Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 10


mỗi lần cái bức tranh linh hoạt, cảm động và đầy tình nhân loại ấy lại diễn ra. Bản không ngờ trong rừng thẳm, trong những bộ áo chàm xanh kia lại có ẩn cái tình cao thượng, những tấm lòng vị tha" [61, 133]. Đó là tình cảm của người mẹ dành cho những người con: "Bản cảm động quá...nắm lấy bàn tay dăn deo và gày gò của bà cụ để úp lên ngực mình rồi bỗng nhiên những giọt lệ ứa đầy ra, giàn giụa trong đôi mắt" [61, 133]. Đó còn là tình bạn giữa Bản với Khâu và nhen nhóm chút tình yêu thi vị giữa Bản và Thi. Họ gắn bó với nhau rồi đến phút chia tay trong lòng họ mang những tâm trạng não nùng.

Tình yêu là cảm hứng xuyên suốt trong nhiều truyện ngắn của Lan Khai. Với đời người, tình yêu như hoa đến độ nở là cái đẹp không biên giới, không thời gian và sắc tộc. Tình yêu đã giúp cho họ gắn kết với nhau để chống lại lòng tham và tội ác. Thế giới thiên nhiên, phong tục tập quán và con người miền núi trong các truyện ngắn của Lan Khai gần gũi với mọi người, tạo nên sự đồng cảm giữa con người với con người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lan Khai được mệnh danh là "Nhà văn đường rừng", bởi ông đã biết hòa mình vào môi trường sống đó để biến cái hiện thực phong phú thành những hình tượng nghệ thuật sinh động. Qua các truyện ngắn của Lan Khai khiến ta liên tưởng tới con mắt của một nhà dân tộc học. Ý nghĩa nhân văn trong các truyện ngắn của ông còn thể hiện thái độ phê phán những xung đột sắc tộc, nhà văn luôn khai thác tình hữu ái cộng đồng thông qua những biểu tượng tình yêu rực rỡ của lứa đôi trong lao động đấu tranh. Vì thế truyện ngắn Lan khai đã sống lâu trong lòng bạn đọc.

2.2.3.Cảm hứng phê phán

Lan khai từng viết: "nghệ thuật chính là cái biểu thị tối cao của sự bất bình". Như vậy, sức nặng của văn chương còn ở nhiệt tình phê phán hiện thực xã hội. Trong truyện ngắn của Lan Khai bên cạnh những tác phẩm được viết bằng cảm hứng ngợi ca, còn có những tác phẩm được viết bằng cảm hứng phê phán. Truyện ngắn của ông đã phản ánh những mặt trái của cuộc sống, những


mặt tiêu cực của hiện thực xã hội. Nhà văn phản ánh cuộc sống hiện thực không phải bằng cách sao chép máy móc y nguyên cuộc sống, nhìn cuộc sống một cách dễ dãi, đơn giản. Bởi cuộc sống vốn bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp, còn có những mặt hạn chế của con người. Phê phán ở đây không đơn thuần là chỉ trích mà tác giả trình bày với ý thức trách nhiệm của mình trước những điều mắt thấy, tai nghe về hiện thực xã hội giai đoạn 1930 - 1945. Lan Khai đã dựng lên bức tranh chân thực về xã hội, về bộ mặt thật của những kiểu người, phản ánh những sự kiện trong lịch sử đất nước trong thời kỳ đen tối. Cuộc sống của người dân vô cùng gian khổ. Cái đói, cái nghèo cứ vây hãm cuộc đời họ. Như vậy, với tấm lòng của một nhà văn yêu nước, bất bình trước những điều mắt thấy tai nghe, Lan Khai đã dựng lại những hình ảnh chướng tai gai mắt nhằm bộc lộ thái độ phê phán của mình, đó là điều tất yếu. Hơn nữa, một trong những chức năng quan trọng của văn học là phản ánh hiện thực. Mỗi nhà văn có một hướng tìm tòi, khám phá khác nhau từ hiện thực ấy. Suy cho cùng, mọi sáng tác đều hướng tới con người. Lan Khai là một nhà văn từng gắn bó với mảnh đất và con người Việt Bắc, đọc truyện ngắn của ông, chúng ta có cảm giác ông đã nghe được từng tiếng nói của đất, hơi thở của rừng, cây, sông, núi. Ông luôn tự hào về truyền thống của các dân tộc thiểu số và những phẩm chất tốt đẹp của con người nơi đó. Điều này đã giúp cho con người nhạy bén, tinh tế của Lan Khai sớm nhận ra sự đổi thay trên quê hương mình, nhất là mặt hạn chế của con người.

Trong tác phẩm của mình, Lan Khai hướng ngòi bút vào những thân phận, cuộc đời của nhân dân lao động. Đồng thời, nhà văn dùng ngòi bút đánh thẳng vào những thế lực hắc ám đã đẩy con người lương thiện vào cảnh đời cơ cực, bất hạnh; những thế lực thù địch đã tàn phá, hủy hoại môi trường thiên nhiên, chiếm hết ruộng nương, màu vật làm cho người dân thiểu số phải chịu cảnh cơ cực, bần hàn. Đó còn là sự phê phán những hủ tục lạc hậu của xã hội xưa đã đẩy con người xuống vực thẳm. Họ không còn lối thoát nên họ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.


phải tìm đến những cái chết thương tâm đầy oan nghiệt để bảo vệ tình yêu và nhân phẩm của mình.

Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 10


2.2.3.1. Phê phán hiện thực đen tối

Truyện ngắn của Lan Khai đã phản ánh những khoảng tối lịch sử. Hiện thực nhân dân rơi vào bi cảnh nước mất nhà tan. Họ đã chứng kiến cảnh loạn giặc ngay trên quê hương mình. Đó là giặc Cờ Đen (Sóng nước Lô giang, Mưu thằng Đợi), giặc Mèo (Mũi tên dẹp loạn, Người hó hổ), giặc Tàu (Vì cánh hoa trôi)...

Với Sóng nước Lô giang và Mưu thằng Đợi, nhà văn đã phản ánh loạn giặc Cờ Đen (phương Bắc), hình tượng kẻ thù cướp nước và bán nước. Khi nước Đại Nam gặp phải lúc biến loạn, giặc giã nổi lên tứ tung và ác nhất là bọn giặc Cờ Đen. Chúng phần đông là người Tàu, cũng có cả người Mán và người Thổ. Người Mán và một số đồng bào của ta vì đói khát mà làm bậy. Chân tướng những tên giặc Cờ Đen và bọn Việt gian thì khá rõ. Chúng hung ác và dữ tợn. Tiêu biểu là tên Lày Sập Trưởng hám sắc, hắn hiện nguyên hình là một kẻ khát máu người để chia rẽ một gia đình rơi vào cảnh chồng mất vợ, con thơ mất mẹ, gia đình rơi vào cảnh ly tan. Hay trong Mưu thằng Đợi, bọn giặc Cờ Đen đã đốt nhà của bé Đợi và bắt bố của em mang đi giết để lấy máu tế cờ vì tục mê tín. Chúng thật tàn bạo và ác độc đến vô nhân đạo. Chúng đã gieo vào bé Đợi những ám ảnh suốt đời: "Nó nhớ tất cả và càng giận lũ giặc Cờ Đen không biết chừng nào" [61, 144]. Bé Đợi trở thành nạn nhân của chiến tranh. Điều đó làm cho nhân dân vô cùng căm phẫn trước tội ác dã man của lũ giặc. Chính vì vậy, họ luôn nung nấu ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Hai truyện ngắn Mũi tên dẹp loạn và Người hóa hổ phản ánh loạn giặc Mèo. Nổi bật hơn là truyện Mũi tên dẹp loạn. Truyện kể dưới triều vua Tự Đức xuất hiện nữ tướng Mèo, hiệu Tiên Nhân. Tiên Nhân là con gái của một


vị chúa Mèo. Nàng rất nam tính và có nhiều phép thuật lạ do một thầy người Mường dạy. Vốn sẵn tinh thần thượng võ lại có tài nghệ siêu quần, sinh nhằm thời loạn nên nàng thỏa sức vẫy vùng. Người Mèo sống ở núi cao, ruộng đất ít, không đủ lương thực để sinh nhai vì thế nàng Tiên Nhân đã chiêu tập những kẻ ngang tàng mạo hiểm, kéo cờ trắng làm loạn. Nàng kéo quân tràn xuống miền lâm lũng và giết hết dân Thổ, dân Mán hòng chiếm đoạt ruộng nương, màu vật. Tiên Nhân ác lắm, nàng không tha bất cứ một người nào từ già đến trẻ. Nàng dùng những thủ đoạn ghê gớm giết chết hết cả dân lành. Những thủ đoạn hung tàn ấy động đến triều đình nhưng vua làm ngơ nên nàng được thế làm già. Trước tình thế ấy, nhân dân ta không chịu đầu hàng đã đứng lên giao chiến. Chàng trẻ tuổi tên Khán đã chém được đầu nữ tướng và giao cho triều đình. Sau đó, chàng Khán được triều đình trọng thưởng vì lập được công lớn nhưng chàng từ chối và xin về nơi thảo dã để vui với dân làng.

Truyện Vì cánh hoa trôi phản ánh nạn giặc Tàu tràn sang vây đánh thành trì. Nguyên do nước nhà gặp hồi biến cố, trong triều chính sự đổ nát, ngoài biên giặc dã tung hoành. Chính vì thế đã làm cho nàng Vân (người góa phụ) phải chịu nhiều bi thảm, bi thảm trùm lên bi kịch.

Lan Khai đã dùng ngòi bút làm vũ khí sắc bén để lên án chiến tranh. Ông đã phán ánh thực tế vận nước suy đốn làm cho những người dân đen vô tội phải chịu cảnh đau thương, chia lìa. Hình tượng kẻ xâm lược và tay sai, dưới ngòi bút của Lan Khai là bóng tối của lịch sử, nơi diễn ra những bi kịch của sự sống. Chỉ có tình yêu đôi lứa và lòng yêu nước là ngọn lửa không bao giờ tắt.

Hiện thực đen tối còn thể hiện ở sức mạnh của thế lực hắc ám. Đối lập với người lương thiện là những tên quan chánh trong rừng đã dùng quyền thế, tiền bạc, lòng thù hận và sự ghen tị để cướp đoạt hạnh phúc của người khác. Tiêu biểu là truyện Tiền mất lực, Phàng Nhả, Khảm Khắc...Trong Tiền mất lực tên quan (thày lục sư) hiện rõ chân tướng là kẻ tham lam, độc ác còn Tsi


Nèng là kẻ đê tiện, xấu xa, đố kỵ. Hai kẻ độc ác này đã dùng tiền bạc, âm mưu và thủ đoạn xô đẩy Lô Hli và Tôđay đến cái chết. Truyện Pàng Nhả là bức tranh về bi kịch của người thiếu nữ đẹp phải đối mặt với kẻ thù chứa chất dục vọng, độc ác và thủ đoạn là Bạch Sẩu và Noọng Hà. Vì thế, đã xảy ra bi kịch Lo Trồng bị chém nhầm. Đây là thảm cảnh ác báo tại gia, khi thiếu tình yêu và lẽ phải, cô gái Pàng Nhả hóa ra người mất trí. Bi cảnh đã đẩy cái đẹp vào bóng đêm. Truyện ngắn Lan Khai thể hiện khá sinh động hình tượng nhân vật điển hình cho thế lực hắc ám. Tất cả chúng đều là những kẻ xấu xa, độc ác, những con người vô thủy, vô chung, sống mà làm mất đi tính người và đạo lý.

Hiện thực đen tối còn thể hiện trong sự biến đổi của xã hội như truyện Một nạn nhân của lãng mạn, Bỡn cợt với tình, Giông tố. Với trào lưu “Âu hóa” ở thành thị, Lan Khai đặc biệt quan tâm tới những biến thái của thế giới tâm hồn con người. Tác giả phê phán lối sống mơ tưởng, hão huyền, thực dụng của con người khi nghĩ đến sự xa hoa, cuộc đời hoa lệ ở nơi Hà thành. Vì sự nhẹ dạ, cả tin nên Mai - một nạn nhân của lãng mạn đã rơi vào cạm bẫy của Trần Lang. Vân đã đánh mất bản ngã của mình, đánh mất tình yêu đẹp đẽ của Hải. Thật xót xa thay cho đứa trẻ ra đời không có cha, không có mẹ. Hay trong Bỡn cợt với tình, tác giả mạnh dạn phê phán màn kịch bi hài về "trò chơi" tình ái. Lộc đã nhẫn tâm lừa dối lòng yêu của Xuân - một cô gái ngây thơ, vì anh đã "cả gan bỡn cợt với tình" [61, 186]. Lộc chính là kẻ dã man, là đồ khốn nạn. Đó là những tấn thảm kịch của xã hội. Đây là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của tác giả gửi đến cho những người phụ nữa nhẹ dạ, cả tin. Trong một xã hội luôn biến đổi không ngừng thì con người phải cảnh giác trước những cạm bẫy ở đời, hãy tự mình cứu lấy mình.

Giông tố là bức tranh chân thực trong đời sống gia đình Việt Nam với những nhu cầu tình cảm cá nhân nảy sinh. Mai - một người phụ nữ đã có một tổ ấm gia đình, nhưng trót dấn thân vào cuộc tình mới lạ, phù hoa. Nhưng khi sực tỉnh bỗng thấy hối hận và bất hạnh ê chề. Mai tự dằn vặt mình và sống


trong đau khổ đến nỗi phát bệnh và đưa đẩy cô đến cái chết. Câu chuyện như nói lên: trong cuộc đời ai cũng có thể lầm lẫn, nhưng phải biết đứng lên và biết nhìn ra giá trị đích thực của cuộc sống. Lan Khai lên án lối sống trụy lạc của một bộ phận trí thức đương thời. Tác giả đã kêu gọi con người hãy giữ chút phần lương tri còn lại của chính mình.

Hiện thực xã hội còn được Lan Khai phản ánh ở đời sống vật chất của con người. Con người cần có những nhu cầu thiết yếu trong đời sống, nhưng những điều tối thiểu ấy không đạt được cũng mang đến cho họ những bi kịch buồn thảm. Văn học giai đoạn 1930 - 1945, có nhiều tác giả đề cập đến miếng cơm, manh áo như Nam Cao, Ngô Tất Tố...Nhưng mỗi nhà văn có một cách viết riêng nhằm gây ấn tượng cho người đọc. Cái nghèo cũng xuất hiện khá dày trên những trang viết của Lan Khai. Ngòi bút đứng của ông luôn đứng về phía người nghèo như người nông dân cũng như những văn nghệ sĩ. Bênh vực, lên tiếng, bảo vệ người nghèo cũng một phần là trách nhiệm của người cầm bút. Điều đó đã thể hiện một tính nhân văn cao cả và sâu sắc của nhà văn.

Đối tượng mà Lan Khai đề cập trong truyện ngắn là những người nông dân nghèo, những hạng người dưới đáy của xã hội và cả những người văn nghệ sĩ. Một số tác phẩm viết về người nông dân nghèo nhưng tốt bụng, họ sống rất ấm áp tình thương như: Ma thuồng luồng, Con thuồng luồng nhà họ ma, Mưu thằng Đợi. Viết về hạng người dưới đáy của xã hội là bi kịch của những con người bần cùng, bất hạnh gồm các truyện: Anh sẩm, Thằng gầy, Cái của nợ, Một việc tự tử. Những truyện này vẽ lên hình tượng những con người bần cùng, bất hạnh, khát thèm cơm áo và tình thương, nhưng phải sống cù bất cù bơ trong kiếp đời thừa. Trong đó, Thằng gầy là bức tranh đầy xúc động về bi kịch của một đứa trẻ bần cùng, thiếu tình đồng loại... Đó là những câu chuyện đơn giản, nhưng giàu tính hiện thực đi sâu vào những nét tâm lý đời thường, dễ đồng cảm với bạn đọc.

Đặc biệt, Lan Khai đi sâu phân tích bi kịch tinh thần của những văn


nghệ sĩ. Các câu chuyện Nơi ước hẹn (1934), Kiếp con tằm (1935) của Lan Khai cho thấy những bức tranh nối tiếp về bi kịch tinh thần của người nghệ sĩ trong xã hội thuộc địa. Đây là những sáng tác ra đời trước Đời thừa, Trăng sáng và Sống mòn của Nam Cao nhiều năm. Lan Khai đã vẽ lên bức tranh về nỗi tủi nhục xót xa và những giằng xé trong tâm can người nghệ sĩ khi rơi vào cảnh quẫn bách; giữa nhu cầu làm ra cái đẹp với thực trạng “cơm áo không đùa với khách thơ” và vấn đề tha hóa của một bộ phận người cầm bút. Cuối cùng vẫn ánh lên cái khát vọng nhân văn cao cả từ sâu thẳm tâm hồn người nghệ sĩ trong xã hội cũ muốn được tự do sáng tạo và đứng lên phá tan cái lỗi thời và nô lệ để xây dựng một “tân văn hoá” cho đất nước.

2.2.3.2. Phê phán hủ tục lạc hậu

Những nhà văn cùng thời với Lan Khai như Thế Lữ, Đái Đức Tuấn khi viết truyện miền núi cũng phản ánh những phong tục, tập quán của người dân tộc thiểu số. Nhưng ta thấy cuộc sống và con người miền núi hiện lên còn mờ nhạt bởi các nhà văn còn đứng ngoài phong tục, tập quan của xứ sở sơn lâm. Đến với Lan Khai, ông đã dặt cuộc sống con người miền núi vào đúng môi trường phong tục. Có được điều này bởi Lan Khai từng sinh ra và lớn lên trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, lại am hiểu sâu sắc những tục lệ ngàn đời của họ và ông có năng lực cảm nhận về môi trường sống một cách linh hoạt. Lan Khai thành công trong bút pháp miêu tả chính xác phong tục, tập quán kể cả những hủ tục lâu đời của đồng bào miền núi nói chung và của từng dân tộc nói riêng. Đó là thói quen trong đời sống sinh hoạt như làm nương, phát rẫy, săn bắn, đi rừng...Nhà văn còn miêu tả đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của con người miền núi gắn với nền văn háo dân gian của mỗi dân tộc. Đấy là hội tung còn, những buổi hát then, múa lượn, hát poóc ổi, cúng lễ, trang phục... Cuộc sống văn hóa tinh thần, phong phú trở thành nếp sống tốt đẹp, là nơi hò hẹn, nơi quân tụ làm nên sức sống gắn bó, bền chặt của mỗi cộng đồng. Tất cả được tạo nên bằng những hình ảnh chân thực. Bên cạnh


những phong tục tốt đẹp, nhà văn cũng phản ánh những hủ tục còn lạc hậu như tục yểm bùa kỳ lạ (Đôi vịt con), tục nằm tro rất lạ và bẩn của người Mèo (Mèo hóa hổ), tục lễ tế cờ (Mưu thằng Đợi), những thành kiến hủ tục (Ngày qua), tục cưới hỏi (Tiền mất lực, Lyđêan).

Trong Tiền mất lực, nhà văn lên án tục lệ nghìn đời cổ hủ "khi cha mẹ người con gái mất, nếu trai hàng động, ai có tiền đứng ra lo việc ma chay thì người con gái kia tức là vợ mình". Tsi Nèng, con trai ông Khán động, một chàng trẻ tuổi, nhà giàu nên anh có đủ tiền làm ma cho ông Chánh theo như cổ lệ. Điều đó có nghĩa Lô Hli đã là vợ của hắn. Một cuộc nhân duyên không có tình yêu. Nàng Lô Hli đã đem lòng yêu mến Tôđay. Tuy nghèo nhưng Tôđay rất tốt bụng, đã cứu tính mạng Lô Hli thoát khỏi lưỡi tử thần của con báo. Đồng thời chàng cũng rất yêu tấm chân tình của Lô Hli. Nhưng vì cái cổ lệ nghìn đời kia Lô Hli buộc phải làm vợ Tsi Nèng. Trong ngày cưới mọi người thì cỗ bàn linh đình và rất vui vẻ. Chỉ mình Lô Hli buồn bã, nàng đã bật lên tiếng khóc, nàng khóc cho cái tình của Tôđay, khóc vì đồng tiền đã đắc thắng một cách hỗn hào, khóc vì phải ăn chung ở lộn với người mình không yêu. Nàng đã cất lên tiếng hát than cho số phận của mình. Khác với những người con khác, nàng ở với Tsi Nèng nửa tháng rồi chạy đến với tình yêu của mình. Nàng quyết chiến thắng với kẻ có tiền và đồng tiền lúc này quyết phải thua nàng. Nàng và Tôđay cùng tự sát để bảo vệ tình yêu của mình đến cùng. Miêu tả một câu chuyện với kết thúc như vậy, ta thấy Lan Khai khá táo bạo, ông đã cởi trói cho nhân vật thoát khỏi cổ lệ ấy để cho nhân vật toại nguyện ước mơ của mình. Đứng về phía người lương thiện, nhà văn tỏ ra yêu thương, đồng cảm và cùng chia sẻ với nhân vật. Điều đó mang lại giá trị nhân đạo sâu sắc.

Tác phẩm Ly đêan cũng miêu tả hủ tục cổ lệ ấy: "Gia đình Việt Nam, người con, bất luận là trai hay gái, không được quyền làm chủ cái bản ngã của mình. Chúng ta chỉ là những cái đồ vật của cha mẹ, các ngài muốn cho thế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2023