Vị Trí Của Tập Truyện Ngắn Hà Nội Trong Mắt Tôi Trong Hành Trình Sáng Tạo Văn Học, Văn Hóa Của Nguyễn Khải

Thời kỳ đất nước tiến hành đổi mới từ năm 1986, đặc biệt là sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều sự thay đổi về các quan hệ xã hội và ngay cả trong quan niệm về cuộc sống của con người, Nguyễn Khải có dịp đến với nhiều miền đất lạ, trở lại những nơi ông đã từng qua, đã lấy tài liệu để viết suốt một thời tuổi trẻ. Thời thế đem đến cho ông những cách nhìn mới, khác lạ, như là sự tự phát hiện lại mình - “vẫn đất nước mình mà thêm một bước đi là một bước lạ. Vẫn là con người Việt Nam mình mà gặp thêm một người lại tưởng như buộc mình phải hiểu lại chút ít về con người”. Chính trong bối cảnh đó, ông viết về những con người mà lẽ sống duy nhất là suốt đời đóng góp cho cách mạng, cho đất nước, dù trên đường đời gặp nhiều gian nan và có cả những trắc trở lẽ ra không đáng có.

Nguyễn Khải còn có những sáng tác về Hà Nội, nơi ông sinh ra và mang bao kỷ niệm thời tuổi trẻ. Đó là những trang viết ấm áp đầy thương cảm. Ông viết về người cô họ, cô Hiền, một người bình thường như bao người bình thường khác nhưng trong suy nghĩ và tình cảm của bà lại ẩn giấu nhiều giá trị nhân văn làm nên một phong thái Hà Nội. Đó là nếp ứng xử hợp tình hợp lý trong gia đình và ngoài xã hội, sang trọng, bản lĩnh, tự tin. Có được cái nhìn về “một hạt bụi vàng” như thế của Hà Nội thực không dễ dàng. Và ao ước “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó, ở mỗi góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” (Một người Hà Nội).

Nhân vật trong những sáng tác về Hà Nội của Nguyễn Khải thường là những con người bình thường, những người trong gia đình, bè bạn, đồng nghiệp. Một bà cô suốt đời chăm lo gìn giữ gia phong của một dòng họ (Nếp nhà). Cô em họ biết tính toán hợp thời nhưng bao giờ cũng trọng cái danh hơn cả (Tiền). Bà cụ bình thường mà cách ứng xử lại danh giá (Người của ngày xưa). Một nhà văn, một người vợ biết sống cho phải trước những biến thiên của cuộc đời…

Nguyễn Khải còn viết cả về lớp trẻ “những nhân vật chính của một vận hội mới” thời mở cửa. Ông đánh giá đúng tiềm năng to lớn ở họ. Nhưng ông cũng tỉnh táo nhìn nhận những khiếm khuyết của tuổi trẻ và đặt vấn đề làm sao cho lớp trẻ phấn đấu tạo ra những giá trị có ý nghĩa đối với sự chấn hưng của dân tộc (Chúng tôi và bọn hắn).

So với những sáng tác thời tuổi trẻ, cái nhìn của Nguyễn Khải thực đằm thắm và bao dung. Ngòi bút nhà văn tìm hiểu, khám phá nhiều giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chứa sau những nhân vật rất đỗi bình thường trong cuộc sống. Trong những câu chuyện cảm động về những con người bình thường của Hà Nội, thường lấp lánh những suy tư khiến người đọc phải chiêm nghiệm, thấm thía: “Chỉ có cái tâm tốt của con người mới nảy nở được những cái mầm yêu thương” (Nắng chiều); “Cái nghĩa tình thầm lặng, nhỏ nhoi của mỗi gia đình, của mỗi vùng đất luôn luôn bị quên đi trong cái ồ ạt, xáo động, ngầu đục của dòng đời vẫn cứ là mạch nước ngầm trong suốt, vô nhiễm để nuôi sống những tinh hoa của dân tộc” (Đất kinh kỳ); “Ở đời chỉ có cái đức là trường tồn, càng có nhiều càng tốt không sợ thừa. Kỳ dư những thứ khác đều phù du cả, có đấy mất đấy, phúc đấy, hoạ đấy, không tính trước được đâu” (Người của ngày xưa)…

