Tác Động Từ Việc Thực Hiện Các Cam Kết Sau Khi Gia Nhập Wto Đối Với Lĩnh


46

K42C

Bên cạnh những thành tựu đạt được, TTCK Việt Nam mới phát triển và không thể

tránh khỏi những hạn chế, chủ yếu bao gồm:

* Về thị trường Chứng khoán nói chung

Mức vốn hóa trên thị trường tăng nhanh, nhưng lượng vốn hóa đạt thấp, quy mô TTCK còn nhỏ. TTCK Việt Nam phát triển chưa ổn định, chưa phải là kênh huy động quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam, biến động trên TTCK chưa phản ánh đúng trạng thái của nền kinh tế;

Lượng hàng hóa trên TTCK còn ít, dẫn đến mất cân đối cung cầu và những biến động bất lợi cho thị trường. Hậu quả là, chỉ số P/E (giá trên thu nhập) quá cao với mức tăng bình quân 21 lần và khoảng 1/4 công ty đạt 30 - 70 lần. Chính vì vậy, khi thị trường sụt giảm thì giá cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh, kể cả những cổ phiếu được coi là có chất lượng;

Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực của các trung tâm giao dịch chứng khoán và của các công ty chứng khoán không theo kịp được sự phát triển quá nhanh của thị trường, nhiều công ty chứng khoán bị quá tải, hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK chưa đầy đủ;

Tính dễ bị tổn thương của TTCK Việt Nam khá cao do phụ thuộc nặng nề vào các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi các công cụ quản lý và giám sát TTCK còn hạn chế; Diễn biến thất thường của TTCK Việt Nam thời gian qua là do nhiều nguyên nhân, bao gồm: sự thiếu hoàn chỉnh của hành lang pháp lý, sự mất cân đối cung cầu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

chứng khoán, tình trạng đầu cơ và đầu tư theo bầy đàn, tính công khai minh bạch của thị trường còn hạn chế, v.v.

* Về các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán Việt Nam

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và lộ trình thực hiện - 10

+ Tiềm lực tài chính, qui mô và khả năng bổ sung tài chính của các công ty chứng khoán trong nước còn hạn chế;

+ Nghiệp vụ chứng khoán của các công ty chứng khoán trong nước vẫn còn yếu, họat động chủ yếu tập trung vào dịch vụ tư vấn đầu tư, tài chính và môi giới chứng khoán;

K42C


ràng.


+ Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế;

+ Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đạo đức nghề nghiệp chưa được xác lập rò

2.3.3. Nguyên nhân

Nói chung, thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam có thể coi là chưa phát triển và đang trong quá trình cải tổ, cơ cấu lại để nâng cao sức cạnh tranh và thích ứng với môi trường kinh tế, xã hội đang ngày càng thay đổi theo xu thế quốc tế hoá.

Xuất phát điểm của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng là thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình hội nhập nên những hạn chế nói trên là không thể tránh khỏi.

Hệ thống tài chính Việt Nam thiếu một cơ chế giám sát có hiệu quả

Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp

Ngành tài chính nói chung chưa có những biện pháp tuyên truyền, quảng bá tên tuổi và hình ảnh của doanh nghiệp đến khách hàng

Đầu tư cho ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực tài chính còn hạn chế.

III. Tác động từ việc thực hiện các cam kết sau khi gia nhập WTO đối với lĩnh

vực tài chính ngân hàng của Việt Nam

Gia nhập WTO dự doán mang lại nhiều triển vọng cho thị trường tài chính Việt Nam. Mở cửa thị trường tài chính làm tăng tính sôi động cũng như mức độ cạnh tranh. Chính phủ phải giảm sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động của ngân hàng và các định chế tài chính khác. Các tổ chức tài chính trong nước sẽ có điều kiện tốt để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. Hội nhập sâu rộng cũng tạo sức ép buộc các tổ chức tài chính nâng cao tính minh bạch, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến về kế toán, báo cáo tài chính, quản trị rủi ro, chuyên môn hóa, đa dạng dịch vụ và nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ mới

Tuy nhiên với những hạn chế đã được đề cập ở phần tổng quan, thị trường tài chính Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Trong bối cảnh mở cửa thị

K42C

trường, tình trạng yếu kém năng lực về vốn, quản trị, công nghệ cùng với mức độ rủi ro cao sẽ đặt hệ thống tài chính vào vị thế dễ bị tổn thương nếu không có những biện pháp quản lý vĩ mô thích hợp.

3.1. Tác động từ việc thực hiện cam kết đối với ngành Bảo hiểm

Thực hiện cam kết gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh cả về quy mô, chất lượng và cả sự ổn định trong thị trường tài chính nói chung. Theo Bộ Tài chính, tác động của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO nói chung và các cam kết về mở cửa thị trường bảo hiểm nói riêng đối với ngành bảo hiểm có thể được nhìn nhận từ hai khía cạnh - Cơ hội và thách thức . Quá trình hội nhập sẽ làm giảm chi phí dịch vụ, chất lượng dịch vụ được nâng cao, năng lực thị trường được mở rộng, công nghệ quản lý mới được chuyển giao, trình độ đội ngũ cán bộ được nâng cao... Ngược lại, việc thực hiện các cam kết cũng dẫn đến các khả năng gây bất ổn định nói chung của thị trường tài chính, mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, hệ thống quy định quản lý chưa theo kịp được với mức độ mở cửa thị trường...

Thách thức và cơ hội từ việc mở cửa thị trường được nhận diện từ góc nhìn đối với hoạt động thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước nói riêng

3.1.1. Thách thức từ việc thực hiện các cam kết đối với ngành Bảo hiểm

a) Đối với hoạt động thị trường bảo hiểm

- Ngành bảo hiểm Việt Nam có lịch sử tương đối ngắn. Kể từ khi được hình thành cho đến nay, nói chung các doanh nghiệp nội địa trong ngành này vẫn theo đuổi chiến lược mở rộng thị phần, đặc biệt trong ngắn hạn, mà xem nhẹ các vấn đề như lợi nhuận, quản lý, và sự phát triển trong dài hạn. Trong khi tổng giá trị hợp đồng bảo hiểm tăng nhanh, ngành bảo hiểm đang phải đối mặt với các vấn đề: năng suất thấp, chi phí hoạt động cao, kinh doanh mạo hiểm, thiếu vốn, ít đổi mới, thiếu nhân lực lành nghề, chưa thu hút được lòng tin của người tiêu dùng, và các vụ việc làm hủy hoại thanh danh của các doanh nghiệp trong ngành.

- Dịch vụ bảo hiểm có lộ trình mở của hội nhập quốc tế nhanh nhất nhưng chưa được sự quan tâm ủng hộ nhiều của các ngành các cấp, chưa thấy hết được vai trò của

K42C

ngành bảo hiểm không những bồi thường kịp thời đầy đủ tổn thất do thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ xảy ra mỗi năm hàng ngàn tỉ đồng mà còn đầu tư vào nền kinh tế (năm 2006 ước trên 31.000 tỉ đồng) thu hút hàng trăm ngàn lao động, nộp ngân sách nhà nước trên 1000 tỉ đồng mỗi năm tương đương với ngân sách địa phương tốp 10 của cả nước. Ngành bảo hiểm đang cần một thái độ ủng hộ quan tâm hơn nữa của các cơ quan công quyền.

- Sự cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn và ở mức độ gay gắt hơn. Trước hết là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam cả về sản phẩm bảo hiểm, chất lượng phục vụ, nguồn nhân lực và phát triển kênh phân phối sản phẩm. Thứ hai là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO. Thứ ba là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác như thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản...

- Mức độ cạnh tranh cao có thể dẫn tới hiện tượng liên kết giữa các công ty bảo hiểm lớn, thôn tính các doanh nghiệp nhỏ, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường, gây thiệt hại cho các công ty vừa và nhỏ.

- Trình độ dân trí ngày càng tăng làm cho sự lựa chọn và doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng khắt khe hơn, doanh nghiệp bảo hiểm có thương hiệu mạnh, có uy tín thực hiện đúng cam kết về phương thức, cách thức, thời hạn bồi thường, đem lại nhiều giá trị dịch vụ gia tăng cho khách hàng sẽ được lựa chọn thay cho cách hạ phí bảo hiểm và khuyến mại trước đây.

- Thị trường phát triển nhanh về quy mô, đa dạng về sản phẩm là sức ép đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực này, bao gồm yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; khả năng giải quyết tranh chấp; thị trường bị chia cắt manh mún và vấn đề rất quan trọng là ngăn ngừa rủi ro mang tính hệ thống đặt ra thách thức đối với chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đó là phải ngày càng hoàn thiện chặt chẽ hơn vừa phát huy tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm vừa đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm ngày một rò ràng và tốt hơn.

b) Đối với các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong nước

50

K42C

- Các công ty trong nước bị chia sẻ thị trường là tác động rò ràng nhất khi Việt

Nam bắt đầu tiến hành mở cửa thị trường. Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam ngày càng gia tăng, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới được thành lập ngày càng nhiều, họ có chiến lược chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần bảo hiểm bằng nhiều hình thức trong đó có quảng cáo tiếp thị và chấp nhận lỗ kỹ thuật trong thời gian dài (thậm chí đến trên 5 năm) tạo ra sự cạnh tranh không cân sức nhưng được phép với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.

- Mức phí bảo hiểm tại Việt Nam vẫn còn khá cao do đó các doanh nghiệp b ảo hiểm Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khá vất vả khi gặp những tập đoàn bảo hiểm tầm cỡ với chương trình bảo hiểm toàn cầu có mức phí rất thấp. Các công ty bảo hiểm trong nước sẽ đứng trước sức ép cạnh tranh lớn trong khi năng lực về công nghệ, vốn còn yếu và nhỏ bé.

- Các công ty bảo hiểm trong nước sẽ đối mặt với thách thức lớn đó là biến động về nhân sự. Một thực tế đã diễn ra khi sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp bảo hiểm nhanh hơn gia tăng nguồn nhân lực trong ngành đã dẫn đến sự di chuyển nhân sự giữa các công ty bảo hiểm. Do đó, nếu các công ty bảo hiểm trong nước không có những điều chỉnh liên quan đến chính sách nhân sự trong thời gian tới sẽ bị mất lợi thế quan trọng trước các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Bởi vì, khi các công ty bảo hiểm mới ra đời, họ sẽ dẫn tới một cuộc săn lùng nhân lực ráo riết với những chính sách khá uyển chuyển, như: thăng chức, lương cao, có cổ phiếu trong công ty.

- Đ áng lo ngại nhất, là các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không cần thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam cũng có thể vươn cánh tay của mình vào khai thác thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bởi vì theo cam kết WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại nước ngoài được phép khai thác các sản phẩm bảo hiểm cho các

doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài tại Việt Nam và cho người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Dẫn đến chúng ta sẽ không rò ai bán bảo hiểm và không biết sản phẩm của họ như thế nào. Khi cạnh tranh mà không rò đối thủ thì sẽ trở nên rất khó khăn.

- Thực tế là các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ không còn nhận được sự bảo hộ của Nhà nước. Trong kinh doanh bảo hiểm, cũng sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa

51

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí