Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Đánh Giá Công Chức Cấp Xã Trên Địa Bàn Thị Xã Phước Long, Tỉnh Bình Phước


cơ quan những công chức không đủ tiêu chuẩn, thoái hóa, biến chất, góp phần xây dựng đội ngũ công chức cơ sở có đủ “đức” và “tài”.

- Thứ ba, đánh giá công chức phải thực hiện trong sự đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách quản lý công chức:

Quản lý công chức xã bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung khác nhau: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đào tạo, bồi dưỡng công chức xã; quy định chức danh và tiêu chuẩn ngạch công chức xã; quy định biên chế công chức xã; tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng; ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, chế độ tập sự; đánh giá công chức xã; thực hiện chính sách cán bộ; báo cáo và thống kê; thanh tra và kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Các nội dung này có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, cùng hướng tới xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã. Trên cơ sở xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức, vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức mới tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại công chức xã để bố trí phù hợp. Đánh giá công chức xã chính xác tạo cơ sở để làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức xã theo hướng thiết thực, sát với yêu cầu thực tế, thưởng phạt công bằng...

Vì vậy, việc hoàn thiện đánh giá công chức xã phải gắn liền với sự đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách quản lý công chức. Công chức xã làm việc trong từng lĩnh vực khác nhau thì có đặc trưng khác nhau, nên cần phải có những quy định cụ thể, phù hợp cho từng lĩnh vực.

- Thứ tư, đánh giá công chức phải gắn liền với mở rộng dân chủ: Trong nền hành chính hiện đại, kiến tạo với chức năng cơ bản là phục vụ, duy trì, hỗ trợ và phát triển, người dân được coi là khách hàng của nền hành chính, được quyền đánh giá đối với nền hành chính. Đối với đánh giá công chức xã trên


địa bàn thị xã Phước Long, người dân và các chủ thể trong hệ thống chính trị ở cơ sở cần phải được coi là một chủ thể quan trọng trong quy trình đánh giá, không chỉ dừng lại ở chủ thể giám sát, góp ý mà tiến tới trở thành một chủ thể tham gia đánh giá công chức. Có như vậy, quá trình đánh giá và kết quả đánh giá mới đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan và trung thực.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế về đánh giá công chức cấp xã

Thời gian qua, công tác đánh giá CB,CC có những mặt tiến bộ về nhận thức và cách làm. UBND tỉnh Bình Phước đã chủ động cụ thể hóa các quy định của Trung ương để triển khai phù hợp tại địa bàn. Hiện nay UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ hướng dẫn đánh giá, phân loại CB,CC, viên chức và người lao động. Tuy nhiên, chưa có một văn bản mang tính QPPL quy định về đánh giá CB,CC hàng năm để hướng dẫn đánh giá công chức ở các cơ quan, đơn vị nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng. Đối với các xã trên địa bàn thị xã Phước Long cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về đánh giá công chức của xã mình. Đánh giá công chức xã hàng năm được thực hiện theo văn bản hướng dẫn của UBND thị xã về đánh giá CB,CC và những người hoạt động không chuyên trách xã.

Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước - 12

Từ ngày 20/8/2020, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức bắt đầu có hiệu lực. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng theo nội dung Nghị định này. Từ những nội dung, nguyên tắc, tiêu chí đánh giá đó nhận thấy rằng: việc xuất phát từ vị trí của chính quyền cấp cơ sở xã là cấp chính quyền gần dân nhất, giải quyết trực tiếp, hàng ngày, hàng giờ những vấn đề liên quan thiết thực tới đời sống nhân dân trên địa bàn, đội


ngũ công chức xã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Họ là những người trực tiếp lắng nghe, giải quyết, đề xuất lên cấp trên những nhu cầu chính đáng của người dân. Công chức xã chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người dân mà không qua bất kỳ một cấp trung gian nào. Không có một cấp chính quyền nào có mối liên hệ mật thiết với nhân dân như cấp chính quyền xã. Vì vậy, hiện nay cần ban hành văn bản QPPL quy định riêng về việc đánh giá CB, CC xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh. Trong văn bản QPPL này cần nêu rõ nguyên tắc, nội dung, tiêu chí,

trình tự, thủ tục, thầm quyền đánh giá và phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm đối với CB,CC xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 3, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CB,CC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Đảm bảo rõ ràng, cụ thể về mục đích, yêu cầu và nguyên tắc đánh giá, làm rõ ưu điểm, khuyết điểm về tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thông qua việc đánh giá phải khuyến khích được đội ngũ CB,CC không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực và hiệu quả công tác. Kết quả đánh giá là căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với CB,CC. Đánh giá phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, chính xác và cụ thể; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình. Thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai đối với CB,CC cấp xã được đánh giá, xác định cụ thể trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong đánh giá CB,CC; lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá CB,CC. Đánh giá đúng thẩm quyền và theo hướng nâng cao vai trò, trách nhiệm của người có thẩm quyền đánh giá; việc đánh giá CB,CC cấp


xã phải trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ được giao. Văn bản QPPL cũng nêu rõ nội dung, tiêu chí đánh giá (nội dung đánh giá CB,CC; tiêu chí cụ thể để đánh giá, phân loại CB,CC); quy trình đánh giá (xây dựng và đăng ký kế hoạch hàng năm, xem xét tính khả thi của mục tiêu, kế hoạch, ghi chép và xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ định kỳ, trình tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, thực hiện phân xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ); sử dụng, quản lý kết quả đánh giá CB,CC.

Qua thực tế công tác thực thi công vụ tại các xã cho thấy, mỗi một chức danh công chức xã đều tích hợp nhiều công việc và một người không thể làm hết việc của một chức danh mà thông thường một chức danh công chức do hai người đảm nhiệm. Điều này đòi hỏi phải xác định rõ ràng chức danh công việc của từng công chức, nhiệm vụ chủ yếu của mỗi người, trách chồng chéo, bỏ sót việc. Dựa vào đó mới có thể xác định các yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác để đáp ứng đòi hỏi của công việc và cũng là cơ sở để chính quyền xã xây dựng bản mô tả công việc cho mỗi chức danh. Trên cơ sở văn bản của Trung ương và của tỉnh; UBND thị xã hoặc UBND xã có thể ban hành hướng dẫn cụ thể về khung tiêu chí đánh giá chi tiết cho mỗi chức danh công việc của công chức xã.

Tuy nhiên nếu để xã nào ban hành hướng dẫn riêng của xã đó thì rất khó để xếp loại công chức bởi vì mỗi xã sẽ xây dựng khung tiêu chí không giống nhau cho một chức danh công chức. Vì vậy, để có cơ sở thống nhất và đảm bảo tính công bằng trong đánh giá công chức, UBND thị xã sẽ xây dựng khung tiêu chí đánh giá chi tiết cho mỗi chức danh công chức xã phù hợp với thực tiễn công tác. Đây là cơ sở để xã có những phương pháp, kỹ thuật đánh giá, thời điểm đánh giá thích hợp với từng công chức. UBND thị xã cũng cần tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá và phân tích khối lượng công việc của từng chức danh công chức xã, kiến nghị UBND tỉnh kịp thời ban hành văn


bản quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với từng chức danh công việc phù hợp với điều kiện của địa phương.

3.2.2. Tăng cường nhiều chủ thể tham gia đánh giá; nâng cao trách nhiệm và kỹ năng của các chủ thể trong đánh giá công chức xã

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008, Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì chủ thể đánh giá công chức xã là người đứng đầu cơ quan và cấp trên trực tiếp của người đứng đầu. Như vậy, chủ thể tham gia đánh giá công chức xã đang bị giới hạn khá nhiều và điều này có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Quá trình cải cách hành chính nhà nước hướng tới một nền hành chính phục vụ thì cần phải phát huy, nâng cao trách nhiệm đánh giá của nhiều chủ thể. Đối với công chức xã trên địa bàn thị xã Phước Long, xuất phát từ thực tiễn công tác, cần tổ chức để các chủ thể sau tham gia đánh giá:

- Công chức tự đánh giá: Mỗi công chức xã đều có chức năng, nhiệm vụ riêng và bản thân họ biết được mình phải làm gì và kết quả công tác trong năm ở mức độ nào, vì thế khi đánh giá công chức cần nêu cao tính trung thực, không né tránh, gương mẫu trong đánh giá chính bản thân mình, kết quả công tác mình đã thực hiện. Trên cơ sở Phiếu đánh giá với một hệ thống các tiêu chí đã được xây dựng phù hợp, mỗi công chức xã thực hiện việc đánh giá bằng cách tự chấm điểm mỗi tiêu chí đã đạt được trong năm và đánh giá kết quả chung. Mỗi công chức xã tự đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong năm chính là cơ sở để tập thể công chức cơ quan thảo luận, góp ý và là cơ sở để thủ trưởng cơ quan đánh giá tiếp theo và quyết định xếp loại công chức.

- Công chức cùng làm việc đánh giá: Theo quy định của pháp luật thì công chức trong cơ quan chỉ được thảo luận, góp ý về công chức khác khi thực hiện trình tự đánh giá tại cuộc họp đánh giá công chức hàng năm. Thực


tế cho thấy tại các cuộc họp, do tâm lý ngại va chạm, nể nang nên gần như sẽ không có được những ý kiến thẳng thắn và chính xác. Mặt khác ý kiến góp ý chỉ có tác dụng tham khảo chứ không phải là căn cứ để đánh giá vì thế cần xây dựng công cụ, tiêu chí cụ thể để công chức cùng làm việc được đánh giá về đồng nghiệp của mình. Do cùng làm việc nên công chức sẽ nhìn nhận rõ hơn về kết quả thực thi công vụ của công chức được đánh giá. Tuy nhiên, việc công chức đánh giá về công chức khác cũng có thể nảy sinh 02 xu hướng ảnh hưởng không tốt đến kết quả đánh giá: hoặc là nể nang, xuề xòa, cào bằng hoặc là đánh giá quá khắt khe, không chính xác. Việc phát huy sự tham gia đánh giá của công chức không chỉ đảm bảo cho việc đánh giá được chính xác, khách quan hơn mà nó còn đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của cơ quan, nhất là trong công tác cán bộ. Sự đánh giá của công chức trong cơ quan đối với đồng nghiệp còn là một kênh thông tin mà qua đó công chức tự “kiểm soát” lẫn nhau trong quá trình thực thi công vụ, hạn chế những hành vi nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật hoặc những hành vi chây lười, thoái thác nhiệm vụ được giao. Qua đó góp phần đảm bảo tính công bằng trong đánh giá và sử dụng công chức. Để việc đánh giá của công chức xã được chính xác và khách quan, thì mỗi công chức xã trong cơ quan phải thật sự nghiêm túc tự phê bình và phê bình, thấy rõ trách nhiệm xây dựng cơ quan, đồng nghiệp, tránh thờ ơ, không quan tâm, không thể hiện định kiến cá nhân làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, kết hợp với thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo, cải tiến phương pháp đánh giá công chức xã phù hợp công bằng với hệ thống tiêu chí định rõ ràng, cụ thể, sát với công việc của từng công chức. Như thế mọi công chức xã đều có thể lượng hóa kết quả thực thi công vụ của người khác và cho điểm tương xứng.

- Đối với người đứng đầu đơn vị cần nhận thức đủ quyền và trách nhiệm là người quyết định đánh giá đối với công chức xã hoặc là người tham


gia; quan tâm, sâu sát, chỉ đạo quyết liệt, dẫn dắt quá trình đánh giá để thực hiện đúng, cần phải xác định rõ ràng được mục đích đánh giá để hướng dẫn quá trình đánh giá theo đúng mục tiêu, biết sử dụng kết quả vào đúng thực tế; tạo ra bầu không khí cởi mở, sẵn sàng tiếp thu các ý kiến góp ý nhận xét về công chức thuộc quyền, về bản thân và dám chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, không né tránh khi đánh giá cấp dưới. Người đứng đầu phải gần gũi, tiếp xúc và thấu hiểu công việc phân công cho công chức xã thực thi để đánh giá chính xác; cần tạo dựng được môi trường đoàn kết, thống nhất, là tiền đề quan trọng để công chức xác định rõ đánh giá công chức trong cơ quan là để giúp nhau cùng tiến bộ, là xây dựng cơ quan vững mạnh. Mặt khác lãnh đạo cơ quan cũng cần có sự học hỏi, vận dụng kinh nghiệm đánh giá công chức của địa phương khác cho phù hợp với điều kiện cơ quan để có được kết quả đánh giá tốt nhất.

- Đối với các chủ thể ngoài hệ thống hành chính xã và nếu được tham gia vào đánh giá công chức xã cũng phải nhận thức rõ đây không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mình mà còn là trách nhiệm của cả tổ chức và xã hội giao phó, là thể hiện trách nhiệm trong xây dựng chính quyền cơ sở, hệ thống chính trị. Khi đánh giá cần phải thể hiện tính khách quan, công tâm, tránh bị chi phối bởi các quan hệ và những thông tin dư luận. Để phát huy được sự đánh giá của chủ thể ngoài hệ thống hành chính thì cần tổ chức tốt cách thức để lấy ý kiến đánh giá:

+ Các xã trên địa bàn thị xã Phước Long cần tăng cường công khai quy trình và thủ tục hành chính trên mọi phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại công sở để khách hàng có thể tìm hiểu thủ tục của cơ quan đó từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Mặt khác, cần tổ chức tiếp công dân để nâng cao sự hiểu biết của người dân, giúp cho thông tin đánh giá công chức xã từ phía các chủ thể ngoài hệ thống hành chính xác thực hơn.


+ Thực hiện thường xuyên việc lấy phiếu trưng cầu ý kiến của chủ thể ngoài hệ thống hành chính đối với công chức xã có trách nhiệm giải quyết công việc. Áp dụng nhiều hình thức lấy ý kiến đánh giá của khách hàng như: công khai số điện thoại của lãnh đạo cơ quan để nhân dân kịp thời phản ánh thái độ phục vụ của công chức xã, lắp đặt hòm thư góp ý. Việc tổ chức lấy ý kiến đánh giá của chủ thể ngoài hệ thống hành chính thông qua một phiếu đánh giá đơn giản và ngắn gọn sau khi họ đã hoàn tất công việc đối với công chức xã.

- Đánh giá của nhân dân nơi công chức xã cư trú: Chính quyền địa phương không quản lý công chức xã, song chính quyền địa phương lại quản lý việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của công chức tại địa phương nơi cư trú. Vì thế cần phải tổ chức để nhân dân và chính quyền địa phương đánh giá về công chức. Hàng năm trước khi tiến hành công tác đánh giá công chức xã, cơ quan quản lý, sử dụng công chức có văn bản đề nghị chính quyền địa phương đánh giá công chức trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân cũng như đạo đức, tác phong, lối sống của công chức tại nơi cư trú.

3.2.3. Hoàn thiện nội dung, tiêu chí đánh giá khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của thị xã Phước Long

Trong điều kiện cải cách toàn diện nền hành chính ở nước ta hiện nay để hướng tới xây dựng nền hành chính theo mô hình quản lý công mới, ở đó đội ngũ công chức xã phải trở nên chuyên nghiệp và năng động hơn, có ý thức tự giác và tính kỷ luật cao thì việc quản lý công chức xã không còn là cách quản lý hành chính đơn thuần như trước đây được nữa. Trong đó đánh giá công chức xã phải thay đổi theo hướng quan tâm nhiều hơn đến con người, đến sự phát triển cá nhân và cả tổ chức, từ đánh giá công việc chuyển sang đánh giá để phát triển con người. Muốn vậy, một trong những nội dung quan

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí