Xếp Hạng Khả Năng Cạnh Tranh Của Hệ Thống Ngân Hàng - Tài Chính Việt Nam Và Các Nước Xét Theo Khả Năng Gia Nhập Thị Trường, 2000


Bảng 2.5 Xếp hạng khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng - tài chính Việt Nam và các nước xét theo khả năng gia nhập thị trường, 2000



Chỉ số

Việt Nam

Trung Quốc

Singa- pore

Malay- sia

Thái Lan

Indo- nesia

Philip- pin


Khả năng tham gia của ngân hàng mới vào lĩnh vực ngân hàng


51


58


47


59


56


50


29

Tỷ trọng ngân hàng tư nhân


59


7


30


11


13


58


36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 6

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới, 20002


2.2.2.2 Xu thế cạnh tranh giữa các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thương mại Việt Nam

Hiện nay, xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh trên phạm vi toàn thế giới đặt ra những thách thức lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam không chỉ trong việc hướng các hoạt động của mình ra thị trường bên ngoài mà còn phải tự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam.

Thứ nhất, về thị trường tín dụng, cạnh tranh về cho vay sẽ trở nên gay gắt khi các ngân hàng nước ngoài đã hiểu rõ thị trường Việt Nam và môi trường pháp lý đảm bảo cho họ xử lý rủi ro để thu hồi nợ trong trường hợp cần thiết.


2 Số liệu tham khảo từ Dự án VIE 01/025 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương


Thứ hai, giao dịch thanh toán và chuyển tiền, là lĩnh vực có ưu thế của các ngân hàng nước ngoài cả về loại hình và chất lượng dịch vụ. Sau khi tạo dựng uy tín tại Việt Nam, các ngân hàng này sẽ thu hút một khối lượng đáng kể các khách hàng Việt Nam.

Thứ ba, dịch vụ tư vấn môi giới, phát triển doanh nghiệp, là lĩnh vực hoạt động thu hút sự quan tâm của khách hàng Việt Nam, đặc biệt là dịch vụ liên quan đến chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong quá trình đàm phán, các ngân hàng nước ngoài thường quan tâm và gây sức ép nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động tại Việt Nam dưới mọi hình thức, nhất là ngân hàng bán lẻ và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam có ưu thế so với các ngân hàng nước ngoài là có mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, có mối quan hệ truyền thống với khách hàng qua nhiều năm, và điều chủ yếu là có sự hiểu biết một cách cụ thể các yêu cầu của khách hàng, khả năng khách hàng và những vấn đề về văn hoá, tập tục mà ngân hàng nước ngoài không thể có được trong quan hệ với khách hàng bản địa. Ngoài ra, hiên nay các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tích cực triển khai đề án tái cơ cấu lại đã được Chính phủ phê duyệt, có sự hỗ trợ rất tích cực của các tổ chức quốc tế như WB, IMF... và chính phủ các nước. Nếu thực hiện thành công chương trình tá cơ cấu ngân hàng thương mại như tiến độ đã được Chính phủ phê chuẩn thì năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại sẽ được cải thiện đáng kể, một số ngân hàng thương mại sẽ đạt được thứ hạng cao trong khu vực.

2.2.2.3 Tình trạng nợ khó đòi của các ngân hàng


Tình trạng về nợ trong bảng cân đối tài sản các ngân hàng có liên quan

đến tính lành mạnh của các ngân hàng và các định chế tài chính. Đặc biệt, tỷ


lệ nợ xấu cao sẽ khiến các ngân hàng, định chế tài chính dễ bị tổn thương khi chịu các cú sốc bên ngoài (tăng tỷ giá, thị trường chứng khoán sụt giá đột ngột, suy thoái kinh tế...). Như vậy, tình trạng về nợ của các ngân hàng và

định chế tài chính có ảnh hưởng tới tính lành mạnh của hệ thống tài chính- ngân hàng, qua đó tác động lên khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.

Một số ngân hàng thương mại quốc doanh và đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần có nợ quá hạn, khó đòi vượt quá vốn tự có. Điều đó chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng khá lớn và chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thấp. Vấn đề này có liên quan đến: 1) Trình độ quản lý hạn chế của các ngân hàng thương mại; 2) Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp của các khách hàng của ngân hàng; 3) Chính sách tín dụng; 4) Chất lượng giám sát tín dụng của ngân hàng nhà nước; và 5) Các thiết chế về bảo toàn tiền gửi và cho vay nói chung.

2.2.2.4 Kiểm tra và giám sát tài chính đối với khách hàng


Hiệu quả thanh tra giám sát nội bộ còn thấp, còn hình thức, thiếu những tiêu chuẩn khách quan về quản lý tín dụng. Sự can thiệp của nhà nước, sự thiếu minh bạch về pháp lý, sự không bình đẳng về luật chơi đã khiến cho vấn

đề lạm dụng lòng tin rất lớn và khó khắc phục trong ngắn hạn và trung hạn.


Các hoạt động thanh tra, giám sát còn chồng chéo và thiếu độc lập, do vậy các vi phạm trong hoạt động ngân hàng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời. Ngoài ra, thiếu các bộ phận chuyên phân tích, đánh giá tình trạng tài chính của các ngân hàng thương mại và dự báo xu hướng phát triển các ngân hàng cũng làm cho việc sửa đổi các quy định không kịp thời.

Nghiệp vụ của các cán bộ thanh tra còn chưa cao. Cơ sở dữ liệu về các hoạt động của ngân hàng thường không đầy đủ và thiếu nhất quán. Các quy


định về phân loại nợ, dự phòng rủi ro (như trốn hoặc vỡ nợ) và quy định về vốn bắt buộc còn lỏng lẻo hơn các nước trong khu vực.

Cuối cùng, năng lực quản lý của các ngân hàng thương mại của Việt Nam nhìn chung còn thấp do phần lớn các ngân hàng thương mại Việt Nam

đều mới thành lập, hoặc mới thực sự hoạt động theo nguyên tắc thị trường trên dưới 10 năm. Đội ngũ cán bộ quản lý và viên chức ngân hàng phần lớn chưa

được đào tạo một cách cơ bản, chưa được trang bị những kiến thức, nghiệp vụ cần thiết của kinh tế thị trường, ngân hàng hiện đại. Trong nhiều trường hợp, do mức cạnh tranh thấp nên chưa tạo ra được sức ép nâng cao trình độ quản lý, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ; Quan hệ giữa quyền hạn, lợi ích chưa rõ ràng kể cả trong ngân hàng thương mại quốc doanh lẫn trong ngân hàng cổ phần. Công nghệ còn lạc hậu, đặc biệt là công nghệ thông tin quản lý, giám sát....

Yếu tố hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tác động đáng kể lên mức độ rủi ro ngân hàng. Trước hết, khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam rất thấp và có xu hướng giảm. Mặc dù các ngân hàng thương mại đã có nhiều cố gắng phát triển các dịch vụ phi tín dụng như đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán v.v. nhưng lợi nhuận từ các hoạt động nay hầu như không bù đắp nổi việc suy giảm nhanh chóng của lợi nhuận từ khu vực tín dụng do: nợ quá hạn lớn; chênh lệch lãi suất tiền gởi và cho vay thu hẹp nhanh ; công nghệ ngân hàng còn lạc hậu. Điều này cho thấy trình độ quản lý và công nghệ ngân hàng lạc hậu là vấn đề cấp bách của hệ thống ngân hàng.

Như vậy, xét chung theo tình trạng nợ, tiền gửi ngoại tệ trong các bảng cân đối tài sản các ngân hàng và hiệu quả điều tiết, giám sát tài chính thì các mức độ rủi ro tài chính vẫn còn cao, tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng


của Việt Nam vẫn còn yếu kém so với các nước đang khảo sát (xem Bảng 2.6).


Bảng 2.6 So sánh chất lượng hệ thống ngân hàng Việt Nam với một số nước chọn lọc, 2000


Chỉ số

Việt

Nam

Trung

Quốc

Singa-

pore

Malai

-xia

Thái

Lan

Indo-

nexia

Phili-

pin

Mức độ rủi ro tài chính


49


5


3


9


21


46


28

Tính lành

mạnh của các ngân hàng


53


50


13


41


56


58


34


Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 20003


2.2.2.5 Kiểm soát lãi suất


Trong tiến trình hội nhập kinh tế, lãi suất ở Việt Nam từng bước được tự do hoá, từ xoá bỏ chế độ trần lãi suất (2/8/2000) đến xoá bỏ lãi suất cơ bản (6/2001). Từ tháng 6/2001 mức lãi suất cho vay ngoại tệ được ấn định theo cung cầu trên thị trường. Ngân hàng nhà nước không khống chế theo biên độ lãi suất SIBOR 3 tháng + 0,1%/năm đối với vốn vay ngắn hạn và SIBOR 6 tháng + 2,5% năm đối với cho vay trung dài hạn. Tuy vậy, lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại và tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại Ngân hàng nhà nước vẫn do Ngân hàng nhà nước quy định nhằm khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại và các ngân hàng thương mại không gửi ngoại tệ ra


3 Số liệu tham khảo từ Dự án VIE 01/025 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương


nước ngoài. Lãi suất tiền đồng đã được tự do hoá. Trên thực tế chênh lệch lãi suất còn lớn so với hầu hết các nước được khảo sát.

Mức lãi suất trong nước vẫn còn cao hơn nhiều so với thị trường thế giới. Đến tháng 6/1998, sau khi cắt giảm lãi suất 5 lần trong vòng 30 tháng mức lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi 6 tháng tương ứng là 6,93% và 3,96%.

Đến giữa năm 2003 mức lãi suất tiền gửi lên đến 8,5%.


Hơn nữa, hiện nay dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng, các nghiệp vụ mới như thanh toán dịch vụ qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án chưa phát triển. Bên cạnh đó, phần lớn các ngân hàng thương mại thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn yếu, thiếu tính

độc lập; hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý (MIS) còn chưa tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Đội ngũ lao động của các ngân hàng thương mại Việt Nam khá đông nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập. Không có hệ thống khuyến khích hợp lý để thu hút nhân tài và

áp dụng công nghệ hiện đại. Cơ cấu tổ chức trong nội bộ nhiều ngân hàng thương mại lạc hậu, không phù hợp với các chuẩn mực quản lý hiện đại đã

được áp dụng phổ biến từ nhiều năm nay ở các nước.


2.2.3 Chính sách mở cửa và hội nhập


Việt Nam được thế giới đánh giá là một quốc gia có những bước tiến vững chắc và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển, đã ký kết hơn 80 hiệp định thương mại


và đầu tư song phương và có quan hệ hợp tác kinh tế với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã chủ động từng bước gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, ASEM và hiện đang từng bước vững chắc hội nhập vào tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh - WTO - có 151 thành viên chính thức và 39 quan sát viên đang đàm phán để gia nhập WTO.

Chúng ta đều biết, gia nhập WTO có nghĩa là chúng ta sẽ có một sân chơi bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Thị trường toàn cầu sẽ mở ra, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến và được thử sức mình ở một sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết là gia nhập WTO sẽ có nhiều thách thức phải vượt qua, trong đó đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất nhập khẩu hàng hoá và thu hút đầu tư nước ngoài.

2.2.3.1 Thương mại:


+ Kết quả đạt được trong những năm gần đây:


Qua gần 20 năm đổi mới, thương mại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. thị trường xuất khẩu được mở rộng cùng với sự gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hoá và các loại hình thị trường.

Thực tế những vừa qua cho thấy xuất khẩu đã trở thành nhân tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy phân công lao động xã hội. Mặt khác, thông qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, chúng ta có điều kiện tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước, có thể nhập nguyên vật liệu và những yếu tố đầu vào cần thiết khác để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp, góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Có thể khái quát những kết quả đạt được trong hoạt động xuất nhâp khẩu như sau:


Tính riêng trong năm 2005, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn trong nước và từ thị trường thế giới, như giá cả hàng hóa và nguyên, nhiên liệu nhập khẩu đều có những diễn biến tăng đột xuất, sản xuất công nghiệp tăng chậm trong những tháng đầu năm, hạn hạn, thiếu điện, bùng phát dịch cúm gia cầm… nhưng xuất khẩu vẫn tạo ra được những bứt phá một cách ngoạn mục, đạt kim ngạch ở mức kỷ lục: 32,233 tỉ USD, tăng 21,6% so với năm 2004 và bằng 104,9% chỉ tiêu của Chính phủ đặt ra từ đầu năm (30,7 tỉ USD); nhiều hàng hoá xuất khẩu chủ lực tăng trưởng ấn tượng cả về quy mô, tốc độ và thị trường, tạo những mốc quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế 2001 - 2010.

Về nhập khẩu, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu đạt 36,881 tỉ USD, tăng 15,4% so với năm 2004, cơ cấu về tỷ trọng mặt hàng nhập khẩu tập trung chủ yếu vào phục vụ sản xuất và đầu tư. Như vậy mức nhập siêu năm 2005 đứng ở mức 4,6 tỉ USD, giảm mạnh so với mức 5,1 tỉ USD (2004). Tỷ lệ giữa giá trị nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu sau khi đứng ở mức cao nhất năm 2003 nay đã giảm xuống còn 15,6% (thời kỳ 2001 - 2005 tỷ lệ này là 17,6%). Và như thế ấn tượng về nhập siêu trong năm 2005 là đã có xu thế giảm và được kiểm soát.

+ Một số hạn chế và nguyên nhân:


Về hoạt động xuất khẩu:


Tỷ lệ xuất khẩu hàng nguyên liệu, khoáng sản, hàng nông-lâm-thuỷ sản còn lớn; hàng chế biến chủ yếu vẫn là hàng gia công như dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện may tính… Do vậy, hiệu quả xuất khẩu (phần giá trị gia tăng thực thu về cho đất nước) còn thấp; tăng trưởng xuất khẩu của nước ta không ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động giá cả trên thị trường thế giới, mà xu hướng là biến động bất lợi. Những năm qua xuất khẩu tăng trưởng cao

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí