Cơ Hội Từ Việc Thực Hiện Các Cam Kết Đối Với Ngành Bảo Hiểm

K42C

doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Một số doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước sẽ tiến hành cổ phần hóa, trong đó sức ép chia lãi cho cổ đông không phải là nhỏ nếu kinh doanh bảo hiểm và đầu tư không có hiệu quả.

3.1.2. Cơ hội từ việc thực hiện các cam kết đối với ngành bảo hiểm

Bên cạnh những thách thức, việc mở cửa thị trường sẽ mang lại các cơ hội lớn trong quá trình cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước.

a) Đối với hoạt động của thị trường bảo hiểm

- Gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam dự đoán sẽ phát triển với tốc độ nhanh trên 8%/năm thu nhập của người lao động ngày càng tăng lên (Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người đạt 720 USD và năm 2007, dự kiến sẽ là 820 USD), lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước sẽ kết thúc vào năm 2009, số lượng các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tăng, tập quán mua bảo hiểm để an toàn trong kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài sẽ lan rộng trong khối kinh tế - xã hội và theo chiến lược phát triển kinh tế xã

hội Việt Nam đến năm 2010, GDP sẽ đạt 1000-1100 USD/người, đầu tư toàn xã hội 39%

- 40% GDP, ODA 11 tỷ USD, FDI 25 tỷ USD, xuất khẩu 69 tỷ USD, nhập khẩu 70 tỷ USD, du lịch quốc tế 6 triệu lượt người. Ngoài ra, tiến độ cải cách và mở cửa nền kinh tế tiếp tục được thúc đẩy, cơ chế quản lý Nhà nước về bảo hiểm ngày càng hoàn thiện hơn sẽ là cơ sở vững chắc cho các thị trường bảo hiểm hoạt động lành mạnh.

- Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một trong những thị trường bảo hiểm lớn còn lại ở châu Á, hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư săn tìm một vùng đất còn tương đối mới mẻ, ít đối thủ cạnh tranh nặng ký và thiếu nhiều sản phẩm bảo hiểm (có chất lượng quốc tế) mà các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có thế mạnh. Xu hướng có thể nhìn thấy là các doanh nghiệp nước ngoài đổ bộ vào thị trường bảo hiểm Việt Nam hậu WTO sẽ còn tiếp tục mạnh hơn. Việc tham gia thị trường của những công ty bảo hiểm mới, đặc biệt là các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ đa dạng hóa và khiến thị trường sôi động hơn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

52

K42C

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và lộ trình thực hiện - 11

- Việc cho phép thêm các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tham

gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam sẽ tăng thêm năng lực khai thác bảo hiểm của thị trường bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế sẽ giúp chuyển giao công nghệ khai thác bảo hiểm và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm tại Việt Nam. Với năng lực tài chính mạnh, các doanh nghiệp bảo hiểm mới tham gia thị trường này cũng sẽ cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Trong điều kiện cung cấp dịch vụ tốt hơn, khách hàng sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Đặc biệt, chi phí bảo hiểm là một cấu phần ngày càng quan trọng trong chi phí sản xuất và kinh doanh của các đơn vị kinh tế khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vì vậy giảm giá thành đầu vào đối với chi phí bảo hiểm sẽ giúp giảm một cách tương đối giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam và là cơ sở để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung trong điều kiện toàn cầu hoá ngày càng được đẩy mạnh.

Tóm lại, việc cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ đem lại những lợi ích tổng thể cho thị trường.

b) Đối với các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong nước

- Mở cửa thị trường tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước.

- Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Bảo hiểm Nhà nước chuyển đổi cơ cấu để tăng khả năng cạnh tranh.

Ngoài những cơ hội được đề cập như trên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần phải mất nhiều năm các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mới thích nghi được với nền văn hóa bản địa, thu thập thông tin, nghiên cứu các rủi ro ở địa phương, thiết kế sản phẩm, xây dựng mạng lưới bán bảo hiểm, và đào tạo nhân sự. Thông thường, cần từ 5-8 năm để một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mới thành lập có lãi. Giai đoạn làm quen và điều chỉnh này cũng cho phép doanh nghiệp nội địa cải cách và nâng cấp chất lượng hoạt động. Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cũng đã tỏ ra hết sức năng động và sẵn sàng cho cuộc chơi mới. Kể cả phải đối mặt với sự hiện diện của nhiều

K42C

doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài như hiện nay, nhưng các doanh nghiệp nội địa vẫn đang dẫn đầu thị trường. Bởi chúng ta có những lợi thế nhất định là hiểu được tập quán, phong tục và nhu cầu bảo hiểm của người Việt Nam. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cung cấp dịch vụ gia tăng cho khách hàng nhiều hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn và giải quyết bồi thường khiếu nại nhanh hơn, thì sẽ chiến thắng trên sân nhà.

Một lý do khác cho sự lạc quan của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đó là: dựa trên diễn biến thị trường bảo hiểm gần đây, ta có thể dự đoán rằng thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ chỉ ở mức vừa phải trong vòng khoảng 10 năm sau, bởi vì:

- Các doanh nghiệp nước ngoài thường theo đuổi phương châm kinh doanh thận trọng, dẫn đến tốc độ thâm nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ ở mức chậm.

- Sự tự do hóa ngành bảo hiểm sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cả các doanh nghiệp bảo hiểm nội địa và nước ngoài, vì các doanh nghiệp nội địa, nhất là các doanh nghiệp cổ phần và tư nhân, sẽ phải đối mặt với ít rào cản hơn và được đặt trong một môi trường kinh doanh thân thiện hơn.

- Các doanh nghiệp nội địa đã thiết lập được mạng lưới bán hàng sâu rộng. Các doanh nghiệp nước ngoài không thể phát triển được mạng lưới như vậy trong một thời gian

ngắn. Ở Việt Nam, giao dịch mặt đối mặt vẫn là hình thức phổ biến và hữu hiệu nhất. Phương pháp marketing trực tiếp như bán bảo hiểm qua Internet hay thương mại điện tử, một trong những thế mạnh về công nghệ của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, sẽ không phát huy tác dụng vì dân chúng chưa có thói quen và điều kiện để thực hiện.

- Quan trọng hơn, thị phần không phải là vấn đề đáng lo ngại. Sớm hay muộn thì thị phần của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tăng lên nhiều so với mức còn rất khiêm tốn như hiện tại. Nhưng vì thị trường bảo hiểm sẽ tăng trưởng về mặt quy mô nên các doanh nghiệp bảo hiểm nội địa vẫn có nhiều cơ hội để tăng thu nhập, mặc dù thị phần của họ giảm sút, và tất nhiên là mục tiêu của họ là lợi nhuận chứ không phải thị phần.

Trong tương lai, thị trường bảo hiểm sẽ có tác động lớn đến nền tài chính và kinh tế khi nó phát triển đến mức cao hơn về quy mô và độ phức tạp. Bởi vậy, nhiệm vụ của cơ quan chức năng là đảm bảo thị trường có đủ vốn hoạt động, thông qua các yêu cầu về

K42C

thanh khoản. Chính phủ còn có thể hạn chế vốn chảy ra nước ngoài bằng cách yêu cầu một tỷ lệ lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư vào ngành, trong khuôn khổ cho phép của WTO.

Bên cạnh việc nhìn nhận những tác động của cam kết từ góc độ cơ hội và thách thức, đi sâu vào các phân ngành bảo hiểm, loại hình sở hữu của doanh nghiệp và khu vực

địa lý, có thể thấy các cam kết gia nhập WTO sẽ có tác động rất khác nhau. Cụ thể:

Tác động của cam kết đối với bảo hiểm phi nhân thọ sẽ lớn hơn so với bảo hiểm nhân thọ. Các doanh nghiệp bảo hiểm trong hai phân ngành này phải đối mặt với hai môi trường cạnh tranh rất khác nhau. Thị trường bảo hiểm nhân thọ đã được mở cửa từ chục năm nay, trong khi thị trường bảo hiểm phi nhân thọ thì chưa. Bởi vậy, các doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm nhân thọ đã quen với sự cạnh tranh quyết liệt, trong khi doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ thì vẫn còn chưa biết mấy đến khái niệm cạnh tranh. Hiện tại, bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam chủ yếu gồm bảo hiểm phương tiện giao thông và kinh doanh thương mại. Các lĩnh vực khác như bảo hiểm nợ, tín dụng xuất khẩu, nông nghiệp, xây dựng, vận tải, và bảo hiểm dự án, công trình... còn rất khiêm tốn, mặc dù chúng rất quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ thâm nhập vào và kiểm soát thị trường cho những sản phẩm đang chưa phát triển này. Còn sản phẩm trên thị trường bảo hiểm nhân thọ thì ít đa dạng hơn, do đó mức độ cạnh tranh trên thị trường này cho đến nay vẫn lớn hơn. Tất nhiên, khi mở cửa thị trường bảo hiểm nhân thọ tập thể, hưu trí và sức khỏe cho cạnh tranh nước ngoài thì mức độ tác động của WTO lên ngành bảo hiểm nhân thọ sẽ lớn hơn.

Về mặt địa lý, các doanh nghiệp và chi nhánh bảo hiểm ở những vùng xa các trung tâm đô thị sẽ cảm thấy sức ép cạnh tranh lớn hơn từ WTO vì hiện tại các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vẫn hầu như chỉ tập trung ở khu vực đô thị lớn do sức hấp dẫn lớn hơn và số lượng doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn ít, chưa cảm thấy sức ép phải mở rộng địa bàn hoạt động do sự hạn hẹp của thị trường ở các đô thị. Kể cả đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nội địa, sự cạnh tranh cũng chỉ gay gắt trong các đô thị lớn. Do đó, các doanh nghiệp hay chi nhánh bảo hiểm ở các vùng khác có ít khả năng đương đầu


55

K42C

với cạnh tranh và các thay đổi nói chung khi các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện ở đây.

Về mặt sở hữu, tác động của WTO lên các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước sẽ lớn hơn lên các doanh nghiệp cổ phần và tư nhân. Các doanh nghiệp nhà nước có nhiều vấn đề hơn về hệ thống quản lý so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, kém cạnh tranh hơn do được bảo hộ, và phải mang những gánh nặng mà các doanh nghiệp khác không bị (ví dụ, buộc phải bán những dòng sản phẩm không có lãi).

Ngoài ra, tác động của WTO lên các doanh nghiệp tái bảo hiểm sẽ lớn hơn lên các doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm gốc nội địa cũng phải đối mặt với cạnh tranh từ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc nước ngoài nhưng rào cản về khác biệt văn hóa sẽ hạn chế phần nào sự cạnh tranh này. Trong khi đó, khách hàng của các doanh nghiệp tái bảo hiểm nội địa là các công ty bảo hiểm nước ngoài chứ không phải là cá nhân nên rào cản văn hóa không giúp ích mấy cho các doanh nghiệp tái bảo hiểm nội địa tránh được đối đầu trực tiếp với các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài lớn hơn, giàu kinh nghiệm hơn, và có uy tín hơn. Hiện tại, các doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm ra nước ngoài đều phải thực hiện tái bảo hiểm bắt buộc tối thiểu 20% với Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE). Nhưng sau khi gia nhập WTO một năm thì quy định này bãi bỏ, trực tiếp tước đi một phần thu nhập của VINARE, cũng có nghĩa là tước đi một phần thu nhập của thị trường tái bảo hiểm của Việt Nam.

Tóm lại, với số dân khoảng 84 triệu người nhưng mới chỉ có khoảng 5 triệu người tham gia bảo hiểm với mức phí bảo hiểm bình quân khoảng 10USD. Thị trường bảo hiểm Việt Nam thực sự là một thị trường tiểm năng. Mặc dù những tác động từ cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực bảo hiểm là to lớn, nhưng với chiến lược vừa học hỏi, cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, vừa phát huy lợi thế chủ nhà lại thêm thế mạnh chiều sâu tâm lý, doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam tự tin sẽ tìm đường tiến sâu tiến rộng vào thị trường.


56

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022