Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 9


mộng còn là một thiên nhiên hiền hòa, gần gũi và gắn bó với con người. Truyện ngắn Lan Khai không chỉ mở ra cho ta thấy một thế giới thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ như bản thân hiện thực mà thiên nhiên ở đây còn chứa đựng hồn người. Là "nhà văn viết truyện đường rừng tiêu biểu nhất", Lan Khai luôn muốn khám phá cái đẹp ẩn chứa trong rừng núi nên cảnh và người qua quan sát của ông trở nên gần gũi, nên thơ. Ta đã bắt gặp cảnh đó trong tiểu thuyết Chiếc nỏ cánh dâu của Lan Khai: "Mặt trời chỉ còn cách ngọn núi Chu Hơ Drong chừng một con sào. Gió chiều đã lạnh như nước. Sương Lam bắt đầu tỏa mơ hồ, làm cho những hình cây, bóng núi mỗi lúc một nhòa nhạt, một lẫn lộn, để sau cùng tiêu tán vào bóng tối. Những con chim về tổ kêu dáo dác, nghe buồn thấm thía. Và cái đìu hiu của ngày sắp hết làm cho óc người đâm bâng khuâng nhớ tưởng những gì chính người cũng không biết rõ" [62, 739]. Cảnh trong Tiếng gọi của rừng thẳm: "Trời mây ủ rũ, cây cỏ phai màu. Những dải núi xa thăm thẳm, chìm ngập trong khoảng sương mù. Rừng cây lặng lẽ xác xơ. Mặt đồng không phơi gốc rạ, trống rỗng đìu hiu...Thỉnh thoảng, con quạ đen thẳng cánh bay xa, kêu mấy tiếng thì trong tâm hồn người ta cũng như trên cảnh vật, cái cảm giác về sự chết càng bâng khuâng, man mác" [62, 575].

Không chỉ thành công trong tiểu thuyết mà thiên nhiên trong truyện ngắn của Lan Khai ở bất kỳ đoạn miêu tả nào cũng đều mang nặng tâm tư con người. Chúng ta gặp tâm trạng của ông Hội Cảnh trong truyện Người lạ: "Nhất là khoảng đang trưa, ngồi trên chòi nhìn cảnh vật ngủ ly bì dưới ánh nắng và nghe suối đổ mơ hồ điểm thêm một tiếng cúc cu của con chim gáy ẩn hình nào đó, tôi tưởng cái buồn không lấy gì ví được" [61, 15].

Cảnh vật thiên nhiên trong truyện ngắn Lan Khai không chỉ đưa đến những cảm xúc, những ấn tượng, những suy tư mà còn chứa đựng cả những hoài niệm, hồi tưởng về những kỷ niệm đẹp đẽ trong lòng họ Vũ khi trở lại Chiêm Châu giữa một đêm trăng lạnh. Cảnh vật hiện lên dù chỉ trong phú chốc nhưng lại là những dấu ấn khơi gợi những kỷ niệm sâu sắc trong tâm thức của


anh chàng họ Vũ sau tám năm lạc lõng giang hồ, "Lòng hồi hộp, chàng uể oải bước trên vệ đường trắng gồ ghề. Trong bụi cây đen, mấy con đóm rừng lập lòe sáng. Trong ánh trăng suông, tất cả sự vật, giữa những giờ hưu quạnh y như chỗ hẹn hò của thơ và mộng...một tiếng dế kêu, một tàu lá rụng đều như thức dậy trong lòng họ Vũ biết bao kỷ niệm đã tan rồi" [61, 254]. Hình ảnh thiên nhiên còn mài mòn trong tâm trí người đàn bà nghèo trong Con thuồng luồng nhà họ Ma: "Một buổi sớm mùa thu kia, dưới vòm trời trong vắt, núi xa mơ màng trong bức màn sương mỏng, cây rừng im lặng như nghĩ đến nỗi vàng úa nay mai...hình ảnh thời gian cố gắng mài mòn hết thảy sự vật trên đời [61, 26]. Để rồi cuộc đời chị đánh cá sẽ "Xoay sang một tình trạng mới. Mà trên cảnh thâm u tĩnh mịch, cỏ cây chim thú cũng đỡ bận lòng vì những tiếng oán than" [61, 28].

