Bối Cảnh Và Xu Hướng Đảm Bảo An Sinh Xã Hôị Gắ N Vớ I Tăng Trưở Ng Kinh Tế Trong Giai Đoạn Tới

ở vùng cao , vùng sâu, vùng xa, chất lươn

g nhìn chung còn thấp , vân

còn không ít

tiêu cưc

, phiền hà . Thứ sá u, nguồn lưc

đầu tư của Nhà nước và phần đó ng góp của

xã hội chưa nhiều . Thứ bẩy, công tác lan

h đao

, quản lý chưa được quan tâm đúng

́ c, còn nhiều yếu kém , hiêu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

lưc

hiêu

Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 19

quả chưa cao . Thứ tá m , viêc

tổ chứ c các

chương trình muc

tiêu như giảm nghèo, việc làm và day

nghề…chưa thật tốt .

Việc tìm ra được các nguyên nhân nói trên là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn đảm bảo ASXH gắn với TTKT ở chương 4.

CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

4.1. Bối cảnh và xu hướng đảm bảo an sinh xã hôị gắ n vớ i tăng trưở ng kinh tế trong giai đoạn tới

4.1.1. Một số nhận thức cơ bản về đảm bảo an sinh xã hôi trưởng kinh tế giai đoạn tới

gắn vớ i tăng

KTTT là thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong thế giới đương đại với

những mô hình tăng trưởng và phát triển rất đa da ̣ng, tuy thuôc

vào sư ̣ lưa

ch ọn của

mỗi quốc gia . Việt Nam lựa chọn mô hình phát triển là KTTT định hướng XHCN. Đó là mô hình có nhiều ưu việt đối với việc đảm bảo ASXH gắn với TTKT. Mô hình này góp phần quan trọng đối với phát triển bền vững đất nước . Bởi vì , phát triển bền vững là nhu cầu mang tính thời đại , xu hướng chung toàn cầu , là mục tiêu

phát triển của các quốc gia trên thế giới . Phát triển bền vững là sự phát triển để đáp

ứng được nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của cả thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa TTKT cao và ổn điṇ h với phát triển xã hội , đảm bảo ASXH trên cơ sở thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhất là xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, hòa nhập xã hội nhóm yếu thế ; với bảo vệ môi trường trên cơ sở đa daṇ g hóa sinh học, xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên....

Gần đây chiến lươc

tăng trưởng của APEC (2010) hướng troṇ g tâm vào tăn g

trưởng với chất lượng cao hơn . Đó là mô hình tăng trưởng gắn kết xã hôi

trong

KTTT theo hướng tăng trưởng cân bằng , tăng trường hòa nhâp hay không loaị trừ ,

tăng trưởng bền vững , tăng trưởng dựa trên trí tu ệ hay tăng trưởng sáng t ạo và tăng trưởng an toàn . Ở đó một trong những vấn đề cốt lõi nhất là thực hiện đảm bảo ASXH gắn với TTKT cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Đảm bảo ASXH gắn với TTKT tế trong KTTT định hướng XHCN xoay

quanh truc trung tâm , cơ bản của nó là giải quyết hài hoà giữa mục tiêu TTKT và

đảm bảo ASXH trên nguyên tắc tiến bô ̣ , công bằng, bảo vệ môi trường thông qua

chính sách ASXH quốc gia. Trong KTTT, một chính sách tăng trưởng của quốc gia gắn với đảm bảo ASXH là một chính sách thúc đẩy TTKT trong công bằng , không làm gia tăng quá đáng mức độ chênh lệch về thu nhập giữa các các vùng , các nhóm dân cư, tăng trưởng phải gắn với xoá đói giảm nghèo, mọi người, nhất là người nghèo, đều được hưởng lợi từ thành quả TTKT. Ngược lại, một chính sách ASXH trong mối quan hê ̣gắn kết với TTKT là một chính sách ASXH phù hợp và dựa trên cơ sở của TTKT, tạo ra cái nền ổn định và động lực cho TTKT. Và như vậy, chính

sách ASXH được thực hiện theo nguyên tắc công bằng và tiến bô ̣xã hôi

sẽ là yếu

tố, đôṇ g lưc

quan trọng thúc đẩy TTKT và phát triển bền vững.

Mô hình TTKT tế gắn với đảm bảo ASXH trong KTTT định hướng XHCN liên quan đến nhiều măṭ của đời sống xã hôị , nhưng quan trọng nhất là sử dụng hiệu

quả vốn nhân lực và giải quyết việc làm; giảm nghèo bền vững, BHXH cho mọi người; TGXH và hòa nhập xã hội nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương; tạo cơ hội cho mọi người tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch sinh hoạt, nhà ở, văn hóa, thông tin...)...

Đối với nước ta , xây dưn

g nền KTTT định hướng XHCN theo mô hình tăng

trưởng gắn kết với đảm bảo ASXH vừ a phù hơp

́i muc

tiêu phát triển của Viêt

Nam, vừ a tiếp cân xu hướng chung của thế giới . Mô hình naỳ phaỉ hướng vaò giaỉ

phóng sức sản xuấ t xã hôi , nâng cao đời sống nhân dân , đam̉ baỏ ASXH, thưc

hiên

muc

tiêu "dân giàu , nước maṇ h , dân chủ , công bằng , văn minh ". Đặc biệt

tăng trưởng phải hướng vào giải phóng triệt để và phát huy tối đa tiề m năng NNL, tạo cơ hội để mọi người lao động có việc làm sac̣ h , làm việc trong môi trường an toàn và vệ sinh, tăng thu nhập; bảo đảm công bằng trong phân phối tiền lương và

thu nhập; chăm sóc tốt hơn người có công, giảm nghèo bền vững , thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng , các tầng lớp dân cư , các dân tộc , hoà nhập tốt hơn

và tăng cường sự tham gia của nhóm xã hôi yếu thế , dễ bi ̣tổn thương , chăm sóc và

bảo vệ tốt hơn người già , trẻ em, người khuyết tâṭ , thưc

hiên

bình đẳng giới trong

mọi mặt của đời sống xã hôị , phòng ngừa, đẩy lùi và giảm thiểu tác haị của tệ nạn xã hội...

Các chỉ báo cơ bản phản ánh sư ̣ đảm bảo ASXH gắn với TTKT trong kinh tế thị trường định hướng XHCN là (i) duy trì xu thế tăng trưởng cao và ổn định trong

136

dài hạn; (ii) đảm bảo phát triển ASXH trong mối quan hê ̣về số lượng , đồng thời coi

trọng mặt chất lượng; (iii) tăng khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lưc , của nền

kinh tế trong KTTT; (iv) hạn chế tối đa rủi ro xã hội trong thưc

hiên

muc

tiêu tăng

trưởng đối với moi người dân; (v) đảm bảo công bằng xã hội trong tiếp cận các dịch

vụ xãi hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch sinh hoạt, văn hóa, thông tin...).

Như vây , KTTT định hướng XHCN ở nước ta, xét từ khía cạnh đảm bảo

ASXH gắn với TTKT, phản ánh những giá trị nhân văn của xã hôi

; thể hiện lợi ích

và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng công dân, điểu chỉnh các mối quan hệ về quyền và lợi ích giữa con người với con người , giữa con người với xã hội và thiên nhiên , môi trường, nhằm mục tiêu thoả mãn các nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của con người trong xã hôị .

4.1.2. Bối cảnh đảm bảo an sinh xã hôi

giai đoạn đến năm 2020.

4.1.2.1. Bối cảnh Quốc tế:

4.1.2.1.1. Thuận lợi

gắn vớ i tăng trưởng kinh tế trong

- Trên toàn thế giới, hợp tác về phát triển vẫn là xu thế lớn. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, tạo nhiều cơ hội cho phát triển, TTKT cao và ổn định. Hội nhập quốc tế ở trình độ cao cũng cung cấp các điều kiện và năng lực mới để giải quyết vấn đề tăng trưởng và ASXH. Việt Nam khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì sẽ tác động tích cực đến yếu tố phát triển nguồn nhân lực, lao động - việc làm, giảm nghèo… sẽ đem lại hiệu ứng kép là vừa thúc đẩy TTKT, vừa có cơ hội đảm bảo ASXH tốt hơn.

- Sự kết hợp của hai xu hướng toàn cầu hóa và chuyển sang kinh tế tri thức trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam phát huy ưu thế của nguồn nhân lực, mở rộng không gian kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng, tạo việc làm có giá trị và thu nhập cao, phát triển TTLĐ trình độ cao…góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự TTKT và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Lợi thế và tính ưu việt của nó đối với đảm bảo ASXH là không chỉ nâng nền mức sống

137

chung của xã hội cho mọi người dân nhờ kết quả TTKT cao mà vấn đề quan trọng hơn là tạo tiền đề và điều kiện vật chất cho thực hiện chính sách ASXH, hỗ trợ người nghèo, nhóm yếu thế cải thiện đời sống.

- Hợp tác quốc tế lĩnh vực ASXH được mở rộng về thông tin, kỹ thuật, tài chính…giúp Việt Nam có điều kiện tốt hơn cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề xã hội, ASXH bức xúc có tính toàn cầu như phát triển nguồn nhân lực, việc làm và giảm thất nghiệp, giảm nghèo bền vững, hòa nhập xã hội nhóm yếu thế, phòng chống tệ nạn xã hội…

- Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; toàn cầu hóa kinh tế, với vai trò của các công ty quốc tế xuyên quốc gia ngày càng lớn, tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với nhữmg tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Trong đó, người nghèo, nhóm yếu thế là đối tượng được ưu tiên tham gia và hưởng lợi.

- Nổi lên nhiều vấn đề toàn cầu mới đòi hỏi sự tham gia giải quyết của tất cả các quốc gia như thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tội phạm, khủng bố, bùng nổ dân số, đói nghèo...

- Hội nhập quốc tế cũng tạo ra các điều kiện và năng lực mới để giải quyết các vấn đề TTKT và đảm bảo ASXH, nhất là sự hợp tác về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý... và sự nỗ lực chung của công đồng quốc tế trong giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, ASXH có tính toàn cầu đạt kết quả và hiệu quả cao hơn...

4.1.2.1.2. Khó khăn, thách thức

- Hội nhập quốc tế ở trình độ rất cao sẽ tạo ra ap lực cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực nguồn nhân lực, việc làm, thị trường lao động khu vực và trên thế giới, trong đó nhóm đối tượng chính sách ASXH thường ở vào vị thế yếu, bất lợi, nguy cơ xung đột gia tăng trên phạm vi toàn cầu đặt ra những thách thức gay gắt để giải quyết cả vấn đề TTKT lẫn vấn đề ASXH, nhất là đối với quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp như nước ta.

- Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa, không chỉ chịu áp lực phải ưu tiên cho TTKT, mà

138

còn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro xã hội do cải cách thể chế, do mặt trái, khiếm khuyết và trục trặc của cơ chế thị trường mà phần lớn những tác động tiêu cực này rơi vào đối tượng chính sách ASXH.

- Tác động tiêu cực của những cú sốc từ bên ngoài khó lường trước được (khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu, biến động giá cả thế gíơi, tranh chấp thương mại, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…) sẽ ảnh hưởng đến TTKT, cùng với nó sẽ ảng hưởng nhiều mặt và gay gắt hơn đến lĩnh vực xã hội nói chung, lĩnh vực ASXH nói riêng.

- Biến đổi khí hầu toàn cầu (biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học) tác động rất lớn đến thực hiện chính sách ASXH ở các nước, kể cả nước ta, trong thời gian tới. Biến đổi khí hậu toàn cầu gây tác hại hay ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi con người (Theo Công ước của LHQ về biến đổi khí hậu). Hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ có tiêu cực đặc biệt mạnh mẽ và khó lường đến cả tăng trưởng lẫn đời sống người dân, đặc biệt là nhóm dân cư nghèo, Bời vì, biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ gây ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán, đất nhiễm mặn…. Đời sống của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Nhìn chung, bối cảnh quốc tế thay đổi nhanh chóng phức tạp, khó lường, khó dự đoán có tác động mạnh mẽ đến TTKT, phát triển đất nước, do vậy, hệ thống ASXH phát triển sẽ tạo cho người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro hiệu quả hơn với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và cộng đồng, xã hội.

4.1.2.2. Bố i cảnh trong nước

4.1.2.2.1. Thuận lợi

- Ổn định chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là yếu tố quan trọng cho đầu tư TTKT và đảm bảo ASXH. [115,2010,tr 348 - 349]

Yếu tố này trong thời gian qua cũng như trong tương lai, đã và sẽ tạo niềm tin cho toàn dân, cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khiến họ an tâm bỏ vốn kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Sự ổn định, an toàn xã hội sẽ tiếp tục được giữ vững và tăng cường, do vị thế của đất nước đã được đề cao trong các mối bang giao quốc tế, trong các liên kết

kinh tế và trong quan hệ hợp tác đa phương, song phương, phi chính phủ mà nước ta có quan hệ. Điều này tạo ra nhiều điều kiện thu hút thêm nguồn lực cho TTKT và phát triển từ các khu vực dân cư trong nước, các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài. Và do đó, vấn đề tiếp cận việc làm sẽ có nhiều cơ hội hơn cho nhiều người, công tác giảm nghèo sẽ thuận lợi hơn và hòa nhập xã hội nhóm yêu thế sẽ hiệu quả hơn.

- Quy mô nền kinh tế trong nước ngày càng gia tăng là điều kiện quan trọng để đảm bảo ASXH. [115,2010,tr 349]

Những thành tựu đã đạt được của 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001 - 2010) và kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) tạo cho Việt Nam một thế và lực mới, lớn mạnh hơn so với trước đây, nhất là khi Việt nam ra khỏi nước đang phát triển ở trình độ thấp và ra nhập nhóm nước đang phát triển ở trình độ trung bình. Dự báo 10 năm tới (2011 - 2020) kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và phát triển, sau năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình. Quy mô GDP của Việt Nam dự báo đạt 300 - 350 tỷ USD vào năm 2020 và do đó nền mức sống chung của xã hội sẽ được nâng lên, kể cả người nghèo, nhóm xã hội yếu thế, khả năng đảm bảo ASXH sẽ có xu hướng tích cực hơn.

- Nét nổi bật của tình hình nước ta thời kỳ mới là tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, trong đó có sự gắn kết chặt chẽ giữa đảm bảo ASXH với TTKT.

Đó là quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng chất lượng và hiệu quả, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp phụ trợ; tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế tạo, chế biến. Đẩy mạnh CNH nông nghiệp, phát triển dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Phát triển và khai thác tối đa thị trường trong nước; đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế thị trường đồng thời nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề văn hóa,

xã hội, an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Trong mô hình tăng trưởng này, có sự gắn kết TTKT với đảm bảo ASXH,

trên cơ sở phát triển đa dạng các ngành, nghề, phát huy tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, nâng cao nhanh năng suất lao động xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, tăng cường liên kết, khai thác, phát huy đúng tiềm năng, thế mạnh của từng vùng kinh tế…để tạo nhiều việc làm và thu nhập, giảm nghèo bền vững, phát triển hệ thống BHXH hoàn chỉnh, trợ giúp xã hội... Vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, vừa tích cực xoá đói giảm nghèo, bảo đảm mọi người dân đều được hưởng lợi từ kết quả tăng trưởng; giữ khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ở mức độ hợp lý, không trở thành vấn đề xã hội bức xúc.

- Thể chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ngày càng vận hành có hiệu quả tạo hành lang pháp lý cho việc đảm bảo ASXH gắn với TTKT. [115,2010,tr 350]

Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hoàn thiện, Việt Nam trở thành nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ (được quốc tế thừa nhận) chậm nhất vào năm 2018. Đó là một hệ thống thể chế phù hợp với mô hình phát triển của Việt Nam là gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng và giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo ASXH theo nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội.

Xu hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là quá trình kết hợp hài hòa và phát huy hiệu quả vai trò của thị trường cũng như vai trò của Nhà nước hướng vào giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực (cả nội lực và ngoại lực) cho tăng trưởng và phát triển bền vững, đẩy mạnh giảm nghèo, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng, đảm bảo ASXH, nâng cao đời sống nhân dân.

Trong thể chế kinh tế thị trường, vai trò của thị trường ngày càng mạnh trong phân bố và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho tăng trưởng. Trong khi đó, vai trò quản lý của Nhà nước ngày càng quan trong hơn trong việc đảm bảo ASXH thông qua việc xây dựng và thực hiện một hệ thống chính sách ASXH hoàn chỉnh, đủ khả năng phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục được các rủi ro xã hội cho mọi người, không một ai bị gạt ra bên lề xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023