Mặc dù có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nữ giới chiếm 21% và tỷ lệ nam giới chiếm 79%, tuy nhiên công việc quản lý nhà nước về VH-XH cấp cơ sở đòi hỏi đi thực tế và nhiều công việc mà nữ khó có thể đảm đương được. Cho nên sự chênh lệch này cũng là điều dễ hiểu.
3.2.4. Khái quát về trình độ c a công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây am bộ
3.2.4.1. ề trình độ chuyên môn
Hầu hết đội ngũ công chức VH-XH cấp x vùng TNB đ qua đào tạo nên có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc đang đảm nhiệm. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn tỷ lệ, công chức chưa được đào tạo bài bản, hoặc đào tạo chưa đúng chuyên ngành vẫn còn rất lớn. Điều này thể hiện ở Bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.3. Trình độ c a công chức văn hóa - xã hội vùng Tây Nam bộ
Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | |
0 | 1053 | 299 | 236 |
0% | 67% | 18% | 15% |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Về Thực Hiện Ch Nh S Ch Ph T Triển C Ng Chức Văn Hóa
- Vai Trò C A Th C Hiện Chính Sách Phát Triển Công Chức Văn Hoá - Xã Hội Cấp Xã
- Kh I Qu T Về Đội Ngũ C Ng Chức Văn Hóa - Xã Hội Cấp Xã Vùng Tây Nam Bộ
- C C Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Qu Trình Thực Hiện Ch Nh S Ch Ph T Triển C Ng Chức Văn Hóa - Xã Hội Cấp Xã Vùng Tây Nam Bộ
- Guồn L C Th C Hiện Chính Sách Phát Triển Công Chức Văn Hóa - Xã Hội Cấp Xã Vùng Tây Am Bộ
- Chế Độ Đãi Ngộ Công Chức Văn Hóa - Xã Hội Cấp Xã
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
(Nguồn: Các Sở Nội vụ, 2019) Qua số liệu thống kê và điều tra về trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức cấp xã khu vực TNB cho thấy tỷ lệ công chức VH-XH cấp xã vùng TNB có trình độ chuyên môn hiện nay vẫn còn quá thấp, trình độ đại học vẫn chưa đạt được 100%. Nói cách khác còn một tỷ lệ tương đối lớn đội ngũ công
chức chưa được đào tạo nâng cao trình độ.
3.2.4.2. ề chứng chỉ ki n thức quản lý nh nước
Đa số công chức VH-XH cấp xã của các tỉnh/thành phố trong khu vực TNB đều chủ yếu được đào tạo trình độ quản lý nhà nước là sơ cấp (chiếm 82 ). Điều này cho thấy bước đầu họ đ nắm được những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước nhằm phục vụ cho yêu cầu công tác của mình.
Với trình độ quản lý nhà nước như hiện nay của công chức VH-XH cấp xã của các tỉnh/thành phố trong khu vực TNB là một khó khăn rất lớn cho hệ thống các cấp. Xã hội càng phát triển sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh khác và điều đó tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của nền hành chính để đáp ứng, theo kịp xã hội. Chính vì vậy, công chức VH-XH cấp xã tối thiểu phải được trang bị các kiến thức về quản lý nhà nước (chương trình chuyên viên) để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của mình. Nhưng trên thực tế, số công chức VH- XH cấp xã của các tỉnh/thành phố trong khu vực hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu, tỷ lệ chuyên viên 27%.
3.2.4.3. Về trình độ lý luận chính trị
Mặc dù, đ có sự đầu tư và quan tâm của các cấp trong khu vực cũng như của các cấp l nh đạo nên đội ngũ công chức VH-XH cấp x vùng TNB đ có sự chuyển biến mạnh về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, đội ngũ này chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ những kiến thức cần thiết về lý luận chính trị (LLCT) nhằm đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới đặt ra.
Đội ngũ công chức VH-XH cấp x vùng TNB đa phần đều được trang bị đầy đủ các kiến thức về LLCT. Trong đó, số công chức VH-XH cấp x đạt chuẩn về trình độ LLCT đối với khối cấp xã là rất cao chiếm 56.9 (trình độ trung cấp).
Tỷ lệ công chức VH-XH cấp x chưa trải qua các lớp đào tạo trình độ LLCT vẫn còn ở hầu hết các địa phương. Tiêu biểu như một số địa phương số công chức chưa trải qua trình độ LLCT là rất lớn như Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh.
3.2.4.4. ề trình độ ngoại ngữ
Bên cạnh trình độ tin học thì ngoại ngữ cũng là một trong những tiêu chuẩn, điều kiện bắt buộc của công chức trong thời kỳ hội nhập. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công chức VH-XH cấp xã vùng TNB hiện nay vẫn còn
rất yếu. Công chức VH-XH cấp xã vùng TNB cơ bản đều được trang bị các kiến thức về trình độ ngoại ngữ, trong đó trình độ A chiếm 57,2%, B chiếm 2%, C chiếm 0 , cao đẳng chiếm 2,1%. Nhìn chung với trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công chức VH-XH cấp xã như hiện nay là tạm ổn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác.
Số lượng công chức VH-XH cấp xã hiện nay chưa được chuẩn hóa về trình độ ngoại ngữ là 38,4 . Đây là con số rất lớn và là một thách thức cho cấp xã trong thời kỳ hội nhập. Thực tế hiện nay, tiêu chuẩn tuyển dụng công chức là phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản về trình độ tin học, ngoại ngữ. Do đó, đối với đội ngũ này các cấp cần phải có giải pháp kịp thời để chuẩn hóa trình độ cho bản thân họ, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập.
3.2.4.5. ề trình độ tin học
Đây là một trong trong những tiêu chuẩn, điều kiện bắt buộc của công chức trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, trình độ tin học của đội ngũ công chức VH-XH cấp xã vùng TNB còn rất yếu.
Đa số công chức VH-XH cấp xã trong khu vực đều được trang bị cơ bản về trình độ tin học. Việc trang bị đầy đủ các kiến thức về tin học sẽ giúp cho công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác của mình. Mặt khác, trong điều kiện thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và hiện đại hóa nền hành chính thì kiến thức tin học là điều kiện cần thiết đòi hỏi công chức cần phải có.
Tỷ lệ công chức VH-XH cấp x chưa được chuẩn hóa về trình độ tin học hiện nay ở các tỉnh, thành phố khu vực TNB vẫn còn khá cao chiếm 40.7%. Đây là một trở ngại rất lớn cho cấp x cũng như thách thức rất lớn đối với bản thân công chức VH-XH cấp xã khi thực hiện hoạt động công vụ.
3.3. Quy trình thực hiện ch nh s ch ph t triển c ng chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ
3.3.1. Ban hành văn bản hướng dẫn
Tình hình ban hành văn bản hướng dẫn ở các tỉnh T B thể hiện theo một quy trình như sau:
Văn bản của Đảng ở Trung
Văn bản của Chính phủ và bộ ngành ở Trung
Văn bản của Đảng uỷ tỉnh, thành phố
UBND cấp tỉnh ban hành văn bản cụ thể hóa
Phòng Nội vụ hướng dẫn và thực hiện
Sở Nội vụ hướng dẫn thực hiện
Việc ban hành các văn bản liên quan đến phát triển công chức VH-XH cấp xã ở địa phương khởi đầu từ Tỉnh uỷ và tương đương, sau đó đến Hội đồng Nhân dân và UBND cấp tỉnh. Giữ vai trò tham mưu về chuyên môn là Sở Nội vụ tỉnh. Phòng Nội vụ và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương chỉ giữ vai trò phối hợp trong quá trình tham gia góp ý và tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và của Sở Nội vụ.
Theo quy trình trên, mỗi tỉnh ở khu vực TNB ban hành các văn bản về phát triển công chức VH-XH cấp xã một cách độc lập. Chẳng hạn như trường hợp của tỉnh Bạc Liêu. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu ra đ có các kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể: Kế hoạch số 21-KH/TU “về đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và bố trí, sắp xếp cán bộ trong quy hoạch cấp ủy tỉnh và huyện, thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020” và Kế hoạch số 20-KH/TU “về đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sắp xếp nguồn cán bộ kế cận từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo”. Trong đó, đ đề ra các biện pháp về đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch cấp ủy, cán bộ l nh đạo, quản lý các cấp và lựa chọn
150 cán bộ trẻ để đưa đi đào tạo, luân chuyển, từng bước bố trí, sắp xếp vào các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã.
Tình hình cũng tương tự xảy ra ở Cần Thơ. Thành ủy Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 10-KH/TU ngày 22/01/2007 “về quy hoạch và đào tạo cán bộ l nh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2006 - 2020”; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18/5/2012 “về đào tạo cán bộ cơ sở, quận, huyện và thành phố đạt chuẩn”; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 27/12/2016 “về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.
Thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với CBCC, viên chức, UBND thành phố Cần Thơ triển khai Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với CBCC, viên chức năm 2020” trên địa bàn. Đối tượng của Đề án là CBCC, viên chức trực tiếp theo dòi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc trên địa bàn, được chia thành 4 nhóm chính. Trong đó, nhóm đối tượng 1 gồm ban l nh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân và UBND thành phố; nhóm đối tượng 2 là Giám đốc, Phó Giám đốc sở, ngành và các đơn vị quản lý cấp huyện, x ; nhóm đối tượng 3 gồm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc cơ quan chuyên môn của UBND thành phố và các cấp sở, ngành; nhóm đối tượng 4 gồm công chức, viên chức trực tiếp làm công tác dân tộc [54].
Ngày 17/9/2019, UBND tỉnh ký Quyết định số 2967/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp x trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, đối tượng bồi dưỡng là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã. Nội dung bồi dưỡng
dựa trên cơ sở các chương trình bồi dưỡng chuyên sâu do Bộ Nội vụ chuyển giao. Các sở, ngành có liên quan tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu cho các chức danh phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, đồng thời phối hợp với Trường Chính trị tỉnh để tổ chức các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch.
Các chương trình bồi dưỡng chuyên sâu bao gồm: Tài liệu bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý KT-XH cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã; Tài liệu bồi dường chức danh Văn phòng - Thống kê; Tài liệu bồi dưỡng chức danh Tư pháp - Hộ tịch; Tài liệu bồi dưỡng chức danh Tài chính - Kế toán; Tài liệu bồi dưỡng chức danh VH-XH; Tài liệu bồi dưỡng chức danh Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng - Môi trường; Tài liệu bồi dưỡng về kỹ năng công nghệ thông tin chuyên sâu. Bồi dưỡng theo hình thức “vừa làm, vừa học”, trao đổi, phổ biến kinh nghiệm thông qua các chuyên đề thực tiễn do các báo cáo viên, giảng viên kiêm nhiệm.
Tỉnh Vĩnh Long có Quyết định số 3321/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2020 Ban hành kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2021 hướng đến nhiều đối tượng trong đó đối tượng là CBCC x , phường, thị trấn. Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của CBCC và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị và năng lực trong thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, xây dựng sự nghiệp chính trị và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Trà Vinh có kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2020 về đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức tỉnh Trà Vinh năm 2020 với trọng tâm là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm theo từng đối tượng và vị trí việc làm; tạo điều kiện thuận lợi để CBCC, viên chức chủ động tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định; có hình
thức biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, vi phạm quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học. Thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; bảo đảm cơ cấu phù hợp về nữ, người dân tộc thiểu số tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Các tỉnh thành ở khu vực TNB đ quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác CBCC, trong đó tập trung tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng, kịp thời cụ thể hóa công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã phù hợp với yêu cầu, điều kiện của địa phương. Hàng năm, các tỉnh đều có ban hành những văn bản về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC và viên chức của cho cả tỉnh, trong đó có đội ngũ CBCC cấp xã nói chung và công chức phụ trách VH-XH ở cấp cơ sở nói riêng.
Các văn bản chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền tỉnh, thành phố được xây dựng dựa trên những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ cấp x , xác định rò đối tượng, thời gian, nội dung, kinh phí cho đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã từng giai đoạn. Trên cơ sở đó ban tổ chức, sở nội vụ, đơn vị chức năng, trường chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thị, thành phố đ xây dựng và thực hiện theo kế hoạch cụ thể, đ gắn đào tạo bồi dưỡng với quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ. Nhìn chung các tỉnh đ thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo ba nội dung chủ yếu là: đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh; đào tạo bồi dưỡng công chức cấp x theo vùng (vùng đô thị gồm phường, thị trấn và vùng nông thôn - x ); đào tạo bồi dưỡng nguồn công chức cấp xã.
3.3.2. Lập kế hoạch th c hiện
Trên cơ sở những văn bản hướng dẫn của chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện và cấp xã tiến hành xây dựng các kế hoạch thực hiện. Tác
giả đ tiến hành phỏng vấn nhanh về kế hoạch phát triển công chức VH-XH cấp xã. Kết quả phỏng vấn nhanh cho thấy hàng năm các Phòng Nội vụ cấp huyện ở các các tỉnh TNB đều có các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho công chức cấp xã của toàn huyện, trong kế hoạch này có cả công chức VH-XH.
Qua phỏng vấn nhanh một số chủ tịch UBND cấp xã ở một số xã thuộc tỉnh Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Trà Vinh thì câu trả lời nhận được là "không có k hoạch nào riêng cho công chức VH-XH cấp xã vì ở mỗi xã chỉ có 1 hoặc 2 công chức, thì làm k hoạch để làm gì. Còn k hoạch chung cho các công chức cấp xã thì chúng tôi cũng không có l m. uyện gửi văn bản xuống để đăng ký nhu cầu đ o tạo, bồi dưỡng thì chúng tôi đăng ký rồi gửi lên. Khi có công văn đi học thì chúng tôi cử công chức phù họp đi học".
Như vậy có thể thấy cấp huyện và cấp x chưa có nhu cầu thật sự trong việc lập kế hoạch thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã. Ở xã thỉ số lượng công chức này quá ít để lập kế hoạch. Ở cấp huyện, có kế hoạch về đào tạo bồi dưỡng chung cho công chức cả huyện. Tương tư như vậy, một số Sở Nội vụ cũng trả lời là Sở có làm kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm nhưng chung cho công chức của toàn tỉnh, trong đó có những chương trình dành riêng cho cấp xã nói chung. Một số chương trình bồi dưỡng dành riêng cho công chức VH-XH cấp x nhưng không có kế hoạch riêng về phát triển đội ngũ công chức VH-XH cấp xã.
3.3.3. Tổ chức tuyên truyền, vận động
Hoạt động tổ chức tuyên truyền và vận động thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x ở vùng TNB được thực hiện chủ yếu thông qua một số hoạt động sau:
hứ nhất là phổ biến chính sách phát triển công chức VH-XH tới các cơ quan, đơn vị có liên quan thông qua việc truyền đạt và công khai các văn bản của Trung ương và địa phương tới cá nhân và tổ chức.