Thách Thức Từ Việc Thực Hiện Các Cam Kết Đối Với Ngành Chứng Khoán A) Đối Với Hoạt Động Của Thị Trường Chứng Khoán

Các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của các cam kết cụ thể của Việt Nam với WTO trong phân ngành dịch vụ chứng khoán

Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài với trình độ, công nghệ, uy tín và sự chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra điều kiện chuyển giao công nghệ, dẫn dắt thị trường chuyên môn hoá, tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các Công ty chứng khoán trong nước

Sức ép cạnh tranh lớn hơn tạo động lực các Công ty chứng khoán trong nước chủ động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý, đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo lợi thế với các công ty nước ngoài

3.3.2. Thách thức từ việc thực hiện các cam kết đối với ngành Chứng khoán a) Đối với hoạt động của thị trường chứng khoán

Sự tự do hóa thị trường theo cam kết cũng tiềm ẩn nguy cơ cao khi cơ sở hạ tầng chứng khoán không phát triển tương ứng với thị trường. Đồng thời, kết hợp với xu thế mở rộng áp dụng công nghệ thông tin thì đây cũng sẽ là những thách thức đối với việc giám sát, quản lý rủi ro, duy trì sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Để đảm bảo thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán nói riêng phát triển bền vững, một yêu cầu đặt ra là cần phải tập trung vào thúc đẩy sự phát triển hàng hóa cho thị trường (trái phiếu, cổ phiếu và các sản phẩm mới); hoàn thiện cơ cấu và tổ chức của thị trường, bao gồm thị trường sơ cấp và thứ cấp, thị trường tập trung và phi tập trung; và tạo điều kiện, cơ sở cho sự phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán. Nhà nước cần có kế hoạch phát triển hạ tầng thị trường vốn như hệ thống thông tin, thanh toán, giao dịch

Ngoài ra, sự xuất hiện ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài cũng làm gia tăng nguy cơ thị trường bị thao túng và dễ chịu ảnh hưởng của những biến động và khủng hoảng tài chính.

b) Đối với các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán trong nước

Mặc dù sự tham gia của phía nước ngoài trên thị trường dịch vụ chứng khoán hiện còn tương đối hạn chế, tuy nhiên theo tính toán của các chuyên gia thì với nhu cầu phát

63

triển của thị trường chứng khoán và các cam kết trong WTO, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường, trong đó có cả các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi và theo lộ trình cam kết, cạnh tranh chắc chắn sẽ gay gắt hơn. Trên thực tế, các công ty chứng khoán trong nước còn non trẻ cả về nghiệp vụ chứng khoán, kinh nghiệm, khả năng cạnh tranh chưa được kiểm chứng và tiềm lực tài chính cũng như mức độ ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đạo đức nghề nghiệp chưa được xác lập rò ràng sẽ phải đối đầu với thách thức lớn; trong đó, môi giới chứng khoán, một trong những nghiệp vụ cơ bản nhất của các công ty chứng khoán, là lĩnh vực xảy ra sự cạnh tranh mạnh nhất và sớm nhất. Từ đó, chúng ta có thể nhận diện được nguy cơ mất thị phần cao đối với các nhà cung cấp trong nước.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được các lợi thế, cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ, thách thức trong quá trình thực hiện cam kết. Các ngành kinh tế của Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng đã và đang xây dựng các chiến lược và giải pháp cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà trước mắt là giai đoạn thực hiện các cam kết WTO.


64

K42C


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÙC HIỆN CÁC

CAM KẾT VỀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CẸA VIỆT NAM SAU KHI GIA

NHẬP WTO

I. Quan điểm và chiến lược phát triển ngành tài chính ngân hàng

1.1. Quan điểm phát triển ngành tài chính ngân hàng

Tài chính ngân hàng phát triển gắn liền đặc thù của một nền kinh tế đang chuyển đổi. Theo đó, phát triển khu vực tài chính đi đôi là chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong tương lai khu vực tài chính càng chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu GDP. Cần nhận thức rò rằng tài chính ngân hàng là lĩnh vực then chốt của quốc gia, đóng góp có ý nghĩa tăng trưởng kinh tế và có cuộc sống riêng của nó. Sự phát triển khu vực này chắc chắn có những nét đặc thù riêng. Việt Nam với một nền kinh tế đang chuyển đổi, khu vực tài chính của Việt Nam phát triển phải gắn liền với chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, gắn tăng trưởng kinh tế bền vững với sự ổn định chính trị và quản lý có hiệu quả.

Tài chính ngân hàng phát triển phải phù hợp với xu hướng tự do. Trong bối cảnh hội nhập, chiến lược tổng thể phát triển khu vực tài chính phải tập trung vào đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc hệ thống tài chính, gia tăng quy mô thị trường tài chính, thu hút các định chế tài chính nước ngoài và tăng cường năng lực cạnh tranh các định chế tài chính trong nước. Quy mô thị trường tài chính và mức độ mở cửa thị trường này là tiêu chí đánh giá quan trọng sự phát triển của khu vực tài chính. Quy mô thị trường tài chính liên đến thị trường chứng khoán, mức độ mở cửa thị trường liên quan đến số lượng và trọng số vốn nước ngoài trong thị trường tài chính và đặt biệt hơn, liên quan đến sự tồn tại của các định chế tài chính đa quốc gia, số lượng các công ty nước ngoài trong thị trường tài chính.


năng:

Hệ thống tài chính Việt Nam cần phát triển hướng tới thực hiện đầy đủ các chức


- Phòng chống rủi ro và gia tăng tính thanh khoản của thị trường

- Cung cấp các dịch vụ tài chính


65

K42C

- Khai thác các luồng vốn trong nước và quốc tế để phân phối và cung cấp cho tất

cả các chủ thể cần vốn trong và ngoài nước.

Hệ thống tài chính được phát triển dựa trên đồng bộ các nền tảng:

- Sự hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế

- Sự hỗ trợ môi trường vĩ mô như ổn định chính trị, chính sách thuế ưu đãi và nới lỏng sự điều tiết của chính phủ.

- Sự cải thiện các yếu tố xã hội mức sống của dân cư, lực lượng lao động

1.2. Chiến lược phát triển ngành tài chính ngân hàng

Có thể khái quát chiến lược phát triển hệ thống tài chính Việt Nam theo bảng sau:

Bảng 8: Chiến lược phát triển ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam


Mức độ phát triển

Thời gian

- Củng cố, xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống tài chính

bao gồm một số công nghệ tài chính có tính chiến lược

2006-2010

- Tạo lập một trung tâm tài chính chuyên môn cao về công

nghệ quản lý tài sản

2011-2020

- Phát triển thành trung tâm tài chính chủ yếu của khu vực

Từ 2021

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và lộ trình thực hiện - 13

Giai đoạn 2006-2010: tập trung phát triển thị trường tài chính và các trung gian tài chính trong nước để đảm nhận tốt chức năng chuyển tải vốn trong nước đến các chủ thể thiếu vốn trong nước phụ vụ cho sự phát triển của của các nước. Muốn vậy, Chính phủ cần chú trọng:

+ Cấu trúc quy mô và phạm vi của các hoạt động tài chính phải đồng bộ, đủ lớn, và không ngừng mở rộng, gia tăng, bao quát và thu hút sự tham gia của ngày càng nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Số lượng, chủng loại, cơ cấu các dịch vụ tài chính ngày càng phải được cải thiện với chi phí ngày càng giảm thiểu và ngày càng tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tếChất lượng và sức cạnh tranh của các dịch vụ tài chính ngày càng phải được cải thiện với chi phí ngày càng giảm thiểu và ngày càng tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

+ Hệ thống các định chế tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ hỗ trợ thị trường và đội ngũ nhân lực liên quan đến các hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính phải ngày phát triển, hiện đại hóa và mang tính chuyên nghiệp cao, không ngừng được

K42C

cải thiện về lượng và chất cũng như phát triển các mối quan hệ phối hợp trực tiếp, liên thông trên phạm vi toàn quốc và quốc tế hóa.

+ Phát triển thị trường vốn bằng việc cải thiện tính minh bạch và hiệu quả thị trường cổ phiếu và tăng cường thị trường trái phiếu. Phát triển quản lý tài sản như là một công nghệ chủ đạo và thu hút nhiều định chế quản lý tài sản nước ngoài đặt văn phòng hoạt động tại Việt Nam. Quản lý tài sản tốt sẽ (1) góp phần phân bổ và sử dụng vốn trên thị trường tài chính có hiệu quả hơn, (2) tạo sự kết nối chặt chẽ giữa các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng trong quá trình xây dựng quản lý tài sản, (3) tạo ra cơ chế phòng ngừa rủi ro, (4) góp phẩn ổn định thị trường và bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư.

+ Quản lý Nhà nước đối với các dịch vụ tài chính ngày càng được tăng cường, toàn diện và có hiệu lực, hiệu quả, hiệu quả thực tế cao theo các quy tắc thị trường, các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và thông lệ thế giới, vừa tạo thuận lợi tối đa vừa đảm bảo an toàn và lành mạnh hóa cho toàn bộ quá trình và các hoạt động cung cấp và sử dụng các dịch vụ tài chính trong nước và quốc tế.

Giai đoạn: 2011-2020: Tạo lập một hệ thống tài chính phát triển xét trên các góc

độ:

Nổi lên như là một trung tâm quản lý tài sản bằng cách thu hút các công ty quản

lý tài sản hàng đầu của thế giới đặt văn phòng và chi nhánh hoạt động tại Việt Nam, phát triển công nghệ tài sản là bước đi phù hợp với đặc điểm của thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Mở rộng vai trò của các định chế tài chính nước ngoài trong việc cung cấp vốn cho những người sử dụng vốn trong nước.

Các định chế tài chính trong nước phát triển và vươn ra cung cấp vốn cho những người sử dụng vốn nước ngoài.

Từ năm 2021 trở đi:

§ ưa việt Nam trở thành trung tâm tài chính quan trọng của khu vực và châu Á. Với đặc điểm chuyên môn hóa cao về công nghệ quản lý tài sản và phát triển thị trường hải ngoại cung cấp dịch vụ trung gian giữa những người cung cấp vốn ngoài nước và những người sử dụng vốn ngoài nước.

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí