Phương Thức Giáo Dục Chưa Cập Nhật, Chậm Đổi Mới Theo Yêu Cầu Của Việc Làm, Nhu Cầu Thị Trường Lao Động


đẳng nghề thì việc thực hiện nguyên tắc này đã bị vi phạm bởi các văn bản dưới luật khác. Một chương trình khung trung cấp nghề chi phí khoảng trên 190 triệu kíp, trong khi đó chương trình khung cao đẳng nghề (của cùng nghề) trên 200 triệu kíp đã gây ra lãng phí rất lớn do không theo nguyên lý xếp chồng của mô đun năng lực nghề.

Chương trình khung ban hành nhưng thiếu đánh giá ở cấp độ quốc gia, chương trình dạy nghề ở trường cũng không có đánh giá do thiếu quy định. Đặc biệt, theo nguyên tắc liên thông giúp cho người lao động học suốt đời và nhiều cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp, chương trình dạy nghề cần có sự hài hòa với chương trình cao đẳng, đại học do Bộ Giáo dục và Thể thao quản lý nhà nước. Nhưng chưa bao giờ có sự thống nhất, hợp tác trong cách làm chương trình, dẫn đến sự khác biệt rất xa giữa chương trình cao đẳng nghề và cao đẳng trong nhiều ngành.

3.2.1.3. Phương thức giáo dục chưa cập nhật, chậm đổi mới theo yêu cầu của việc làm, nhu cầu thị trường lao động

Giáo dục nghề nghiệp là lĩnh vực có quan hệ mật thiết nhất và trực tiếp nhất với thị trường lao động. Khác với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có mục đích đào tạo nhân lực ở trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng có khả năng làm việc ngay và trực tiếp một công việc cụ thể trong thị trường lao động, do đó, phương thức giáo dục và đào tạo đòi hỏi sự cụ thể, chi tiết trong giảng dạy.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự đổi mới về phương thức, trong đó chủ yếu về mặt hình thức và phương pháp, vẫn chưa có nhiều điểm mới, kết quả đạt được chưa cao. Theo đó, chủ yếu đội ngũ giảng viên dạy nghề vẫn áp dụng phương pháp truyền thống theo kiểu thầy đọc trò ghi, vẫn nặng về phương pháp thuyết trình. Chưa gắn nhiều lý thuyết với thực hành, thực tập của sinh viên, do đó, chưa hình thành ở người học đủ các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết khi tham gia vào quá trình lao động.

Việc vận dụng các phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy chưa nhiều, sự cập nhật các nội dung phương pháp giảng dạy theo kiểu mô đun là chưa nhiều, chưa đem lại hiệu quả thực chất. Các phương pháp dạy nghề hiện đại, tiên tiến trên thế giới với các xu hướng nghề nghiệp mới do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến còn lạ lẫm với cả người dạy và người học.


Bảng 3.7: Kết quả khảo sát những phương thức giáo dục và đào tạo nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

TT

Nội dung hạn chế

Tỷ lệ %

1

Chưa cập nhật các phương thức giảng dạy hiện đại

71

2

Cách giảng dạy truyền thống vẫn là chủ yếu

67

3

Phương thức giảng dạy chưa phù hợp với kiểu dạy học theo mô đun

66

4

Hình thức kiểm tra, đánh giá chưa đa dạng, thiếu phù hợp

53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: Qua khảo sát của tác giả luận án [Phụ lục 10]


Theo đó, qua kết quả khảo sát từ bảng 3.7 của tác giả về những hạn chế của phương thức giáo dục và đào tạo nghề ở CHDCND Lào dựa trên các nội dung đều nhận được sự đồng thuận khá cao của các đối tượng khảo sát, cụ thể: có 71% người được hỏi cho rằng: phương thức chưa cập nhật các phương thức giảng dạy hiện đại; 67% người được hỏi cho rằng vẫn duy trì cách giảng dạy truyền thống; 66% cho rằng phương thức giảng dạy chưa phù hợp với kiểu dạy học theo mô đun; và 53% người được hỏi cho rằng hình thức kiểm tra đánh giá chưa đa dạng, thiếu phù hợp.

3.2.1.4. Các điều kiện bảo đảm cho giáo dục và đào tạo nghề còn chưa

đồng bộ, thiếu so với yêu cầu, đầu tư trang thiết bị

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn thiếu, lạc hậu, hoặc không đồng bộ, sử dụng không hiệu quả. Có trang bị hiện đại như: máy trình chiếu, phòng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá, nhà ăn..., nhưng chất lượng thấp, sử dụng kém hiệu quả, chưa phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy, chưa tạo điều kiện tốt cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.

Trong nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo nghề phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành nghề. Diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập, giảng dạy chưa đạt mức bình quân ít nhất là 5,5 m2/ chỗ học.

Các thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề đào tạo đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn tối thiểu do Bộ Giáo dục và Thể thao quy định của nhiều cơ sở, nhà trường chưa đạt. Hệ thống thư viện, giáo trình tài liệu còn thiếu, chưa đa dạng nguồn tài liệu.


Bảng 3.8: Những hạn chế về cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

TT

Nội dung

Tỷ lệ %

1

Cơ sở vật chất chưa đồng bộ

76

2

Sô lượng thiếu hụt so với yêu cầu

59

3

Chất lượng chưa tốt

65

4

Hệ thống giáo trình, tài liệu thiếu, chưa đa dạng

54

Nguồn: Qua khảo sát của tác giả luận án [Phụ lục 10]


Theo đó, qua kết quả khảo sát bảng 3.8 của tác giả cho thấy, hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề của Lào vẫn còn 76% người được hỏi cho rằng cơ sở vật chất chưa đồng bộ; 59% cho rằng số lượng còn thiếu hụt so với yêu cầu; 65% cho rằng chất lượng chưa tốt; và 54% cho rằng hệ thống giáo trình, tài liệu thiếu, chưa đa dạng. Kết quả khảo sát cũng phản ánh đúng thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục và đào tạo nghề ở Lào hiện nay.

Ngoài ra, cần phải thấy rò, những tác động mạnh mẽ của tình hình kinh tế - xã hội đất nước, nhất là mặt trái của kinh tế thị trường. Nguyên nhân khách quan này hàng ngày, hàng giờ tác động rất mạnh đến mỗi người, trong mọi lúc, mọi nơi, nếu không có bản lĩnh vững vàng, đạo đức trong sáng, thì sự sa ngã, suy thoái là điều khó tránh khỏi.

Tóm lại, việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại trong các trường dạy nghề sẽ góp phần đào tạo nên đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

3.2.2. Những hạn chế về phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

3.2.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa cung cấp đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mặc dù số lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo nghề và số lượng người

đăng kí mới học nghề ở Lào đang có xu hướng gia tăng, nhưng sự thiếu hụt về số


lượng công nhân, người lao động đã qua đào tạo nghề vẫn còn hiện hữu. Theo thống kê của Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào, cho đến nay, số lượng công nhân Lào khoảng 396 ngàn người, trong đó có 248.765 người đã qua đào tạo nghề, nữ có

114.300 người đã qua đào tạo [99, tr.10]. Như vậy, số lượng công nhân ở Lào đã ít, số công nhân lành nghề được đào tạo còn ít hơn, chỉ chiếm khoảng 3,8% dân số. Lực lượng lao động có trình độ cử nhân mới chiếm trên 16%. Thực tế đó dẫn đến hiện tượng thiếu hụt đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, lực lượng lao động có trình độ cao ở Lào để đáp ứng quá trình CNH, HĐH trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, số lượng lao động qua đào tạo ở Lào còn rất thiếu trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, như: chuyên gia trong các lĩnh vực nghiên cứu hoạch định chính sách, giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng; chuyên gia cao cấp về kỹ thuật nông - lâm, cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thương mại quốc tế; công nghệ thông tin, tự động hóa…Ngoài ra, còn tồn tại tình trạng nhiều sinh viên khi tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm do chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, nhịp độ cải cách và phát triển kinh tế hiện nay. Do đó, chất lượng của lao động chưa tương xứng với yêu cầu của thị trường lao động, dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng lao động trẻ có trình độ tay nghề và chuyên môn cao.

Tỷ trọng lao động có trình độ đại học trở lên trong những ngành kinh tế mũi nhọn còn rất thấp và có khoảng cách rất xa so với yêu cầu đề ra trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường. Toàn bộ những người có trình độ đại học ở Lào chiếm 9,27% lực lượng lao động. Riêng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng trở lên vẫn còn nhiều người chưa có trình độ đại học, chiếm tới 14,4%. Trong số những người được đào tạo đại học thì số đông là được đào tạo ở nước ngoài (do chất lượng đào tạo trong nước còn hạn chế), chủ yếu là ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu từ cuối thế kỷ XX, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Nhiều người được đào tạo ở nước ngoài từ những năm 80, 90 ở thế kỷ trước nên kiến thức không còn phù hợp với yêu cầu mới. Đến năm 2014, đội ngũ kỹ sư công nghệ, công nhân đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật trên cả nước chỉ chiếm 3,8% dân số. Như vậy, tỷ trọng nhân lực chất lượng cao trong tổng số lực lượng lao động của Lào còn ở mức độ hạn chế cả về số lượng và chất lượng.


Thực tế cho thấy, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, thiếu lao động có trình độ, năng lực, kỹ năng tay nghề cao, thừa lao động thủ công, không qua đào tạo; thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp có trình độ năng lực cao; thiếu đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nhân lành nghề. Cạnh tranh quốc tế bằng lao động phổ thông, giá nhân công rẻ đang ngày càng không mang lại hiệu quả và khiến nước Lào yếu thế. Sự kém phát triển, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ở CHDCND Lào.

3.2.2.2. Việc cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động

Những năm qua, mặc dù hệ thống giáo dục và đào tạo nghề được cải cách, phát triển, tuy nhiên về cơ cấu của nội dung, chương trình vẫn còn những bất cập: việc biên soạn giáo trình của các môn học có nhiều hạn chế, chưa đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý thuyết và thực hành, giữa học và hành; các chương trình giáo dục và đào tạo nghề chưa phản ánh, theo kịp với sự phát triển của các loại hình nghề nghiệp mới mà thị trường lao động đòi hỏi, nhất là những yêu cầu do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra.

Hệ thống giáo dục và đào tạo nghề chưa được quan tâm đầu tư đồng bộ nhằm tạo ra nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc đào tạo, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề chưa được quan tâm mở rộng, việc nâng cấp chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn nhiều bất cập. Công tác bồi dưỡng, nâng cao tay nghề tuy rất quan trọng nhưng chưa nhận được sự quan tâm của các đơn vị lao động, tổ chức, các ngành; chưa có quy hoạch rò ràng về việc tổ chức bồi dưỡng đội ngũ lao động, chưa có hệ thống đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề cho người lao động phù hợp với nhu cầu của thị trường. Dẫn đến, nguồn nhân lực về mặt trình độ chuyên môn không theo kịp với sự phát triển của thời đại, thiếu thông tin khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực đảm nhiệm lao động, làm việc.


Lao động ở Lào chủ yếu là lao động thủ công, thô sơ chưa được đào tạo nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; tác phong lao động còn tùy tiện, chưa thể đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại.

Điều này được thể hiện khá rò với kết quả khảo sát về chất lượng đào tạo nghề và nguồn gốc những kỹ năng làm việc của công nhân lành nghề. Kết quả điều tra cho thấy: đa số người trả lời cho rằng những kỹ năng mình có được trong công việc là xuất phát từ kinh nghiệm xã hội (53,1%), và tự tìm hiểu qua internet (26,5%). Những kỹ năng có được từ đào tạo chính qui chỉ chiếm 12,2% và từ các khóa tập huấn, nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ là 8,2% (Xem biểu đồ 3.2). Điều đó cho thấy, chất lượng giáo dục và đào tạo nghề của Lào chưa tương xứng với những kỳ vọng, đầu tư của Đảng, Nhà nước và xã hội.

Biểu đồ 3.2: Nguồn kỹ năng công việc của đội ngũ công nhân

ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào


Nguồn Qua khảo sát của tác giả luận án Phụ lục 10 Như vậy đội ngũ 1

Nguồn: Qua khảo sát của tác giả luận án [Phụ lục 10]


Như vậy, đội ngũ nguồn nhân lực đã qua đào tạo nghề ở Lào hiện nay không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng cũng có phần hạn chế. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người sử dụng lao động, các công ty liên doanh, nhà máy tìm đến nguồn lao động có chất lượng cao hơn từ nước ngoài, mặc dù chi phí chi trả lao động cho người nước ngoài cao hơn nhiều.

3.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, năng suất lao động thấp,

đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn

Mặc dù cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã bước đầu phát triển, có những chuyển biến, nhưng


nhìn chung, cơ cấu lao động của Lào vẫn chuyển dịch chậm, nặng về nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tuy phát triển nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu lao động, cụ thể: năm 2010 lao động ngành nông - lâm nghiệp chiếm 71,3% và đến năm 2015 vẫn còn tới 65,3%; ngành công nghiệp năm 2010 chiếm 8,3%, đến năm 2015 có tăng nhưng không đáng kể chỉ chiếm 11,4%; ngành dịch vụ năm 2010 chiếm 20,4% nhưng đến năm 2015 cũng chỉ tăng lên chiếm 23,3%. Rò ràng, với một đất nước đang đẩy mạnh CNH, HĐH, đổi mới toàn diện để hội nhập mà cơ cấu lao động vẫn nặng về lao động ngành nông - lâm nghiệp là chưa phù hợp, cần có những chính sách cụ thể hơn của Đảng và Nhà nước Lào để điều chỉnh cho phù hợp.

Số lượng công nhân đã qua đào tạo nghề có trình độ còn thấp, chỉ chiếm khoảng 3,8% dân số, do đó, năng suất lao động của nguồn nhân lực ở Lào vẫn thấp so với tiềm năng, so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo điều tra năm 2010, tổng số người trong độ tuổi lao động ở Lào là 3.021.212 người, trong đó, số lao động không qua đào tạo có 654.942 người, chiếm 21,67% của tổng dân số đang trong độ tuổi lao động. Từ đó, thấy rằng nguồn nhân lực Lào chất lượng vẫn thấp, không đồng bộ cả về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thói quen lao động, tính kỷ luật trong lao động... dẫn đến năng suất, hiệu quả cũng như tính an toàn trong lao động không cao. Hiệu suất lao động của nguồn nhân lực ở Lào thấp hơn nhiều so với lao động của các nước trong khu vực.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, mức trả tiền công thấp nhất cho lao động tăng 20% nhưng năng suất lao động lại không tăng; vì cơ cấu lao động trí óc của Lào còn thấp chỉ chiếm khoảng 7,42%, còn lại là lao động cơ bắp. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp chưa cao (khoảng 2% của tổng dân số trong độ tuổi lao động) nhưng đó là điều đáng ngại. Người lao động với việc làm năng suất thấp, chủ yếu là lao động cơ bắp sẽ có thu nhập thấp, không thỏa mãn các nhu cầu đời sống, dẫn đến những khó khăn khác trong cuộc sống. Trong khi đó, các ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và nông nghiệp còn thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, lao động không có trình độ chuyên môn, tay nghề thấp lại quá đông. Số lượng theo học các ngành nghề nông - lâm nghiệp; công nhân kỹ thuật ở các trường và trung tâm dạy nghề rất ít nên lực lượng lao động về ngành này lại càng thiếu.


3.2.2.4. Văn hóa nghề, đạo đức nghề nghiệp của người lao động còn hạn chế; thể chất và khả năng tạo việc làm chưa cao

Do tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, bởi những hạn chế của văn hoá truyền thống..., nên một bộ phận nguồn nhân lực/người lao động có lập trường tư tưởng chính trị, phong cách sống và lao động, ý thức tự rèn luyện, tự học tập còn hạn chế. Có lực lượng người lao động non kém về tư tưởng chính trị, chưa nhận thức rò được xu hướng biến đổi của các loại hình công việc do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại nên còn ngại học tập, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng/kỹ xảo trong lao động; có xu hướng sống thực dụng, thích hưởng thụ, lười lao động, thiếu ý chí tự lực, tự cường trong cuộc sống và lao động.

Tác phong lao động của lực lượng lao động chưa thể đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Nhiều người sống không có hoài bão, lý tưởng, không chịu học tập, trau dồi về trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà sa đà vào các tệ nạn xã hội, như: nghiện hút, rượu chè, cờ bạc… để rồi tự đánh mất bản thân mình và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Ý thức tổ chức kỷ luật của công nhân Lào chưa được tốt do họ bị ảnh hưởng nhiều bởi thói quen tiểu nông, bởi lối sống sản xuất nhỏ, lạc hậu của người nông dân để lại. Thống kê của Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội năm 2016, cả nước đã xảy ra 56 vụ tranh chấp lao động và 53 người bị tử vong do tai nạn lao động... [77, tr.29]. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp sử dụng lao động không quản lý chặt chẽ, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc chưa đảm bảo an toàn, và do chính người lao động chủ quan, không tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn và kỷ luật lao động.

3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

3.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

3.3.1.1. Nguyên nhân của thành tựu về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Trong 35 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Lào đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước; đẩy

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí