Tác Động Từ Việc Các Cam Kết Đối Với Ngành Ngân Hàng

3.2. Tác động từ việc các cam kết đối với ngành Ngân hàng

Hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt gia nhập WTO có thể mang lại nhiều thuận lợi song cũng đặt ra không ít khó khăn cho VN nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Quá trình triển khai thực hiện lộ trình cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng có thể dự đoán một số ảnh hưởng như sau.

3.2.1. Tác động tích cực a) Đối với khách hàng

Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường hàng hóa quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu; Trong khi đó, các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài cũng có điều kiện thâm nhập và xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Việt Nam. Điều đó dẫn đến các luồng vốn chu chuyển thông qua hệ thống tài chính, ngân hàng cũng gia tăng. Với sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài có tên tuổi, có tiềm lực, uy tín sẽ làm góp phần thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng quốc tế của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến nghĩa vụ Thanh toán và chuyển tiền sẽ giúp cho việc chuyển khoản và thanh toán quốc tế trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn, thúc đẩy sự phát triển của thương mại hàng hóa nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêngb) Đối với môi trường hoạt động ngân hàng

Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng sẽ tạo đà thúc đẩy Ngân hàng Nhà nước nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành, thực thi chính sách tiền tệ độc lập, đổi mới cơ chế kiểm soát tiền tệ, lãi suất, tỷ giá dựa trên cơ sở thị trường, tạo ra lực đẩy cho sự phát triển của thị trường tiền tệ. Hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường tiền tệ hoạt động an toàn và hiệu quả góp phần tạo môi trường hoạt động chính sách tiền tệ hữu hiệu. Gia nhập WTO là động lực đối với sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp Việt

Nam. Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới, nâng cao năng lực kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, môi trường kinh doanh ngân hàng có mức độ rủi ro thấp hơn, hoạt động của các ngân hàng theo đó sẽ an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn.

Quá trình thực hiện các cam kết WTO sẽ thúc đẩy cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng sẽ hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Khi đó, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ thúc đẩy hiệu quả trong huy động, phân bổ các nguồn vốn cũng như việc kinh danh của mỗi ngân hàng. Hơn nữa, quá trình này chứng kiến việc sắp xếp lại các thị trường và hoạt động ngân hàng theo hướng chuyên môn hóa (trong lĩnh vực bán lẻ, bán buôn, hoặc đầu tư) căn cứ vào thế mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

Theo cam kết, Việt Nam phải áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong WTO/GATS, trong đó có nguyên tắc minh bạch. Theo đó, sự tăng cường phối hợp chính sách, trao đổi thông tin, và phối hợp hành động giữa Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính quốc tế sẽ giúp tăng cường sự an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam và đối phó với những biến động của thị trường tài chính tiền tệ trong nước.

Việc mở của thị trường theo các cam kết song phương và đa phương với sự xuất hiện của nhiều hình thức hiện diện thương mại là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ mới như ATM, e-banking, Internet-banking, phone-bankingkhiến thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam sẽ trở nên sôi động. Đó là cầu nối để thị trường tài chính Việt Nam bước vào sân chơi hội nhập cùng hệ thống ngân hàng trong khu vực và quốc tế.

Hội nhập quốc tế nói chung và việc thực hiện các cam kết nói riêng sẽ làm tăng uy tín và vị thể của hệ thống ngân hàng VN, nhất là trên thị trường tài chính khu vựcc) Đối với các ngân hàng trong nước

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và lộ trình thực hiện - 12

Thị trường sẽ xuất hiện những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường.

K42C

Quá trình cạnh tranh và hợp tác kinh doanh, liên kết với các ngân hàng nước

ngoài sẽ thúc đẩy sự học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng của các ngân hàng trong nước. Sự tham gia điều hành, quản trị của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước sẽ tạo điều kiện cải thiện nhanh chóng trình độ quản trị kinh doanh của ngân hàng đó.

Các ngân hàng trong nước với cơ hội có được sự hỗ trợ về tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới từ phía các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế; hỗ trợ xây dựng năng lực quản trị ngân hàng tiên tiến, sẽ được tăng cường khả năng phòng ngừa và xử lý rủi ro nhờ áp dụng công nghệ ngân hàng, kỹ năng quản trị, phát triển sản phẩm mới.

Sự phát triển quan hệ thương mại và gia tăng đầu tư quốc tế cùng với áp lực cạnh tranh tạo động lực cho các ngân hàng trong nước không ngừng cải thiện chất lượng, giá cả, cung ứng các công cụ tài chính, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư quốc tế đa dạng danh mục đầu tư trong nước một cách sâu rộng.

Về mặt nhân sự, khi các ngân hàng nước ngoài có trình độ chuyên môn và mức độ tín nhiệm cao tuyển dụng nhân viên là người bản địa thì đó là cơ hội để nguồn nhân lực trong nước thu nạp kỹ năng, công nghệ cao. Điều này sẽ là một thuận lợi khi họ quay lại làm việc cho các ngân hàng trong nước

Thực hiện cam kết, thúc đẩy các ngân hàng trong nước nâng cao tính minh bạch, thực hiện công khai hóa thông tin và áp dụng chế độ kế toán, kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp các ngân hàng Việt Nam có thêm kinh nghiêm để công khai hóa báo cáo tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ để đáng giá khách quan về tính hình hoạt động của ngân hàng, tạo sự tin tưởng cho khách hàng

Sự hiện diện của các thể chế tài chính quốc tế sẽ giúp các ngân hàng trong nước tiếp cận thị trường vốn quốc tế dễ dàng hơn, hiệu quả tăng lên trong huy động và sử dụng vốn, các ngân hàng trong nước sẽ phản ứng nhanh nhạy điều chỉnh linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, các chi phí cơ hội.

3.2.2. Tác động tiêu cực

a) Đối với môi trường hoạt động ngân hàng

59

K42C

Gây nên tình trạng overbanking, sự đổ bộ của ngày càng nhiều ngân hàng nước

ngoài sẽ tạo môi trường cạnh tranh thiếu ổn định và khó kiểm soát và làm tăng tính phức tạp trong quản lý giám sát các hoạt động ngân hàng. Nhiều ngân hàng nước ngoài chỉ chọn đối tượng khách hàng làm ăn có lãi, ít rủi ro để cung ứng dịch vụ, phần còn lại dành cho các ngân hàng trong nước. Tính bất ổn của thị trường thể hiện do cơ chế cho vay của các ngân hàng nước ngoài khác với ngân hàng trong nước. Khi cho vay, ngân hàng nước ngoài dựa vào các giấy tờ có giá, hoặc uy tín của công ty hoặc sự bảo lãnh của công ty mẹ, còn các ngân hàng trong nước phục vụ khách hàng dựa vào đơn xin vay, phương án kinh doanh, tài sản thế chấpVới đặc thù nền kinh tế nhiều thành phần, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn và rủi ro tín dung cũng rất phổ biến đối với các doanh nghiệp này, các ngân hàng thương mại trong nước chỉ có thể cho vay theo món nhỏ, số tiền ít, thủ tục giải ngân chặt chẽ, trong khi các ngân hàng nước ngoài cho vay với số tiền lớn, thủ tục đơn giản, thuận tiện.

Việc thực hiện các cam kết đặt ra thách thức đối với hệ thống pháp luật về ngân hàng của Việt Nam. Hiện tại hệ thống pháp luật về ngân hàng chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, và một số điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế (đã được đề cập ở chương I), còn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức tín dụng, giữa các nhóm ngân hàng, giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, dẫn đến sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, đòi hỏi phải được sửa đổi tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng theo đúng các nguyên tắc của WTO. Bên cạnh đó, chính sách về cạnh tranh của Việt Nam cũng chưa thống nhất để quản lý cạnh tranh và định hướng cho các doanh nghiệp, đặc biệt cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.

Việc mở cửa thị trường nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động từ bên ngoài, từ thị trường tài chính khu vực và thế giới trong khi năng lực điều hành chính sách tiền tệ và năng lực giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN vẫn còn hạn chế.

Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và xóa bỏ chính sách bảo hộ của Nhà nước sẽ làm tăng độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Một số doanh nghiêp sẽ gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá hạn là khó tránh khỏi đối với hệ thống ngân hàng

K42C

Mở cửa cũng sẽ tạo điều kiện cho các tội phạm quốc tế về tài chính - ngân hàng

gia tăng như tội phạm rửa tiền, tội phạm công nghệ cao, lừa đảo tài chính quốc tế

c) Đối với các ngân hàng trong nước

Các ngân hàng trong nước sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về khách hàng và hệ thống kênh phân phối. Rủi ro đến với hệ thống ngân hàng trong nước tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức trong nước thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng, có chất lượng cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ tạo ra những áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các ngân hàng trong nước trong việc tranh giành thị phần.

Mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc Việt Nam phải chấp nhận luật chơi chung, bình đẳng áp dụng cho tất cả các tổ chức tài chính - ngân hàng (trong nước và nước ngoài). Theo đó các ngân hàng trong nước sẽ mất đi sự bảo hộ của Nhà nước trong khi đó bản thân các ngân hàng này nhìn chung năng lực cạnh tranh còn thấp.

Cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung, ngân hàng trong nước đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám do sức hút lớn từ phía các ngân hàng nước ngoài đối với đội ngũ cán bộ ngân hàng.

3.3 Tác động từ việc thực hiện các cam kết đối với ngành Chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là đang ở giai đoạn đầu phát triển nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nước Thành viên, đặc biệt là các nước có nền tài chính phát triển và đặt yêu cầu cao về mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài. Về khuôn khổ pháp luật và công tác quản lý nhà nước, nhìn chung, các cam kết về chứng khoán là phù hợp với Luật Chứng khoán mới được ban hành và định hướng phát triển của Chính phủ trong lĩnh vực này. Để thực thi hiệu quả các cam kết đã đưa ra, trong thời gian tới Chính phủ sẽ tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán, trong đó đặc biệt chú trọng đến các nội dung hướng dẫn cụ thể về việc tham gia của bên nước ngoài như thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh. Tăng cường chức năng kiểm soát,

K42C

hoàn thiện quy chế xử lý tranh chấp. Tác động từ các cam kết của Việt Nam đến hoạt động thị trường chứng khoán nói chung và bản thân các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán trong nước nói riêng.được nhìn nhận dưới 2 góc độ: Cơ hội và thách thức

3.3.1. Cơ hội từ việc thực hiện cam kết đối với ngành Chứng khoán a) Đối với hoạt động của thị trường chứng khoán

Với mức độ tự do hóa thị trường theo cam kết WTO, các công ty nước ngoài tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam ngày càng nhiều. Theo đó, các doanh nghiệp và người dân sẽ có cơ hội được tiếp cận, được cung cấp các dịch vụ quản lý các khoản tiết kiệm và đầu tư tốt hơn. Đồng thời sự gia tăng của các công ty niêm yết, cùng quá trình đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tăng nhu cầu định giá doanh nghiệp, nhu cầu phát hành, tìm đối tác chiến lược, tìm thị trường niêm yết (trong nước, nước ngoài) là những yếu tố tăng cầu đối với dịch vụ của các công ty chứng khoán, thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.

Việc mở cửa thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng là cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp. Sự xuất hiện và tham gia của các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư nước ngoài có tác động mạnh đến phát triển thị trường, dẫn dắt thị trường.

Các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường trong nước sẽ làm nảy sinh nhu cầu về các loại hình dịch vụ mới như dịch vụ về tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, pháp lý, dịch vụ quản lý tài sản vốn còn thiếu hụt trên thị trường và các dịch vụ này sẽ có xu hướng phát triển và chuyên môn hoá cao hơn.

Sự tham gia thị trường của các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quĩ có vốn ĐTNN và các chi nhánh vai trò là định chế trung gian trên thị trường sẽ làm thị trường sôi động hơn,.góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK

Việt Nam cam kết mở cửa thị trường chứng khoán hoàn toàn sau 5 năm, như vậy quãng thời gian 5 năm còn lại được đánh giá là bước đệm cần thiết để công ty chứng khoán nội địa hoàn thiện hơn và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc hội nhập thực sự.b) Đối với các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán trong nước


62

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022