bộ, công chức cơ sở vững mạnh thì dù đường lối, chủ trương chính trị có đúng đắn cũng khó biến thành hiện thực [14].
CBCC cấp xã vừa là người trực tiếp đem các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành, vừa là người phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho đúng và phù hợp với thực tiễn. Ở khía cạnh này, họ có vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân.
CBCC cấp xã có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc của chính quyền cấp xã. Nhiệm vụ của họ là thực thi công vụ mang tính tự quản theo pháp luật và bảo toàn tính thống nhất của thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở thông qua việc giải quyết các công việc hàng ngày có tính chất quản lí, tự quản mọi mặt ở địa phương.
Bên cạnh đó CBCC cấp xã còn có vai trò trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thông qua hoạt động của đội ngũ CBCC cấp xã, nhân dân thể hiện được quyền làm chủ và trực tiếp thực hiện quyền tự quản của mình.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước:
Cán bộ cũng có vai trò cực kỳ quan trọng hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. Cán bộ nói chung có vai trò quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền tảng cơ sở. Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong thực tế. Pháp luật của Nhà nước có được thực hiện tốt hay không, có hiệu quả hay không một phần quyết định là ở cơ sở. Cấp cơ sở trực tiếp gắn với quần chúng,tạo
dựng các phong trào quần chúng. Cán bộ xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc và chất lượng đội ngũ cán bộ, xã, phương, thị trấn 4.
Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở có phẩm chất, đạo đức và năng lực ngang tầm sự nghiệp đổi mới mang ý nghĩa như sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở trong công tác cán bộ.
Chính vì đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở có vai trò quan trọng như vậy nên việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ dược giao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là một trong những nội dung rất quan trọng của công tác cán bộ.
1.2. Khái niệm cán bộ, công chức; cán bộ, công chức cấp xã và hệ thống chức danh cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật hiện hành
Có thể bạn quan tâm!
- Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay - 1
- Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Ở Tỉnh Bắc Giang
- Hệ Thống, Cơ Cấu Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Ở Tỉnh Bắc Giang Hiện Nay
- Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay - 6
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
1.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã
Thuật ngữ cán bộ, công chức tiếp cận trên các giác độ khác nhau có nhiều quan niệm khác nhau về nó. Về cơ bản thuật ngữ " cán bộ" bao hàm nghĩa chính là lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành. Thuật ngữ "công chức" được dùng phổ biến ở nhiều quốc gia, mang tính lịch sử, phản ánh đặc sắc riêng của nền công vụ và tổ chức bộ máy nhà nước. Nội dung khái niệm công chức được hiểu theo những cách khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội và chế độ chính sách của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Ở Việt Nam, khái niệm công chức hình thành và ngày càng hoàn thiện hơn gắn với sự phát triển của nền hành chính nhà nước. Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam khái niệm cán bộ, công chức bao gồm: CBCC nhà nước và cán bộ cấp xã, công chức cấp xã. Điều 4 Luật Cán bộ, công chức (2008), CBCCđược định nghĩa như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [42].
Ngoài cán bộ, công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện (còn gọi là cán bộ, công chức nhà nước) còn một bộ phận là CBCC cấp xã.
Hiện nay thuật ngữ CBCC cấp cơ sở hay gọi chung là CBCC cấp xã được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, CBCC cấp xã là những người làm việc của nhà nước ở cấp xã được nhà nước trả một khoản nhất định liên quan đến phụ cấp làm việc; chế độ lương, bảo hiểm. Với nghĩa này, ở cấp xã có rất nhiều người và
bình quân một xã (xã, phường, thị trấn) có khoảng hơn 40 người. Đó là những người làm việc cho chính quyền cấp xã đến những người tham gia các hoạt động mang tính thường xuyên và không thường xuyên. Phụ cấp của họ lấy từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Bao gồm các đối tượng:
- Cán bộ cấp xã;
- Công chức cấp xã;
- Những người hoạt động không chuyên trách.
Theo nghĩa hẹp, đó là thuật ngữ để chỉ những người làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp xã. Theo quy định của Nghị định 92/2009/NĐ-CP, đối tượng này được quy định không quá 21-25 người tùy từng loại cấp xã.
1.2.2. Hệ thống chức danh cán bộ, công chức cấp xã
Theo quy định tại Điều 4 Luật cán bộ, công chức (2008), Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì:
Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. Bao gồm:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chủ tịch UBMTTQ;
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội nông dân Việt Nam);
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Bao gồm:
+ Trưởng Công an;
+ Chỉ huy trưởng Quân sự;
+ Văn phòng - thống kê;
+ Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
+ Tài chính - kế toán;
+ Tư pháp - hộ tịch;
+ Văn hóa - xã hội.
Như vậy theo quan niệm của Luật cán bộ, công chức thì khái niệm CBCC cấp xã được hiểu theo nghĩa hẹp. Trong nội dung luận văn này, tác giả tiếp cận theo nghĩa hẹp của khái niệm CBCC cấp xã. Điều cần thống nhất xuyên suốt là CBCC cấp xã cũng là người lao động làm việc cho nhà nước, có thẩm quyền, chức năng do nhà nước phân công, phân nhiệm và chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật nhà nước có liên quan đến người lao động nói chung và cán bộ, công chức nói riêng.
1.3. Đặc điểm cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh
Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội), phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.
Tỉnh Bắc Giang mới được tái lập từ ngày 01/01/1997 với diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ Sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều.
Về dân số: Ước điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1.555.720 người, với mật độ dân số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Trên địa bàn Bắc Giang có 21 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%.
Bắc Giang là một tỉnh có diện tích tương đối rộng, có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 9 huyện, với 230 xã, phường và thị trấn (trong đó có 207 xã, 16 thị trấn, 07 phường). Địa hình phức tạp đồng thời là một tỉnh gần biên giới Việt Trung, song tình hình chính trị- an ninh, trật tự của tỉnh tương đối ổn định, kinh tế tăng trưởng tốc độ khá (đạt 9%/năm) nhưng nhìn chung nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp (70% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp), nguồn thu ngân sách hạn hẹp (chỉ đáp ứng ¼ nhu cầu chi), bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (bằng ½ bình quân chung của cả nước), người dân sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn (90%).
Toàn tỉnh hiện nay số lượng CBCC cấp xã có 4490, trong đó cán bộ là 2460 người, công chức là 2030 người.
* Về số lượng CBCC cấp xã
Bắc Giang là một tỉnh có diện tích khá rộng so với các tỉnh khác của cả nước (diện tích tự nhiên 3.823 km²). Do đó số lượng đơn vị hành chính cấp
xã trên địa bàn tỉnh tương đối lớn (gồm 230 xã, phường, thị trấn). Cũng chính vì vậy nên số lượng CBCC cấp xã rất đông (tính đến năm 2010 toàn tỉnh có 4490 cán bộ, công chức cấp xã). Điều này đòi hỏi tỉnh phải có cơ chế quản lý, sử dụng hợp lý cán bộ, công chức đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước ở cơ sở cũng như kế hoạch đề ra chủ trương quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, kịp thời, chất lượng. Đồng thời với lượng CBCC cấp xã lớn, đặc biệt là số lượng người hoạt động không chuyên trách như hiện nay, đòi hỏi nguồn kinh phí chi trả tương đối lớn, trong khi nền kinh tế của tỉnh hiện nay còn nhiều khó khăn, đây cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với tỉnh.
* Về dân tộc
Bắc Giang là một tỉnh miền núi, đa dạng về dân tộc sinh sống (22 dân tộc) do đó số lượng CBCC cấp xã là dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước. Trong 2030 công chức cấp xã thì công chức là người dân tộc có 217 người (chiếm 11%). Trong 1316 cán bộ chủ chốt có 152 cán bộ là người dân tộc (chiếm 12%). Trong số 1144 trưởng các đoàn thể có 112 cán bộ là người dân tộc (chiếm 9,8%). Qua khảo sát, hầu hết cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số có trình độ nhận thức hạn chế, trình độ văn hóa, chuyên môn đào tạo không cơ bản… là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến lập trường tư tưởng, khả năng tiếp thu và triển khai chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và chất lượng lãnh đạo, thực thi công vụ ở địa phương.
* Về giới tính
CBCC cấp xã của tỉnh Bắc Giang có sự chênh lệch khá lớn về giới tính. Mặc dù trong văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và XVII đều nhấn mạnh quan tâm đến cán bộ nữ, song số lượng cán bộ CBCC cấp xã là nữ vẫn thấp so với chỉ tiêu đề ra, cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác cán bộ ở cơ sở. Trong khi tỉ lệ cán bộ, công chức nữ của cả tỉnh hiện nay chiếm 57% (theo Báo cáo của tỉnh ủy năm 2010), thì tỷ lệ CBCC cấp xã là nữ
rất thấp. Cán bộ chủ chốt nữ ở cấp xã là 50/1316 (chiếm 3,8%), trưởng các đoàn thể là 264/1144, chiếm (23,1%), công chức cấp xã là 444/2030 (chiếm 21,9%). Nhưng so với các năm trước đây, tỷ lệ CBCC cấp xã là nữ đã được tăng đáng kể. Đặc biệt, gần đây số lượng cán bộ, công chức là nữ giữ các vị trí chủ chốt trong hệ thống chính quyền ngày càng tăng, đây là dấu hiệu đáng mừng trong xu thế hội nhập, dân chủ hóa đời sống chính trị của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng.
* Về độ tuổi
Đề án số 02-ĐA/TU ngày 23/5/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo" đề cập vấn đề quan tâm và phát triển cán bộ trẻ, song đến nay đội ngũ CBCC cấp xã ở tỉnh có độ tuổi trung bình tương đối cao. Tỷ lệ cán bộ chủ chốt cấp xã ở độ tuổi 45 trở lên vẫn chiếm 64,6%, cán bộ là trưởng các đoàn thể chiếm 62,1%. Đội ngũ công chức cấp xã trong 5 năm trở lại đây, thực hiện chủ trương chung của Đảng và chính sách cụ thể của địa phương đã dần được trẻ hóa, hầu hết công chức có độ tuổi từ 22 đến 45, số công chức có độ tuổi trên 45 chỉ chiếm 25%. Như vậy, có thể thấy, ở tỉnh Bắc Giang, công chức cấp xã đã dần được trẻ hóa song đội ngũ cán bộ cấp xã vẫn ở độ tuổi trung bình tương đối cao. Đây cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ CBCC cấp xã.
* Về nguồn CBCC cấp xã:
CBCC cấp xã ở tỉnh do nguồn hình thành đội ngũ chủ yếu là nguồn tại chỗ như bộ đội xuất ngũ, cán bộ nghỉ hưu, mất sức lao động, một số trưởng thành từ các phong trào của địa phương… nên trình độ chắp vá, thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu được tuyển dụng, bầu, sau đó mới tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nên nhìn chung chất lượng chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay ở địa phương. Số cán bộ có trình độ văn hóa tiểu