mãn thì “quậy phá” đủ mọi điều.
Vừa qua, một diễn viên hài khá nổi tiếng trong một chương trình tiểu phẩm quảng cáo đã vô tình hay hữu ý đã cổ súy cho lối sống cho các cô gái trẻ ỷ lại, dựa dẫm và sùng bái vật chất qua câu nói “xuất thần”: “Em đẹp, em có quyền!”; “Hồng nhan, bạc triệu!” (?!) Thậm chí trên một số tiểu phẩm trong chương trình “Ơn giời, cậu đây rồi”, diễn viên “trưởng phòng” và “người chơi” đã có những lời thoại “tung hứng” thoải mái theo cảm xúc, ngôn từ thiếu văn hóa như xưng hô “mày, tao”, những câu nguyền rủa khủng khiếp … (Chương trình này là toàn bộ lời thoại tự do người chơi nghĩ ra, không có kịch bản lời thoại sẵn).
Văn hóa vui chơi giải trí được thiết kế trên các chương trình kiểu như “Góc phố muôn màu” đôi khi nhạt nhẽo, quá đà và phi thực tế về nhưng chuyện kiếm tiền ranh vặt, nhạo báng người khác vô cớ, kiểu sống nghi ngờ, ghen tuông, tán róc đã không đạt hiệu quả giải trí có tính giáo dục.
Vừa qua còn có những chương trình thi đấu trên sóng truyền hình các tỉnh phía Nam nổi lên trào lưu đua nhau về chuyện “nam giả nữ”, về việc chuyển giới, đồng tính… làm hoang mang người xem và có thể đem đến sự ngộ nhận là chuyện này là “mốt thời thượng” (?!).
Một trong những chức năng quan trọng của văn hóa truyền thông là nâng cao nhận thức cho con người về sự đúng đắn, về những cái đẹp mẫu mực có tính chất làm gương để giới trẻ tiếp nhận. Các chương trình khỏe đẹp, thể hình, thể thao đã làm rất tốt về những chuẩn mực giá trị để con người vươn lên như “Sasukê - không giới hạn”; “ Ai là triệu phú”, “Đường lên đỉnh Olympya”, “Điều ước thứ 7”; “ Ký ức vui vẻ”; “Vì bạn xứng đáng”… đã làm người xem rơi nước mắt về sự cảm thông, về lòng nhân ái, về thái độ sống nghĩa tình… Tuy nhiên vẫn còn những chương trình cần phải gia tăng sự hài hòa giữa tính khôi hài và tính giáo dục về VHGĐ cho con người. Rất cần quảng bá những tấm gương mẫu mực về nhân cách và lẽ sống của con người để tỏa sáng những giá trị tốt đẹp cho giới trẻ trong GĐ hiện nay.
4.2.3. Truyền hình đa nền tảng VTV đang chiếm lĩnh khá nhiều không gian sinh hoạt của VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội, xâm lấn văn hóa tinh thần của con
người trong GĐ, làm gia tăng khoảng cách giữa các thế hệ, ngăn cách mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên sinh thái
Không gian trong một căn hộ dù là rộng hàng trăm m2 nhưng vẫn là một không gian sinh hoạt mà truyền hình chiếm lĩnh dễ dàng. Khi một chiếc máy thu hình hoạt động thì tất cả âm thanh, tiếng động, giọng nói đều vang vọng đến mọi chủ thể của gia đình, hình ảnh thì nhiều sắc màu, bắt mắt sinh động khiến con người không thể không chú ý. Dòng chảy cảm xúc, đời sống văn hóa tinh thần của con người dường như được truyền hình “mặc định” và điều khiển qua những chương trình cố định và không cố định, có tác dụng “lập trình” thói quen cho mọi lứa tuổi.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chương Trình Truyền Hình Đa Nền Tảng Vtv Với Việc Tiếp Nhận Của Chủ Thể Vhgđ Tại Các Kđtm Hà Nội
- Tác Động Của Vtv Đối Với Văn Hóa Tiêu Dùng Gia Đình
- Tác Động Của Vtv Đối Với Tổ Chức Đời Sống Gđ
- Tiếp Nhận Truyền Hình Đa Nền Tảng Vtv, Vhgđ Ở Kđtm Tại Hà Nội Ngày Càng Vận Động Theo Xu Hướng Đa Văn Hóa, Liên Văn Hóa
- Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 21
- Cương Lĩnh Xây Dựng Đất Nước Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội (1991) , Nxb. Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội.
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Cho dù là người xem trong GĐ có quyền tắt mở một chương trình, một kênh nào đó, nhưng nội dung của kênh, của chương trình theo thời gian sẽ hằn in trong bộ nhớ của con người. Não bộ con người sẽ giống như một chiếc đĩa than (kiểu ghi âm của thế kỷ XX) đã hình thành nên nhiều “đường rãnh”, “nếp nhăn” và dần dần làm nên đời sống tinh thần và ký ức sâu sắc của con người.
Chương trình “Ký ức vui vẻ” của VTV3 đã đưa ra những bằng chứng về nhạc phim, về các chương trình truyền hình in đậm nét không thể phai mờ trong ký ức tuổi thơ của bao thế hệ. Rõ ràng truyền hình không chỉ chiếm lĩnh không gian vật lý, không gian tinh thần của GĐ mà còn làm nên dòng chảy cảm xúc và trí nhớ cho con người theo thời gian. Điều này gợi mở cho VTV đa nền tảng cần phải thiết kế nhiều chương trình hướng tới các thế hệ công chúng phù hợp với tâm lý lứa tuổi, nghề nghiệp. Cần phải có tầm nhìn xa hơn, để sau hàng vài chục năm, chương trình truyền hình với những giá trị văn hóa tốt đẹp ấy vẫn còn sống mãi trong thế giới tinh thần của con người, trở thành ký ức thời gian của các thế hệ qua các bến bờ lịch sử.
Bên cạnh những tác động tích cực như nêu trên, việc chiếm lĩnh không gian tinh thần trong GĐ tại các KĐTM cũng có những tác động trái chiều đang đặt ra. Dường như sóng truyền hình ngày nào cũng chi phối con người mọi lứa tuổi. Ai cũng tìm chọn những chương trình theo sở thích của riêng mình. Phụ nữ thích các chương trình thẩm mỹ, nấu ăn, làm đẹp và đặc biệt là dòng phim truyện tình cảm (theo phong cách Hàn Quốc). Đàn ông thích chương trình thời sự, bóng đá, võ thuật và phim hành
động của Hollywood và một số chương trình nhạy cảm thầm kín như “Chuyện đêm muộn”. Trẻ em hầu như chỉ thích phim hoạt hình và quảng cáo. Nếu tất cả nhà cùng sử dụng một chiếc tivi thì sẽ phải nhường nhịn nhau. Nếu mỗi phòng ở có một ti vi thì mọi người trong gia đình dần dẫn sẽ xa lánh nhau. Ai cũng đi theo sở thích của chính mình. Do vậy truyền hình đa nền tảng VTV đang “can thiệp” khá sâu vào không gian VHGĐ, có thể làm phân hóa các chủ thể GĐ. Và truyền hình đa nền tảng VTV cũng đang gửi gắm thông điệp đến riêng cho từng đối tượng. Trên thực tế, thời gian mà cha mẹ trong GĐ các KĐTM ở Hà Nội dành cho việc dạy dỗ con cái đang giảm đi bởi hai lý do:
- Thứ nhất, cha mẹ đi làm về mệt, không muốn giao tiếp nhiều với với con cái;
- Thứ hai, trẻ em xem truyền hình và thiết bị điện tử, điện thoại màn hình cảm ứng rất nhiều, không cần nghe bố mẹ nói nữa.
Và khi màn đêm buông xuống mọi người sẽ “cư trú” trong không gian vật lý (phòng riêng) và không gian tinh thần của cá nhân với chiếc điện thoại màn hình cảm ứng xem tất cả nhưng thông tin theo sở thích riêng tư, để kết thúc một ngày, và rồi lại đến ngày hôm sau. Tất cả lại lặp đi lặp lại một cách đều đặn.
Nếu việc này kéo dài hàng chục năm thì điều gì sẽ xảy ra? Trẻ em sẽ chủ yếu lớn lên qua tác động của truyền hình, của nhà trẻ, trường học và người giúp việc.
Trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX, việc cha mẹ trò chuyện với con cái chắc chắn sẽ nhiều hơn ngày nay. Bởi lẽ lúc đó chưa có truyền hình, mà chỉ có Đài Tiếng nói Việt Nam. Thời đó, trẻ em nước ta được học nói tiếng Việt khá nhiều qua đài phát thanh. Âm nhạc phong phú, vui tươi và giọng đọc rất rõ, rất hay của phát thanh viên, giọng truyền cảm các diễn viên trong các vở kịch truyền thanh… đã tạo nên phong cách diễn ngôn chuẩn mực cho những thế hệ con người Việt Nam lúc bấy giờ. Đây là minh chứng thuyết phục về tác động to lớn của truyền thông đại chúng (chủ yếu là phát thanh, truyền hình) đến sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách văn hóa của con người.
Nhưng nếu như hàng chục năm tuổi thơ chỉ xem truyền hình đa nền tảng và mải mê trên “xa lộ internet”, ít tiếp xúc thật sự với xã hội, chỉ tiếp xúc với màn hình (qua
các chương trình thiết kế theo ý của nhà đài, chủ yếu là sắc màu tuyệt đẹp, và không chắc hoàn toàn giống như cuộc sống), không tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, nghèo nàn về cảm xúc nhân văn, thì rất có thể sẽ xuất hiện một thế hệ người thiếu thốn về kỹ năng sống, tư duy theo kiểu robot, máy móc, giáo điều, không tự đánh giá và định đoạt ý nghĩ của mình, chỉ nhìn cuộc sống “toàn màu hồng” hoặc “toàn màu đen” theo kiểu “phim ảnh” tràn đầy tưởng tượng hư cấu.
Vừa qua, nếu xem phim “Người phán xử”, “Quỳnh Búp bê”… công chúng không thấy cái tốt, cái thiện ở đâu mà dễ nhìn cuộc sống lệch lạc trên đất nước chỉ toàn là ông chủ “xã hội đen”, buôn bán ma túy, giang hồ lộng hành bằng luật rừng với đầy rẫy đĩ điếm, đầu gấu, bảo kê, những tay anh chị “cộm cán”, những hành động bạo lực dã man (mà không hề thấy vai trò của chính quyền Nhà nước, pháp luật ở đâu cả). Đó là tác động không tốt của một số phim truyền hình được sản xuất một cách dễ dãi, giáo điều máy móc khi vay mượn fomat nước ngoài làm phim về cuộc sống Việt, đầy rẫy những điều phi thực, phiến diện, mang màu sắc chủ quan của người làm phim.
Gần đây phim truyền hình “Mặt nạ gương” đang gây ám ảnh nặng nề cho con người là có thật, nhất là đã “gieo” vào tâm hồn trẻ em mới lớn về một cuộc sống bạo lực khủng khiếp, với những thế lực đen tối, ma quái, làm con người cô đơn, sợ hãi, bế tắc, không lối thoát.
Theo Lê nin, quá trình nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội là phải “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của nhận thức hiện thực khách quan”.
Bằng các giác quan của mình, con người tri giác, nhận diện về cuộc sống vơi gương mặt chân thật sinh động của nó, thì người ta sẽ có cảm xúc rất khác so với cảm nhận qua màn hình, tức là qua ký hiệu hình ảnh phim trường.
Có thể nói, đây là nét đặc thù trong sự hình thành nhân cách văn hóa của con người hiện đại thế kỷ XXI tại các căn hộ chung cư KĐTM: hầu như tiếp xúc với cuộc sống một cách gián tiếp qua truyền hình, truyền thông hơi nhiều, áp dụng những kiểu “sống thật” trong “một thế giới ảo” trên các loại màn hình và thiết bị điện tử ngày càng tinh vi sống động và đầy mê hoặc.
4.2.4. Nội dung một số chương trình truyền hình đa nền tảng VTV chưa thật sự gắn kết với nhu cầu phát triển trong thực tế của VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội
Phải nói ngay rằng, hiện nay, VTV đã sản xuất rất nhiều chương trình tác động phong phú, nhiều mặt đến cuộc sống và con người Việt Nam, trong đó có GĐ và VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội. Nhiều chương trình VTV đã đem lại hiệu ứng tốt trong việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Trên thực tế, VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội cũng hưởng thụ thành quả tốt đẹp từ việc tiếp nhận những tác động tích cực của VTV như: nội dung VHGĐ ngày càng được hiện đại hóa theo xu hướng phát triển văn hóa đô thị thông minh trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng xã hội số và nền kinh tế số. Nhờ có truyền hình mà con người được học hỏi rất nhiều tri thức mà nhà trường không có điều kiện cung cấp. Lớp học qua truyền hình là lớp học của hàng triệu người, có khi là vài chục triệu con người. Với hệ thống tri thức được cập nhật hàng ngày, con người hiện nay đã không ngừng được nâng cao hiểu biết.
Trên thực tế, các đạo diễn chương trình của 09 kênh VTV đã liên tục cải tiến xây dựng các chuyên mục chương trình mới, có tính thời sự, hấp dẫn để thu hút người xem. Tuy nhiên, bên cạnh các chương trình đã có uy tín, chất lượng, vẫn còn có một số chương trình vẫn còn xa thực tiễn. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tiếp tục triển khai nghiên cứu thực tế về nhu cầu văn hóa của công chúng xem truyền hình, kết hợp với quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng phát triển văn hóa, con người Việt Nam, trong đó có việc thực hiện Chiến lược văn hóa gia đình… để từ đó VTV thiết kế thêm các chuyên mục, các chương trình mới với fomat thuần Việt để tác động tốt hơn đến sự phát triển VHGĐ nói chung trên phạm vi cả nước, VHGĐ tại KĐTM của Hà Nội, nói riêng.
Nếu khảo sát một số chương trình có liên quan đến cơ cấu của VHGĐ như: Bữa trưa vui vẻ; Sống vui - sống khỏe - sống có ích; Bố ơi mình đi đâu thế; Hãy chọn giá đúng… người ta nhân thấy vẫn có những nội dung thiếu thực tế về đời sống VHGĐ hiện nay. Chẳng hạn, trong đời sống hiện thực, có mấy khi riêng bố và con đi
chơi một thời gian mà không có mẹ đi theo? Đây là fomat chương trình truyền hình của Hàn Quốc được vận dụng vào Việt Nam. Thiết nghĩ nên sửa đổi kiểu chương trình này để tăng thêm ý nghĩa giáo dục về kỹ năng sống của trẻ em trong GĐ phù hợp hơn với thực tiễn Việt Nam
Chương trình Bữa trưa vui vẻ chủ yếu là nói về ẩm thực “sang chảnh”, món ăn nhà hàng là chính không gắn với ẩm thực phổ quát gia đình hàng ngày. Chương trình Sống vui - sống khỏe - sống có ích giành cho người cao tuổi cùng thi với con vẫn thiếu nội dung đề cập tới văn hóa ứng xử GĐ, mà nghiêng nhiều về phổ cập, quảng cáo kiến thức y học, ẩm thực, sức khỏe.
Chương trình Hãy chọn giá đúng có vẻ nghiêng lệch nhiều về quảng cáo các mặt hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp, chỉ chuyên tâm đi tìm giá cho đúng để có thưởng cho khách mời trường quay. Chương trình này chưa đề cập đến việc xây dựng văn hóa tiêu dùng của GĐ như chọn mặt hàng theo nhu cầu cần thiết của GĐ, hướng dẫn cách chi tiêu phù hợp để tiết kiệm, tránh lãng phí…
Điểm yếu nhất của VHGĐ nói chung hiện nay là hệ tri thức văn hóa sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Dường như các GĐ đều có một nỗi niềm giống nhau là “dạy con rất khó” ( !?). Đây là thực tế gai góc cần thiết phải có sự truyền dẫn gợi mở tri thức thông điệp của các chương trình truyền hình để tích cực giúp cho các gia đình xây dựng VHGĐ và nuôi dạy con cái.
Tuy nhiên để làm được các chương trình thật sự gắn với thực tế, đòi hỏi phóng phiên, biên tập viên, đạo diễn, các nhà sản xuất truyền hình phải công phu nghiên cứu, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế thì mới có thể sản xuất các chương trình phù hợp, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng và phát triển VHGĐ ở từng vùng, miễn sao cho phù hợp, trong đó có VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội.
4.3. Dự báo xu thế vận động VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV trong tương lai.
4.4.1. Tiếp nhận tác động của truyền hình đa nền tảng VTV, VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội sẽ vận động theo xu hướng cá thể hóa các chủ thể trong gia đình
Sự can thiệp của truyền thông truyền hình vào VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội ngày càng nhiều đã làm ra sự biến đổi của lĩnh vực văn hóa này. Xu hướng cá thể hóa các chủ thể trong gia đình ngày càng rõ. Nhu cầu xem truyền hình của con người trong gia đình ngày càng bị phân hóa rõ rệt. Gần đây, do điều kiện kinh tế phát triển, trong các căn hộ chung cư KĐTM tại Hà Nội, hầu như GĐ nào cũng nhiều máy thu hình. Thâm chí không chỉ là phòng khách mà đến phòng ăn, phòng bếp, phòng ngủ cũng đều trang bị tivi. Đó là chưa kể trẻ em và người lớn dường như ai cũng có điện thoại màn hình cảm ứng. Nhiều thành viên gia đình còn có laptop, Ipat cá nhân để kết nối mạng internet và tìm các chương trình yêu thích trên các không gian truyền thông, trong đó có VTV go, để tìm chọn xem lại các chương trình đã phát sóng. Thậm chí họ còn có thể tải về những chương trình nào đó theo phong cách của fan hâm mộ đối với thần tượng trên sóng VTV.
Văn hóa nghe nhìn phát triển nhảy vọt đang có chiều hướng lấn át cả văn hóa đọc và văn hóa giao tiếp ứng xử hàng ngày. Con người trong gia đình hiện nay ngày nào cũng ôm máy tính, điện thoại cá nhân. Số giờ truy cập internet tính theo đầu người ngày càng nhiều. Thời gian giao tiếp ứng xử trong gia đình có lẽ chỉ còn trong bữa ăn và mỗi khi đàm đạo trà nước phòng khách.
Hiện nay, các căn hộ chung cư cao tầng thường cóa nhiều phòng nhỏ được thiết kế biệt lập, có công trình phụ khép kín, thậm chí có khi người ta cả ngày ở trong phòng riêng, chỉ giao tiếp một vài lần với các thành viên gia đình, rồi lại đi làm, đi học, đi theo việc riêng. Vậy là vô hình trung, truyền hình đã ly gián các mối quan hệ trong gia đình, điều này có thể làm gia tăng sự khác biệt giữa các thành viên và VHGĐ sẽ phát triển theo hướng cá thể hóa hình thành không gian riêng tư của con người trong chính gia đình nhà mình. Đôi khi người ta có cảm giác trở thành khách lạ trong chính gia đình nhà mình. Chủ nhà không thể tùy tiện can thiệp vào phòng riêng của các thành viên. Riêng truyền hình thì lại can thiệp vào không gian riêng tư ấy dễ dàng theo khả năng truyền dẫn phát sóng cực kỳ đa dạng của nhà đài. Đây là một trong những căn nguyên cơ bản dẫn đến xu hướng cá thể hóa các chủ thể trong gia đình
4.4.2 Tiếp nhận truyền hình đa nền tảng của VTV, VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội
vừa thể hiện bản sắc dân tộc, vừa gia tăng tính hiện đại của kiểu gia đình 4.0
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng văn hóa, con người Vệt Nam - nguồn sức mạnh nội sinh để hướng tới sự phát triển bao trùm, phát triển nhanh và bền vững với nguyên tắc “Không để ai bị bỏ lại ở phía sau”. Chủ thể VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội phần lớn là có nguồn gốc từ mọi miền của đất nước, trong đó đa phần là ở nông thôn. Cư dân ở nơi đây đến cư trú tại đô thị và mang theo phong tục tập quán và tính dân tộc đậm sâu của VHGĐ nhiều vùng miền kết hợp với VHGĐ của đô thị Hà Nội. Điều đó đã làm nên bản sắc riêng biệt của VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội.
Hiện nay và trong tương lai, ở các chung cư tại các KĐTM, người dân đã, đang và sẽ tiếp tục sống theo phong cách thôn quê, luôn chú ý đến tình cảm hàng xóm láng giềng, tình nghĩa vợ chồng sum họp cùng con cái. Ở mỗi tầng đều có các nhóm dân cư được tổ chức thành hội cư trú, đôi khi còn tổ chức các hội đồng hương.
Tại các GĐ ở KĐTM, trong những ngày giỗ, ngày tết, người ta vẫn tổ chức như cách mà làng quê vẫn thực hiện để tri ân và nhớ về công đức tổ tiên. Dường như căn hộ nào cũng có bàn thờ gia tiên. Một số gia đình kinh doanh còn lập ban thờ thần tài theo quan niệm dân gian. Dưới sảnh rộng rãi tầng 1 phía trước các tòa chung cư thường có một chiếc lò hóa vàng mã đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh chung của người dân. Một số chung cư còn bố trí trên tầng cao nhất nóc nhà có một gian thờ cúng thần linh thổ địa với hình thức như một miếu thờ theo kiểu hiện đại, để các cư dân thực hành văn hóa tín ngưỡng, tâm linh khi cần thiết.
Vừa qua, bên cạnh việc duy trì bản sắc dân tộc, VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội vừa gia tăng cực kỳ nhanh chóng tính hiện đại của kiểu gia đình 4.0. Phần lớn chủ nhân các GĐ đều ở độ tuổi từ 25 đến 45 rất trẻ trung hiện đại. Cho nên họ yêu thích lối sống hiện đại của GĐ thời đại 4.0 như: mua sắm đồ dùng nội thất hiện đại, sang trọng theo quan niệm thành thị; chỉnh sửa căn hộ theo hướng “nhà thông minh”, lắp đặt camera theo dõi an ninh, lắp đặt wifi, kết nối internet, cửa và rèm tự động, đèn chiếu sáng tự động, phòng khách rộng và trang trí đèn chùm hiện đại nhiều màu. Đồ đạc trong căn hộ đều mang phong cách châu Âu hoặc phong cách tân cổ điển. Hiếm