Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 13


Cờ Đen: "Chàng tay chèo như cái máy, nhưng tâm hồn mê loạn, không nghĩ ngợi gì được nữa mà cũng chẳng kịp biết dòng sông kia sẽ đưa chàng đến một cái tương lai mù mịt thảm thê nào" [61, 111], còn "Nàng dán mắt trông theo hút bóng chồng mỗi lúc một xa, một nhỏ, lắng nghe tiếng con thơ gào mẹ mỗi lúc một tắt trong yên lặng trời thu, đau lòng như dao cắt, nỗi oan khổ lắm lúc muốn tung ra một tiếng thấu trời" [61, 111].

Truyện Khảm khắc, tác giả miêu tả tâm trạng của nàng Khao trong một đêm thu tàn lạnh, nàng nghe con chim khảm khắc mà lại chạnh tới nỗi lòng.

Truyện Bên rừng xuân, tác giả tả nỗi buồn của các nhân vật nhẹ nhàng rồi xao xuyến bâng khuâng. Trong lúc chia tay, ba người lẳng lặng nhìn nhau. Thi buồn rầu trầm ngâm, Khâu cũng buồn nhưng cái buồn của chàng là cái buồn của một người tiễn bạn đi xa. Hai ba lần Bản lên xe rồi lại xuống. Chàng tần ngần không muốn dứt ra đi. Sống với cuộc đời vô định đã quen, lần thứ nhất, chàng thấy gan trí yếu mềm rồi Bản thấy "náo nức trong lòng nhất là khi chàng nhìn thấy rõ trong mắt Thi long lanh đôi hạt lệ" [61, 137].

Với đề tài tâm lý xã hội, Lan Khai đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn của nhân vật. Tác giả thấy được nỗi đau của nhân dân trước bi cảnh nước mất, nhà tan; nỗi đau của nhân vật khi rơi vào bi kịch tình yêu; nỗi đau của những người dân nghèo. Đặc biệt, Lan Khai rất thành công khi miêu tả tâm trạng dằn vặt của những văn nghệ sĩ nghèo trong thời kỳ đen tối ấy. Với truyện Nơi ước hẹn và Kiếp con tằm, Lan Khai vẽ lên bi kịch tinh thần của người nghệ sĩ bán rẻ tài năng trong quan hệ đồng tiền lạnh lẽo, nhưng vẫn hiểu rõ thiên chức của mình. Những văn nghệ sĩ ấy là: Khang và Thanh. Lan Khai đã thấu hiểu và thông cảm với nỗi niềm của họ. Ông đã từng viết: "Sự độc lập của ngòi bút là một cái gì cần được tôn trọng, nên đã quyết định sẽ không bao giờ lấy ngòi bút làm cái việc mưu sinh" [58, 39]. Ông còn khẳng định: "Người nghệ sĩ cần phải có tâm hồn trong sáng và cao thượng, không được làm nô lệ của đồng tiền và công cụ mua vui cho giai tầng bóc lột" [58, 41]. Lan Khai không nói


đến nỗi khổ vật chất mà xoáy sâu vào bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo. Ngòi bút của ông cũng vô cùng biến hoá, sắc sảo khi miêu tả tâm lý nhân vật, khắc hoạ những quá trình tâm lý phức tạp, sáng tạo những đoạn đối thoại, độc thoại sinh động và chân thật. Lan Khai là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ. Các quan điểm nghệ thuật ấy đều được thể hiện trong những sáng tác của ông và ông luôn ép mình vào trong khuôn khổ đó.

