Sự Cần Thiết Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Ngắn Hạn Dành Cho Khách Hàng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng Thương Mại


quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Thông tin tín dụng giúp ngân hàng theo dõi, quản lý các khoản tín dụng, thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khả năng phòng ngừa rủi ro càng lớn, hạn chế những tổn thất cho ngân hàng.

Thông tin tín dụng có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau: từ cơ sở dữ liệu của nội bộ ngân hàng, từ báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn; từ Trung tâm thông tin tín dụng NHNN Việt Nam (CIC); thông qua các trung tâm tư vấn về tài chính ngân hàng hay thông qua các mối quan hệ làm ăn của khách hàng. Thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, bao quát là cơ sở để ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình.

- Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp ban lãnh đạo ngân hàng có các thông tin về tình hình hoạt động cấp tín dụng của các đơn vị trong hệ thống có phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách mà ngân hàng đưa ra hay không. Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ góp phần đảm bảo cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong quy định cũng như quy trình cấp tín dụng.

Hoạt động này gồm có những việc như kiểm tra việc tuân thủ của các đơn vị trong việc thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn về thẩm quyền tín dụng, quản lý, giám sát các khoản vay, thủ tục, hồ sơ cấp tín dụng,… hoạt động này do cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thực hiện nhằm mục đích phát hiện ra các sai phạm trong quá trình cho vay, từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra những điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong việc quản lý để hạn chế rủi ro tín dụng.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế sai sót của cán bộ nhân viên ngân hàng. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tốt thì sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng của mình.

* Các nhân tố từ phía khách hàng doanh nghiệp

- Năng lực và kinh nghiệm quản lý của khách hàng vay vốn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Trong sản xuất kinh doanh phải có nhiều phương án, cần tính đến các yếu tố như vật liệu được cung cấp từ đâu, điều kiện giao thông vận tải có thuận lợi không, cơ sở hạ tầng như thế nào, hàng làm ra có giá bán dễ tiêu thụ và cạnh tranh được không,...

Nếu năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường, không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối sản phẩm, năng lực trong việc tìm kiếm rồi đánh giá và lựa chọn đối tác,… thì dễ gặp nhiều khó khăn trong một thị trường cạnh tranh có nhiều biến động, dẫn đến thua lỗ, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt sẽ có những phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có những phương pháp xử lý kịp thời, sử dụng nguồn vốn vay hợp lý, giúp hoạt động của doanh nghiệp trở nên thuận lợi, sản xuất kinh doanh có lãi, đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy, khả năng quản lý tốt của doanh nghiệp là một dấu hiệu đảm bảo hiệu quả của công tác tín dụng.

- Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh

Nếu phương án sản xuất kinh doanh được xây dựng có tính thực tiễn, khả thi cao, các phương án dự phòng được xây dựng chi tiết đối phó với các tình huống bất lợi xảy ra thì giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thu về lợi nhuận và đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn, tránh được các khoản nợ tồn đọng cho ngân hàng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của phân khúc khách hàng doanh nghiệp với loại hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng.

- Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính. Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu về vốn tự có, hệ số nợ về khả năng thanh toán, các hệ số sinh lời,... Khả năng tài chính của doanh nghiệp tốt sẽ là tiền đề, cơ sở để tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả, sử dụng và quản lý vốn vay một cách tối ưu. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên uy tín và lòng tin với ngân hàng


của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng đủ và đúng thời hạn, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

1.4. Sự cần thiết nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Trong điều kiện kinh tế thị trường, ba yếu tố cạnh tranh tiên quyết của mỗi một doanh nghiệp là vốn, lao động và công nghệ tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn có đủ khả năng để tự tài trợ toàn bộ nhu cầu vốn của mình bằng nguồn vốn tự có. Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp phải cần đến các khoản tín dụng của ngân hàng. Khi sử dụng vốn vay doanh nghiệp sẽ lợi dụng được nguồn vốn đang rẻ đi do chính sách thuế. Thuế suất càng cao sẽ khuyến khích Doanh nghiệp sử dụng nợ vay do phần tiết kiệm nhờ thuế tăng lên. Mặt khác, thị trường vốn dài hạn, thị trường chứng khoán về cơ bản nước ta chưa phát triển, hơn nữa điều kiên tham gia thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vẫn phải sử dụng cách thức huy động vốn truyền thống là đi vay. Vì vậy, các doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ nhiều mặt về cơ chế chính sách, trong đó sự hỗ trợ về vốn tín dụng ngân hàng là không thể thiếu.

Cung cho vay của ngân hàng dựa trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu này xuất phát từ đặc điểm chu kỳ ngân quỹ, quy mô và điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu ngân hàng cho vay vượt quá năng lực tài chính của doanh nghiệp thì dẫn đến tăng chi phí vốn, rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng, làm cho quá trình sử dụng vốn của ngân hàng không hiệu quả. Nếu cho khách hàng vay quá số vốn cần thiết thì khách hàng có thể sử dụng vốn vào mục đích khác mà ngân hàng không thể kiểm soát được dẫn đến ngân hàng gặp rủi ro. Nếu cho vay dưới mức hạn mức tín dụng mà doanh nghiệp đáng được hưởng sẽ hạn chế về vốn, doanh nghiệp sẽ thiếu vốn để thực hiện kế hoạch dẫn đến chậm tiến độ, dở dang làm doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ, ngân hàng thu hồi nợ chậm, giảm lợi nhuận. Do đó việc nâng cao chất lượng thẩm định và cho vay là vô cùng cần thiết cần thiết. Doanh nghiệp hoạt động tốt


sẽ có khả năng trả nợ ngân hàng, được ngân hàng tín nhiệm và đánh giá cao, ngân hàng thu được lãi, tăng lợi nhuận và uy tín.

Theo dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết 31/12/2019 cả nước có 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động, có 508.770 doanh nghiệp hoạt động trong khu vực dịch vụ, chiếm 67.1%; khu vực công nghiệp và xây dựng có 239.755 doanh nghiệp, chiếm 31.6%, khu vực nông lâm thủy hải sản có 10.085 doanh nghiệp, chiếm 1.3%. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới năm 2019 là 138.139 doanh nghiệp, tăng 5.2% so với năm 2018.

Nâng cao chất lượng cho vay KHDN nói chung và cho vay ngắn hạn KHDN nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Nâng cao chất lượng cho vay làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Nâng cao chất lượng cho vay đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng. Chất lượng cho vay cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và uy tín, củng cố thêm mối quan hệ xã hội của ngân hàng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 đã làm rõ các khái niệm trong luận văn bao gồm: khái niê về khách hàng doanh nghiệp, khái niệm cho vay ngân hàng đối với doanh nghiệp, đối tượng KHDN do khối KHDN của NHCT quản lý…

Có nhiều mô hình đo lường chất lượng dịch vụ, trong bài nghiên cứu này tác giả tập trung nghiên cứu mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ cho vay tại ngân hàng dựa trên mối quan hệ giữa các nhân tố: tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm và phương tiện hữu hình đối với chất lượng dịch vụ cho vay.

Trong Chương 2, tác giả sẽ đánh giá thực trạng về hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Chi nhánh KCN Quế Võ. Nội dung đánh giá gồm thực trạng các sản phẩm cho vay, điều kiện cho vay, tình hình cho vay ngắn hạn KHDN trong các năm qua; và đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn thông qua kết quả ứng dụng mô hình SERVPERF.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

- CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ

2.1. Khái quát về ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Quế Võ

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Quế Võ

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam, trên cơ sở Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp. Sau đó, Ngân hàng chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; có 155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước; có 2 chi nhánh tại CHLB Đức và 1 Ngân hàng con ở nước CHDCND Lào; có 2 văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng; 1 văn phòng đại diện tại Myanmar. Ngoài ra, Vietinbank còn có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm: Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.


Hình 2 1 Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt 1

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

(Nguồn: https://www.Vietinbank.vn )

* Nhiệm vụ cụ thể của các cá nhân, đơn vị chính liên quan

- Hội đồng quản trị: Ban hành/sửa đổi quy định Thẩm quyền tín dụng (bao gồm cả việc giao mức thẩm quyền cho các cấp có thẩm quyền trong từng thời kỳ); Phê duyệt việc cấp tín dụng/cơ cấu nợ/xử lý tín dụng vượt TQTD của HĐTD TSC/HĐXLTD TSC.

- Hội đồng tín dụng TSC: Phê duyệt việc cấp tín dụng/cơ cấu nợ vượt thẩm quyền của TGĐ và trong TQTD của HĐTD TSC; Trình HĐQT xem xét phê duyệt cấp tín dụng/cơ cấu nợ đối với các trường hợp vượt TQTD của HĐTD TSC.

- Hội đồng xử lý tín dụng TSC: Phê duyệt việc xử lý tín dụng vượt TQTD của TGĐ và trong TQTD của HDDXLTD TSC; Trình HĐQT xem xét phê duyệt xử lý tín dụng đối với các trường hợp vượt TQTD của HĐXLTD TSC.

- Tổng giám đốc/phó tổng giám đốc: Phê duyệt việc cấp tín dụng/cơ cấu nợ/xử lý tín dụng vượt TQTD của Trưởng phòng PDTD/Trưởng phòng QLNCVĐ và


trong TQTD của TGĐ/PTGĐ; TGĐ giao mức TQTD cho các Phó TGĐ theo quy định từng thời kỳ.

- Giám đốc khối bán lẻ: Xem xét, có ý kiến (chấp thuận/không chấp thuận) các trường hợp cấp tín dụng thuộc mức TQTD của chi nhánh hoặc phòng PDTD khi khách hàng không đáp ứng điều kiện theo sản phẩm/chương trình tín dụng như điều kiện đó không vượt quy đinh tại: (i) quy định khung chính sách cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng trong hệ thống NHCT, (ii) quy định khung hoạt động cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHCT; đồng thời không vượt qua các điều kiện tại: (i) quy định cụ thể chính sách cấp và quản lý tín dụng đối với phân khúc khách hàng bán lẻ đã được hội đồng quản trị phê duyệt. Trên cơ sở ý kiến của Giám đốc Khối, các cấp TQTD thực hiện phê duyệt/quyết định tín dụng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Trưởng/phó phòng phê duyệt tín dụng: kiểm soát thẩm định, phê duyệt các hồ sơ cấp tín dụng/cơ cấu nợ của các khách hàng thuộc phân khúc khách hàng được phân công trong TQTD của trưởng/phó phòng PDTD.

- Kiểm soát thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng/cơ cấu nợ của khách hàng thuộc phân khúc khách hàng được phân công, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp vượt TQTD của trưởng phòng PDTD. Trưởng phòng PDTD giao mức TQTD cho Phó phòng PDTD theo quy định.

- Trưởng/phó phòng quản lý nợ có vấn đề: kiểm soát, phê duyệt các hồ sõ xử lý tín dụng trong TQTD của Trưởng/phó phòng QLNCVĐ. Kiểm soát các hồ sơ xử lý tín dụng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp vượt TQTD của phòng QLNCVÐ. Trưởng phòng QLNCVĐ giao mức TQTD cho phó phòng QLNCVĐ.

- Hội đồng xử lý tín dụng Trung tâm thẻ: Phê duyệt/quyết định việc xử lý tín dụng theo hình thức phát hành thẻ tín dụng vượt TQTD của Giám đốc TTT và trong TQTD của HĐXLTD TTT.

- Giám đốc/Phó giám đốc Trung tâm thẻ: Phê duyệt/quyết định việc cấp tín dụng, cơ cấu nợ, xử lý tín dụng theo hình thức phát hành thẻ tín dụng vượt TQTD

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023