Giải Quyết Những Vấn Đề Kinh Tế Xã Hội Nảy Sinh Trên Cơ Sở Tăng Cường Tính Công Khai, Minh Bạch Và Xác Lập Nguyên Tắc Hài Hòa Hóa Lợi Ích.

vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động” [36].

Như vậy, CPH DNNN còn có mục tiêu rất quan trọng là tạo điều kiện để các doanh nghiệp sinh lợi. Chính vì sự nhầm lẫn về mục tiêu của doanh nghiệp chỉ là vấn đề sở hữu nên nhiều người, kể các các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý không quan tâm đến mục tiêu sinh lợi. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp gắn liền với việc mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng sản phẩm hàng hóa cho thị trường, tăng khoản nộp cho ngân sách. Tăng nguồn thu cho ngân sách là cách duy nhất để Nhà nước tăng phúc lợi cho người lao động. Nếu nhấn mạnh tính sở hữu, không những mục tiêu về lợi nhuận không đạt được mà mục tiêu về phúc lợi cho người lao động cũng vô nghĩa. Đây là bài học đắt giá mà chúng ta đã phải trả trong mấy chục năm nền kinh tế vận động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.

Việc thực hiện hình thức đa sở hữu đối với các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa DNNN về thực chất là sự xóa bỏ tình trạng “ vô chủ” trong các doanh nghiệp này. Tùy theo tính chất, đặc điểm của loại hình doanh nghiệp mà nhà nước có thể giữ cổ phần chi phối ở một số ít doanh nghiệp đặc biệt hoặc chỉ tham gia cổ phần ở mức cần thiết. Điều quan trọng là phải xây dựng trên cơ sở những tiền đề và các dự báo khả thi để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh thực sự có hiệu quả.

Việc thực hiện thoái vốn nhà nước tại các DNNN cũng đồng nghĩa với việc tăng cường huy động các nhà đầu tư có tiềm lực về vốn và điều kiện kinh doanh tham gia mua cổ phần, cùng với người lao động trong doanh nghiệp để nâng cao trách nhiệm quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh với trách nhiệm sở hữu tài sản trong doanh nghiệp. Tại tỉnh Thanh Hóa, do đặc điểm các

doanh nghiệp hình thành từ cổ phần hóa DNNN trên địa bàn hầu hết có quy mô nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp rất nhỏ, nên cần áp dụng hình thức mở rộng quy mô sản xuất bằng cách phát hành thêm cổ phiếu.

4.1.2.3. Giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trên cơ sở tăng cường tính công khai, minh bạch và xác lập nguyên tắc hài hòa hóa lợi ích.

Trong nhiều trường hợp, sự xung đột lợi ích gắn liền với quá trình CPH DNNN bộc lộ ra thành vấn đề kinh tế - xã hội có khả năng cản trở và tác động tiêu cực đến quá trình này là do phương thức CPH thiếu công khai, minh bạch. Chẳng hạn, khi đất đai, hay nhiều tài sản khác của DNNN được định giá công khai, minh bạch, thông qua cơ chế đấu giá mang tính cạnh tranh, thu hút được nhiều người tham gia, khi những thông tin có liên quan đến các tài sản được công bố rộng rãi thì chắc chắn những tiêu cực và lạm dụng trong việc định giá các tài sản trên ít có cơ hội phát sinh, tài sản nhà nước vì vậy cũng ít bị thất thoát hơn. Khi quá trình cổ phần hóa một DNNN nào đó chỉ diễn ra một cách khép kín trong nội bộ những người lãnh đạo và tập thể lao động của doanh nghiệp, thì khả năng giá trị doanh nghiệp bị đánh giá thấp thông qua giá cổ phiếu doanh nghiệp bị găm lại ở mức thấp rất dễ xảy ra. Các nhà đầu tư bên ngoài có khả năng trở thành cổ đông mới, có thể đem lại một sức sống mới cho doanh nghiệp cả về tài năng lẫn nguồn lực tài chính bị ngăn cản. Vì thế công khai, minh bạch phải trở thành nguyên tắc để ngăn ngừa và xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội gắn liền với quá trình CPH DNNN.

Như đã phân tích, sự xung đột lợi ích là không tránh khỏi trong quá trình chuyển đổi hình thức và cấu trúc sở hữu từ DNNN sang thành CTCP. Để ngăn cản và hạn chế sự chống đối phát sinh từ sự xung đột này, bên cạnh việc tuyên truyền và công khai hóa, cần áp dụng nguyên tắc hài hóa hóa tối đa các mối tương tác lợi ích giữa các chủ thể kinh tế có liên quan. Trong một chừng mực nhất định có thể sử dụng các hình thức đền bù thích hợp cho những người bị thiệt hại, nhất là những người gặp khó khăn, ở vị thế yếu thế. Chẳng hạn, những người lao động, bị “dôi dư” là những người như vậy. Trong

trường hợp này, nhà nước, vì lợi ích xã hội dài hạn phải có trách nhiệm “đền bù” một cách thỏa đáng cho họ dưới các hình thức khác nhau, tránh tình trạng vì khó khăn ngân sách ngắn hạn, các cơ quan nhà nước có xu hướng đùn đẩy trách nhiệm cho các DN CPH. Những lãnh đạo DNNN cũ, có quá trình công tác lâu dài và gắn bó với DN cũng có thể được xem xét đền bù. Tuy vậy, khi sự thiệt hại của một số người làm việc trong DNNN cũ gắn liền với vị thế “đặc quyền, đặc lợi” của họ thì về nguyên tắc nhà nước và xã hội không cần “đền bù”. Trong trường hợp này nguyên tắc xử lý thích hợp là tuyên truyền, công khai hóa.

4.1.2.4. Xem hoàn thiện và nâng cao chất lượng của các thể chể thị trường nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và lành mạnh cho mọi doanh nghiệp như một phương thức hữu hiệu để xử lý các vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong quá trình CPH DNNN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình CPH DNNN trở nên khó giải quyết là do sự yếu kém hay thiếu vắng các thể chế thị trường tương ứng. Chẳng hạn, việc định giá tài sản hay xác định giá trị doanh nghiệp trở nên khó khăn và dễ bị lạm dụng một phần là do các thị trường liên quan đến việc giao dịch, mua, bán các sản phẩm, dịch vụ cao cấp như thị trường chứng khoán, thị trường mua, bán nợ, thị trường các sản phẩm trí tuệ, thương hiệu hay các hàng hóa vô hình khác cũng như thị trường đất đai còn chưa ra đời hoặc mới manh nha phát triển, còn kém hoàn thiện, vận hành chưa lành mạnh do sự thiếu vắng các quy định và chuẩn mực điều tiết thích hợp. Chính vì vậy, việc tiếp tục phát triển và hoàn thiện các thị trường này không chỉ là cần thiết đối với việc tiếp tục thúc đẩy công cuộc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam nói chung mà còn là phương cách để ngăn ngừa và giải quyết dài hạn nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình CPH DNNN trong tương lai.

Sự phân biệt đối xử giữa DNNN và các loại hình doanh nghiệp khác, như đã phân tích không chỉ thúc đẩy tâm lý e ngại CPH mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, làm sai lạc các tín hiệu thị trường, gây ra sự phân bổ không hiệu quả các nguồn lực chung của xã hội. Tình trạng này chẳng những không khuyến khích các DNNN tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn ngăn cản sự phát triển lành mạnh của các DN thuộc loại hình khác, trong đó có các DNCPH. Vì thế, việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh nói chung nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp là cần thiết cả với việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong tiến trình CPH. Nó cần được thực hiện theo hướng: tạo thuận lợi một cách bình đẳng cho mọi doanh nghiêp trong việc gia nhập thị trường, tiếp cận các nguồn lực như đất đai, tín dụng, tiếp cận thông tin và các dịch vụ công; giảm thiểu các chi phí phi chính thức trong quan hệ với các cơ quan công quyền; tăng cường tính cạnh tranh thị trường, trên cơ sở hạn chế tối đa các rào cản gia nhập thị trường cũng như xóa bỏ vị thế độc quyền “nhân tạo” của một số doanh nghiệp (như một số tập đoàn kinh tế hiện nay chẳng hạn)

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 17

4.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hóa những năm tới

4.2.1. Đổi mới phương pháp định giá đi đôi với nâng cao kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ định giá tài sản doanh nghiệp

4.2.1.1. Đối mới phương pháp định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp (xác định giá trị doanh nghiệp) trong cổ phần hóa là công việc hết sức quan trọng và có tác động quyết định đến sự thành công khi chuyển DNNN sang công ty cổ phần. Thực chất của quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển giao sở hữu. Do vậy, nó đòi hỏi giá trị vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp phải được định giá chính xác

chống thất thoát, tham nhũng tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước, thu hút được các nguồn vốn xã hội đầu tư vào doanh nghiệp.

Hiện nay, tại tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện định giá doanh nghiệp theo 2 phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp mà Nhà nước qui định, là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Việc xác định giá trị doanh nghiệp theo các phương pháp này, trên thực tế đã tỏ ra kém hiệu quả do còn mang nặng tính chủ quan, dẫn đến kết quả thiếu chính xác, chưa phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, việc định giá tài sản doanh nghiệp không đúng đã dẫn đến tình trạng mâu thuẫn lợi ích giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Nếu định giá doanh nghiệp thấp hơn giá trị thực thì Nhà nước bị thiệt (bị mất tài sản) và người mua cổ phần được lợi; còn định giá cao hơn giá trị thực của doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến tình trạng ngược lại, tức là Nhà nước được lợi và người mua cổ phần bị thiệt. Trong cả hai trường hợp đều làm cho quá trình CPH khó khăn hơn, vì chừng nào chưa giải quyết được sự hải hòa về các lợi ích, thì chừng đó vẫn sẽ không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư tiềm năng. Thêm nữa, việc định giá doanh nghiệp thấp còn dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa giá trị cổ phiểu chuyển nhượng tại doanh nghiệp sau CPH với giá trị cổ phiếu ban đầu, làm nảy sinh hiện tượng tiêu cực như mua bán cổ phần trao tay, hay bán cả cổ phiếu ưu đãi như: CTCP 25 A, CTCP Thương Mại Hoằng Hóa...

Việc định giá tài sản DNNN không chính xác được bộc lộ rò nhất trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, đã có một số doanh nghiệp tuy tiềm lực kinh tế không phải thuộc loại mạnh, nhưng trên thị trường chứng khoán, chỉ số cổ phiếu của doanh nghiệp vẫn tăng rất cao, nhờ không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa (chỉ tính giá trị thuê đất hàng năm theo hợp đồng lâu dài đã ký từ trước). Trong khi đó, giá trị sử dụng đất có thể trở thành giá trị siêu lợi nhuận trong kinh doanh vốn của doanh nghiệp đã CPH. Việc không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi CPH đồng

nghĩa với việc Nhà nước đã mất đi quyền được nhận phần “địa tô chênh lệch” phát sinh từ quyền sử dụng đất; còn những nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp sau CPH đương nhiên sẽ thu được phần ”địa tô” ấy.

Định giá doanh nghiệp trước khi CPH đúng sẽ cho phép tránh được những thất thoát, vướng mắc phát sinh trong các doanh nghiệp hậu CPH. Tuy nhiên, việc định giá doanh nghiệp là việc làm khó. Việc đưa giá trị quyền sử dụng đất vào tài sản doanh nghiệp trước khi CPH như trên chỉ là một ví dụ cụ thể. Định giá doanh nghiệp còn thường gặp phải những khó khăn khác nữa, như định giá công nghệ, nhất là công nghệ đã qua sử dụng; định giá thương hiệu và lợi thế kinh doanh- những tài sản vô hình có giá trị lớn nhưng lại rất khó xác định giá cả,.v.v... Nhưng dù khó thế nào cũng phải cố gắng tính toán đầy đủ tài sản của DNNN vào trong giá trị doanh nghiệp trước khi CPH. Tuyệt đối không nên loại bỏ bất cứ bộ phận tài sản nào ra khỏi giá trị doanh nghiệp CPH,

Để định giá doanh nghiệp khách quan và chính xác, một mặt, tỉnh phải xuất phát từ trên cơ sở những qui định của Nhà nước, nhưng mặt khác, phải cứ vào điều kiện thực tiễn quá trình CPH các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, có tính đến kinh nghiệm trong và ngoài nước, để áp dụng thêm các hình thức định giá khác hiệu quả hơn. Cụ thể:.

+ Để tạo được sự khách quan hơn trong việc tính giá trị doanh nghiệp, tỉnh cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phải đề cao phương pháp đấu giá công khai thay cho việc định giá bằng các hội đồng tương đối khép kín; đồng thời nên trao thêm quyền cho các địa phương trong việc chọn các phương thức bán cổ phần như: đấu giá, thỏa thuận hoặc bảo lãnh phát hành. Cần thành lập và sử dụng các Hội đồng độc lập để đánh giá hay thẩm định giá các loại tài sản của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc xác định giá khởi điểm ban đầu để đưa ra đấu giá thay vì sử dụng các cơ quan quản lý nhà nước. Chuyển giao thẩm quyền xác định giá khởi điểm này (hiện do người đứng đầu cơ quan hành chính tỉnh đảm nhận) cho các Hội đồng độc lập trên.

Cần thấy rằng, chỉ có thông qua cơ chế thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp, và để cho thị trường điều tiết thì mới phản ảnh được giá trị thực của doanh nghiệp. Làm như vậy, không chỉ tránh được thất thoát vốn nhà nước, mà còn làm cho cổ đông dễ chấp nhận hơn. Trong trường hợp thị trường còn chưa hoàn thiện, chưa phát triển đầy đủ, việc sử dụng các tổ chức hay chuyên gia tư vấn độc lập, có chuyên môn phù hợp thay cho các tổ chức và cá nhân có động cơ và lợi ích gắn liền với việc chuyển đổi quyền sở hữu của các tài sản công hoặc không có chuyên môn thích hợp sẽ đảm bảo cho quá trình định giá trở nên khách quan hơn, ít có khả năng bị lạm dụng hơn.

+ Đổi mới phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng và đề cao các biện pháp kinh tế và hạn chế và thu hẹp các biện pháp hành chính. Ngoài việc phải tính đúng, tính đủ giá trị các loại tài sản của doanh nghiệp thì cần phải được đưa vào giá trị doanh nghiệp khi CPH các giá trị của tài sản vô hình như: giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu, lợi thế kinh doanh, năng lực quản lý, trình độ tay nghề của người lao động.

Tỉnh cần chú ý phải gắn việc đổi mới cách thức xác định giá trị DN với phương thức bán cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hóa; gắn quá trình cổ phần hóa với niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán. Có chính sách đúng đắn đối với người lao động để họ yên tâm tham gia vào quá trình cổ phần hóa. Đồng thời phải có kế hoạch thu hút các chuyên gia giỏi vào việc đánh giá tài sản, nhằm xác định đúng giá trị thực tế của các tài sản. Đề cao vai trò của đại diện doanh nghiệp trong việc xác định giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc thị trường, để người bán (Nhà nước) và người mua (đại diện cổ đông) thương lượng với nhau về tài sản và giá cả. Nhà nước nên chuyển từ Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp có tính chất áp đặt sang đấu giá tài sản của doanh nghiệp.

4.2.1.2. Nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ định giá

Cổ phần hóa DNNN thực chất là việc bán vốn của nhà nước tại doanh nghiệp ra thị trường, vì vậy việc định giá doanh nghiệp thế nào cho đúng có

vai trò cực kỳ quan trọng. Rò ràng, khi Nhà nước tổ chức bán vốn của mình thì điều quan tâm hàng đầu là bán cho ai và bán bao nhiêu, tức là phải bán “được giá” để bảo toàn vốn Nhà nước. Nếu định giá cao thì khó bán mà định giá thấp thì Nhà nước mất vốn.

Cái khó của việc định giá doanh nghiệp không chỉ do yếu tố khách quan như trình độ, kỹ năng của người định giá; mà còn có cả yếu tố chủ quan như đạo đức phẩm chất của đội ngũ cán bộ định giá kém, chỉ nhằm vào mưu lợi cho bản thân. Thậm chí, đã có tình trạng cán bộ định giá thấp giá trị doanh nghiệp để rồi sau đó mua lại những tài sản ấy đem bán ra ngoài, thu chênh lệch.

Thực tế đó đang đặt ra yêu cầu cho tỉnh Thanh Hóa là phải nâng cao kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ định giá doanh nghiệp khi CPH. Việc nâng cao năng lực thẩm định giá và đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xử lý những vấn đề phức tạp đặt ra trong quá trình này. Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác định giá doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa phần lớn chưa được qua các lớp đào tạo chuyên sâu nên việc xử lý các tình huống trong khi định giá còn nhiều lúng túng. Giải pháp cơ bản nhất cho vấn đề này là phải hình thành được một đội ngũ thẩm định viên chuyên nghiệp, nòng cốt được đào tạo chính qui về định giá tài sản, đặc biệt là định giá bất động sản và thương hiệu.

Để công tác định giá tốt, bên cạnh đội ngũ cán bộ chuyên trách, tỉnh cũng cần xây dựng đội ngũ trợ lý cho thẩm định viên về giá. Đây là những người tuy chưa phải là thẩm định viên (chưa được cấp thẻ), nhưng có vai trò trợ giúp quan trọng cho thẩm định viên trong việc thu thập số liệu và những công việc khởi đầu, hay hỗ trợ cho báo cáo thẩm định. Những người này được coi như là “đội quân dự bị” cho đội ngũ cán bộ thẩm định viên lành nghề (được cấp thẻ) trong tương lai.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí