Đổi Mới Phương Pháp Đánh Giá, Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin, Mạng Xã Hội Trong Đánh Giá


trọng là phải quan tâm, xây dựng được một hệ thống tiêu chí đánh giá công chức xã phù hợp cho mỗi giai đoạn phát triển của nền hành chính.

Ngày 31/12/2015, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 2038/QĐ- BNV về phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Bình Phước nhưng cho đến nay vị trí việc làm tại các xã trên địa bàn thị xã Phước Long chưa được xây dựng hoàn thiện để đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Phước phê duyệt dẫn đến tiêu chí đánh giá công chức, trong đó có tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc của công chức xã nói riêng chưa được quan tâm sửa đổi phù hợp. Kết quả khảo sát cho thấy, 23/67 ý kiến, tương đương 34,32% ý kiến cho rằng số lượng tiêu chí đánh giá công chức xã hiện nay là ít và nội dung quá chung chung; có 44/67 tương đương 65,67% ý kiến cho rằng càng phải thay đổi tiêu chí đánh giá để đánh giá công chức xã có được kết quả tốt hơn. Nghị định số 90/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành trong đó đưa ra những tiêu chí vừa là những tiêu chí đánh giá, vừa là những tiêu chí phân loại công chức xã theo các nội dung đánh giá công chức được quy định trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Tuy nhiên, những tiêu chí đánh giá phân loại công chức xã sau 01 năm công tác cũng chưa thật sự cụ thể, điều này gây khó khăn cho cấp xã khi thiết kế bộ công cụ đánh giá cũng như muốn cải thiện phương pháp đánh giá công chức.

Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu nêu trên, để có cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá công chức xã, trong đó có tiêu chí về tiến độ và kết quả thực hiện công việc thì cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long sớm hoàn thiện đề án vị trí việc làm đề nghị cấp trên phê duyệt, nhằm thống nhất đưa ra được các tiêu chí đánh giá, cụ thể hoá các tiêu chí đánh giá công chức xã cho phù hợp với điều kiện của địa phương là việc làm rất cần thiết. Dựa trên các nội dung đánh giá công chức xã, tác giả đề xuất các tiêu chí cụ thể liên quan đến 06 nội dung đánh giá công chức xã trên địa bàn thị xã Phước Long, cụ thể như sau:


- Nội dung thứ nhất, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước:

+ Gương mẫu chấp hành về tư tưởng chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

+ Bản thân và gia đình chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không để vợ (chồng), con, anh (chị) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm ảnh hưởng xấu đến cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật.

- Nội dung thứ hai, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc:

+ Chấp hành sự phân công của tổ chức;

+ Không vi phạm quy định về những điều công chức không được làm;

+ Lối sống lành mạnh, không mắc tệ nạn xã hội;

+ Trang phục, giao tiếp, ứng xử đúng quy định;

+ Tuân thủ giờ giấc làm việc, nội quy, quy chế cơ quan;

+ Tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình, cẩn thận, nghiêm túc, trách nhiệm với công việc.

- Nội dung thứ ba, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Có xây dựng kế hoạch công tác năm sát với thực tiễn công tác;

+ Tham mưu hiệu quả cho lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan;

+ Mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết công việc, không để xảy ra sai sót;

+ Thực hiện đúng tiến độ chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất;

+ Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất nhiệm vụ học tập (nếu có);


+ Sử dụng thành thạo máy vi tính, có ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc;

+ Có sáng kiến, giải pháp được áp dụng hiệu quả trong hoạt động công vụ được cấp có thẩm quyền công nhận;

+ Có khả năng chịu áp lực công việc;

+ Khả năng xử lý tình huống phát sinh trong công việc;

+ Có sức khoẻ tinh thần tốt trong thực thi công vụ.

- Nội dung thứ tư, tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo kế hoạch công tác năm;

+ Tính chủ động hoàn thành, không bị đôn đốc, nhắc nhở khi thực hiện nhiệm vụ;

+ Hoàn thiện công việc vượt tiến độ;

+ Kết quả công việc đạt các yêu cầu đề ra;

+ Tính tiết kiệm khi thực hiện công việc;

+ Không có tác động xấu đến công việc của đồng nghiệp.

+ Kết quả thực hiện trong công tác tham mưu rà soát, hoàn thiện và ban hành các văn bản về lĩnh vực được phân công phụ trách;

+ Kết quả thực hiện trong công tác phối hợp thực thi nhiệm vụ đối với các bộ phận trong cơ quan hoặc các đơn vị có liên quan.

+ Tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu vị trí công tác, nhiệm vụ được giao.

- Nội dung tứ năm, tinh thần trách nhiệm, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ:

+ Không trốn tránh, đùn đẩy hay thoái thác thực hiện nhiệm vụ;

+ Đoàn kết, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc;

+ Dám chịu trách nhiệm đối với những vấn đề tham mưu, đề xuất hay thực hiện;


+ Trung thực trong công việc;

+ Tham gia đầy đủ các hoạt động của cơ quan, đoàn thể sự phân công.

