảm 14,7% so với năm 2006).

Cơ cấu độ tuổi của Trưởng các đoàn thể chưa hợp lý, chưa đạt yêu cầu của tỉnh đề ra:

Tỉ lệ cán bộ tuổi trẻ tương đối thấp, dưới 35 tuổi có 200 người, chiếm tỷ lệ 17.5%; từ 35 đến 45 tuổi 239 người, chiếm tỷ lệ 20,9%; từ 46 đến 50 tuổi có 217 người, chiếm tỷ lệ 19%, trên 50 tuổi có 488 người, chiếm tỷ lệ 42,7%. Cơ cấu tuổi trẻ chủ yếu tập trung là chức danh Bí thư Đoàn thanh niên có 165 người, chiếm 14,4%, trưởng các đoàn thể khác ở độ tuổi trẻ quá thấp. Chức danh Chủ tịch Hội cựu chiến binh có độ tuổi trung bình quá cao, chủ yếu độ tuổi 46 trở lên (79,1%), không có người nào dưới 35 tuổi.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có độ tuổi tương đối hợp lý, cân đối giữa các độ tuổi, đảm bảo phát huy được mặt mạnh của cơ cấu độ tuổi. Trong 5 năm trở lại đây, đội ngũ này đã dần được trẻ hóa, hầu hết công chức có độ tuổi từ 22 đến 45, số công chức có độ tuổi trên 45 chỉ chiếm 25%. Tỉ lệ tuổi trẻ cao, dưới 35 tuổi có 823 người, chiếm tỷ lệ 40,5%; từ 35 đến 46 tuổi có 623 người, chiếm tỷ lệ 30,7%; từ 46 đến 50 tuổi có 305 người, chiếm tỷ lệ 15%, trên 50 tuổi có 204 người, chiếm tỷ lệ 10%.

Số liệu trên cho thấy cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBCC xấp xã của tỉnh dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ ít, tỷ lệ từ 46 đến 50 chiếm tỷ lệ rất cao. Về cơ cấu độ tuổi tuy đã đáp ứng được yêu cầu và có được trẻ hóa hơn so với những năm trước, song vẫn cần quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, đội ngũ cán bộ kế cận, để tiếp thêm sức mạnh cho cơ sở, khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ trong tương lai, tạo nên sự kế cận chuyển tiếp cán bộ ở các độ tuổi một cách hợp lý.

* Về dân tộc, giới tính

- Về dân tộc

Nhìn chung, tỉ lệ CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số so với các năm trước có chiều hướng tăng lên. Hiện nay có 11% công chức cấp xã, 12% cán bộ chủ chốt, 9,8% trưởng các đoàn thể là người dân tộc thiểu số.

- Về giới tính

Bảng 2.2. Cơ cấu giới tính, thành phần dân tộc CBCC cấp xã tỉnh Bắc Giang



TT


Chức danh

Tổng số hiện có

Giới tính

Dân tộc thiểu số

Nam

Nữ

I

Cán bộ chủ chốt





1

Bí thư Đảng ủy

230

227

3

26

2

Phó Bí thư

75

71

6

5

3

Thường trực Đảng ủy

155

148

7

26

4

Chủ tịch HĐND (chuyên trách)

56

56

0

6

5

Phó Chủ tịch HĐND

209

191

18

26

6

Chủ tịch UBND

219

216

3

28

7

Phó Chủ tịch UBND

372

361

13

35


Tổng số

1316

1266

50

152


Tỷ lệ %

100

96.2

3.8

11.5

II

Trưởng các đoàn thể





1

Chủ tịch UBMTQ

229

13

216

2

2

Chủ tịch Hội LHPN

230

230

0

13

3

Chủ tịch Hội Nông dân

227

15

212

20

4

Bí thư đoàn TN

229

6

223

165

5

Chủ tịch Hội CCB

229

0

229

0


Tổng số

1144

264

880

200


Tỷ lệ %

100

23.1

76.9

17.5

III

Công chức






Tổng số

2030

444

1586

217


Tỷ lệ %

100

21.9

78.1

11

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang, 2010.

Nhìn chung đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh còn có sự chênh lệch lớn về cơ cấu giới tính. Tỉ lệ CBCC cấp xã là nữ rất thấp so với mặt bằng chung CBCC của tỉnh và CBCC cấp xã của cả nước. Đặc biệt, cán bộ là nữ chiếm tỉ lệ rất thấp. Cán bộ chủ chốt có 1.320 người trong đó nam 1.270, chiếm 96,2%; nữ có 50 người, chiếm 3,8%. Đặc biệt, số lượng nữ nắm chức danh Bí thư đảng ủy

quá thấp (3/230 người). Trưởng các đoàn thể có 1144 người, trong đó nam có 880 người, chiếm 76,9%; nữ có 264 người, chiếm 23,1%. Như vậy, cán bộ nam chiếm tỷ lệ rất cao, thậm chí có một số xã, phường, thị trấn có 100% cán bộ chủ chốt là nam giới.

Tỉ lệ công chức cấp xã là cũng tương đối thấp 444/2030 người, chiếm 21,9%.

Từ thực tế trên, đã phản ánh năng lực, trình độ cán bộ nữ còn thấp, chưa đảm bảo bình đẳng về giới hiện nay. Điều đó, đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các ngành cần phải có chính sách chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng, đề bạt đội ngũ cán bộ nữ ở cơ sở.

2.1.3. Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang

Hiện tại, việc quy định chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ CBCC cấp xã tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ như sau:

* Đối với Bí thư:

- Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ.

- Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn.

- Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Đảng ủy.

* Đối với Phó Bí thư, Thường trực Đảng ủy:

- Giúp Bí thư đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họp và dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về các mặt công tác của Đảng bộ.

- Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương của Ban chấp hành, Ban thường vụ cho các Ủy viên Ban chấp hành và tổ chức đảng trực thuộc.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.

* Đối với Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội LHPN, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội CCB:

- Là cán bộ chuyên trách đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn; chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức đoàn thể, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của tổ chức mình.

- Cùng tập thể Ban Thường trực (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc), Ban Thường trực (4 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố.

- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hiệp thương bầu cử xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên tương ứng đề ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/12/2022