Quan Điểm Của Việt Nam Về Việc Thực Hiện Các Cam Kết Về Tài Chính Ngân Hàng Của Việt Nam Sau Khi Gia Nhập Wto .

K42C

II. Quan điểm của Việt Nam về việc thực hiện các cam kết về tài chính ngân hàng của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

- Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam sẽ áp dụng những cam kết cao nhất, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nói chung và các tổ chức, công ty nước ngoài thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Những cam kết của Việt Nam được xem là cam kết tối thiểu chứ không phải là tối đa. Việt Nam có thể cho phép tự do hóa cao hơn mức cam kết trong WTO nếu điều này có lợi cho sự phát triển của quốc gia.

- Nhằm thực hiện các cam kết một cách chủ động, tích cực và có hiệu quả, Việt Nam đã và đang tiến hành rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng, thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Tiếp tục thực hiện các lộ trình giảm thuế, nghiên cứu các cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất trong nước một cách hợp lý trong khuôn khổ các cam kết quốc tế; xây dựng đề án nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức khi bước vào sân chơi toàn cầu

- Một số nguyên tắc mới được hình thành trong giai đoạn hậu WTO như:

+ Nguyên tắc đảm bảo việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật không được làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

+ Nguyên tắc thẩm định tất cả các điều ước quốc tế được đề xuất gia nhập và ký

kết;

+ Nguyên tắc kiểm tra phù hợp với các điều ước quốc tế được đề xuất ký kết hoặc

gia nhập với các điều ước quốc tế về cùng một lĩnh vực mà Việt Nam là thành viên;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

+ Nguyên tắc đánh giá sự tương thích giữa pháp luật quốc gia và các cam kết quốc

tế;

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và lộ trình thực hiện - 14


viên.


+ Nguyên tắc áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành


68

K42C


III. Các giải pháp nhằm thực hiện các cam kết về tài chính ngân hàng

của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

3.1. Các giải pháp chung cho ngành tài chính ngân hàng nhằm thực hiện các cam kết sau khi gia nhập WTO.

Để khai thác tối đa những lợi thế khi gia nhập WTO và giảm thiểu những bất lợi trong quá trình thực hiện các cam kết, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế

- xã hội trong những năm tiếp theo, các giải pháp cho sự hoàn thiện và phát triển ngành dịch vụ tài chính bao gồm các nội dung chủ yếu dưới đây:

- Về phía chính phủ:

+ Tiếp tục rà soát và điều chỉnh, bổ sung các chính sách hiện hành về bảo hiểm, ngân hàng và chứng khoán cho phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập.

+ Nhanh chóng cung cấp thông tin cụ thể về lộ trình các cam kết hội nhập cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tài chính nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung để các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp và chiến lược phát triển phù hợp với lộ trình hội nhập.

+ Đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tài chính trong nước bao gồm: Các ngân hàng thương mại Nhà nước, các công ty bảo hiểm có vốn nước nước ngoài. Coi đây là kênh để nâng cao tiềm lực về vốn cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tài chính trong nước.

+ Nhanh chóng cải cách tiền lương cho doanh nghiệp Nhà nước theo hướng thị trường để tránh tình trạng chảy máu chất xám.

- Về phía các tổ chức:

+ Nâng cao tiềm lực tài chính thông qua các kênh như cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, liên kết để cùng lớn mạnh phát triển, đặc biệt đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết Ngân hàng -Chứng khoán - Bảo hiểm để hình thành các tập đoàn kinh doanh lớn trong nước đủ sức cạnh tranh với các tổ chức nước ngoài.

+ Chú trọng tới liên kết với tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính nước ngoài dưới nhiều hình thức nhằm thực hiện phương châm cùng thắng (win-win) khi hội nhập.

K42C

+ Các tổ chức cung ứng dịch vụ trong nước cần có chiến lược quảng bá thương

hiệu, phát triển khách hàng, không chỉ chú ý tới các khách hàng cũ, khách hàng truyền thống mà còn cần phát triển khách hàng mới, quan tâm với dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi.

+ Chú trọng thu hút chất xám cố gắng giữ được nguồn nhân lực có trình độ thông qua cơ chế tiền lương và các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng.

3.2. Các giải pháp r iêng đối với từng ngành nhằm thực hiện các cam kết sau khi gia nhập WTO

3.2.1. Giải pháp đối với ngành Bảo hiểm

a) Quan điểm phát triển ngành Bảo hiểm sau khi gia nhập WTO

- Phát triển dịch vụ bảo hiểm là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế đất nước. Dịch vụ bảo hiểm là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế quốc dân, có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tái sản xuất của nền kinh tế xã hội. Dịch vụ bảo hiểm chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống các dịch vụ tài chính, không chỉ đóng góp những nguồn lực tài chính cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà còn góp phần làm giảm gánh nặng giải quyết những vẫn đề rủi ro xã hội cho nhà nước và ngân sách.

- Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo quá trình tái sản xuất được ổn định. Ngoài ra, ngành bảo hiểm góp phần hình thành những quỹ tài chính để thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính.

- Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ bảo hiểm là cây cầu nối nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa lưu thông nội địa và lưu thông quốc tế. Các doanh nghiệp hội nhập vào nền kinh tế thế giới cần được đảm bảo về tài chính và các doanh nghiệp cũng cần tự bảo vệ chính mình, một phương án thông minh dành cho các doanh nghiệp là nên mua dịch vụ bảo hiểm cho các hoạt động kinh tế của mình. Nền kinh tế thế giới với thị trường rộng lớn, nhiều cơ hội thu được lợi nhuận cao và có nhiều rủi ro có thể gây ra sự đổ vỡ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm là nơi hỗ trợ về mặt tài chính cho hệ thống các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau trong nền kinh tế. Với ý nghĩa đó, phát triển dịch vụ bảo hiểm chính là giải pháp tốt

K42C

để thiết lập một cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội địa hội nhập kinh tế quốc tế bên cạnh những cơ chế khác.

- Phát triển dịch vụ bảo hiểm tương ứng với trình độ, tính chất của nền kinh tế, tạo điều kiện để mọi đối tượng trong nền kinh tế có thể tiếp cận được với các hình thức dịch vụ bảo hiểm. Đ ây là quan điểm mang tính định hướng chung cho hoạt động quản lý dịch vụ bảo hiểm trong nền kinh tế hội nhập sâu vào kinh tế thế giới.

- Nước ta có một thị trường nội địa thống nhất mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền tham gia các hoạt động kinh tế mà luật pháp không cấm. Nhu cầu tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm của người dân và các tổ chức ngày càng mở rộng. Vì vậy cần tạo điều kiện cho mọi đối tượng tiếp cận với các hình thức dịch vụ bảo hiểm. Theo đó, phát triển dịch vụ bảo hiểm theo hướng, pham vi và quy mô phục vụ đối tượng tham gia ngày càng rộng lớn, không chỉ trong nước mà còn vươn ra bên ngoài, khai thác một kênh thị trường quốc tế.

- Phát triển dịch vụ bảo hiểm toàn diện, bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dịch vụ của nền kinh tế và dân cư. Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và lưu thông hàng hóa được thông suốt, bình quân rủi ro của cá nhân cho cộng đồng. Do đó, phát triển bền vững và toàn diện dịch vụ bảo hiểm là yêu cầu khách quan của tái sản xuất xã hội và lưu thông hàng hóa. Mặt khác, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, trình độ nhận thức của các chủ thể cũng được nâng lên tương ứng, vì vậy dịch vụ bảo hiểm cũng tự nó phát triển lên phù hợp với quá trình đó của nền kinh tế. Phát triển bền vững, toàn diện đáp ứng yêu cầu tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm của nền kinh tế và dân cư là điều kiện tiên quyết cho hội nhập dịch vụ bảo hiểm quốc tế.

- Phát triển dịch vụ bảo hiểm cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm nhanh chóng hội nhập với dịch vụ bảo hiểm của nền kinh tế thế giới. Xu hướng hội nhập quốc tế và chính sách mở cửa về kinh tế đã tạo ra điều kiện để dịch vụ phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhu cầu tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm của các chủ thể kinh tế sẽ tăng dần theo tiến trình đi lên của nền kinh tế xã hội. Sự xuất hiện những nhu cầu mới là điều kiện để phát triển theo chiều rộng của dịch vụ bảo hiểm, cùng với quá trình phát triển theo chiều rộng là phát triển theo chiều sâu: những dịch vụ chăm sóc khách hàng, sẽ được các doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng hơn. Trong điều kiện thị trường dịch vụ bảo hiểm nước ta hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung phát triển theo chiều rộng với sự tăng lên mạnh

K42C

mẽ về số lượng các sản phẩm nhưng để hội nhập thành công và dịch vụ bảo hiểm quốc tế, các doanh nghiệp bảo hiểm cần chú trọng phát triển theo chiều sâu có như vậy mới giữ vững được thị phần đã chiếm lĩnh.

b) Mục tiêu của ngành bảo hiểm sau khi Việt Nam gia nhập WTO

- Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư.

- Bảo đảm cho các tổ chức cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Thu hút nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội

- Nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng những yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

c) Một số chỉ tiêu

- Tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân khoảng 24%/năm, trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ tăng khoảng 16.5 % /năm bảo hiểm nhân thọ tăng 28%

- Tỷ trọng doanh thu phí của toàn ngành bảo hiểm so với GDP là 4.2% năm 2010

- Tổng dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm tăng khoảng 12 lần, tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế tăng khoảng 14 lần so với năm 2002

- Tạo việc làm cho khoảng 150 nghìn lao động vào năm 2010, nộp Ngân sách Nhà nước từ nay đến 2010 tăng bình quân đạt 20%.

d) Giải pháp thực hiện cam kết đối với ngành Bảo hiểm sau khi Việt Nam gia nhập WTO

*Giải pháp về phía Nhà nước:

- Hoàn thiện các quy định pháp lý đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo ra một thị trường bảo hiểm phát triển ổn định và lành mạnh. Những hạn chế trong các quy định của Pháp luật điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực này sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động quản lý, giám sát, gây khó khăn trong áp dụng và làm nảy sinh nhiều tranh chấp.

+ Để thực hiện các cam kết, Nhà nước cần bổ sung các quy định về chi nhánh trực tiếp của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, bãi bỏ các quy định mang tính bảo hộ các doanh nghiệp trong nước về địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng, các loại hình

K42C

nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, tái bảo hiểm bắt buộc; hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép minh bạch, thận trọng thay thế cho cơ chế cấp phép theo từng trường hợp cụ thể.

+ Bổ sung, sửa đổi một số quy định nhằm tăng khả năng giám sát tài chính của các công ty bảo hiểm bao gồm vốn pháp định, khả năng thanh toán, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục tiêu lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, cam kết lâu dài đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Các quy định này giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị điều hành, phát hiện sớm các rủi ro đồng thời hỗ trợ cho công tác quản lý giám sát của các cơ quan chức năng.

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo sự lành mạnh của thị trường, bao gồm các quy định bảo vệ người tiêu dùng như hoàn thiện các quy định về nội dung và phương thức giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo tính an toàn của giao dịch cho cả người mua lẫn công ty bảo hiểm và các đối tượng liên quan (đại lý, môi giới bảo hiểm).

+ Điều chỉnh những quy định chưa hợp lý, chưa rò ràng: Ví dụ, việc áp dụng thuế suất VAT 10% như hiện nay đối với hoạt động tái bảo hiểm trong nước và miễn thuế VAT cho hoạt động tái bảo hiểm ra nước ngoài là chưa hợp lý. Bởi vậy, các doanh nghiệp chỉ tập trung tái bảo hiểm ra nước ngoài để được miễn thuế VAT. Nhà nước nên có chính sách miễn thuế đối với hoạt động tái bảo hiểm trong nước, từ đó sẽ khuyến khích các công ty tái bảo hiểm trong nước.

+ Bổ sung các quy định còn thiếu: Mọi quy định pháp lý về bảo hiểm nên được quy định rò ràng, trong một số văn bản pháp luật nhất định, cần có sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng khác nhau để đảm bảo hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động bảo hiểm của các ngành khác nhau như xây dựng, vận tải biển, cháy nổdễ hiểu hơn, rò ràng hơn và việc thi hành luật được chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, cần có những quy định chặt chẽ hơn về hoạt động tái bảo hiểm của các công ty bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm hầu như không phải cung cấp thông tin gì về hoạt động tái bảo hiểm của mình.thực hiện được điều này là một bước tiến để các quy

K42C

định pháp luật của Việt Nam tiến gần hơn các chuẩn mực quốc tế và góp phần cải tạo môi trường kinh doanh của bảo hiểm Việt Nam theo hướng bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, liên doanh và 100% vốn nước ngoài.

Trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm, để khắc phục tình trạng chỉ cạnh tranh trong khu vực các công ty bảo hiểm nước ngoài với nhau và các công ty trong nước với nhau, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành quy định bãi bỏ những hạn chế đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chỉ được phép hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân.. Đồng thời cũng cần tuyên truyền những quy định nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động môi giới bảo hiểm để lĩnh vực này có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam và tạo môi trường pháp lý bình đẳng thu hút thêm nguồn vốn đầu tư vào thị trường, tạo cơ hội cho thị trường kinh doanh bảo hiểm Việt Nam phát triển hơn nữa.

- Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ ngành bảo hiểm. Nguồn nhân lực hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường ở mức độ trung bình. Trong bối cảnh hội nhập khi mà các công ty nước ngoài ồ ạt vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, một vấn đề đặt ra là là trong quá trình đào tạo, các cán bộ, sinh viên, cần phải được tiếp xúc, hiểu biết và nắm chắc những quy định để được tiêu chuẩn hóa.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo hướng tiếp tục mở cửa thị trường bảo hiểm phù hợp với lộ trình cam kết. Việt Nam cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhà nước cần giảm dần sự bảo hộ đối với doanh nghiệp trong nước, tiến tới xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo nguyên tắc minh bạch, công bằng, phù hợp với chuẩn quốc tế đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên việc cấp phép thành lập cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với quy mô, yêu cầu phát triển của thị trường, lộ trình hội nhập và cam kết quốc tế. Chú trọng các công ty bảo hiểm thuộc các nước có quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam, các công ty có năng lực tài chính, trình độ công nghệ, kinh nghiệm hoạt động bảo hiểm và có đóng góp vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nhà nước cần thể chế hóa các cam kết thành các văn bản pháp luật

Ngày đăng: 07/06/2022