Vai Trò C A Th C Hiện Chính Sách Phát Triển Công Chức Văn Hoá - Xã Hội Cấp Xã


“o” (chương trình được thực hiện dẫn đến kết quả “O”). Paul Berman cho rằng hiệu lực thực thi và hiệu lực kỹ thuật không thể tách rời nhau, chúng gắn liền với nhau. Mối quan hệ thứ nhất (nếu p, thì I) giải quyết những thứ còn thiếu giữa chính sách công và kết quả là một chương trình được thực hiện. Tuy nhiên cũng cần thừa nhận, sự thực hiện chương trình phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau phức tạp giữa chính sách công và môi trường thực thi.

Theo Amy DeGroff, Margaret Cargo [70], “thực thi chính sách công phản ánh một quá trình thay đổi phức tạp mà các quyết định của nhà nước được chuyển thành các chương trình, thủ tục, các quy định, hoặc các hoạt động nhằm đạt được những cải thiện x hội”. Ottoson và Green cho rằng “thực thi là một quá trình lặp đi lặp lại, trong đó các ý tưởng được thể hiện trong chính sách công được biến đổi thành hành vi, được thể hiện thành hành động x hội. Thông thường, hành động x hội được biến đổi từ chính sách nhằm đạt được sự cải thiện x hội; và thường được thể hiện phổ biến nhất dưới dạng các chương trình, thủ tục, quy định và hành động”. Theo Thomas Dye [77], “thực thi bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế để thực hiện gốc chính sách công đ được thông qua bởi cơ quan lập pháp. Vì các chính sách công có những tác động mong muốn hoặc có chủ định, nên chúng phải được chuyển thành các chương trình và các dự án mà sau đó được thực hiện để đạt được một tập hợp các mục tiêu hoặc mục đích”. Theo William [79]: “Các hành động chính sách công có hai mục đích chính: điều chỉnh và phân bổ”. Các hành động điều chỉnh là những hành động được thiết kế để bảo đảm sự tuân thủ các tiêu chuẩn hoặc thủ tục nhất định. Các hành động phân bổ là những hành động đòi hỏi các đầu vào như tiền, thời gian, nhân sự và thiết bị.

Khi bàn về thực hiện chính sách công, một số nhà nghiên cứu còn quan tâm đến mô hình thực hiện chính sách. Có thể kể ra 02 mô hình từ trên xuống và mô hình từ dưới lên.


Mô hình từ trên xuống với mấu chốt là sự khởi đầu bằng một chương trình hoặc chính sách của nhà nước. Trên cơ sở chương trình, chính sách đó, trong quá trình thực thi chính sách, chủ thể thực thi làm theo những việc đ được yêu cầu hoặc đ được thiết kế dưới sự kiểm soát của nhà nước trong suốt quá trình thực thi. Trong mô hình này, các mục tiêu được xác định từ trên, thay vì xuất phát từ những đối tượng tham gia chính sách [57, tr. 93].

Mô hình này tập trung vào bốn vấn đề chính. Thứ nhất là mức độ theo đuổi chính sách của các đối tượng tham gia thực thi. Thứ hai là mức độ đạt được mục tiêu của chính sách. Thứ ba, xác định những yếu tố cơ bản tác động đến đầu ra cũng như những ai liên quan đến thực thi chính sách (cả trực tiếp và gián tiếp). Thứ tư, cách thức điều chỉnh dựa trên những kinh nghiệm có được.

Mô hình từ dưới lên không xuất phát từ chương trình, chính sách của nhà nước mà bắt đầu bằng việc các định vấn đề chính sách từ dưới lên, nói cách khác là từ các tiểu hệ thống. Mục đích của việc làm này nhằm xây dựng mạng lười những người tham gia từ địa phương [57, tr. 93].

Tóm lại, thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x là các bước mà các cơ quan có chức năng và thẩm quyền tiến hành để đưa các chính sách liên quan đến phát triển công chức VH-XH cấp x vào thực tế nhằm tạo ra đội ngũ công chức VH-XH đảm bảo chất lượng.

2.2.3. Vai trò c a th c hiện chính sách phát triển công chức văn hoá - xã hội cấp xã

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chính sách. Đây là giai đoạn quan trọng bởi vì tổ chức thực thi chính sách là trung tâm kết nối các giai đoạn trong qui trình chính sách thành một hệ thống. Điều này được chứng minh trên thực tế khi mà nhiều chính sách do các cơ quan trung ương đề ra nhưng khi chính sách về đến địa phương, người ta phải tiến hành nghiên cứu, áp dụng phù hợp với


Thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở vùng Tây Nam Bộ - 10

thực tế của địa phương. Điều đó có nghĩa là giai đoạn thực thi chính sách lại bao hàm cả nội dung hoạch định chính sách. Theo đó, thực hiện chính sách có một số vai trò như sau:

- Đây l giai đoạn bi n ý đồ c a ch nh sách th nh hiện th c.

Nếu chính sách chỉ được hoạch định mà không được thực thi thì sẽ không có tác dụng trong thực tế. Để quản lí điều hành, nhà nước có thái độ ứng xử một cách thích hợp với mỗi vấn đề phát sinh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Tùy theo yêu cầu quản lí phát triển của nền kinh tế ở từng thời kì, nhà nước chủ động ban hành các chính sách để thể hiện ý chí trong quan hệ với các thành phần kinh tế theo định hướng. Nếu không có giai đoạn này, chính sách của nhà nước chỉ là một ý tưởng. Nói cách khác việc thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã giúp đưa những chủ trương, “ý tưởng của nhà nước” về phát triển đội ngũ này vào thực tế cuộc sống.

- ổ chức th c thi ch nh sách để từng bước th c hiện mục tiêu chính sách v mục tiêu chung.

Phát triển công chức VH-XH cấp x là một trong những nhiệm vụ CT- XH quan trọng. Chính vì vậy việc thực hiện những nội dung chính sách liên quan đến là một trong những lộ trình quan trọng để từng bước thực hiện mục tiêu chính sách nói riêng và mục tiêu chung về xây dựng và phát triển đội ngũ công chức nói chung. Nếu chính sách này không được thực hiện, việc đạt được các mục tiêu chung có thể bị ảnh hưởng.

- h c hiện ch nh sách l để khẳng định t nh đúng đắn c a ch nh sách.

Chính sách đứng đắn là chính sách đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một chính sách tốt. Thế nhưng, chính sách chỉ được coi là tốt khi sự đúng đắn của nó được kiểm định trên thực tế. Sự kiểm định này sẽ không thể xảy ra nếu như không xuất hiện quá trình thực hiện chính sách. Nói cách khác, thực hiện chính sách là một khâu quan trọng giúp kiểm định tính đúng đắn của chính sách ban hành.


- Qua th c hiện ch nh sách giúp cho chính sách phát triển công chức văn hoá - xã hội cấp xã ng y c ng ho n chỉnh

Chính sách được hoạch định bởi tập thể nên không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của ý chí chủ quan. Bên cạnh đó, các quá trình kinh tế x hội lại thường xuyên vận động, phát triển trong khi chính sách được hoạch định lại dựa chủ yếu vào thực trạng của môi trường sống nên có khoảng cách khá lớn về thời gian kể từ khi hoạch định cho đến lúc tổ chức thực thi. Theo đó, giữa chính sách và thực tế x hội trong giai đoạn tổ chức thực hiện thường xuất hiện khoảng. Nói cách khác, cần có những biện pháp để lấp những khoảng cách này. Theo đó thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x giúp thâm nhập để hiểu thực tế và từ đó có những phải hồi giúp hoàn thiện chính sách này.

2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến th c hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã

2.2.4.1. Ch thể th c hiện ch nh sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Nhà nước là chủ thể chính trong quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung. Nhà nước vừa là chủ thể ban hành chính sách; vừa là chủ thể triển khai chính sách, đưa chính sách vào thực tiễn. Không những vậy, nhà nước còn là chủ thể huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách cũng như điều phối và phát huy hiệu quả sự tham gia của các chủ thể khác có liên quan.

Khi phân tích về chủ thể thực hiện chính sách, thường đề cập đến năng lực thực hiện chính sách của chủ thể này. Năng lực thực hiện chính sách của chủ thể là cơ quan nhà nước thể hiện ở một số năng lực sau. Đó là mức độ am hiểu về chính sách phát triển đội ngũ công chức và tiềm lực về tài chính, con người, tổ chức được sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách. Đó còn là


năng lực và khả năng tổ chức, triển khai, phối hợp và đánh giá quá trình thực hiện chính sách để có những kiến nghị, thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp.

Khi nói đến chủ thể thực hiện chính sách, thường tập trung vào vấn đề năng lực thực hiện chính sách của chủ thể này. Năng lực thực hiện chính sách thường được tiếp cận trên một số khía cạnh sau:

- Năng lực xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách. Đây được xem là năng lực đầu tiên và quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách. Năng lực xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách là khả năng cụ thể thực hiện chính sách có thể tạo ra được những kế hoạch phù hợp, có khả năng triển khai thành công việc thực hiện chính sách. Năng lực hoạch định chính sách còn là khả năng dự trù các nguồn lực một cách phù hợp như nguồn nhân lực, tài lực, vật lực và các cơ quan tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách.

- Năng lực phổ biến tuyên truyền chính sách. Phổ biến và tuyên truyền là một trong những công việc cần thực hiện trong quá trình thực hiện chính sách. Mục đích của hoạt động tuyên truyền, phổ biến là làm cho các cơ quan, tổ chức và các nhân có liên quan hiểu được về chính sách, từ đó mà họ chuẩn bị tham gia tương tác nếu có. Phổ biến, tuyên truyền chính sách còn có vai trò làm giảm bớt lực cản có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chính sách. Lực cản có thể là sự chống đối của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện do họ không hiểu hết chính sách. Phổ biến, tuyên truyền là cách giúp họ hiểu chính sách, hiểu được lợi ích họ nhận ra trong quá trình thực hiện chính sách để không những không phản đối chính sách mà còn tích cực hơn trong việc thực hiện chính sách đó.

Năng lực phổ biến, tuyên truyền của chủ thể thực hiện bao gồm: năng lực xác định các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện chính sách; những chủ thể quan trọng và ít quan trọng; đặc điểm và nguồn lực của từng chủ thể; cách thức chủ thể tương tác trong quá trình thực hiện chính sách. Đó còn là


năng lực giao tiếp, làm việc, thương lượng với các chủ thể khác. Ngoài ra đó còn là năng lực theo dòi, thúc đẩy, duy trì và giám sát sự tương tác giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện chính sách.

- Năng lực phân công phối hợp thực hiện. Phân công phối hợp là việc tổ chức các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quá trình thực hiện chính sách. Kỹ năng phân công bao gồm kỹ năng xác định nguồn lực và năng lực của từng chủ thể thực hiện; khả năng phân định phù hợp với điểm mạnh, điểm yếu của từng cơ quan, tổ chức (của từng chủ thể tham gia thực hiện).

- Năng lực duy trì chính sách là khả năng duy trì kết quả chính sách trên thực tế. Đó còn là khả năng nhân rộng những chính sách đ được áp dụng thành công trên thực tế để phát huy tác dụng của chính sách đó, đem lại lợi ích cho phát triển KT-XH.

- Năng lực theo dòi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện là năng lực giám sát và đánh giá thực hiện chính sách. Có thể kể ra hai nhóm năng lực cụ thể. Thứ nhất là nhóm năng lực đánh giá. Năng lực này bao gồm năng lực xác định phương án đánh giá, giám sát; công cụ giám sát và đánh giá cũng như cách sử dụng những bộ công cụ giám sát và đánh giá này trong việc thực hiện đánh giá chính sách. Năng lực theo dòi, đôn đốc, kiểm tra còn là năng lực. Nhóm thứ hai là năng lực đôn đốc, nhắc nhở. Đó là khả năng theo dòi kế hoạch thực hiện chính sách. Đó là năng lực đề xuất và tiến hành những hành động cụ thể để khắc phục những sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện chính sách.

- Năng lực điều chỉnh chính sách. Năng lực điều chỉnh chính sách được tiếp cận theo chủ thể. Nếu đó là chủ thể vừa hoạch định, vừa thực hiện, thì năng lực điều chỉnh chính sách là khả năng phát hiện hạn chế trong chính sách, từ đó có khả năng điều chỉnh những hạn chế này về mặt chính sách, trong khâu hoạch định chính sách. Nếu đó chỉ là chủ thể thực hiện thuần tuý và không có liên quan đến quá trình hoạch định chính sách thì năng lực điều


chỉnh thể hiện ở khả năng phát hiện ra những hạn chế của chính sách trong quá trình thực hiện chính sách và đề xuất những kiến nghị lên cơ quan có liên quan để họ điều chỉnh chính sách.

2.2.4.2. Nguồn l c th c hiện ch nh sách

Nguồn lực là một trong những yếu tố đảm bảo cho quá trình thực hiện chính sách được xuyên suốt, liên tục và đạt hiệu quả cao. Trong trường hợp nguồn lực không được đảm bảo xuyên suốt quá trình thực hiện chính sách, quá trình thực hiện chính sách có thể bị gián đoạn và kết quả thực hiện chính sách có thể bị ảnh hưởng.

Nguồn lực thực hiện chính sách bao gồm nguồn lực tài chính và một số nguồn lực khác như con người. Do nguồn nhân lực đ được đề cập đến ở phần chủ thể thực hiện chính sách nên ở Mục này, Luận án chỉ đề cập đến nguồn lực tài chính.

Nguồn lực tài chính là khả năng đảm bảo bằng ngân sách nhà nước cho các hoạt động triển khai thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã. Quá trình phát triển công chức VH-XH cấp xã bao gồm nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động đào tạo và bồi dưỡng. Đây là hoạt động đòi hỏi phải đảm bảo thực hiện khi có nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính được xem xét ở mức độ đầy đủ và kịp thời trong quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã.

2.2.3.3. Môi trường chính sách

Y u tố môi trường chính trị v định hướng c a Đảng

Yếu tố chính trị trước hết thể hiện ở tư duy về chính trị trong từng giai đoạn của Đảng. Sự quan tâm này có tính chất gợi ý và đặt nền móng cho những chính sách liên quan đến phát triển công chức VH-XH cấp xã. Sự chỉ đạo và định hướng càng sâu sắc, toàn diện thì chính sách phát triển công chức VH-XH càng bao quát, thực tiễn và sâu sắc.


Y u tố môi trường kinh t -xã hội

Môi trường KT-XH thể hiện mức độ phát triển của xã hội, sự thay đổi về mức thu nhập và chất lượng sống của người dân. Cho nên môi trường KT-XH được xem là một trong những thực tế không thể bỏ qua cho các nhà hoạch định chính sách. Nói cách khác nó là cơ sở chi phối hoạt động quản lý nhà nước và các chính sách. Nếu các chính sách bỏ qua môi trường KT-XH đồng nghĩa với việc xa rời thực tiễn và chính sách không thể có hiệu quả.

Với sự biến động của KT-XH trong giai đoạn hiện nay, nhiều vấn đề về văn hóa, x hội phát sinh. Điều này cho thấy rằng hoạt động quản lý nhà nước cần phải có những điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. Theo đó đội ngũ công chức VH-XH cấp xã phải được bồi dưỡng cho phù hợp. Nói cách khác, chính sách phát triển đội ngũ này cần thiết phải bám vào điều kiện KT-XH trong từng giai đoạn.

2.2.5. Quy trình th c hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Trong Luận án này, tác giả sử dụng quy trình thực hiện chính sách gồm các bước sau:

Bước 1. Ban hành các văn bản hướng dẫn. Ở bước này, cơ quan thực thi tiến hành ban hành các văn bản hướng dẫn theo chức năng và thẩm quyền. Trong trường hợp chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x , các địa phương cụ thể là cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh cụ thể hóa các văn bản của Trung ương trong lĩnh vực này để làm cơ sở triển khai các chương trình, hoạt động phát triển công chức VH-XH cấp xã.

Bước 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã. Kế hoạch thực hiện chính sách là công cụ đắc lực để huy động nguồn lực và là cơ sở để giám sát và căn cứ để đánh giá quá trình thực hiện chính sách. Trong kế hoạch có đề cập đến huy động, chuẩn bị và phân bổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022