Nguyễn Khải là nhà văn luôn luôn có ý thức, có trách nhiệm với thời đại, với xã hội, với con người. Ông luôn nhìn cuộc sống trong sự vận động và biến đổi và bao giờ cũng muốn khám phá, lôi tuột ra những vấn đề của hiện thực. Ông có ý thức sâu sắc về sự gắn bó với những vấn đề thời sự và những nhiệm vụ chính trị của thời đại.

Để thay lời tổng kết cho văn nghiệp của Nguyễn Khải với tất cả niềm cảm kích, nhà văn Nguyên Ngọc đã viết: “Trước hết, tôi muốn nói điều này: Đấy là người tài năng nhất trong thế hệ của chúng tôi, thế hệ những người cầm bút vậy mà hóa ra vắt qua cả mấy thời kì lịch sử quan trọng: một chút thời Pháp thuộc, đầy đủ Cách mạng Tháng Tám, đẫm mình trong hai cuộc

chiến tranh lớn, và cả hòa bình nữa (…) các bước đường tư tưởng và sáng tác của Nguyễn Khải. Theo tôi, đấy là con đường rất tiêu biểu của chuyển động văn học ta suốt một thời kì lịch sử dài và không hề đơn giản, dễ dàng, tiêu biểu nhất là ở Nguyễn Khải, chính vì đấy đúng là cái tạng của anh và cũng vì anh là người tài năng nhất, cũng trung thực nhất với chính mình.”

1.2.3. Vị trí của tập truyện ngắnHà Nội trong mắt tôi trong hành trình sáng tạo văn học, văn hóa của Nguyễn Khải

Hà Nội trong mắt tôi là tập truyện ngắn hoàn thành vào ngày 27 tháng 11 năm 1989, gồm một loạt truyện ngắn: Nếp nhà, Chúng tôi và bọn hắn, Người vợ, Người của ngày xưa, Tiền, Danh phận Đất kinh kỳ, Nghệ nhân ở làng, Một người Hà Nội, Nắng chiều… Đúng như tên gọi, Hà Nội trong mắt tôi là một chân dung khá toàn vẹn và sống động về một Hà Nội trong mắt tác giả với các sự kiện, nhân vật, các cuộc đời được soi chiếu dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Ở góc độ thể loại, có thể thấy, các truyện ngắn trong tập truyện này của Nguyễn Khải có sự xâm lấn của thể loại ký. Tác giả hiện thân trong tác phẩm là nhân vật tôi, quan sát ghi chép lại hiện thực ở nhiều góc độ, nhiều lát cắt, nhiều phương diện. Một người Hà Nội nổi lên những chủ đề chính: Vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội và của người Hà Nội, nếp nhà, sự tha hóa của nhân cách con người trong bối cảnh mới, nguy cơ đánh mất các giá trị truyền thống, chân dung của những nghệ sĩ đất Hà Thành… Tác phẩm chứa những lo âu, những cảnh báo, và cũng mang theo những cả tự hào, yêu thương, và ấm áp một niềm tin sâu sắc vào con người, vào cuộc đời, vào sự trường tồn của văn hóa (Nếp nhà, Người của ngày xưa, Một người Hà Nội…).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Thông qua một loạt truyện ngắn trong tập Hà Nội trong mắt tôi, tính triết luận của Nguyễn Khải lại có dịp thể hiện, đó là những trăn trở về một xã hội thời đại kim tiền, những giá trị văn hóa, gia phong của người Hà Nội trước ngưỡng cửa đổi mới ngay trước vỉa hè nhà mình. Đó là những suy tư của nhà văn về thay đổi trong văn hóa ứng xử, những lo lắng có phần xa xôi

của người cô cho tương lai của ngôi nhà khi viết sẵn di chúc và phân chia tài sản ngay khi còn sống…

Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa - 4

Sự thay đổi nhận thức của Nguyễn Khải đã chuyển từ tính triết luận mang cảm hứng chính trị thời đại sang tính triết luận mang hơi thở của cuộc sống thường nhật, ông xoáy sâu vào những con người vô danh, những “hạt bụi vàng” để trăn trở với thời cuộc. Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi tuy không nổi bật trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải nhưng đây là tuyển tập những sáng tác có tính “nhìn lại” của ông, một sự lắng, tĩnh cần thiết khi những xô bồ ngoài xã hội đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ.

Với Hà Nội trong mắt tôi, Nguyễn Khải bằng cái nhìn riêng của mình đã khẳng định và lưu giữ những dấu ấn văn hóa của đất kinh kỳ. Đó là nếp sống sang trọng, thanh lịch của Một người Hà Nội, là những ước vọng bình dị, đẹp đẽ của Một nghệ nhân làng, là nỗi lòng của một bà cô suốt đời chăm lo việc giữ Nếp nhà… Nhân vật của Nguyễn Khải là những con người rất truyền thống nhưng cũng là đại diện của vận hội mới, một thời đại mở cửa, làm giàu, làm giàu cho mình và cho đất nước. Nguyễn Khải nhận thấy những tiềm năng to lớn ẩn chứa trong con người họ, nhưng ông cũng có những đánh giá thẳng thắn và chiêm nghiệm sâu sắc: “Còn phải gạn lọc chán những giá trị ấy mới trở thành giá trị thật để chấn hưng dân tộc” (Chúng tôi và bọn hắn). Ông trân trọng, nâng niu những "hạt bụi vàng" bay lên từ đất kinh kì…

CHƯƠNG 2

NHÃN QUAN VĂN HÓA CỦA NGUYỄN KHẢI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI

2.1. Hà Nội qua những thăng trầm lịch sử

Mảnh đất Thăng Long – Hà Nội đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, chứng kiến sự hưng vong của rất nhiều triều đại, là nơi ca khúc khải hoàn của dân tộc sau mỗi cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, đây cũng là nơi tinh hoa văn hóa của dân tộc hội tụ và lan tỏa.

Theo thời gian, năm tháng, trước những xô bồ của cuộc sống, trước cơn lốc của thời hội nhập, rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị cuốn trôi, song với con người Hà Nội, dù cho đi đâu ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ nét văn hóa đất Tràng An xưa.

Trải qua những biến thiên thời đại, người Hà Nội dù trong bất kì hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ cho mình một sắc thái văn hóa riêng, nó thể hiện ở lối ăn mặc, nói năng và ứng xử với thời đại. Dẫu đó là thời kì bao cấp khó khăn, thời chiến tranh ác liệt hay hội nhập phát triển sau này.

“Trời hơi tối, mặt đường hơi sẫm nhưng mặt người và quần áo rét họ mặc cứ sáng bừng lên những màu sắc tươi tắn. Đã có mùi son phấn và nước hoa bất chợt thoảng qua ở một góc phố, trong một đám đông. Nói nhỏ đi, cười nhỏ hơn, ít nghe những câu chửi tục, những tiếng đệm tục”. (Nếp nhà) .

Hà Nội cũng chịu những tác động của lịch sử, thậm chí đây còn là nơi chứng kiến sự xoay vần của thời gian, thể chế nhiều hơn bất cứ nơi nào, vậy nhưng hễ có điều kiện để “phục hưng”, Hà Nội lại trở nên duyên dáng và diễm lệ như thường. Ở đây dường như luôn thường trực hai đối cực: một bên cổ kính, e lệ và khuôn phép, một bên cởi mở, phóng khoáng, vượt ra ngoài khuôn phép thông thường. Đó là sự đấu tranh của cái mới và cũ, của những thăng trầm liên tục đổi thay.

Với Chúng tôi và bọn hắn, ngay từ nhan đề tác giả đã khiến người đọc liên tưởng tới một trật tự xã hội mới, nơi những người như “bọn hắn” đang dần thắng thế trước thay đổi của lớp người “chúng tôi”, trước xã hội mới. Đồng thời đó cũng là sự nuối tiếc, lời thở than nhẹ nhàng của thế hệ người Hà Nội cũ, những người dường như đang không thuộc thời đại này : “Giàu hơn trước nhiều, sang hơn trước nhiều, cứ cho là bề ngoài thì cũng vẫn rất đáng mừng”.

Tác giả đã cho thấy rằng, một lớp người mới đang hình thành theo thời đại mới, và lớp người đó cũng đang xây dựng nên những giá trị mới cho Hà Nội, nhưng có lẽ cần một khoảng thời gian đủ dài để “gạn đục khơi trong”: “Cứ nhìn vào con mình và con cái của bạn bè là biết ngay thời thế đã thay đổi. Chúng là những nhân vật chính của một vận hội mới, một thời buổi mới, thời mở cửa, thời làm giàu, làm giàu cho mình và làm giàu cho nước, cái sự riêng chung này ly kỳ lắm, còn phải nói nhiều” (Tiền).

Chúng tôi và bọn hắn, sự xuất hiện của những con người mới trong thước đo giá trị được đặt dấu hỏi : “Là thời mà các giá trị cũ đã mất tính tuyệt đối. Còn những giá trị mới thì lòe nhòe, bảo là phải cũng được, bảo là trái cũng được. Nó là những giá trị của buổi giao thời. Nghĩa là còn phải gạn lọc chán những giá trị ấy mới trở thành giá trị thật để chấn hưng một dân tộc”. Dù là xã hội nào đi nữa việc liên tục thanh lọc và đào thải trở thành một tiêu chuẩn cho thấy sự đi lên hay tụt lùi của đất nước. Những giá trị mới đang hình thành nhưng chắc chắn cần có thời gian để kiểm định tính đúng sai, hay dở của nó. Văn hóa lại càng cần đến sự thanh lọc, cuối cùng những gì được công nhận sẽ tồn tại cùng với thời gian và con người:

Sự thăng trầm của Hà Nội kéo theo những thay đổi của trật tự xã hội giờ đây len lỏi vào trong từng khu phố, vào từng nhà và ở ngay trong từng con người. Những con người vừa mới đây thôi còn là “chủ” của Hà Nội đang dần trở nên thất thế và vô hình trước sức mạnh của nền kinh tế thị trường:

“Xưa kia những người chủ gia đình ở phố này chỉ nói có chuyện chính trị, chính trị trong nước, chính trị quốc tế và các bà vợ thì ngồi nghe ké. Bây giờ chỉ có các bà nói, các con nói, nói toàn chuyện tiền bạc, nói sự đối xử bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, nói cảnh sát kinh tế, nói cán bộ thuế vụ, giọng lưỡi chao chát, sát phạt, còn các đức ông chồng đã về hưu thì ngồi nín lặng với vẻ mặt sầu muộn của người đã mất quyền. Này, như thế có phải là thời thế đã đổi thay không nhỉ? Nhưng thay đổi là tốt, tốt hơn trước nhiều. Cứ nhìn mặt người ở phố Lý Nam Đế là biết, họ vui lắm, đi lại hối hả, tất bật, ăn nói uốn éo, kiểu cách như… dân buôn chính hiệu” (Người của ngày xưa). Tác giả luôn đặt ra câu hỏi về sự xuất hiện của những con người đang dần thay thế xã hội cũ cùng với việc chạy đua với đồng tiền. Nhưng ở một góc độ khác ông cũng hi vọng về những con người đó có thể làm cho bộ mặt xã hội được thay da đổi thịt theo chiều hướng tích cực: “Chúng là những nhân vật chính của một vận hội mới, một thời buổi mới, thời mở cửa, thời làm giàu, làm giàu cho mình và làm giàu cho nước” (Chúng tôi và bọn hắn).

Sự đổi thay của thời thế được thể hiện rò nét qua những dòng viết về sự khó khăn của cuộc sống thời bao cấp và sự đổi thay của nó sau khi Đổi mới. Trong “Tiền” nhân vật Hiền về nhà chồng mấy tháng mà bữa cơm không có lấy miếng thịt nào: “Hiền về nhà chồng đã vài tháng nhưng không được ăn một bữa cơm nào có thịt, phiếu thịt dành mua mỡ, một thìa mỡ rưới lên một nồi chuối xanh kho tương với cá vụn, ăn được cả tuần”. Một xã hội mà tất cả tìm mọi cách để tồn tại, chỉ tồn tại thôi đã, chứ chưa nói được giàu sang. Cuối cùng thì mọi thứ cũng thay đổi, có khấm khá hơn: “Có dễ đến mười mấy năm mới được ăn canh nấm. Này, nhà đại gia mới dám ăn canh nấm vào bữa thường đấy nhá!”. Bố chồng giơ cao ly rượu sâm ngắm nghía một lúc rồi mới nhấp một ngụm nhỏ, gắp rón rén một mảnh đậu Hòa Lan, một miếng giò, nhai chậm rãi và ngẫm nghĩ, hai má dần dần rựng đỏ...” nhưng có lẽ cái giá phải

trả cũng không hề rẻ chút nào: “Nửa năm sau, không rò bằng cách chạy chọt nào, bằng những quen thuộc nào, Hiền không nói mà tôi cũng không hỏi”.

Sau Đổi mới, Hà Nội cũng như nhiều nơi khác đồng tiền len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống và chiếm lĩnh tất cả, một thế hệ chạy đua với thời gian để kiếm tiền, bằng mọi giá để đạt được mục đích: “Đám trẻ bây giờ chúng nó kiếm tiền quyết liệt lắm, lạnh lùng, tàn nhẫn hơn bọn em nhiều. Và không vì một ai cả, không thương một ai cả. Có tiền để trở thành người mạnh, thành ông chủ, chúng bảo thế. Mỗi thời cái cách dùng đồng tiền lại một khác anh nhỉ?” (Nếp Nhà). Mặt trái của thời thế hội nhập làm những người già thấy ngợp, tiếc nuối, những lời thở than của nhân vật tuy không trực tiếp xuất hiện trong văn bản nhưng nó như những mạch ngầm ẩn sâu dưới lớp vỏ hào nhoáng bên trên, một xã hội bao cấp, một xã hội với những con người cũ đang nhường bước cho lớp người mới.

Trước và sau Đổi mới, từ thời kì bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường con người, kinh tế, xã hội có nhiều sự đổi thay cả tích cực và tiêu cực, Nguyễn Khải đã rất tinh tế và nhạy cảm khi thể hiện trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi. Không nằm ngoài sự thay đổi đó, Hà Nội là nơi thể hiện rò nét nhất những biến thiên của thời đại. Trong tập truyện này, các tầng lớp nhân dân gần như có mặt đầy đủ: tư sản, tiểu tư sản, nông dân, trí thức, quan lại… Mỗi một tầng lớp lại có cái nhìn khác nhau về thời thế. Khang là con một nhà tư sản có ba chiếc xe ô tô chở hàng hóa, anh ta đã từng thú nhận : “Trước đây những người như hắn không có chỗ đứng trong văn chương cách mạng. Hoặc giả nếu có bóng dáng của hắn và bạn bè thì không là quân lưu manh cũng là phường thảo khấu, sinh ra là để phá phách mọi vẻ đẹp của xã hội…” Tuy nhiên “Những thay đổi trong hàng loạt chính sách lớn của nhà nước những năm này quả thật đã tạo ra vô số cơ may cho toàn xã hội. Đã là công dân Việt Nam đều được hưởng sự may mắn như nhau. Vẫn còn có sự phân biệt, nhưng sự phân biệt ấy không ghi trong pháp luật mà chỉ là tàn dư

Xem tất cả 67 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí