Định Hướng Vai Trò Của Các Hành Vi Ngôn Ngữ Trong Lập Luận Khái Quát (Qua Phiên Chất Vấn )

(3.3) Tôi xin hỏi lại. Câu hỏi này đại biểu Hoàn đã hỏi. Nhưng Bộ trưởng trả lời chưa rò. Tôi xin hỏi là theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cho 9 địa phương trong năm 2014 để bảo vệ và phát triển đất lúa là 470 tỉ 880 triệu đồng. Nhưng Thái Bình là một tỉnh chủ yếu đất lúa thì không được hỗ trợ. Xin hỏi căn cứ vào đâu, vào tiêu chí nào để Chính phủ hỗ trợ cho các địa phương để bảo vệ và phát triển đất lúa.

(XIII, 9, S11.06.2015, L30)

Lập luận (3.3) có các thành tố: 1, D: Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ 9 địa phương trong năm 2014 để bảo vệ và phát triển đất lúa. D’: Thái Bình là một tỉnh chủ yếu đất lúa; D’’: Thái Bình không được hỗ trợ. C: Tiêu chí nào để Chính phủ hỗ trợ cho các địa phương? Như vậy, tiền đề ngầm ẩn trong lập luận của Đại biểu 1 đã được tường minh trong lần nhắc lại của Đại biểu 2.

(3.4) Về chính sách hỗ trợ đất lúa, vì sao Thái Bình không được nhận, có lẽ việc này có trục trặc trong chuyển dịch về tài chính chứ còn trong nghị định của Chính phủ cứ mỗi 1 ha được hỗ trợ 1 triệu đồng và thông qua chính quyền thì 500.000 hỗ trợ trực tiếp cho hộ, đấy là theo Nghị định 42. Còn theo Nghị định 35 mới thông qua thì toàn bộ sẽ chuyển giao cho chính quyền để đầu tư cơ sở hạ tầng v.v... hỗ trợ trồng lúa. Tất cả những nơi nào có đất lúa đều được hỗ trợ. Việc này, chúng tôi sẽ kiểm tra lại với các đồng chí bên Bộ tài chính để chuyển giao cho Thái Bình.

(XIII, 9, S11.06.2015, L35)

Diễn ngôn trả lời của Bộ trưởng có hai từ đáng chú ý là có lẽ tất cả. Đó là những từ thể hiện ý nghĩa hạn định (qualifier) cho tuyên bố nêu ra. Có lẽ là từ tình thái phỏng đoán nhận thức về khả năng xảy ra sự việc nào đó (ở đây là vấn đề trục trặc chuyển dịch tài chính) với độ tin cậy rất thấp. Bộ trưởng khẳng định (cũng là trả lời câu hỏi của Đại biểu 1 được Đại biểu 2 nhắc lại): Thái Bình được hỗ trợ (tất cả). Bộ trưởng đã thực hiện hành vi “hứa” để giải quyết sự chậm trễ trong giải quyết chính sách hỗ trợ (…sẽ…).

Dưới đây là lược đồ hội thoại tranh luận đã diễn ra (Hình 3.2):


NH1

NTL

D

C

NH2

NTL


Chú thích: ------> Phản bác Hỗ trợ

Hình 3.2

3.1.2. Định hướng tiếp cận

3.1.2.1. Định hướng chung

Ví dụ (mục 3.1.1) ở trên, là một lập luận khái quát có hình thức dưới dạng một tranh luận tường minh. Mỗi tham thoại sẽ có vai trò là một/ một số thành tố trong cấu trúc lập luận này. Lập luận (3.1) là luận cứ, lập luận (3.2) cũng là một luận cứ (đáng lẽ là kết luận), lập luận (3.3) là một phản bác, lập luận (3.4) là một kết luận. Lập luận (3.4) là một kết luận chung bởi vì đã đạt đến đích chất vấn [cả hai bên tham gia tranh luận NH, NTL đều thỏa mãn với kết luận này (không có lượt chất vấn thêm). Trong quá trình diễn ra tranh luận, hội thoại đã có sự vận động giữa các hình thức: hội thoại khám phá (tình huống ban đầu là cần một sự giải thích cho thực tế: Thái Bình không được hỗ trợ) (NH1)- hội thoại thuyết phục (mục đích thuyết phục: chính sách chuyển đổi sử dụng đất lúa là phù hợp) (NTL) - hội thoại khám phá (đặt lại vấn đề tìm lời giải thích: vì sao Thái Bình không được hỗ trợ?) (NH2) - hội thoại khám phá (mục đích chọn giả thuyết tốt nhất để kiểm tra: do trục trặc chuyển giao tài chính) (NTL). Như vậy, bước chuyển hội thoại của NTL (Đại biểu 1) lần 1 đã đi chệch khỏi quy tắc vận động hội thoại nên đã được điều chỉnh (chất vấn lại).