Trước tiên là truyện Nơi ước hẹn. Trong một buổi chiều thu, Khang cảm thấy buồn nhưng trong đó nung nấu sự thất vọng. Chàng là một văn nhân có tài nhưng nghèo khổ. Chàng đã viết một tập văn và nhận được không ít những lời khen ngợi. Vậy mà, khi nghe tin mẹ đau nặng, Khang phải đến nhà xuất bản để bán tập văn. Trước sự ngã giá của chủ cửa hiệu sách, anh có cảm giác khó chịu của một cô gái ngây thơ khi đứng trước những nhời chòng ghẹo số sàng: "Vì nghèo phải lấy nghề viết văn để tự nuôi sống, Khang tuy vậy, chưa từng quen nói chuyện tiền tài, nhất là chưa từng quen so kè bớt một thêm hai về giá tiền một áng văn hay" [61, 197]. Vậy là hy vọng của Khang bị lay chuyển, hình ảnh mẹ già ốm nặng rền rĩ trên chiếc giường tre thoáng hiện trước mắt anh. Anh đành chấp nhận bán tập văn với giá hai chục bạc. Anh cảm thấy thực sự tàn nhẫn, nhưng cũng phải nhắm mắt cho ông Mạnh Thường Quân bắt chẹt và lợi dụng. Khi viết tờ hợp đồng bán sách, nét bút chàng đưa trên giấy như một nhát dao lạnh cắt tim chàng. Thế rồi chàng vẫn âm thầm sống với sự tuyệt vọng, cô đơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Ở truyện Kiếp con tằm, Lan Khai cũng xoáy sâu vào bi kịch tinh thần của văn sĩ Thanh. Anh bị ông chủ báo giục viết nhanh vì có liên quan đến vấn đề lương tháng. Anh nghĩ rằng, công việc của nhà văn không thể như công việc của nhà công nghệ "nhà văn cầm bút là viết với cả tâm hồn mình", khi tâm hồn nguội lạnh thì không thể viết được. Tuy nhiên, thấy ông chủ báo động đến thứ khí giới ghê gớm làm tắc họng anh thì anh đành yên lặng nhưng tâm hồn anh rạo rực tê tái. Thanh buồn rầu nhận ra cái vô vị của cuộc đời nghệ sĩ mà tự do đã thuộc đồng tiền sai khiến. Anh dằn lòng suy nghĩ đến những éo le ở đời. Chàng âm thầm như


Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 13

một linh hồn đau khổ, chân bước nhanh mà chẳng định về đâu. Thế rồi cảnh quê hương lại hiện ra trong tâm trí anh. Anh lấy làm lạ rằng những tai nạn lớn bé hình như bảo nhau lấy gia đình anh làm nơi hò hẹn vậy. Anh lại phải viết nhưng vốn kỹ tính nên anh phải lựa chọn từng từ, từng chữ. Vì thế, anh làm việc chậm chạp và nhiều lần bị chủ báo gắt bẳn. Và anh thấy thất vọng "Bài này có lẽ là bài cuối ta viết bằng cả tâm hồn".

Rõ ràng chuyện cơm áo lúc này không chỉ là chuyện riêng đối với nhân vật của Lan Khai mà dường như đó là vấn đề chung của cả giới văn nghệ sĩ giai đoạn 1930 - 1945.

Xuân Diệu đã từng than thở:

"Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt Cơm áo không đùa với khách thơ"

Và Hàn Mặc Tử cũng trong một tâm trạng gần gũi:

"Trời hỡi! Nhờ ai cho khỏi đói Gió trăng có sẵn làm sao ăn?"

Đi sâu vào nghề nghiệp, Khang và Thanh cũng phải chịu đựng bi kịch về nghề văn. Họ là nhà văn có những suy nghĩ đẹp về nghề nghiệp, cho nghề văn là một nghề cao quý, người viết phải có trách nhiệm với ngòi bút, phải thể hiện phần cao đẹp của tâm hồn mình, có thế tác phẩm mới có giá trị, mới đem lại niềm vui và tình cảm đẹp cho mọi người. Điều đó rất phù hợp với quan niệm của Lan Khai: "Là nhà văn có lòng tự trọng cao, biết xấu hổ khi thấy người cầm bút phải "đánh đĩ với cây bút" bằng những trang viết rẻ tiền" [62, 20]. Với các truyện Nơi ước hẹn và Kiếp con tằm, Lan Khai cho thấy những bức tranh nối tiếp về bi kịch tinh thần của người nghệ sĩ trong xã hội thuộc địa giai đoạn 1930 - 1945. Những sáng tác này ra đời trước Đời thừa, Trăng sáng và Sống mòn của Nam Cao nhiều năm. Lan Khai đã vẽ lên bức tranh về nỗi tủi nhục xót xa và những giằng xé tâm can người nghệ sĩ khi rơi vào cảnh quẫn bách, giữa nhu cầu làm ra cái đẹp với thực trạng "cơm áo không đùa với khách thơ" và vấn đề tha hóa của một bộ phận


người cầm bút. Cuối cùng vẫn ánh lên cái khát vọng nhân văn cao cả từ sâu thẳm tâm hồn người nghệ sĩ trong xã hội cũ muốn được tự do sáng tạo và đứng lên phá tan cái lỗi thời và nô lệ để xây dựng một "tân văn hóa" cho đất nước.

Đọc truyện ngắn Lan Khai, ta thấy ở các tác phẩm đều khắc họa những nhân vật có tính cách. Chỉ bằng vài nét miêu tả nhưng nhà văn có thể khắc họa nên một tính cách, một nhân vật. Vì vậy, những nhân vật như Khang và Thanh để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

Việc đặt nhân vật trong chuỗi diễn biến phức tạp của nội tâm, theo biến cố của từng mảnh đời, Lan Khai đã giúp chúng ta nhận thấy được nhiều trạng thái tâm hồn của nhân vật. Con người có những biểu hiện tâm trạng rất phức tạp. Khi những điều nảy sinh trong cuộc sống, dẫn tới sự giằng xé tâm can của nhân vật, buộc nhân vật phải lựa chọn hướng đi cho phù hợp.

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. M.Gorki khẳng định "ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học". Có nghĩa là không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học. Nhờ có ngôn ngữ mà thế giới nhân vật hiện ra sống động trước mắt người đọc. Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn. Nhà văn phải trau dồi, mài giũa, chắt lọc và kết hợp với khả năng sáng tạo của mình để biến ngôn ngữ toàn dân thành ngôn ngữ trong tác phẩm văn học.

Nhà văn Tô Hoài từng khẳng định: "Ngôn ngữ truyện ngắn thường mang tính chất đậm đặc, chắt lọc, trong sáng và dễ hiểu. Cho nên muốn học viết phải bắt đầu bằng ngôn ngữ truyện ngắn, như vậy nó luyện cho biết tiết kiệm từ ngữ, biết cách viết cho cô đọng và đối với truyện ngắn nhà văn cần phải biết viết ra những câu của mình...không có những câu của mình trong truyện ngắn không có ý nghĩa" [20, 121].

Là nhà văn "đường rừng" nên Lan Khai có những nét đặc thù riêng, đã tạo được dấu ấn cho bạn đọc. Từ quan niệm nghệ thuật cho đến hoạt động sáng tác


của Lan Khai luôn có mối quan hệ gắn bó thống nhất. Ông là một nhà văn sớm có ý thức làm đẹp ngôn ngữ văn chương. Trương Tửu chỉ ra phẩm chất độc đáo về ngôn từ nghệ thuật của Lan Khai: "Văn ông bóng bẩy đẹp đẽ...tổng hợp đằm thắm và dễ cảm động", "Văn Lan Khai viết bằng hình tượng...làm cho người đọc bị mê sảng không biết mình ở trong mộng hay trước cảnh thực" [60, 6]. Đánh giá về bút pháp nghệ thuật của Lan Khai, Phạm Thế Ngũ cho rằng: "Ông có một vị trí quan sát tinh tế, được phụ giúp bởi một ngôn ngữ chuẩn xác, khúc triết giàu hình ảnh...Rừng dưới cây bút Lan Khai hiện ra lắm vẻ". Theo tác giả: "Lan Khai là một cây bút biết tự săn sóc và có nhiều đức tính văn chương" [60, 7]. Các truyện ngắn của Lan Khai ngoài sự hấp dẫn về nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, người đọc còn cuốn hút bởi nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Lan Khai chú ý miêu tả, khắc họa lời ăn tiếng nói của đồng bào các dân tộc thiểu số để góp phần làm cho màu sắc lạ của đối tượng trở nên rõ nét.

3.3.1. Ngôn ngữ dân giã

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Lan Khai rất gần gũi với nhân dân miền núi phía Bắc. Trước hết, Lan Khai đã sử dụng những đoạn thơ, câu thơ hoặc những câu ca dao, dân ca của đồng bào các dân tộc thiểu số xen vào trong những trang viết của mình để khơi lên cảm xúc. Truyện Đôi vịt con, các cô sơn nữ đã cất lên tiếng hát phụ trăng, phụ "nàng Cuôi" trong đêm rằm tháng tám. Đó là một cuộc vui, một nét sinh hoạt văn hóa rất thi vị ở đường rừng:

Mơ...ơi, mơi me nàng li tả, Mơi me pả nàng Cuôi...

Cuôi ngần tắc nậm lẩu nậm ní, Pi cắp noọng...chùa lù...ùng... Lùng kin thắc mậy chủ...ủ...

Lùng tiêu chủ...thế gia...an...

...............................................[61, 42].


Giữa cái lặng lẽ canh khuya, những tiếng hát sang sảng ấy tấu thành một điệu nhạc huyền bí mơ hồ....

Trong Tiền mất lực, người đọc còn bắt gặp những câu hát ẩn chứa những tâm trạng khác nhau của nàng Lô Hli. Nàng yêu từng nhành cây, ngọn cỏ, những bông hoa khoe sắc và cả tiếng chim ca rộn núi rừng. Cả tâm hồn nàng thổn thức rung động lên thành một khúc sơn ca, họa theo tiếng oanh vàng réo rắt:

Ta yêu cảnh non cao rừng rậm,

Những chòm cây xanh tốt, những vách đá chênh vênh Ta yêu tiếng suối xa thánh thót năm canh,

Tiếng chim mừng hoa sớm, vượn hót trăng thanh,

Ta yêu sắc hoa mận trắng tinh, sắc hoa đào phơn phớt, Những ruộng lúa mông mênh, những nương ngô bát ngát, Những trâu, bò, dê, lợn thả đầy ngàn.

Ta yêu những khúc kèn, điệu hát nồng nàn,

Đêm mùa rét, ngồi nhàn quanh bếp lửa...[61, 70 - 71].

Nhưng có khi lại là lời than vãn rất thảm thiết. Đó là lúc Lô Hli đi lấy chồng. Trái với các cô thiếu nữ khác, Lô Hli khóc thực, khóc cái tình của Tsi Tôđay, khóc vì thấy đồng tiền đã đắc thắng một cách hỗn hào, khóc vì sự sẽ phải ăn chung ở lộn với kẻ mình không yêu mến.

Thoạt khi mới bắt đầu ra khỏi tổ Chim non kia lòng lo sợ biết bao!

Run cánh truyền từ cành thấp đến cành cao, Thêm nhớ mẹ, kêu gào thảm thiết...

Gà con quá trớn đi xa

Bị chim cắt cướp tha vào núi. Chim cắt nọ hung tàn xiết nói,

Để mẹ già chua xót nỗi thương con...[61, 77 - 78]


Khi thì là những lời ru buồn, chứa chan giai điệu não nùng của người mẹ trong truyện Đào rụng:

...Ầu ơ

Nín đi con, nín đi con

Cha đi hái củi trên non chưa về

.............

À ơi ơi...à ơi ơi...

Nhà hoang vách nát tơi bời

Đắng cay thân mẹ rã rời lòng con... [61, 254 -255]

Đó còn là những trận bão lòng của một giang hồ thi sĩ họ Vũ. Sau tám năm lạc lõng, Độc Tu Lang đã trở lại Chiêm Châu giữa một đêm trăng lạnh. Những âm thanh của núi rừng đánh thức dậy trong lòng chàng biết bao nhiêu kỷ niệm của chàng và Đào (một sơn nữ đa tình và đẹp nhất Chiêm Châu). Nghĩ về quá khứ, về sự lỗi hẹn của mình bỗng nhiên chàng thốt lên những câu thơ ngậm ngùi, nuối tiếc:

"Tám năm lại trở về ngàn,

Tám năm lại gặp mặt nàng đêm nay Đàn cầm ai nỡ rứt dây..." [61, 256].

Trong truyện ngắn, Lan Khai còn mượn những lời ăn tiếng nói dân giã, mộc mạc của người thiểu số như Phá (cha), Dị (mẹ), nị (mày), pắn (bắn), ti (đi), sa thúng (thầy cúng), bôn đin ọ (trời đất ạ), feu (bắn), cá sằng nòn lò (anh chưa ngủ à), khỏi mí chắc cảng Keo (tôi không biết tiếng Kinh), noọng (em), noọng đây sao lai (Em đẹp quá), Po noọng hẩy lò (Thày em đấy à?) hay những danh từ loóng gạo, cái xẻo, rức lác, lợi nước và câu niệm thần chú "Thín lồi...à...Tỳ lồi!". Ta hãy xem một đoạn đối thoại trong Ma thuồng luồng để thấy sự am hiểu sâu sắc ngôn ngữ riêng của người dân miền núi:

"A lối!...Làm người ta giật nảy mình...Hôm nay về muộn nỏ?


Anh chồng cười hề hề, xốc nách con giơ lên giơ xuống. Thằng bé, hoặc có lông buồn, hoặc thích chí, cũng cười sằng sặc.

"Pú Lỷ mì cần doọng pi né" (Ông Lý cho người về gọi anh)

"Doọng lầu việc lăng nẩy?" (Gọi ta việc gì thế?)

"Pú Lỷ chảo pi quá pại mo hở me Lỷ te pân khẩy" (Ông Lý bảo anh sang cúng cho bà Lý ốm).

"Cà lìng ò? Lầu quá pại ngòi đu. (Thật à? Ta sang xem nào).

Chồng nói đoạn, trao con cho vợ rồi vào buồng quấn khăn thay áo và lại bàn thờ lấy sách cúng. Lúc anh ta sắp ra cửa, trời bỗng đổ cơn mưa. Anh ta càu nhàu:

"Bôn đin ọ! (Trời đất ạ!). Phân tằng vằn nhằng mí đo! (Mưa cả ngày chưa đủ sao!).

"Bôn mí phân hẹt từ khẩu pân?" (Trời không mưa, làm sao lúa tốt?).

Anh chồng lườm yêu vợ rồi chụp nón ra ngoài. Trước khi khép cửa anh còn ngoái dặn vợ:

"Kin cón hở lục pây nòn ná (ăn xong cho con đi ngủ nhé), vằn chục lầu chắng mừa" (mai ta mới về).

"Đảy giá" (được rồi).

Có thể nói, nhờ cách lồng vào tác phẩm những lời ăn, tiếng nói của người thiểu số miền núi, Lan Khai đã tạo được sức hấp dẫn và giúp chúng ta có cơ hội để hiểu biết thêm về ngôn ngữ đời thường, về phong tục tập quán cũng như lối ứng xử, giao tiếp của những dân tộc khác nhau trong mọi miền đất nước. Tất cả những điều đó đã làm sáng rõ quan niệm nghệ thuật của Lan Khai. Nhà văn cho rằng ngôn ngữ đẹp phải thể hiện hồn dân tộc, ông đề cao sáng tác của Tản Đà: "Tôi yêu thích nhất những câu cái lục bát kiểu phong dao, ấy thực là những câu có tính cách hoàn toàn Việt Nam" [58, 129]. Tính dân tộc đồng thời cũng là kết tinh cái đa dạng về phẩm chất của cả cộng đồng dân tộc, Lan Khai rất đề cao nền văn nghệ dân gian, đặc biệt là công trình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2023