Đó còn là sự giao hòa tuyệt vời giữa cảnh vật với con người. Thiên nhiên vùng Tây Bắc không chỉ được cảm nhận qua lăng kính tâm hồn của con người mà qua đó nó còn khơi dậy hồn người. Nó còn thấu hiểu tâm trạng của chị chàng trong truyện Con thuồng luồng nhà họ Ma: "Nền trời xanh biếc gác lên những dãy núi xa xa. Rừng cây chạy tun hút lên tầng không, vươn những cánh tay gân guốc in bóng xuống mặt nước ngòi phẳng lặng. Những tiếng giun tiếng dế, những tiếng ve cuối mùa họp thành một thứ vang ngân của tịch mịch. Chị Chàng ngẩn ngơ nhìn: quanh mình chị chỉ có ánh sáng và bóng mát. Trước cái vẻ nghiêm tĩnh ấy, chị không thể tưởng tượng sẽ xảy ra một tấn náo kịch phi thường, nó là cơ còn mất của cái phúc an nhàn mà chị vừa được biết" [61, 30]. Để rồi trong khoảng non cao rừng rậm, ngòi thẳm nước xanh: "Chị chàng lại âm thầm tha cái đời hiu quạnh. Mà nỗi quạnh hiu, lần này, chị thấy nặng như một tấm đá đè trên miệng huyệt" [61, 31].

Thiên nhiên ấy như một thực thể sống động, biết trò chuyện, biết giãi bày tâm tư cùng con người: "Trời tối như mực...Trước mặt Bếp Nai, rừng ruộng, núi đồi chỉ là một cái hốc sâu đen tối. Trong khoảng mịt mù, anh lắng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.


nghe tiếng gió thét đầu cành, sương gieo ngọn cỏ, dòng ngòi róc rách chảy như tiếng nói thầm đâu đó"[61, 84]. Trong cảnh thâm u ấy, bé Đợi đã cảm nhận được âm thanh của tiếng suối trong như giọng nói của con người: "Đợi chỉ thấy toàn những rừng là rừng...Mà lá cây chỗ đậm chỗ nhạt nom như ai phơi một cái chăn gấm to. Dưới chân đồi, nước suối chảy nghe róc rách như tiếng người cười đâu đó" [61, 147]. Thanh âm ấy còn nỉ non như lời cô tiểu Mai khóc chồng: "Bên ngoài, tiếng gió gào thét, tiếng cú kêu, tiếng lá rụng như nối nhời cô tiểu khóc chồng..." [61, 179].

Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 9

Đôi khi ta lại bắt gặp cái vẻ hồn nhiên vô tư của thiên nhiên được đặt trong sự đối lập với tâm trạng của con người. Chị chàng cảm thấy bồi hồi trước cảnh vật hữu tình ấy: "Cả cái dòng ngòi rực rỡ đang khẽ tung những mảnh vụn nát lên sườn gành đá mốc, chị thấy nó cũng hững hờ với nỗi bồi hồi trong lòng chị" [61, 30]. Cảnh vật ấy còn hững hờ với người thiếu phụ trước bi kịch nước mất nhà tan, hững hờ trước cảnh nàng phải xa chồng lìa con trong tiết trời thu lặng lẽ: "Chung quanh tấn thảm kịch, cảnh hoang vu vẫn điềm nhiên lãnh đạm, mà hoa cỏ cuối mùa thì đua nhau tươi tốt để rồi tàn úa dưới sương lạnh mưa bay" [61, 111]. Lòng nàng đau như dao cắt, nỗi oan khổ của nàng muốn tung ra một tiếng thấu trời.

Việc đặt thiên nhiên trong sự tương phản với lòng người như vậy không hề làm cho thiên nhiên xa rời cuộc sống con người mà ngược lại thiên nhiên và con người càng trở nên gắn bó. Thông qua cảnh vật, tác giả để cho nhân vật của mình có điều kiện để bộc lộ những cảm xúc, những nồi niềm tâm tư thầm kín của mình. Thiên nhiên lúc này đây như là cơ thể sống của nhân vật.

Lan Khai đã nhìn thiên nhiên ở mọi khía cạnh. Có khi thì tương phản nhưng có khi lại hòa hợp với tâm trạng con người. Đúng như Nguyễn Du đã từng thốt lên "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Cảnh vật ở đây cũng vậy, luôn nhuốm màu tâm trạng. Thiên nhiên rất hài hòa với lòng người. Có khi thì rất vui, con người cảm thấy xốn xang, rạo rực trong lòng: "Hai chúng tôi cùng


đi. Trên trời trăng đã mọc. Trong ánh sáng hấp hối của lửa chiều pha lẫn ánh bạc của đêm trăng, cảnh vật đã biến thành một màu khó tả. Tôi nhìn cô em thì lại thấy cô em càng đẹp" [61, 125]. Đứng trước vẻ đẹp thần tiên ấy, nhân vật Tôi trong truyện Đêm ấy có cảm giác như mơ. Anh cảm thấy anh và cô "lục sao" giống như những nhân vật trong tiểu thuyết. Những lúc con người ta vui vẻ thì thế giới tự nhiên ấy đã cất lên bản tình ca sôi động. Nhưng khi con người có tâm trạng thì nó cũng thấu hiểu, đồng cảm với lòng người: "Đêm đêm vẳng nghe tiếng gió vụt đầu cành, suối tuôn vách đá, hươu kêu khoảng vắng, vượn khóc trong thung thì nỗi đìu hiu của tâm hồn nàng lại bát ngát vô cùng" [61, 193]. Nó còn là dấu hiệu báo trước cho Xuân biết những điều không hay xảy ra với mình: "Mặt trời đã khuất. Dưới nền mây rực rỡ, ruộng đồng bát ngát, sóng lúa rập rờn bao quanh mô đất nhỏ, như biệt lập đôi tình nhân ra một thế giới riêng" [61, 183]. Đấy là lần thứ nhất Xuân thổn thức vì tình, chỉ biết cái phong vị say đắm của ái tình chứ có ngờ đâu đến nỗi éo le của thế sự. Và nó còn vẽ ra cái thảm kịch đau lòng của Mai Kham và Lìu Khắc "Lúc ấy vầng trăng khuyết vừa vượt khỏi đầu non, rẽ đám lá sung, những tia sáng vàng nhạt tỏa trên tấn bi kịch một vẻ não nùng" [61, 116]. Lúc đó như sức mạnh của tâm linh giao cảm, con khảm khắc cất lên tiếng véo von. Nó hát hay và buồn lạ, tiếng nhẹ như đường tơ, tiếng gắt như dòng suối. Đây chính là một bản đàn bi thảm của đôi tình nhân giữa cảnh vô cùng tận đang hòa nhịp với đêm trường.

Truyện ngắn của Lan Khai là những bức tranh về thế giới thiên nhiên muôn màu muôn vẻ được nhìn qua lăng kính của một nhà văn - họa sĩ. Đó là thế giới của muôn vàn loài hoa khoe sắc đua hương, là những không gian tràn ngập tiếng chim, là tiếng reo của suối ngàn gió núi, là thế giới âm thầm bền bỉ và mãnh liệt tạo nên sự sống muôn đời. Thế giới thiên nhiên được đặt trong phạm vi thời gian và không gian xác định, chân thực và thơ mộng. Người viết như hoá thân vào từng ngọn cỏ, lá cây, nhị hoa, tiếng hót của thế giới muôn loài khiến ta hình dung ra giác quan của một nhà "sinh vật học" "môi trường học"


qua cây bút Lan Khai. Con người và thế giới thiên nhiên hòa hợp gắn bó với nhau. Thiên nhiên như chứa đựng hồn người, nhưng có khi đây đó thiên nhiên lại đối lập với con người, khi con người phá hoại thiên nhiên. Với cách nhìn có chiều sâu đã cho thấy, Lan Khai là một nhà văn sớm quan tâm tới môi trường sinh thái nhân văn. Mặc dù, trong thế giới thiên nhiên còn tiềm tàng nhiều điều bí ẩn phải khám phá, nhưng cần bảo vệ thiên nhiên vì con người là một phần của thế giới đó.

Với một tâm hồn của người nghệ sĩ đa tài, ông đã vẽ lại hình ảnh của quê hương, đặc biệt là hình ảnh của những ngày sơ khai bằng một tình cảm yêu thương, trân trọng. Đó cũng là cách để ông khơi dậy trong lòng mọi người một tình yêu quê hương đất nước, một ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc. Những hình ảnh bình thường ấy, trải qua thời gian, chẳng những không bị xóa nhòa mà trái lại nó càng trở nên có ý nghĩa hơn.

2.2.2.2.Ca ngợi con người

Trước tiên, Lan Khai đã dành những trang viết để ca ngợi vẻ hồn nhiên, lạc quan yêu đời của con người. Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống, nhà văn đã nhận ra nét hồn nhiên, vẻ lạc quan yêu đời của những con người nơi đây. Đối với họ, mặc dù cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nhưng "chốn thần tiên cũng là chốn này". Mặc dù công việc của người dân miền núi rất vất vả và cực nhọc. Dẫu họ biết lên núi làm nương rẫy, vào rừng đốn củi hay bắt cá ở sông hồ thì họ cũng chỉ đủ gạo ăn qua ngày. Vậy mà những lúc rảnh rỗi, những đêm trăng thu họ vẫn sinh hoạt tập thể với nhau, họ cùng trò chuyện, tâm tình qua những trò chơi hay những khúc ca đặc trưng vùng núi phía Bắc.

Nhà văn Lan Khai thật sâu sắc khi miêu tả sự hồn nhiên yêu đời của chú bé Đợi. Em sinh ra trong một gia đình rất nghèo. Hàng ngày, Đợi phải đi vào rừng mưu sinh. Thêm vào đó bố em bị giặc bắt. Vốn rất thương bố, lúc này em càng thương bố, nhớ bố biết chừng nào. Lòng em đau như cắt. Em căm thù bọn giặc Cờ Đen khát máu đã chia rẽ tình cha con vì thế em tìm mọi cách


để cứu bố. Mặc dù những suy nghĩ của Đợi chín chắn như cách nghĩ của người lớn nhưng thực chất em vẫn là một bé con mới mười lăm tuổi. Vì thế, tâm hồn em vẫn hồn nhiên, trong sáng và rất yêu đời. Đó là đặc điểm tính cách của trẻ thơ: "Nó không phải là hướng đạo sinh, nhưng nó cũng được thẩn thơ chơi với cây cỏ, với suối hoa. Nó bắt chước tiếng nói của bất cứ con chim hay con thú nào cũng giống như hệt. Nó lội nước rất tài và trèo cây thạo hơn khỉ" (Mưu thằng Đợi).

Sự hồn nhiên, yêu đời của nhân vật còn được Lan Khai thể hiện trong các truyện ngắn Đêm ấy, Bên rừng xuân, Pàng Nhả. Những tác phẩm này kể về các câu chuyện tình hồn nhiên nhưng rất thi vị và nên thơ. Tiêu biểu là truyện ngắn Pàng Nhả đã diễn tả các cô gái người Thổ vừa làm việc vừa đùa nhau hát vang cả rừng cây "thoạt đầu là những câu đố, câu ví bỡn cợt, chua ngoa, dần dần chuyển sang những câu ngụ ý bâng khuâng nhớ tiếc, mong đợi xa xôi...". Cảnh tình tự ấy thực xứng hợp với cái thời khắc thần tiên mơ mộng, cái thời khắc mà cả đến cỏ hoa cũng có dáng ngơ ngẩn, bâng khuâng. Hay trong Tiếng sáo đêm thu hình ảnh Hai tàu hiện lên rất rõ. Anh lên Chiêm Châu và đem theo một ống sáo để sau những buổi đi làm mệt nhọc, ở nơi đèo heo hút, những lúc đêm thu trăng tỏ, dưới gốc cây bên vệ suối, anh đem tiếng sáo hòa cùng khúc nhạc rừng xanh như muốn gửi tâm hồn vào cái khoảng không bát ngát bao la của vũ trụ. Chàng thích sáo! Tiếng sáo chàng thổi hay, chị em làng Bản Luộc xưa nay chỉ quen tai nghe tiếng gió thổi suối tuôn, nhưng từ khi chàng đến thì quay ra đem lòng yêu tiếng sáo của chàng, tiếng sáo nhịp nhàng thanh thoát như gieo vào tâm hồn người ta một mối sầu vô hạn: "Mỗi buổi trưa, khi nghỉ việc, chàng cũng làm tan cơn mệt nhọc trong tiếng sáo du dương. Khi tiếng sáo thổi lên thì chị em lại kéo đến nghe đông lắm...chỉ trong một lúc có thể nhóm họp được hàng chục đóa hoa rừng mơn mởn" [61, 120]. Tiếng sáo ấy đánh thức trái tim nàng Luýt So, một sơn nữ tuyệt đẹp. Rồi tình yêu đã đến với hai người, đó là thứ tình yêu không phân chủng loại giữa anh Kinh và chị Thổ. Đây là cuộc


tình thơ mộng của những đôi nam thanh nữ tú khác nhau về sắc tộc.

Tác giả không đơn thuần ca ngợi vẻ hồn nhiên, yêu đời của những con người vùng núi mà điều đáng trân trọng hơn là họ đã bỏ qua nỗi cực nhọc khó khăn, gian khổ thiếu thốn để nghĩ đến hạnh phúc của ngày mai. Họ tin tưởng vào sự dung dị, chở che của đất trời. Lan Khai đã đề cập đến yếu tố này trong khá nhiều tác phẩm, dường như ông cũng xem đó là bản chất, tính cách của người dân tộc thiểu số. Là người đã từng sống, gắn bó và đã đặt chân đến những bản làng, nơi dân tộc thiểu số lam lũ ấy sinh sống, hơn ai hết Lan Khai đã hiểu rõ những con người ấy. Ông viết lên những điều này cũng là cách ông bày tỏ lòng mình. Điều này đã tác động đến tâm hồn người đọc, khơi dậy trong họ một tình yêu quê hương, đất nước, một niềm tự hào dân tộc.

Tình yêu là đề tài muôn thuở trong văn học Việt Nam. Đây là đề tài không mới nhưng dưới góc nhìn của mỗi nhà văn thì tình yêu có một ý vị riêng. Lan Khai nhận thấy những con người vùng núi phía Bắc không chỉ hồn nhiên, lạc quan mà trong họ còn toát lên lòng yêu thương, chung thủy vô hạn. Xuất phát từ truyền thống của gia đình, hình ảnh người cha và người mẹ tảo tần đã cho ông một cuộc đời thật hạnh phúc. Bên cạnh đó là hình ảnh của hai người vợ đã đồng hành với ông suốt đời. Đồng thời, ông đã chứng kiến tận mắt cuộc sống nơi núi rừng thâm u nên đã thấu hiểu những tình đời và tình người nơi ấy. Truyện ngắn của Lan Khai đã viết lên nhiều thiên tình sử, để lại cho muôn đời. Tình yêu của chàng trai Tôđay và nàng Lô Hli (Tiền mất lực) là biểu tượng về một mối tình đẹp đẽ và cao cả. Khi bị Tsi Nèng - con trai ông Khán động giàu có săn lùng phá hoại, họ đã tự kết thúc đời mình bằng hai tiếng súng từ tay Tôđay để giữ trọn tình yêu, khiến ta liên tưởng tới bao tấn bi kịch trong xã hội ngàn đêm thăm thẳm sương dày xưa.

Ở Pàng Nhả là mối tình của đôi trai tài gái sắc Pàng Nhả và Lo Trồng đã vượt lên thói hận thù giữa hai họ Tạo Phay và Bạch Thông, cùng với thói ích kỷ, ghen tị của Noọng Hà để thắp sáng lên ngọn lửa của tình người nơi


rừng xanh núi thẳm. Hay câu chuyện Khảm khắc qua lời kể của nàng Khao, người đọc khâm phục tình yêu mãnh liệt của Mai Kham và Lìu Khắc. Cảm vì sắc, phục vì tài. Mai Kham và Lìu Khắc thành một đôi tình nhân khăng khít lạ lùng. Mối tình này đã trở thành một thiên hận sử không cùng trong rừng khuya. Truyện Vì cánh hoa trôi nổi lên hình tượng Điện Anh - một thiếu niên võ tướng hăng hái lên đường cứu nước khi nước nhà gặp biến cố và người vợ (Vân) xinh đẹp đã phải chịu những bất hạnh, những thảm kịch trùm lên những bi kịch. Hành trình đi tìm di hài của người góa phụ nói lên được cái tình của nàng đối với chồng thật thắm thiết và mãnh liệt gợi ra bức tượng đài về tình

yêu bất tử trong truyền thuyết.

Mối tình trong sáng của Vân - chàng họa sĩ đất Hà thành và cô gái mù có giọng hát hay. Họ trở thành thiên tình sử cao đẹp nhất giữa núi rừng đêm thu. Chàng dứt bỏ chốn Hà thành để thực hành cái ý định cực kỳ lãng mạn chỉ vỉ tiếng gọi của tình yêu. Vân yêu cô gái mù chỉ vì "Trong mắt nàng không từng in bóng những sự đổi thay lật lọng ở đời" (Lẩn sự đời).

Ngoài ra, còn các truyện Đôi vịt con, Một việc tự tử, Khổ tình, Chiếc xe trên đường, Chung tình, Khóc thông reo cũng ca ngợi tình yêu thương và lòng chung thủy của những đôi tình nhân, những cặp vợ chồng đã từng gắn bó với nhau. Tình yêu của họ trở nên cao đẹp và thi vị lạ thường. Nó ca lên những khúc ca bi tráng thật thấm đẫm tình người.

Tình yêu của con người là vô bờ bến, nó không chỉ thể hiện trong tình yêu nam nữ hay tình vợ chồng mà đó còn là tình cảm gia đình, tình bố con, tình bạn bè và tình yêu đồng loại,.... Những tình cảm ấy đã xuất hiện trong các truyện Bên rừng xuân và Mưu thằng Đợi. Lòng yêu thương con người đã mang đậm bản sắc dân tộc Việt thể hiện ở sự gắn bó, yêu thương, đoàn kết. Tiêu biểu là truyện Bên rừng xuân, đó là tình yêu thương của một gia đình gồm ba mẹ con người Thổ: Bà mẹ già và hai người con là Khâu và Thi. Đó còn là tình thương của ba mẹ con người Thổ dành cho Bản: "Mỗi lần Bản lên cơn sốt thì

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2023