Bằng phương pháp tích hợp các hướng nghiên cứu của O. Ducrot, S. Toulmin,

D. Walton và F.H. van Eemeren (tương tự ví dụ đã phân tích ở trên), lập luận trong tranh luận trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam được phân tích và đánh giá một cách toàn diện (từ sự miêu tả các chỉ dẫn lập luận, đến xác định, tái cấu trúc sơ đồ lập luận và lược đồ lập luận trong tranh luận, đánh giá tính đúng/ sai, mạnh/ yếu). Khi đó, lập luận được xem xét trong ngữ cảnh hội thoại tranh luận- nơi mà lập luận thể hiện rò vai trò của nó. Với cách thức đánh giá tương tự, chúng tôi xác định một số đặc điểm lập luận trong tranh luận thể hiện qua hành vi hỏi, trả lời, điều hành; phương pháp hỏi, trả lời, điều hành; mô hình phản ánh lượt tương tác hội thoại tranh luận, tranh luận tốt, yếu/ sai (chưa thuyết phục). Những đặc điểm này sẽ gián tiếp phản ánh mô hình khái quát của hội thoại được sử dụng. Qua đó, cho thấy vai trò của từng yếu tố đối với chất lượng tranh luận tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam.

3.1.2.2. Định hướng vai trò của các hành vi ngôn ngữ trong lập luận khái quát (qua phiên chất vấn)

+ Hành vi hỏi:

Chất vấn là một thủ tục (hình thức) được Quốc hội áp dụng để giám sát hoạt động của các cá nhân chịu trách nhiệm đứng đầu các cơ quan nhà nước. Nên, cách đặt câu hỏi chất vấn thể hiện năng lực lựa chọn vấn đề, sự nhạy bén, nắm chắc thực trạng vấn đề của các đại biểu. Từ đó, đòi hỏi đại biểu phải có nghệ thuật chất vấn. Cách thức và mục đích câu hỏi chất vấn sẽ định hướng kiểu hội thoại tranh

luận. Với bối cảnh chất vấn, kiểu hội thoại thích hợp sẽ là kiểu hội thoại khám phá, hội thoại cân nhắc. Trong quá trình thực hiện tranh luận, có thể có bước chuyển hợp lí sang dạng hội thoại thuyết phục, điều tra…

+ Hành vi trả lời:

Hành vi trả lời tại Nghị trường có hai mức độ: trả lời chất vấn để cung cấp thông tin và trả lời phản biện. Hành vi trả lời phản ánh mức độ quan yếu với câu hỏi CV đã đặt ra và thể hiện nghệ thuật, phương pháp phản biện đối với các LL yếu, sai.

+ Hành vi điều hành:

Hành vi điều hành có vai trò hỗ trợ, điều chỉnh, thúc đẩy quá trình tranh biện để hướng đến đích tranh luận.

+ Sơ đồ tương tác tranh luận:

Sự tương tác, số lượt tranh luận sẽ phản ánh có hay không góc nhìn đa chiều về vấn đề; có hay không có sự biện minh, sự phản bác; có hay không những trường hợp lập luận yếu, sai bị bỏ qua.

Sự xuất hiện hành vi rút lại cam kết phản ánh có hay không có sự thống nhất, đồng thuận trong kết luận sau đối chất; vấn đề đã được giải quyết triệt để, thấu đáo hay chưa.

3.2. Đặc điểm lập luận qua các hành vi ngôn ngữ trên diễn đàn Quốc hội (qua phiên chất vấn)

3.2.1. Đặc điểm lập luận qua hành vi hỏi/ chất vấn, trả lời chất vấn

3.2.1.1. Đặc điểm lập luận qua hành vi hỏi/ chất vấn

a. Phân loại câu chất vấn trong hành vi hỏi/ chất vấn

Mục đích CV là để làm rò trách nhiệm và kiểm tra năng lực của người đứng đầu trong việc nắm bắt, xử lí, giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực đảm nhiệm. Vì vậy, các câu hỏi CV thường nêu ra tính bất hợp lí của các sự kiện, chính sách, chiến lược quốc gia. Về lí thuyết, cấu trúc lập luận (có thể ở dạng tường minh hoặc ngầm ẩn) được ưa dùng sẽ là các câu có sử dụng các chỉ dẫn ngôn ngữ thể hiện ý nghĩa tương phản, đối lập. Một câu hỏi CV đảm bảo tính thuyết phục thường có thể tường minh ở dạng: A nhưng B, nên C (phải “hỏi”) với lí lẽ theo phương pháp chất vấn. Dạng thức lập luận này thể hiện tính phản biện tốt. Đây là trường hợp đặc biệt của lập luận vì có dạng kết luận là một câu hỏi. Câu hỏi này yêu cầu sự nhìn nhận, đánh giá vấn đề từ những góc nhìn khác nhau và đưa ra câu trả lời khách quan, thuyết phục.

Hành vi hỏi/ chất vấn phản ánh mô hình lập luận tranh biện thích hợp với bối cảnh hội thoại trong ngữ cảnh chất vấn là kiểu hội thoại khám phá và kiểu hội thoại cân nhắc. Mục tiêu là chọn giả thuyết tốt nhất để kiểm tra đối với hoạt động giám sát của Quốc hội, yêu cầu giải trình, trách nhiệm… Như vậy, đối với kiểu hội thoại khám phá thì NH ít nhất cũng phải có được những giả thuyết cho mình. Câu hỏi (tường

minh hoặc ngầm ẩn) định hướng đúng mục đích của kiểu hội thoại này là: chọn được giả thuyết tốt nhất để kiểm tra và đưa ra quyết định tốt nhất đối với các phương án có sẵn. Nói cách khác, kết thúc tranh luận, hai bên phải có được kết luận về sự lựa chọn giả thuyết ban đầu.

Bảng 3.1. Phân loại câu hỏi/ chất vấn và mục đích hỏi

(đơn vị: lần)



Số phiên/ Kì họp/ Khóa


Tổng

Hành vi hỏi/ chất vấn

Câu hỏi

Câu trần thuật/ cầu

khiến

Câu hỏi đóng

Câu hỏi mở

Xác tín/ đặt ra sự lựa chọn với

các đề xuất


Chất vấn

Trình bày đề đạt nguyện vọng cá nhân/ Tìm kiếm

thông tin


Chất vấn

Trình bày đề đạt nguyện vọng cá nhân/ Tìm kiếm

thông tin


Chất vấn

1/ 4/ XI

27

1

1

22

3

0

0

1 / 5/ XII

43

6

3

29

2

1

2

1/ 8/ XII

42

3

0

32

1

4

2

2/ 4/ XIII

48

1

4

34

8

6

1

1/ 4/ XIV

75

8

4

55

0

7

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 13

Kết quả khảo sát qua một số phiên chất vấn cho thấy; trong lượt hỏi/ chất vấn, các đại biểu đã sử dụng hình thức câu hỏi, câu trần thuật, câu cầu khiến (đề nghị xin, mong/ muốn Bộ trưởng…). Trong đó, chủ yếu sử dụng các câu hỏi. Thực tế, các câu hỏi có 2 dạng cấu trúc: câu hỏi đóng (có- không, đã- chưa..., hoặc là, hay là, hay…), câu hỏi mở (ai, tại sao, như thế nào, bao giờ, làm gì...). Mục đích của các loại câu hỏi này là: xác tín lại thông tin, tìm hiểu thông tin, phản biện về vấn đề có tính bất hợp lí. Mục đích của hành vi hỏi trong lượt lời chất vấn của các ĐẠI BIỂU chủ yếu là để tìm kiếm thông tin (23/27 lần tại một phiên họp của kì họp 4/khóa XI, 40/43 lần tại một phiên họp của kì họp 5/ khóa XII). Có trường hợp, câu chất vấn là để tìm kiếm thông tin, NH chưa có giả thuyết nào cho câu trả lời:

(3.5) Thứ hai, với trách nhiệm quản lí và phát triển thị trường hàng hóa trong nước. Xin Bộ trưởng cho cử tri biết đã có chương trình kế hoạch gì, nhất là đến khi nào việc nghiên cứu và sản xuất hàng hóa trong nước được phát triển để hàng hóa trong nước chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Tôi nghĩ rằng đó cũng chính là những giải pháp phải chống.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L21)

Cũng có trường hợp, câu hỏi có hình thức là câu hỏi mở, tìm kiếm thông tin nhưng người hỏi đã có giả thuyết cho câu trả lời. Khi đó, câu hỏi không phải là câu

hỏi chính danh mà đích ở lời hướng đến là sự khẳng định (chất vấn một điều hiển nhiên sai) (ví dụ 2.36- PL33, 2.59- PL36, 3.6- PL39); hoặc bác bỏ (ví dụ 3.44- PL48).

Trên bề mặt, đây là câu hỏi tìm hiểu thông tin về lượng, nhưng thực chất là lời chất vấn để bác bỏ hiệu quả của chính sách sản xuất gạch nung (sự hiểu ngầm này đã thể hiện qua hành vi giải trình của NTL). Bối cảnh của lời chất vấn này là: sản phẩm gạch nung đang tồn kho với số lượng sản phẩm của 2 tháng sản xuất.

Có những câu hỏi là câu hỏi mở, hình thức là tìm kiếm thông tin nhưng lại có sức mạnh đòn bẩy trong lập luận (ví dụ 2.26- PL28).

Cách thức, mục đích đặt ra các câu hỏi chất vấn sẽ định hướng cho các dạng hội thoại được sử dụng trong tranh luận. Những câu hỏi mở mà không gắn liền với sự ngầm ẩn của các giả thuyết từ phía người hỏi sẽ tạo ra định hướng về một cuộc hội thoại trao đổi thông tin. Điều này là không phù hợp với mục đích của phiên chất vấn trên diễn đàn Quốc hội. Các câu hỏi với mục đích xác định sự lựa chọn, xác tín cho các giả thuyết (đã có) có vai trò tạo ra cuộc hội thoại khám phá, tạo ra hiệu lực lập luận tốt trong tranh luận.

Ngoài hình thức “câu hỏi”, câu chất vấn còn có hình thức là câu đề nghị: (3.7) … Xin đề nghị Bộ trưởng nói rò phần này hơn.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L15)

Các câu hỏi/ chất vấn có thể hướng đến nhiều mục đích khác nhau:

- Câu hỏi với mục đích trao đổi, xác tín thông tin. Ví dụ 3.8: Câu hỏi thứ hai, những năm qua công tác dự báo thời tiết đã có nhiều cố gắng, tiến bộ, chúng tôi biết đây là một lĩnh vực rất khó và phức tạp để giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai đem đến, đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp để nâng cao chất lượng của việc dự báo thời tiết trong thời gian tới…

(XII, 4, S11.11.2008, L4)

Hỏi chỉ là “để biết” là loại câu hỏi thể hiện sự phản biện yếu trong các phiên họp chất vấn. Đặc biệt là những câu hỏi về những thông tin chung, không dựa trên “tính có vấn đề” (như trường hợp trên)… có thể hỏi cho “mọi thời đại”. Những thông tin này, với tư cách là đại biểu Quốc hội, hoàn toàn có thể yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp trước, báo cáo bằng văn bản vì ngoài chất vấn trực tiếp vẫn có thể gửi phiếu chất vấn đến Ủy ban thường vụ Quốc hội giữa hai kì họp nếu thực sự quan tâm và có sự giám sát thường xuyên. Hỏi với mục đích “để biết” đã là một lập luận yếu và sẽ càng yếu hơn nữa với thái độ “mềm mỏng” bởi các từ ngữ tình thái: ví dụ 3.9- PL39.

- Câu hỏi với mục đích đề đạt nguyện vọng để thể hiện sự chia sẻ, thấu hiểu: ví dụ 3.10- PL39.

- Câu hỏi với mục đích đề đạt mong muốn, nhu cầu: ví dụ 3.11- PL39.

- Câu hỏi với mục đích kiến nghị giải pháp: ví dụ 3.12- PL39.

- Câu hỏi với mục đích truy cứu trách nhiệm, yêu cầu giải trình: ví dụ 3.13- PL40, 2.26- PL28, 3.1- PL37.

- Câu hỏi với mục đích chất vấn, yêu cầu cam kết hành động tương lai: ví dụ 3.13- PL40.

- Câu hỏi với mục đích chất vấn bác bỏ: ví dụ 3.14- PL40.

Xét trong bối cảnh phiên chất vấn, các mục đích hỏi sẽ tạo sức mạnh lập luận khác nhau. Câu hỏi chất vấn với mục đích truy cứu trách nhiệm, yêu cầu giải trình, yêu cầu cam kết và bác bỏ sẽ có sức mạnh phản biện tốt hơn. Những trường hợp chất vấn yếu, sai sẽ là: hỏi để chia sẻ, thấu hiểu; hỏi phạm lỗi tấn công cá nhân, câu hỏi chung chung, câu hỏi không thuộc trách nhiệm quản lí của người được hỏi, câu hỏi với những bằng chứng vụn vặt, câu hỏi không thể có câu trả lời chính xác, câu hỏi có nội dung không thuộc nhóm lĩnh vực tranh luận.

- Chất vấn nhằm bác bỏ cách thức cam kết trong câu trả lời: ví dụ 3.15- PL41.

Thực tế sử dụng câu hỏi đôi khi lại thể hiện là tranh luận yếu, sai. Đó là trường hợp các câu hỏi không có tính “vấn đề”, câu hỏi thiếu sự quan yếu, câu hỏi sử dụng lí lẽ chất vấn nhưng dựa trên tiền đề có nguồn tin không đủ độ tin cậy, câu hỏi với những tiền đề vụn vặt… Có những trường hợp các đại biểu, trong lượt chất vấn, đã đưa ra các lời đề nghị thay vì câu hỏi. Khi đó, cấu trúc lời đề nghị có sử dụng các yếu tố tình thái: xin, nhờ, đề nghị. Dạng câu đề nghị này cũng có thể chuyển đổi mục đích thành dạng nghi vấn, nhưng sử dụng loại cấu trúc đề nghị với mục đích thu thập thông tin đơn thuần sẽ không tạo được tính phản biện, sức mạnh của hành vi hướng tác thể. Từ đó, làm ảnh hưởng đến chất lượng tranh luận.

- Hỏi với mục đích chất vấn nhưng chưa cập nhật nội dung vấn đề và phạm lỗi tấn công cá nhân: ví dụ 3.16- PL41. Sau tình huống chất vấn ở ví dụ 3.16, cả Bộ trưởng và người điều hành đều lí giải cho những bất cập chưa kịp gửi thông tin tới đại biểu.

- Có những trường hợp, trong lượt chất vấn, các đại biểu “khen” nhưng vẫn muốn đề xuất ý kiến để thể hiện sự “tâm huyết” khi nêu ra ý tưởng. Khi đó, câu hỏi hoàn toàn không có tính phản biện: ví dụ 3.17- PL42.

- Hỏi với mục đích chất vấn nhưng không đúng nhóm chủ đề được thống nhất từ đầu phiên họp: ví dụ 3.18- PL42.

b. Phương pháp lập luận qua hành vi hỏi/ chất vấn

Để chất vấn, các đại biểu Quốc hội thường đưa ra những cách thức đặt câu hỏi, câu cầu khiến theo những con đường phổ biến được trình bày qua bảng khảo sát dưới đây:

Bảng 3.2. Phân loại phương pháp hỏi/ chất vấn (đơn vị: lượt)



Số phiên/ Khóa họp


Tổng số

Phương pháp hỏi/ chất vấn

Mô hình 1

Mô hình 2

Mô hình 3

Mô hình 4

(khen/ đồng cảm)- trình bày tình hình chung (cử tri nói, tôi chưa hiểu, nghe nói, nhận thấy, thực tế…- hỏi/ đề nghị, bày tỏ mong muốn tìm hiểu thông tin ( tôi/ chúng tôi muốn biết…)

(khen/ đồng cảm)/ chê)- trình bày sự mâu thuẫn (lí lẽ thực tế tồn tại mâu thuẫn)- bày tỏ mong muốn

tìm hiểu thông tin (tôi/ chúng tôi muốn biết/

xin cho biết)

(khen/ đồng cảm/ chê)- trình bày sự mâu thuẫn (lí lẽ chất vấn)- yêu cầu hành động bằng cách hỏi chất vấn (giải trình, cam kết)


(khen/ đồng cảm/ chê)- trình bày tình hình chung/ sự mâu thuẫn kiến nghị, đề xuất giải pháp

1/ XI

27

20

3

4

0

1/ XII

43

28

10

2

3

1/ XII

42

28

4

2

8

1/ XIII

21

14

6

1

0

1/ XIII

27

13

6

8

0

1/ XIV

75

55

8

4

8

Nhìn chung, phương pháp hỏi/ chất vấn tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam có thể quy về 4 dạng chính, phổ biến như sau:

- Mô hình1: (khen/ đồng cảm) trình bày tình hình chung (cử tri nói, tôi chưa hiểu, nghe nói, nhận thấy, thực tế…)- bày tỏ mong muốn xác tín, tìm hiểu thông tin: ví dụ 3.19- PL42.

- Mô hình2: (khen/ chê)- trình bày hạn chế, mâu thuẫn- trình bày nguyện vọng được cung cấp thông tin vì nhu cầu “muốn biết”: ví dụ 3.20- PL43.

- Mô hình3: (khen/ chê)- trình bày hiện tượng mâu thuẫn, bất hợp lí- chất vấn: ví dụ 3.21- PL43.

- Mô hình4: (khen/ chê)- trình bày hiện tượng mâu thuẫn, bất hợp lí- đưa ra lời đề nghị: ví dụ 3.22- PL43.

Như vậy, lập luận trong các hành vi hỏi có cấu trúc phức hợp của các hành vi ngôn ngữ.

Trong các mô hình thể hiện phương pháp hỏi, mô hình (khen/ chê)- trình bày hiện tượng mâu thuẫn, bất hợp lí- chất vấn sẽ thể hiện được bản lĩnh của đại biểu

và sức mạnh phản biện xã hội tốt nhất. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, sử dụng mô hình này vẫn chiếm tỉ lệ thấp. Thậm chí còn trường hợp sử dụng phương pháp hỏi chất vấn này nhưng không dựa trên các lí lẽ chính xác (sử dụng lập luận chưa thuyết phục bởi câu hỏi vượt cấp tiền giả định) sẽ không thể hiện được sức mạnh của hành vi chất vấn (ví dụ 3.28- PL44).

Mô hình (khen/ đồng cảm) nêu tình hình chung (cử tri nói, tôi chưa hiểu, nghe nói, nhận thấy, thực tế…)- bày tỏ mong muốn xác tín, tìm hiểu thông tin là mô hình phản ánh sự phản biện yếu. Mô hình này vẫn tồn tại và thậm chí có những phiên họp được sử dụng với mức độ cao.

Tại các phiên chất vấn (sau báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế- xã hội) xuất hiện hành vi khen, chia sẻ, đồng cảm (9/75 câu hỏi tại một phiên họp CV khóa XIV, …). Điều đó thể hiện văn hóa ưa sự tế nhị, nhẹ nhàng, tránh làm tổn hại thể diện; thể hiện tinh thần nhìn nhận khách quan, toàn diện vấn đề. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh mục đích CV và thời gian CV tại các phiên họp không nhiều thì điều đó sẽ là sự hạn chế.

3.2.1.2. Đặc điểm lập luận qua hành vi trả lời

a. Phân loại hành vi trả lời chất vấn

Dựa trên tiêu chí tính hướng đích, tính đầy đủ, tính rò ràng, câu trả lời tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam được phân loại như sau:

Bảng 3.3. Phân loại câu trả lời theo tiêu chí tính quan yếu, tính rò ràng và tính đầy đủ

(đơn vị: lượt)



Số phiên/ Khóa


Tổng số

Câu trả lời

Tính quan yếu

(hướng đích)

Tính rò ràng

Tính đầy đủ

Trúng

đích

Lạc đích

Trực

tiếp

Vòng vo

Đầy đủ

Không

đầy đủ

1/ XI

39

33

6

33

6

33

6

1/ XII

18

13

5

12

6

10

8

1/ XIII

24

6

18

6

18

6

18

1/ XIII

27

14

3

14

3

14

3

1/ XIV

24

21

3

21

3

21

3

Kết quả khảo sát cho thấy, có mối liên hệ giữa tính quan yếu, tính rò ràng, tính đầy đủ trong các câu trả lời tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam. Thông thường, các câu trả lời hướng đích, trúng đích sẽ có tính trực tiếp. Các câu trả lời lạc đích thường thể hiện sự không rò ràng, vòng vo, không đầy đủ. Về nội dung, các câu trả lời trong

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí