Chỉ Số Phát Triển Con Người Qua Các Năm Của Việt Nam, 1994 - 2014

Nhóm 2

Nguồn: ILSSA tính toán từ VHLSS năm 2010 của TCTK [136, 2012,tr. 70]

Tỷ lệ thuộc nhóm nghèo cả nước (kể cả khu vực thành thị và thành thị) sử dụng nguồn nước sạch là nước máy riêng mới là 26,7%, nước máy công cộng là 1,4%. Nhóm thu nhập cao, giàu tiếp cận được nguồn nước máy cũng chưa cao, 33,5% hộ khá và 52,2% hộ giàu sử dụng nước máy riêng; về sử dụng nước máy công cộng, với các hộ thuộc nhóm khá và giàu, tỷ lệ này chỉ là 1,6%. Ở khu vực nông thôn các tỷ lệ này đều rất thấp cho tất cả các nhóm.

Có thể nói rằng, trên tổng thể, đảm bảo ASXH gắn với TTKT ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua thể hiện rất rõ ở sự thay đổi của chỉ số phát triển con người

(HDI) Viêt

Nam (Bảng 3.27, 3.28). Giai đoạn 1985-2009 (giai đoan

này chỉ số HDI

chưa phản ánh yếu tố bình đẳng giới , mức độ tôn trọng quyền con người , bất bình đẳng xã hôị ), mỗi năm HDI của Viêṭ Nam tăng thêm 1,16% ( từ 0,561 lên 0,725).

Đến năm 2011 (đã tính đến yếu tố bình đẳng giới và bất bình đẳng xã hôi

), chỉ số

HDI của Việt Nam đạt 0,589 (Xem phụ lục hình 3.6), cao hơn năm 2010 là 0,002,

xếp thứ 128/187 nước trên thế giới đươc

xếp haṇ g . Ngoài chỉ số HDI, hai chỉ số

khác khá cao của Việt Nam là tuổi thọ trung bình (xếp thứ 54 thế giới với tuổi thọ trung bình là 74,3) và tỉ lệ biết chữ ở người lớn xếp thứ 69 (chiếm 90,3% người từ 15 tuổi trở lên).

Bảng 3.27: Chỉ số phát triển con người qua các năm của Việt Nam, 1994 - 2014


Báo cáo năm

Số liệu năm

HDI

Xếp thứ/số nước xếp hạng

1994

1992

0.539

120/174

1995

1993

0.540

121/174

1996

1994

0.557

121/174

1997

1995

0.560

110/174

1998

1996

0.664

110/174

1999

1997

0.664

110/174

2000

1998

0.671

108/174

2001

1999

0.682

101/162

2002

2000

0.686

109/173

2003

2001

0.688

112/175

2004

2002

0.691

112/177

2005

2003

0.704

108/177

2006

2004

0.709

109/177

2007/2008

2005

0.733

105/177

2009

2007

0.725

116/182

2010

2010

0.590

113/169

2011

2011

0.593

128/187

2012

2012

0.617

127/187

2013

2013

0.617

121/187

2014

2014

0.617

121/187

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 17

Nguồn: Tổng hợp từ UNDP, 2005, 2006, 2007, 2009, 2011 [58, 2011, tr.2]

Năm 2011, HDI của Việt Nam xếp thứ 128 trên tổng số 187 nước và vùng lãnh thổ, năm 2012, HDI của Việt Nam xếp thứ 127/187 nước và ở mức trung bình. Năm 2013, 2014 chỉ số HDI không thay đổi, Việt Nam đứng thứ 121/2187 nước. Theo tính toán của Liên Hợp Quốc, thứ hạng này không thay đổi so với năm trước tuy HDI của Việt Nam tăng nhẹ từ 0,590 năm 2010 lên 0,593 năm 2011. So sánh với các nước trong khu vực thì Việt Nam ở mức thấp. Thứ hạng của Việt Nam chỉ cao hơn Lào (138), Cambodia (139), Timor Leste (147) và Myanmar (149). Những nước đứng đầu trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là New Zeeland xếp thứ 5, Nhật Bản: 12, Hàn Quốc: 15, Australia: 19, Singapore: 26 (Bảng 3.28).

Bảng 3.28. HDI Việt Nam và một số nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, 2011

Tên nước

HDI

Tên nước

HDI

Xếp

hạng/187

Điểm

Xếp

hạng/187

Điểm

New Zealand

5

0.908

Mông Cổ

110

0.653

Nhật Bản

12

0.901

Philippines

112

0.644

Hàn Quốc

15

0.897

Indonesia

124

0.617

Australia

19

0.885

Việt Nam

128

0.593

Singapore

26

0.866

Lào

138

0.524

Brunei

33

0.838

Cambodia

139

0.523

Malaysia

61

0.761

Timor Leste

147

0.495

Trung Quốc

101

0.687

Myanmar

149

0.483

Thái Lan

103

0.682




Nguồn: World Bank [111, 2011,tr. 3]

Mặc dù điểm HDI của Việt Nam tăng hàng năm, song tính từ năm 2006 đến 2011, xét về thứ hạng, Việt Nam chỉ tăng có 1 bậc. Theo đó chỉ số tăng trưởng HDI giai đoạn 1990-2011 và 2000-2011 so với giai đoạn 1980-2011 lần lượt là 1,5% và 1,06% (Xem phụ lục Hình 3.6). [84,2011, tr.3].

Theo báo cáo HDI 2014 cho biết, Việt Nam xếp hạng 121 trong năm 2013, thứ hạng như năm 2012. Chỉ số HDI của Việt Nam đang giảm chậm từ khoảng 1,7 trước năm 2000 xuống còn khoảng 0,96 trong những năm năm 2013. Trong khi đó,


các quốc gia khác cũng không ghi nhận sự tiến bộ nào đáng kể trong năm qua, so

120

với năm trước đó. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có thứ hạng cao hơn của Việt Nam, như Trung Quốc thứ 91, Thái Lan 89, Indonesia 108, Phillipines 117, Malaysia 62, và Hàn Quốc 15.

3.2.2. Đánh giá chung về viêc đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng

trưở ng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua.

3.2.2.1. Về thành tựu

3.2.2.1.1. Thể chế đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế luôn được bổ sung và hoàn thiện

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định và thực hiện nhiều chính sách ASXH quan trọng gắn với TTKT, huy động được nhiều nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp cho các đối tượng (người dân tộc thiểu số, người nghèo, nhóm xã hội yếu thế, nhất là người già cô đơn, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương) vươn lên trong cuộc sống. Các chính sách và giải pháp đảm bảo ASXH gắn với TTKT được triển khai đồng bộ trên cả ba phương diện: Giúp các đối tượng thụ hưởng phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm thị trường, tín dụng, việc làm; hỗ trợ giảm nghèo bền vững và TGXH nhóm yếu thế; tạo cơ hội cho họ tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở.. .

- Hệ thống pháp luật ASXH đã phản ánh và cụ thể hóa quan điểm của Đảng về đổi mới chính sách ASXH gắn với tăng trưởng kinh tế:

+ Khẳng định con người, nguồn nhân lực là vốn quý nhất, là nguồn lực quyết định nhất đối với TTKT, đảm bảo ASXH trên cơ sở đặt con người và phát triển con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cho con người, cho phát triển nguồn nhân lực được coi là đầu tư cho phát triển bền vững đất nước.

+ Giải phóng triệt để sức sản xuất, sức lao động và phát huy cao nhất nguồn lực con người, lực lượng lao động xã hội cho tăng trưởng và phát triển, tạo nhiều việc làm và giảm thất nghiệp, khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời tích cực giảm nghèo bền vững.

+ Tạo và mở rộng cơ hội để mọi người, nam cũng như nữ, được tự do phát triển và cống hiến công sức, tài năng lao động sáng tạo của mình, được hưởng thụ thành quả từ kết quả tăng trưởng, kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.

+ Nâng cao vai trò trách nhiệm của Nhà nước, đồng thời phát huy vai trò và huy động nguồn lực từ cộng đồng và xã hội trong việc giải quyết các vấn đề ASXH theo tinh thần xã hội hóa.

- Hệ thống pháp luật ASXH đồng bộ hơn, luôn được hoàn thiện phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với khả năng của nền kinh tế, của TTKTT, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thực hiện và đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đã và đang phát huy hiệu quả trong thực tế:

+ Về thị trường lao động và việc làm, hệ thống pháp luật kinh tế (luật đất đai, luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã, luật thuế, luật thương mại, luật phá sản...) đã được ban hành hướng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động, phát triển các loại thị trường cơ bản, nhất là thị trường lao động. Bộ luật lao động đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần (năm 2002, 2006, 2007, 2012) và các luật chuyên ngành như dạy nghề, luật BHXH, luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng..., đã tạo sân chơi bình đẳng cho các chủ thể liên quan, điều chỉnh các quan hệ lao động, khuyến khích các nhà đầu tư tạo nhiều việc làm và mọi người dân có cơ hội tự tạo việc làm.

+ Nhà nước đã ban hành hệ thống chính sách , pháp luật, nhất là Luâṭ người cao tuổi , Luật bảo vê ̣và chăm sóc trẻ em , Luật Người khuyết tật...và luôn được

hoàn thiện theo hướng bảo đảm nguyên tắc lồng ghép phát triển hệ thống ASXH phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với TTKT.

+ Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và về giảm nghèo, chương trình tăng

cường nâng cao năng lực đào tạo nghề , chương trình đào tao

nghề cho nông thôn ,

bô ̣đôi

xuất ngũ , chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em...đã và đang phát huy

trong thực tế.

- Các chính sách, pháp luật ASXH gắn với TTKT, có tính khả thi được phản ánh và đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu và dưới nhiều góc độ khác nhau, nhất là trên những mặt sau:

+ Các chính sách, luật pháp ASXH về cơ bản đã xuất phát từ nhu cầu thực sự, thiết thân và thực tế của xã hội, của đối tượng và từng bước đáp ứng nhu cầu đó, nhưng không vượt quá khả năng của nền kinh tế do kết quả TTKT đem lạ. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của chính sách, pháp luật ASXH là toàn bộ lao động xã hội, mọi người dân, nhất là người nghèo, nhóm xã hội yếu thế theo hướng tạo cơ hội (khuyến khích hoặc hỗ trợ) cho các đối tượng tham gia vào TTKT, vào quá trình phát triển trong kinh tế thị trường và hội nhập, tự mình vươn lên vượt qua khó khăn.

+ Trong hoạch định chính sách ASXH bao giờ cũng phải tính đến điều kiện thực tế của nền kinh tế, nhất là TTKT và khả năng huy động, cũng như cơ chế huy động nguồn lực đảm bảo cho nó, vừa phải tính đủ đáp ứng nhu cầu của chính sách, pháp luật, vừa phải cân đối với khả năng của nền kinh tế, chống bao cấp tràn lan và gây lãng phí thất thoát, nhất là trong chính sách dạy nghề, tạo việc làm, giảm nghèo và trợ giúp xã hội...là những chính sách đòi hỏi phải có đầu tư lớn.

+ Hình thức tổ chức chính sách, pháp luật ASXH về cơ bản thông qua nhiều kênh truyền tải để đảm bảo đến đúng mục tiêu, đối tượng và hiệu quả, nhất là thông qua hệ thống hành chính nhà nước, hệ thống sự nghiệp cung cấp dịch vụ công và mở rộng sự tham gia của các tổ chức xã hội (tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức phi chính phủ khác)...nên người dân dễ tiếp cận.

+ Để đảm bảo chính sách, pháp luật ASXH có tính khả thi, Nhà nước bao giờ cũng bố trí, cân đối nguồn tài chính trong ngân sách nhà nước tổng thể và phân bổ theo kế hoạch hàng năm một cách chủ động với một tiêu chuẩn định mức phù hợp cho từng loại chính sách, đối tượng. Ngân sách nhà nước là chủ yếu, đồng thời có cơ chế huy động từ cộng đồng theo tinh thần xã hội hóa. Đây là nét rất đặc thù và ưu việt của Việt Nam trong hệ thống chính sách, pháp luật ASXH, đảm bảo chính sách, pháp luật phát huy hiệu quả, đi vào cuộc sống.

3.2.1.1.2. Cùng với thành tựu phát triển và tăng trưởng kinh tế, công tác đảm bảo an sinh xã hội ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng

Hệ thống ASXH ngày càng đồng bộ và hoàn thiện với diện bao phủ không ngừng được mở rộng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. ASXH đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, góp phần hình thành xã hội không còn

nhóm xã hội bị loại trừ và bảo đảm định hướng XHCN. Nhờ đó, công tác đảm bảo ASXH đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Có thể đánh giá khái quát như sau:

- Duy trì đươc

tran

g thá i GDP tăng và ở ́ c cao trong nhiều năm là xu

hướ ng tích cưc

và là điều kiện tiên quyết để đảm bảo ASXH. Giai đoan

1990 - 1995

tốc độ tăng GDP bình quân 8,19%/năm, giai đoạn 1995 - 2000: 8,87%/năm, giai

đoan 2001- 2010: 7,26%, năm 2011 tăng 5,89%, (Xem phụ lục hình 3.6), năm 2012

tăng 5,32% và năm 2013 tăng 5,42%, năm 2014 tăng 5,98%. Sau 27 năm thực hiện đường lối đổi mới, về kinh tế, nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Năm 2002, sau 16 năm đổi mới, GDP bình quân đầu người ở nước ta mới đạt 471USD/năm nhưng đến năm 20012 quy mô nền kinh tế đạt khoảng 135 tỷ USD, với mức thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.740 USD/năm, so với năm 1992, chỉ với ở mức 140 USD thì sau 20 năm phát triển (1992 - 2012), thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 11 lần. (Xem phụ lục hình 3.7) [95,2013,tr.2]

- TTKT đã từng bước nâng nền mức số ng chung của ngườ i dân lên , tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh , tháp phân tầng xã hội về mức sống thay đổi tích cực . Nhìn

chung tốc đô ̣tăng thu nhâp

của dân cư bình quân những năm đổi mới khoảng 15% -

20%, nhờ đó chất lươn

g sống của dân cư ngày càng được nâng lên hơn .. Tốc độ

giảm nghèo nhanh và liên tục qua các năm . Theo chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới tính cho Việt nam , tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58,1% năm 1993, đến năm 2011 còn khoảng dưới 10 %, sau 18 năm, đã giảm hơn 4/5 hộ nghèo. Theo chuẩn nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (áp dụng từ năm 2011), đến năm

2012 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 9,64%. Về tháp phân tầng xã hôị , tỷ lệ người nghèo có xu hướng giảm (năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn khoảng 9,6% theo chuẩn nghèo mới áp duṇ g năm 2011), tầng lớp trung lưu tăng và chiếm đa số , tỷ lệ người giàu cũng tăng (chiếm khoảng 10%). Tăng tầng lớp trung lưu là yếu tố

quan troṇ g bâc

nhất để phát triển kinh tế - xã hội trong kinh tế thị trường , bảo đảm

gắn kết giữa TTKT và thực hiện tiền bộ, công bằng xã hôị , đảm bảo ASXH.

- Độ bao phủ của ASXH tăng , kể cả các hình thức ASXH theo nguyên tắc đóng hưởng (BHXH, BHYT, BHTN) do có nguồn thu nhập từ TTKT và không theo nguyên tăc đóng hưởng (giảm nghèo, TGXH, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản) từ thu

thuế. Cụ thể là: Quy mô đào tao

nguồn nhân lưc

tăng nhanh , cơ cấu trình độ chuyển

mạnh sang đào tao

nguồn nhân lưc

trình đô ̣cao . Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm

2012 đat

45%, trong đó qua đào tạo nghề là 35%. Tăng trưởng việc làm bình quân

2,5% - 3%/năm; số việc làm mới được tạo ra bình quân khoảng 1,6 triệu/năm. Thất nghiệp thành thị có xu hướng giảm liên tục, đến nay còn khoảng dưới 4%.

Quy mô đối tượng tham gia BHXH tăng nhanh. Số đối tượng tham gia

BHXH bắt buộc đến năm 2012 tăng lên trên 10,4 triệu người, chiếm 20% LLLĐ;

8,15 triêu

người tham gia BHTN. Đến năm 2011, số đối tượng tham gia BHYT đã

tăng lên trên 53,1 triệu người, gấp 4,7 lần so với năm 2001, chiếm 60,5% dân số cả nước, có 13,5 triệu người nghèo tham gia BHYT.

Các chính sách trợ giúp trợ giúp xã hội (thường xuyên và đột xuất) được thực hiện rộng hơn cả về quy mô và đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày

càng tăng. Số lượng đối tượng được trơ ̣ giúp xã hôi

thường xuyên ngày càng mở

rộng và tăng nhanh. Đến năm 2013 tăng lên trên 2,5 triệu. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ em; 95% trẻ em được tiếp cận dịch vụ y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 33,8% năm 2000 xuống còn 17,5% năm 2010.

- Tỷ trọng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho ASXH hà ng năm từ kết quả TTKT khoảng trên 28%. Nhà nước đặc biệt ưu tiên đầu tư cho tạo việc làm, dạy nghề, giảm nghèo, ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội ... Nguồn lực huy động từ cộng đồng, xã hội cho ASXH chiếm khoảng 30%.

3.2.3.2. Những hạn chế của việc đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế

- Trên thưc

tế , mô hình kinh tế thi ̣trườ ng và tăng trưởng ở nướ c t a chưa co

sự gắn kết thât

chăt

chẽ giữa cá c yếu tố thi ̣trườ ng vớ i đảm bảo ASXH;TTKT chưa

có lợi nhiều cho người nghèo , vùng nông thôn , vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số...

Mô hình tăng trưởng ở nước ta vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên,

dựa vào vốn (giai đoan

2001 - 2011, yếu tố vốn đóng góp vào tăng trưởng chiếm tới

56,21%,), lao động kỹ năng thấp, hệ thống phân phối, nhất là phân bố nguồn lực, hệ thống tiền lương và phân phối lại thông qua chính sách xã hội, ASXH, rất bất hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023