- Nội dung thứ sáu, thái độ phục vụ nhân dân:

+ Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân thuộc thẩm quyền đúng thời gian quy định;

+ Lắng nghe người dân trình bày nguyện vọng, ý kiến, trả lời những yêu cầu chính đáng của dân;

+ Giải thích thấu đáo, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cho người dân cần biết về thủ tục hành chính, quy định pháp luật về lĩnh vực mình phụ trách;

+ Không có thái độ cửa quyền, hách dịch và các hành vi gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí;

+ Người dân rất hài lòng về thái độ khi giải quyết công việc.

3.2.4. Đổi mới phương pháp đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong đánh giá

3.2.4.1. Đổi mới phương pháp đánh giá

Hiện nay ở nước ta, trong đánh giá công chức cấp xã có rất nhiều phương pháp đánh giá được nghiên cứu áp dụng như: phương pháp phân tích định lượng (phương pháp đánh giá cho điểm), phương pháp so với mục tiêu xác định, phương pháp bình bầu; phương pháp 360 độ…Mỗi phương pháp đánh giá đều có những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng. Bởi vậy việc kết hợp các phương pháp hoặc lựa chọn được một phương pháp tối ưu nhất tùy thuộc vào mục đích, điều kiện đánh giá cụ thể, có thể biến đổi phương pháp đánh giá hiện tại đang áp dụng để phát huy tối đa những ưu điểm của phương pháp. Việc linh hoạt trong sử dụng các kỹ thuật đánh giá cho phù hợp với mỗi công đoạn đánh giá, phương pháp đánh giá là điều cần thiết để thu được các thông tin liên tục, đa chiều về người công chức cấp xã cũng như hoạt động công vụ của họ. Ở nhiều địa phương hiện nay đang thí điểm áp dụng những phương


pháp đánh giá công chức cấp xã mới để khắc phục những hạn chế của các phương pháp đánh giá trước đây, thu hút nhiều chủ thể hơn vào quá trình đánh giá công chức xã, giúp cho chủ thể đánh giá quan tâm nhiều hơn đến việc đánh giá; đồng thời làm cho kết quả đánh giá được khách quan, chính xác hơn.

Đánh giá công chức cấp xã của thị xã Phước Long hiện nay, phương pháp hiệu quả cần được áp dụng là phương pháp cho điểm xếp hạng theo tiêu chí, phương pháp bình bầu, đánh giá qua báo cáo và đánh giá dựa trên các sự kiện đáng chú ý. Trong các phương pháp đánh giá đã nêu, phương pháp bình bầu có ý nghĩa quyết định đối với kết quả đánh giá công chức xã. Việc đổi mới các phương pháp đánh giá hiện hành được đưa ra trên cơ sở yêu cầu về điều kiện là cần thực hiện nghiêm túc đúng quy định và kết hợp với các kỹ thuật đánh giá của các phương pháp khác.

Áp dụng phương pháp cho điểm xếp hạng theo tiêu chí:

Phương pháp này hiện tại chưa được cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long áp dụng vào đánh giá công chức, một phần do cấp xã chưa chú trọng đánh giá kết quả đầu ra công việc của công chức xã được đánh giá, mặt khác cũng chưa đề ra được các tiêu chí đánh giá cụ thể cho các nội dung đánh giá. Áp dụng phương pháp cho điểm xếp hạng theo tiêu chí trong đánh giá công chức xã sẽ giúp cho kết quả đánh giá gắn nhiều hơn với mục tiêu, kế hoạch của xã tạo cơ hội tham gia của nhiều chủ thể vào quy trình đánh giá.

Để triển khai có hiệu quả phương pháp này rất nhiều công việc cần được triển khai đồng bộ. Trước hết là việc phải xác định được khối lượng công việc của cơ quan phải hoàn thành trên cơ sở các chỉ tiêu định lượng được giao hay phấn đấu. Vì thế vấn đề này cốt yếu là phải xây dựng được hệ thống vị trí việc làm. Trên cơ sở Quyết định số 2038/QĐ-BNV, ngày 31/12/2015 của Bộ Nội vụ về phê duyệt xây dựng đề án vị trị việc làm của


cấp xã và đi đến thống nhất xây đựng được một hệ thống tiêu chí đánh giá với thang điểm cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho việc xây dựng các phiếu đánh giá công chức cấp xã. Dựa trên các tiêu chí kiến nghị trong mục 3.2.3. Tác giả đề xuất thang điểm cụ thể với mỗi nội dung, tiêu chí đánh như sau:

- Nội dung thứ nhất: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: 08 điểm (bình quân 04 điểm/tiêu chí) ;

- Nội dung thứ hai: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc: 12 điểm (bình quân 02 điểm/tiêu chí);

- Nội dung thứ ba: Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: 20 điểm (bình quân 02 điểm/tiêu chí);

- Nội dung thứ tư: Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ (30 điểm).

- Nội dung thứ năm: Tinh thần trách nhiệm, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ: 15 điểm (bình quân 03 điểm/tiêu chí);

- Nội dung thứ sáu: Thái độ phục vụ nhân dân: 15 điểm (bình quân 03 điểm/tiêu chí).

Với mỗi tiêu chí đề ra, nếu công chức xã không chấp hành, có vi phạm hoặc không đạt thì cho 0 điểm. Riêng nội dung thái độ phục vụ nhân dân, nếu công chức có đơn kiến nghị, tố cáo của người dân mà nội dung kiến nghị, tố cáo có căn cứ thì cho 0 điểm toàn mục; nếu có ý kiến trực tiếp từ đại diện các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở thì trừ một nửa số điểm của mục. Theo các tiêu chí và thang điểm nêu trên, công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long như sau:

Bảng 3.1. Đề xuất phân loại công chức cấp xã theo tiêu chí và thang

điểm


Mức phân loại

Tổng điểm

Điểm tối

thiểu nội dung 4

Điểm tối

thiểu nội dung 6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước - 13



Hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ

90-100

30

15

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

70-89

20

10

Hoàn thành nhiệm vụ

nhưng còn hạn chế về năng lực

50-69

10

10

Không hoàn thành nhiệm

vụ

49 trở xuống

0

5

- Đổi mới phương pháp bình bầu trong đánh giá tập thể:

Qua phân tích thực trạng phương pháp đánh giá công chức cấp xã cho thấy kết quả đánh giá công chức xã trên địa bàn thị xã Phước Long phụ thuộc vào kết quả của các cuộc họp tập thể: Đối với công chức xã thì thông qua 01 cuộc họp đánh giá, bình bầu của tập thể công chức dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND xã. Để phát huy được vai trò của phương pháp bình bầu trong đánh giá của tập thể mà không cần phải tổ chức quá nhiều cuộc họp, đồng thời có thể tích hợp so sánh được ý kiến nhận xét của đồng nghiệp, lãnh đạo cơ quan, đại diện các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở và ý kiến của người dân nếu có đối với cá nhân công chức xã, luận văn đưa ra các giải pháp sau:

+ Trước hết cần thực hiện nguyên tắc bảo đảm đúng thẩm quyền trong đánh giá “công chức xã do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá” được quy định trong Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ, tức là Thủ trưởng cơ quan là người kết luận và ký duyệt về kết quả đánh giá công chức xã nhưng không can thiệp quá sâu vào kết quả đánh giá, còn việc tham gia góp ý, đánh giá công chức xã sẽ do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện.

+ Thực hiện nghiêm túc, đúng yêu cầu và quy định của hình thức bỏ phiếu kín nhằm hạn chế được sự nể nang, né tránh của đánh giá trực tiếp.


+ Trình tự thực hiện tiến hành như sau: Cấp xã cần xây dựng được phiếu đánh giá công chức gửi trước cho các thành viên tham gia đánh giá ít nhất 10 ngày trước khi cuộc họp tập thể đánh giá bắt đầu. Các thành viên tham gia đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, nội dung hướng dẫn trong phiếu đánh giá sẽ đánh giá trực tiếp vào phiếu đánh giá, mỗi công chức xã được đánh giá vào một phiếu riêng. Sau đó, tại phiên họp tập thể, các thành viên đánh giá sẽ nộp lại phiếu theo các nhóm, một nhóm của đồng nghiệp công chức và một nhóm của các chủ thể còn lại (gọi tắt là tập thể). Việc kiểm phiếu sẽ tiến hành so sánh đối chiếu kết quả của hai nhóm theo từng mục đánh giá và lần lượt đối với từng công chức xã. Nếu kết quả kiểm phiếu đánh giá của tập thể với kết quả kiểm phiếu đánh giá của đồng nghiệp không quá chênh lệnh nhau về tổng điểm đánh giá của mỗi nhóm (tối đa 05 điểm) thì lấy kết quả đánh của của tập thể là kết quả đánh giá cuối cùng. Nếu kết quả kiểm phiếu ở hai nhóm có tổng điểm đánh giá chênh lệch nhau từ 06 điểm trở lên thì sẽ so sánh cụ thể mục (những mục) đánh giá nào có số điểm chênh lệch cao nhất và tính điểm trung bình của mục, điểm trung bình này sẽ thay thế điểm đánh giá ban đầu của cả hai nhóm để tính lại kết quả tổng điểm đánh giá cuối cùng của mỗi nhóm đảm bảo so sánh cuối cùng kết quả đánh giá của hai nhóm chênh lệnh nhau không quá 05 điểm và khi đó kết quả đánh giá của tập thể vẫn được lấy là kết quả đánh giá cuối cùng. Người được đánh giá có quyền phát biểu về nội dung đánh giá của tập thể về bản thân mình.

+ Với cách tiến hành như trên, cơ quan không cần phải tiến hành quá nhiều cuộc họp để đánh giá công chức, đồng thời cũng mở rộng được phạm vi chủ thể tham gia vào đánh giá công chức xã. Chủ thể tham gia đánh giá cũng có nhiều thời gian hơn để phân tích đưa ra được kết quả đánh giá chính xác nhất. Việc bỏ phiếu kín sẽ loại bỏ được sự nể nang trong đánh giá cũng như ý kiến can thiệp quá sâu của Thủ trưởng đơn vị. Kết quả đánh giá có sự so sánh,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023