thông tin có tính chất tham khảo từ các ý kiến phản hồi của người dân, tổ chức khi họ thực hiện các thủ tục hành chính tại các xã.
Việc áp dụng các phương pháp đánh giá công chức xã như hiện nay là khá đa dạng. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và cần phải kết hợp chúng một cách có hiệu quả nhất. Tại các xã, phường ở thị xã Phước Long, Chủ tịch UBND xã hầu hết chưa được tập huấn chính khóa về công tác đánh giá CB, CC cũng như sử dụng các phương pháp đánh giá. Những kiến thức về phương pháp đánh giá chủ yếu được thu thập qua các tài liệu, kinh nghiệm của các địa phương và tản mạn trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chương trình quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính...Vì vậy những phương pháp được áp dụng trong đánh giá công chức hiện nay vẫn là các phương pháp truyền thống, đơn giản, phù hợp với lối tư duy cũ, ngại đổi mới và việc vận dụng nó cũng không hoàn toàn đúng với bản chất vốn có mà theo kiểu vận dụng tương tự, ước lệ. Đây cũng là một bất cập trong công tác đánh giá công chức xã hiện nay ở thị xã Phước Long. Nguyên nhân của những hạn chế trên như Báo cáo kiểm điểm nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Phước Long khóa XI đánh giá: “Do chưa xây dựng được phương pháp đánh giá cán bộ thật sự công tâm, khách quan và đáng tin cậy” [3].
Qua khảo sát về các nội dung của công tác đánh giá công chức xã, có rất nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian tới cần thay đổi, hoàn thiện nhiều đối với phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá thì công tác đánh giá mới đạt hiệu quả cao.
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát phản ánh mức độ cần thay đổi, hoàn thiện trong công tác đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long
Nội dung hỏi | Mức độ thay đổi, hoàn thiện | ||
67 | Không thay đổi | Ít thay đổi | Cần thay đổi nhiều |
Phương pháp đánh giá | 10 | 12 | 45 |
Tiêu chí đánh giá | 12 | 25 | 30 |
Nội dung đánh giá | 40 | 15 | 12 |
Quy trình đánh giá | 14 | 11 | 42 |
Thời gian đánh giá | 39 | 12 | 16 |
Nhận thức, thái độ, kỹ năng của công chức khi thiến hành đánh giá | 46 | 19 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Bài Học Rút Ra Đối Với Đánh Giá Công Chức Cấp Xã Trên Địa Bàn Thị Xã Phước Long
- Tổng Hợp Trình Độ Lý Luận Chính Trị Của Công Chức Xã Trên Địa Bàn Thị Xã Phước Long
- Kết Quả Khảo Sát Sự Phù Hợp Của Quy Trình Đánh Giá Áp Dụng Đánh Giá Công Chức Cấp Xã Trên Địa Bàn Thị Xã Phước Long
- Quan Điểm Về Đánh Giá Công Chức Cấp Xã Trên Địa Bàn Thị Xã Phước Long, Tỉnh Bình Phước
- Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Đánh Giá Công Chức Cấp Xã Trên Địa Bàn Thị Xã Phước Long, Tỉnh Bình Phước
- Đổi Mới Phương Pháp Đánh Giá, Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin, Mạng Xã Hội Trong Đánh Giá
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tại 07 xã, phường trên địa bàn thị xã Phước Long với 67 phiếu khảo sát.
Có đến 45/67 tương đương 67,16% ý kiến nhận thấy cần phải thay đổi nhiều đối với phương pháp đánh giá; 30/67 tương đương 44,77% ý kiến cho rằng cần phải thay đổi nhiều đối với tiêu chí đánh giá và 42/67 tương đương 62,68% ý kiến cho là phải thay đổi nhiều đối với quy trình đánh giá. Mặc dù các xã trên địa bàn thị xã đã và đang cố gắng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu xây dựng, tìm giải pháp thực hiện để làm thế nào đánh giá sát thực, hiệu quả nhất song nhìn chung vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập và vẫn là khâu yếu nhất trong công tác cán bộ hiện nay. Nguyên nhân tập trung chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng nêu trên là do thiếu nhất quán trong quan điểm đánh giá, phương
pháp đánh giá thiếu tính khoa học, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể, sát thực, phù hợp với mỗi công chức được đánh giá, quy trình đánh giá còn khép kín. Thực tế này cũng trùng hợp qua đa phần các ý kiến được hỏi đều tập trung nhất trí cho là cần phải thay đổi, hoàn thiện các nội dung trên.
2.3.5. Về chủ thể tham gia đánh giá
Các chủ thể tham gia vào đánh giá công chức xã hiện nay chủ yếu gồm công chức; người đứng đầu cơ quan; tập thể công chức; Đảng ủy, HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở và các tổ chức đoàn thể khác.
Công chức tự đánh giá: Hàng năm, công chức xã tự đánh giá kết quả rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ được giao và tự xếp loại theo mức độ HTNV. Hiện nay có 07/07 xã, phường ở thị xã Phước Long đều triển khai cho công chức tự đánh giá vào cuối mỗi năm công tác theo hình thức công chức tự viết bản kiểm điểm (hoặc phiếu đánh giá công chức) theo các nội dung, tiêu chí đã được quy định.
Thực tế cho thấy, việc viết bản kiểm điểm hay phiếu đánh giá công chức như hiện nay nhìn chung còn rất hình thức, mang tính chất đối phó, chưa phản ánh đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của công tác đánh giá. Nguyên nhân một phần là do các tiêu chí đưa ra quá chung chung, định tính, mang tính ước lượng nên công chức xã không có cơ sở để đánh giá đầy đủ, cụ thể hoạt động thực thi công vụ. Mặt khác, khi đánh giá bản thân, về tâm lý chung thì ai cũng cho mình là tốt dù kết quả công tác như thế nào và đây là một việc làm không hề đơn giản, bởi vì: “Biết người, cố nhiên là khó. Tự biết mình, cũng không phải là dễ” [5]. Mỗi công chức ai cũng có cái tốt và cái xấu, nhưng để hiểu được tường tận những ưu điểm, nhược điểm đòi hỏi mỗi công chức phải luôn tự biết đánh giá đúng bản thân mình thì mới có thể đánh giá đúng người khác: “Nếu không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu” [5].
Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại công chức xã từ năm 2015 đến năm 2020 cho thấy, tỷ lệ công chức được xếp loại HTXSNV và HTTNV chiếm phần lớn (xem bảng 2.9), trong khi đó kết quả khảo sát đối với người dân về thái độ, cách phục vụ và năng lực chuyên môn của công chức xã thì cho kết quả khá chênh lệch. Khảo sát ý kiến của người dân về thái độ và cách phục vụ của công chức xã, đặc biệt là tại các bộ phận một cửa cho thấy tỷ lệ người dân chưa hài lòng sau khi được giải quyết công việc tại UBND xã là khá cao. Tuy nhiên, qua tham khảo ý kiến, một số người dân cho rằng khó khăn gặp phải khi tham gia đánh giá công chức xã là họ rất ít tiếp xúc với công chức xã cho nên khó đánh giá được chính xác năng lực chuyên môn mà chỉ đánh giá được tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân chủ yếu là tại bộ phận một cửa khi đến giải quyết công việc.
Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long từ năm 2015 đến năm 2020
Đơn vị tính:
Người
HTXSNV | HTTNV | HTNV nhưng còn hạn chế về năng lực | Không HTNV | |||||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |
2016 | 12 | 18,46 | 51 | 78,46 | 02 | 2,98 | 0 | 0 |
2017 | 15 | 23,07 | 49 | 75,38 | 01 | 1,53 | 0 | 0 |
2018 | 10 | 14,92 | 55 | 82,08 | 02 | 2,98 | 0 | 0 |
2019 | 09 | 13,43 | 56 | 83,58 | 02 | 2,98 | 0 | 0 |
2020 | 10 | 14,92 | 57 | 85,07 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nguồn: Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại công chức xã từ năm 2015 đến năm 2020, Phòng Nội vụ - LĐTB&XH thị xã Phước Long.
Người đứng đầu cơ quan đánh giá: Theo hướng dẫn của UBND thị xã Phước Long thì việc đánh giá công chức xã thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, bên cạnh việc phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu là người giao việc nên biết rõ nhất việc thực hiện nhiệm vụ của từng người dưới quyền thì cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như vẫn còn tâm lý cấp trên ngại, nể nang, sợ va chạm với cấp dưới, tâm lý chạy theo thành tích nên không muốn đơn vị mình có người hạn chế về năng lực, không HTNV. Chính vì vậy, người đứng đầu cơ quan chưa thể hiện hết quyền hạn, trách nhiệm của mình được pháp luật quy định trong đánh giá công chức.
- Tập thể công chức chuyên môn và đại diện các tổ chức, đoàn thể tham gia nhận xét, đánh giá: Hiện nay các xã đều tổ chức cuộc họp để công chức tham gia vào đánh giá đồng nghiệp của mình, điều này đảm bảo cho việc đánh giá được khách quan, công bằng và chính xác hơn. Mặc dù theo quy định thì tập thể chỉ cho ý kiến góp ý đối với công chức xã nhưng với phần biểu quyết của tập thể về mức độ tự xếp loại của công chức thì lại là ý kiến đánh giá. Tập thể chuyên môn ở xã tham gia vào quá trình đánh giá công chức như hiện tại chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình. Có rất nhiều ý kiến cho rằng việc nhận xét, đánh giá công chức chưa thực sự khách quan, dân chủ còn nặng về định kiến cá nhân. Những người tham dự họp cũng ít đưa ra ý kiến vì còn nể nang, ngại va chạm, tâm lý sợ mất lòng đồng nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những chứng bệnh thường gặp trong vấn đề đánh giá cán bộ như: tự cao, tự đại, ưa người ta nịnh mình; do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người; đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau…Đối với việc lấy ý kiến của các chủ thể khác trong hệ
thống chính trị cơ sở khi họ được mời tham gia đánh giá công chức xã trong vai trò người đại diện, bên cạnh ưu điểm là phát huy tính dân chủ, thu hút được nhiều ý kiến đa chiều thì cũng còn hạn chế như ý kiến nhận xét đôi khi chỉ xuất phát từ cảm nhận chủ quan, chưa thực sự đại diện cho tổ chức của họ cho nên thiếu cái nhìn khách quan để đánh giá công chức cấp xã.
Tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác và nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính: Tất cả các xã trên địa bàn thị xã đều đặt hòm thư góp ý để tổ chức, cá nhân có quan hệ giải quyết công việc phản ánh về thái độ, tinh thần và kết quả giải quyết công việc của công chức cấp xã. Đây là một kênh thông tin quan trọng để đánh giá công chức. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì việc lấy ý kiến của nhân dân về công chức nói chung không phải là một yêu cầu bắt buộc. Hiện nay hầu hết các xã đều chưa tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong đánh giá công chức cấp xã. Các xã trên địa bàn thị xã Phước Long hiện nay chưa quan tâm nhiều đến các ý kiến đánh giá của các chủ thể bên ngoài nền hành chính mặc dù văn bản hướng dẫn của cấp trên vẫn khuyến khích thủ trưởng cơ quan cần xem xét ý kiến phản ánh của các tổ chức, cá nhân khi họ đến giao dịch với công chức.
Suy cho cùng mục đích của CCHC cũng để hướng tới một nền hành chính phục vụ nhân dân, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức. Vì vậy, đối với những mảng việc liên quan đến dịch vụ hành chính công, cần khảo sát ý kiến của người thụ hưởng dịch vụ, tức là cần sự tham gia của cả người dân vào quá trình đánh giá công chức. Trong Chương trình cải cách hành chính Nhà nước của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Bình Phước đã đề ra nhiệm vụ phải “xây dựng quy chế giám sát, bảng đánh giá công việc và chế độ báo cáo của công chức bộ phận một cửa hàng tháng/quí/năm nhằm đảm bảo bộ phận một cửa thực hiện đúng chức năng được giao. Tăng cường các
hoạt động giám sát, đánh giá, thu thập ý kiến công dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” [37].
Tiến hành khảo sát ý kiến của công chức xã về việc có sẵn sàng để người dân tham gia đánh giá công chức xã không thì có đến 64/67 tương đương 95,52% ý kiến cho rằng đây là hoạt động cần thiết nên tiến hành và sẵn sàng để chủ thể này tham gia đánh giá. Đây là một thuận lợi để mở rộng chủ thể tham gia vào quá trình đánh giá. Và cũng có đến 62/67 tương đương 92,53% được hỏi cho rằng ý kiến của người dân sử dụng để “đánh giá chung công chức”. Điều này sẽ tạo ra cơ chế thuận lợi để người dân tham gia vào quá trình đánh giá công chức và chắc chắn khi sử dụng ý kiến của người dân để đánh giá chung công chức thì chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công sẽ tốt hơn rất nhiều so với hiện nay.
Về nhu cầu tham gia của người dân vào đánh giá công chức xã 64/67 tương đương 95,52% ý kiến sẵn sàng tham gia đánh giá công chức xã nơi họ sinh sống nếu như nhà nước có quy định. Một số người dân còn băn khoăn khi tham gia đánh giá công chức xã. Lý do họ đưa ra là sợ bị trù dập và những công chức bị đánh giá không tốt sẽ gây khó khăn khi họ đến giải quyết công việc. Do đó, họ chỉ sẵn sàng tham gia bằng thư (phiếu) không ghi tên người góp ý. Ngoài ra vì thực tế người dân thấy tình trạng họ đã từng góp ý, ý kiến được tiếp thu nhưng không thấy có sự điều chỉnh, cải thiện về thái độ, tinh thần phục vụ của công chức (48/67 tương đương 71,64% ý kiến). Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung, xu hướng người dân muốn tham gia vào đánh giá công chức xã là cơ bản. Việc người dân và các chủ thể bên ngoài nền hành chính tham gia vào đánh giá công chức là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính chính xác, khách quan của công tác đánh giá. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tính đến phương án xử lý kết quả sau khi có ý kiến của người dân và trình độ dân trí của từng địa bàn để áp dụng cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
2.4. Nhận xét chung về đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020
2.4.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, đánh giá công chức là một trong những hoạt động được các cấp chính quyền tỉnh Bình Phước quan tâm và đôn đốc trong quá trình thực hiện, bởi kết quả đánh giá công chức vừa là căn cứ quan trọng giúp nhà lãnh đạo đưa ra được các quyết định nhân sự đúng đắn, vừa tạo ra động lực to lớn cho công chức trong quá trình phát triển chức nghiệp của bản thân họ. Qua đó góp phần xây dựng đội ngũ công chức của tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, phát huy truyền thống cách mạng, trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Việc đánh giá công chức xã trên địa bàn thị xã Phước Long đã đạt được kết quả tích cực, như: Đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc trong đánh giá công chức (nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền...), quy trình, phương pháp đánh giá bước đầu được đổi mới và tạo ra sự chuyển biến nhất định trong công tác đánh giá công chức xã. Kết quả đánh giá công chức xã nhìn chung đã phát huy tác dụng trong thực tiễn thể hiện ở các khía cạnh sau:
Đối với người đứng đầu cơ quan: Đã có nhiều quan tâm cho công tác đánh giá. Một số Chủ tịch UBND xã đã thể hiện sự quan tâm đến công tác đánh giá bằng việc chủ động tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng những kiến thức vào thực tiễn đánh giá. Đồng thời, đã nhận thức đúng tầm quan trọng, vai trò của công tác đánh giá. Đó là khâu có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức cũng như giúp công chức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả