thịnh nộ của Long Vương dâng nước phá tan gò Yên Ngựa trả thù dân bản, khi biết những trai bản giết con vật báu. Truyện Đôi vịt con, kể về chuyện người đàn ông bạc tình bỏ về xuôi, bị người vợ yểm bùa cho tiêu mòn sinh lực rồi dẫn đến một cái chết lạ lùng: đôi vịt con từ bụng chui qua cuống họng ra ngoài rồi biến mất v.v... Đó là những câu chuyện dị kỳ huyền ảo, nằm ngoài quan niệm tả thực của Lan Khai. Vì thế, đương thời ông vấp phải một số ý kiến phản đối về loại truyền kỳ như vậy. Vũ Ngọc Phan đã nêu ra cách hiểu: “Đọc Truyện đường rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận về hư thực, không nên đứng về mặt khoa học để bài bác, ta nên đọc với óc thơ mộng, pha chút huyền ảo của cổ nhân như khi đọc Liêu Trai của Bồ Tùng Linh vậy” [44, 342].
Ngoài ra, truyện “đường rừng” của Lan Khai còn mang ý nghĩa phê phán những hành vi phá hoại môi trường, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên của tình yêu thương và lòng chung thủy. Đồng thời ông còn một số truyện ngắn hiện thực khác: Pàng Nhả là bức tranh về bi kịch của người thiếu nữ đẹp phải đối mặt với kẻ thù chứa chất dục vọng và tội ác đã dẫn tới thảm cảnh ác báo tại gia, khi thiếu tình yêu và lẽ phải, cô gái hóa ra người mất trí. Khảm khắc là câu chuyện hiện thực pha màu huyền thoại, kể về bi kịch của một đôi trai gái yêu nhau bị thế lực đen tối hãm hại dã man, nhưng họ vẫn chung tình cho đến chết. Truyện Dưới miệng hùm kể về cảnh tượng con người lập mưu giết hổ, đã bị “chúa sơn lâm” trả thù làm cho kẻ “thiện xạ” phải mang một khuôn mặt dị dạng suốt đời. Sóng nước Lô Giang là câu chuyện về cảnh ngộ éo le của đôi vợ chồng dân chài lương thiện bị lũ giặc Cờ Đen làm chia lìa gia thất. Từ tình thương chồng con và lòng căm uất kẻ thù, không cho chúng làm nhục, người phụ nữ đã nhảy xuống sông tự vẫn. Mưu thằng Đợi, kể về một thiếu niên mưu trí và dũng cảm đã giúp dân lành thoát họa giặc Cờ Đen, bảo toàn tính mệnh. Truyện ngắn hiện thực đường rừng của Lan Khai chứa đựng những vấn đề nhạy cảm nhất của cuộc sống con người. Đằng sau những lời thuật lạnh lùng
là một bầu tâm sự chứa chất những nỗi niềm căm uất khôn nguôi đối với cái ác, cái xấu và nỗi niềm thương cảm vô tận trước cái đẹp và cái thiện. Truyện "đường rừng" là một trong những đóng góp lớn của Lan Khai, cho thấy cái nhìn nhân văn sâu sắc về thiên nhiên đất nước và con người miền núi. Bằng những hình tượng nghệ thuật, Lan khai đã góp phần xóa đi bức tường ngăn cách giữa miền ngược với miền xuôi, giữa cộng đồng các dân tộc khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà văn đã mang đến những trang viết của mình nhiều phẩm chất tinh túy của thi ca nhạc họa, những câu văn nhiều ánh sáng, màu sắc, âm thanh, gợi ra những trường cảm giác mới lạ.
2.1.2.2. Đề tài tâm lý xã hội
Viết về đề tài tâm lý xã hội là một đề tài không còn mới mẻ trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Trong thời kỳ xã hội đen tối, vai trò của người nghệ sĩ là phản ánh được những số phận, những cảnh đời, những mong ước của con người lúc đó. Bởi văn học luôn phản ánh hiện thực đời sống xã hội. Các cây bút truyện ngắn giai đoạn này đã phản ánh một cách toàn vẹn, sâu sắc bộ mặt xã hội thực dân phong kiến. Đó là một xã hội đen tối, thối nát, lỗi thời và đầy rẫy những bất công, lừa lọc. Viết về đề tài này có nhiều tác giả tạo được dấu ấn riêng như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng…Hoà chung dòng chảy truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945, đã xuất hiện tác giả Lan Khai. Với khoảng hơn 20 truyện ngắn về đề tài tâm lý – xã hội, cho thấy Lan Khai có đóng góp không nhỏ trong nền truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Sự xuất hiện của Lan Khai đã góp phần làm cho gương mặt của nền văn học dân tộc trở nên phong phú.
Qua việc khảo sát cuốn Lan Khai tuyển truyện ngắn do Trần Mạnh Tiến (sưu tập và tuyển chọn năm 2010), chúng tôi thống kê 19 truyện ngắn của Lan Khai ở bình diện tâm lý – xã hội. Tác phẩm tập trung vào một số ấn tượng và tình huống éo le của cuộc sống. Mỗi truyện ngắn của Lan Khai như mỗi lát cắt của cuộc sống muôn màu. Đó là những bức tranh khác nhau về số phận của
Có thể bạn quan tâm!
- Vài Nét Về Con Người Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Lan Khai
- Truyện Ngắn Lan Khai – Một Gương Mặt Lạ Trong Truyện Ngắn Việt Nam Giai Đoạn 1930-1945
- Hệ Đề Tài Trong Truyện Ngắn Lan Khai
- Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 8
- Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 9
- Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 10
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
con người. Tác giả đi sâu khám phá những vấn đề nổi bật trong cuộc sống. Câu chuyện Lẩn sự đời, kể về cuộc tình hạnh phúc giữa một cô gái mù có giọng hát hay với một chàng họa sĩ có tâm hồn đa cảm yêu sự trong sáng ở đời. Giông tố kể về cuộc chia lìa hạnh phúc của hai vợ chồng, khi người phụ nữ nhận ra cái giá của tình yêu cũng là lúc người chồng tắt thở. Bỡn cợt với tình là một câu chuyện tình trớ trêu của một chàng trai nông nổi với hai người phụ nữ khác nhau về địa vị dẫn tới một màn kịch bi hài. Một việc tự tử kể về bi kịch nghèo khổ và nô lệ của đôi tình nhân; một gái lầu xanh khát khao lương thiện với một tài xế làm thuê ước ao no ấm và hạnh phúc, khi giác ngộ về sự sống, họ cùng nhau tìm đến cái chết để giải thoát. Vì cánh hoa trôi là câu chuyện đi tìm hài cốt gian nan của một người góa phụ, trên đường về quê hương đi qua dòng nước lũ, khi nàng đang cố vớt những cánh hoa trôi, không may tuột tay dòng nước cuốn nắm xương tàn đi mất. Nơi ước hẹn là bức tranh về nghịch cảnh của người nghệ sĩ phải bán rẻ tài hoa cho chủ trong quan hệ đồng tiền lạnh lẽo. Kiếp con tằm là bức tranh về bi kịch tinh thần của người nghệ sĩ, vì cơm áo phải làm thuê cho chủ, thiếu quyền tự do sáng tạo, nhưng trong khi bấn bách nhất vẫn hiểu rõ thiên chức của người cầm bút. Khổ tình là câu chuyện về tình yêu của hai phạm nhân chính trị Thu và Thanh trong nhà tù của đế quốc, họ giã biệt nhau trong nước mắt, khi người thiếu phụ được ra khỏi nhà tù để chờ đón tử thần. Chung tình là những trăn trở của một thiếu phụ về hạnh phúc gia đình có người chồng là nghệ sĩ ưa phóng khoáng trước cuộc sống không ngừng biến đổi. Các câu chuyện Anh sẩm, Thằng gầy, Cái của nợ vẽ lên hình tượng những con người bần cùng, bất hạnh, khát thèm cơm áo và tình thương, nhưng phải sống cù bất cù bơ của kiếp đời thừa. Trong đó Thằng Gầy là bức tranh đầy xúc động về bi kịch của một đứa trẻ bần cùng, thiếu tình đồng loại... Đó là những câu chuyện đơn giản, nhưng giàu tính hiện thực đi sâu vào những nét tâm lý đời thường, dễ đồng cảm với bạn đọc.
Truyện ngắn tâm lý - xã hội của Lan Khai đã mở ra những bức tranh sâu
rộng về những con người và cảnh ngộ khác nhau. Mỗi câu chuyện đặt ra một vấn đề bức thiết từ cuộc sống, được người viết vận dụng linh hoạt nhiều khả năng thể hiện nghệ thuật. Đó là những câu chuyện giàu tính hiện thực toát lên vốn sống phong phú của nhà văn. Từ đó, tác giả phân tích, lý giải, gửi gắm những tâm tư tình cảm, sự cảm thông chia sẻ đối với nhân vật.
Dù viết về đề tài đường rừng hay đề tài tâm lý xã hội thì ta luôn tìm thấy trong nhiều bình diện giá trị từ các truyện ngắn của Lan Khai, đó là năng lực phản ánh hiện thực năng động, tính chân thực của tác phẩm, giá trị nhân văn của tác phẩm và những phương thức biểu hiện nghệ thuật linh hoạt độc đáo. Mỗi tác phẩm là sự tìm tòi khám phá các vấn đề đặt ra trong cuộc sống của mỗi con người dù ở miền ngược hay miền xuôi. Từ đó, giúp người đọc có cái nhìn khái quát về truyện ngắn của Lan Khai trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
2.2. Cảm hứng
2.2.1. Khái niệm cảm hứng
Văn học là cuộc đời, là phương tiện đấu tranh cho lẽ sống, cải biến xã hội, làm cho tâm hồn càng phong phú và cao quý hơn. Vì thế, người làm văn không những phải có tài năng mà còn phải có tấm lòng đầy nhiệt huyết. Nhà văn phải biết hướng về cuộc đời, về con người. Lan Khai từng quan niệm: "Văn chương quý nhất ở sự thành thực, nhà văn cảm xúc bởi sự vật thế nào cứ viết ra như thế và như thế nhà văn đã làm tròn chức vụ của mình" [58, 119].
Như chúng ta đã biết, tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Mỗi nhà văn, nhà thơ khi sáng tạo tác phẩm đều xuất phát từ một nguồn cảm xúc nhất định. Đó là những trăn trở, dằn vặt, những rung động mãnh liệt của tác giả trước cuộc sống. Những trạng thái cảm xúc đó được gọi là nguồn cảm hứng. Nó là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tác phẩm. Không có cảm hứng thì không có văn chương theo ý nghĩa đích thực của nó. Ngay từ thế kỷ XVIII Nguyễn Quỳnh đã từng nói, người làm thơ không thể
không có hứng, cũng như tạo hóa không thể không có gió vậy. "Tâm" người ta như chuông như trống, "hứng" như chày như dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào chuông, trống khiến chúng phát ra tiếng; hứng đến khiến người ta bật ra thơ.
Biêlinxki cho rằng: "Cảm hứng là trạng thái phấn hưng cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả, là sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi lên bởi một tư tưởng nào đó" [16, 208]. Biêlinxki coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó "biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành" [14, 45].
Các tác giả của nhiều bộ sách giáo khoa lý luận văn học cho rằng: "Cảm hứng là một trạng thái tâm lý căng thẳng nhưng say mê khác thường. Sự căng thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về cảm xúc, khi đã đạt đến sự hài hòa, kết tinh sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt họ đến mục tiêu da diết bằng con đường gần như trực giác, bản năng" [40,15].
Những người biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa: "Cảm hứng là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm" [14, 44 - 45].
Qua những định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể xác định nội hàm khái niệm cảm hứng như sau:
Cảm hứng là thái độ tình cảm nồng nhiệt, say đắm của nhà văn khi thể hiện tư tưởng tình cảm của mình trong tác phẩm chứ không phải là bản thân tư tưởng xét trên bình diện triết học, xã hội học, cũng như không phải là cảm hứng phát triển bộc phát của nhà văn khi bắt tay cầm bút.
Cảm hứng là một yếu tố của bản thân nội dung tác phẩm. Nó thống nhất và gắn bó với tất cả các yếu tố thuộc về nội dung khác như đề tài, chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Như vậy, cảm hứng trong văn học chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Đó là
hoàn cảnh lịch sử, ý thức hệ, tư duy nghệ thuật, là tài năng và vốn sống của nhà văn. Do bị quy chiếu bởi nhiều yếu tố như vậy nên cảm hứng sáng tạo trong văn học nói chung và trong sáng tác của mỗi nhà văn nói riêng ở mỗi giai đoạn nhất định sẽ có một cảm hứng tiêu biểu, nổi trội hơn đóng vai trò chủ đạo trong sáng tác. Bởi thế cảm hứng sáng tạo mà nhà văn thể hiện qua tác phẩm chính là cơ sở để người đọc hiểu rõ hơn về tác giả và tác phẩm của họ.
Cảm hứng là nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ. Vì thế, trong sáng tác văn học nghệ thuật không thể không có cảm hứng. Viết văn là cả một tấm lòng, tâm huyết, là ruột gan. Và nó chỉ thực sự bộc lộ những gì thực sự tràn đầy trong lòng, không thể nào là sản phẩm của một tâm hồn bằng phẳng, vô vị và miễn cưỡng được. Cảm hứng sáng tạo trong tác phẩm trước hết là niềm say mê, khẳng định chân lý, lý tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ca ngợi, đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường. Giữa cảm hứng và tư tưởng của nhà văn có liên quan với nhau một cách mật thiết. Bởi vì, sự ngợi ca hay phê phán bao giờ cũng dựa trên lý tưởng thẩm mỹ, lý tưởng xã hội để nhà văn đánh giá hiện tượng đó.
Đối với nhà văn Lan Khai, có lẽ tình yêu quê hương đất nước là chất men say nồng tạo nên tác phẩm của ông. Đó là nguồn cảm hứng mãnh liệt nhất thôi thúc ông trong suốt cuộc đời cầm bút. Ông đã viết về quê hương và con người vùng miền núi Tây Bắc bằng một niềm say bất tận. Đây cũng chính là yếu tố làm nên giá trị riêng, phong cách riêng của Lan Khai. Vì thế, trong truyện ngắn của Lan Khai, người đọc dễ dàng nhận thấy nguồn cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán.
2.2.2. Cảm hứng ngợi ca
Chiêm Hóa thuộc tỉnh lỵ Tuyên Quang, một địa danh từ lâu đời nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên phong phú, là xứ sở đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi. Nơi đây khí hậu mát mẻ, trong rừng có nhiều muông thú và sản vật quý. Nơi
đây có nhiều phong cảnh đẹp, nên thơ như núi Thần, sông Gấm, núi Chẩm Chu, thung lũng Đèo Hoa, thác Mơ...là những vùng rừng núi hoang vu của tỉnh Tuyên Quang. Tuyên Quang là nơi có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sống lâu trên mảnh đất này. Họ sống hòa hợp gắn bó với nhau giữa một vùng núi non hùng vĩ. Đây cũng là nơi có nhiều phong tục tập quán lâu đời, nhiều làn điệu dân ca, các truyền thuyết gắn với các sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú của đồng bào dân tộc thiểu số, đã lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp trong tâm hồn người nghệ sĩ Lâm Tuyền Khách. Trong các hồi ức của mình, Lan Khai thường hay nhắc lại những kỷ niệm về thuở thơ ấu, nơi ông cất tiếng khóc đầu tiên giữa xứ sở của núi Thần sông Gấm, nơi có những con người "áo chàm chân đất, mang tâm hồn phác thực" nhưng tươi đẹp lạ thường. Có lần trở lại thăm nơi chôn nhau cắt rốn, ông bộc bạch: "Liệu tôi còn trở lại đây nữa chăng? Nào ai biết được! Hiện giờ chỉ biết là sắp phải đi xa, sắp phải từ giã hết thảy, từ giã cảnh thiên nhiên, trong đó linh hồn tội đã nhuộm được lắm màu thanh vẻ lịch, từ giã hết thảy những người bạn Thổ, Mán vẫn trọ ở nhà tôi những ngày phiên chợ, mỗi lần về lại làm quà cho tôi một gói cơm gạo nương, một giỏ "mác nọt" hay mấy cánh hoa lạ hái trong rừng, từ giã những cảnh hội hè sặc sỡ, những buổi phụ đồng "Nàng Cuôi" dưới ánh trăng thu, từ giã cả cái nhà tranh đã thấy tôi ra đời, đã cho trái tim non của tôi biết rung động vì vẻ đẹp vẻ thơ" [63, 631]. Đó là tâm trạng sâu lắng của một con người về một xứ sở thiên nhiên trong sáng và tình người ấm áp. Điều đó đã chắp cánh cho Nguyễn Đình Khải trở thành một nghệ sĩ tương lai giàu khả năng sáng tạo.
2.2.2.1.Ca ngợi thiên nhiên
Thiên nhiên vốn là đối tượng thẩm mỹ của nhiều ngành nghệ thuật. Đối với nghệ thuật ngôn từ, nó vừa mang dấu ấn thời đại vừa thể hiện tâm tư tình cảm của người cầm bút. Chính vì lẽ đó nên sự xuất hiện của Lan Khai trên văn đàn những năm 1930 - 1945 với những trang viết mặn về về quê hương vùng Chiêm Hóa không phải là sự ngẫu nhiên. Trong bút ký Biệt ly (1934), Lan Khai
đã kể về những kỷ niệm sâu lắng và cảm động của ông trong một lần về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình, gặp lại thầy xưa bạn cũ, người thân cùng cảnh vật thiên nhiên nơi sông Gấm núi Thần: "Chiêm Hóa là một châu lị nhỏ, lọt giữa cánh rừng y nhiên như thời nguyên thủy, những thung lũng tối đêm, những núi cao chót vót, bên trên thường buông rủ những đám sơn lam mù mịt, đầy cái vẻ thần bí uy nghiêm khiến trí lực người ta phải hãi hùng. Núi cao nhất có núi Thần là linh tích. Sông to nhất có sông Gấm, nước xanh bọt trắng, xa nom như một tấm gấm hoa bạc nền lam. Người ở lèo tèo có hai phố: một phố chợ, một phố nghề và một vạn chài" [63, 630].
Trong 37 truyện ngắn của Lan Khai mà chúng tôi khảo sát thì bức tranh thiên nhiên đã hiển hiện lên một cách rõ nét trong 24 truyện. Bức tranh thiên nhiên ấy hiện lên với vẻ hoang sơ, huyền bí và thơ mộng nhưng nó cũng gần gũi, hiền hòa và gắn bó với con người.
Cảm nhận đầu tiên khi ta đọc truyện ngắn Lan Khai đó là một thiên nhiên hiện lên với dáng vẻ hoang sơ, huyền bí và thơ mộng. Truyện ngắn Lan Khai là sự hoài niệm về vùng đất Chiêm Hóa xa xôi. Ký ức về một vùng quê hoang sơ, dữ dội nhưng cũng đầy sức quyến rũ đã in đậm trong từng trang viết của ông. Những hình ảnh của một thời đã qua nhưng mãi mãi không bao giờ phai nhạt. Đọc truyện ngắn Lan Khai chúng ta có cảm giác tác giả đã thuộc lòng đặc điểm của từng nơi, ông nhớ như in những cánh rừng, những thung lũng, những ngọn núi, những dòng sông mà ông từng đặt chân đến. Vốn gắn bó quen thuộc với vùng đất yêu thương, Lan Khai đã cảm nhận nó như một huyền thoại, nửa hoang sơ, huyền bí, nửa hấp dẫn, quyến rũ lạ thường. Lan Khai đã dựng lại một bức tranh toàn cảnh về quê hương Việt Bắc trong thời kỳ hoang dã. Vùng đất này thiếu hẳn dấu chân người, có chăng cũng chỉ là thấp thoáng "Qua những cánh đồng xác xơ phẳng lặng, đường đi dần dần trở nên gập ghềnh, hiểm trở, khúc khuỷu, gian nan...Rồi, mỗi ngày xóm mạc một thưa, rừng cây một rậm. Cái sức tràn lấn của loài người ví như muôn lớp