Chính Sách Cải Cách Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn


tăng 49%, cao hơn nhiều so với dự đoán của thị trường; trong quý III/2004, tổng lãi thực của công ty này đã đạt 97,1 triệu USD [18]. Sở dĩ Ấn Độ có những bước đột phá trong quá trình xây dựng và phát triển công nghệ phần mềm là bởi những lí do sau đây:

Nguyên nhân cơ bản là chính sách mở cửa của Ấn Độ nhằm thu hút các công ty công nghệ thông tin lớn trên thế giới đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong 7 khu công nghệ cao phân bố trên khắp lãnh thổ Ấn Độ. Các khu công nghệ cao này được gọi là các Công viên phần mềm STP (Software Technology Park). Đây là một trong các hoạt động dịch vụ then chốt và là cơ cấu tổ chức để Chính phủ hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp này. Các công ty hoạt động trong STP được Chính phủ cho hưởng những ưu đãi đặc biệt như:

Cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

Đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt như nhà cửa, điện nước, thiết bị viễn thông, tin học.

Miễn thuế nhập khẩu - tạo điều kiện để các công ty phần mềm tiết kiệm kinh phí khi trang bị máy tính, mạng; mua phần mềm công cụ từ nước ngoài.

Cung cấp đường truyền tốc độ cao.

Khả năng truy cập nhanh chóng đến các thiết bị tính toán tập trung trong Công viên phần mềm.

Dịch vụ một cửa với các cơ quan Nhà nước. Miễn thuế trong năm hoạt động đầu tiên.

Cho quyền được chuyển lợi nhuận về nước.

Theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ, từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2003- 2004, chỉ riêng các Công viên phần mềm đã xuất khẩu được 6,947 tỷ USD, tăng 41,4% so với doanh số 4,913 tỷ USD của cùng kỳ năm trước [52, tr.148].


Để tiết kiệm chi phí, hàng chục công ty công nghệ Mỹ bắt đầu xây dựng những trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Ấn Độ để tranh thủ lực lượng lao động dồi dào, giỏi chuyên môn và lương thấp của nước này. Hiện tập đoàn Microsoft đã khai trương một cơ sở ở thủ phủ bang Andra Pradesh - Đông Nam Ấn Độ, tiến tới xây dựng một trung tâm tại Bangalore; đó là một phần trong kế hoạch mở rộng dự án đầu tư trị giá khoảng 400 triệu USD trong vòng 3 năm vào thị trường Ấn Độ của tập đoàn Microsoft [28]. Như vậy, đối với các công ty phần mềm tại các quốc gia đang phát triển, đạt được thành công trên thị trường xuất khẩu không phải là việc dễ dàng. Điều này không chỉ là nỗ lực của từng công ty mà còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ Chính phủ. Thành công của công nghiệp phần mềm Ấn Độ đã chứng tỏ vai trò của Nhà nước trong định hướng xuất khẩu phần mềm ngay từ những bước đi ban đầu.

Nguyên nhân thứ hai là ở nhân tố con người. Hiện có khoảng

850.000 người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhiều hơn so với số lượng 200.000 nhân viên công nghệ thông tin ở Trung Quốc. Một công ty phần mềm hạng hai ở Ấn Độ đã phải sử dụng hơn 15.000 nhân viên, trong khi rất hiếm công ty công nghệ thông tin của Trung Quốc sử dụng đến 3.000 nhân viên [44]. Các kỹ sư Ấn Độ vốn đã có số lượng đông đảo lại thêm những ưu điểm nổi trội như khả năng tư duy toán học, khả năng thích nghi đối với những biến đổi kỹ thuật liên tục trong công nghệ thông tin, thái độ tôn trọng và có trách nhiệm với công việc. Hơn nữa, mức độ thù lao trả cho họ thấp hơn nhiều so với lương của một kỹ sư Châu Âu. Nhiều nhà khoa học về máy tính của Ấn Độ là đối tượng có khả năng sáng tạo rất lớn trong hoạt động sản xuất phần mềm; thích ứng nhanh với những biến đổi kỹ thuật trong công nghệ thông tin; thực hiện các loại hình dịch vụ đặc biệt như bảo trì từ xa, làm dịch vụ sửa chữa nhanh chóng các mạng thông tin trong nước và quốc tế.


Nguyên nhân thứ ba là ở sức mạnh của nền khoa học hiện đại. Ấn Độ có một hệ thống các trường đại học có uy tín được trang bị hiện đại gồm các Học viện Công nghệ Quốc gia, cùng với một mạng lưới rộng lớn các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật trên toàn quốc; mỗi năm, đào tạo ra

150.000 cử nhân, trong đó chiếm phần lớn là các kỹ sư công nghệ thông tin. Hơn nữa, khả năng nói tiếng Anh rất thành thạo cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của các kỹ sư Ấn Độ. Đây là điều mà bất cứ quốc gia đang phát triển nào cũng mơ ước để xây dựng nền tảng tiến vào ngành công nghệ phần mềm. Thực tế cho thấy, cộng đồng Ấn Kiều ở nước ngoài cũng đã có rất nhiều đóng góp để Ấn Độ trở thành quốc gia lớn trong ngành công nghiệp phần mềm. Hiện nay, có khoảng 20 triệu người Ấn sống trên 110 quốc gia với thu nhập hàng năm lên tới 160 tỷ USD, bằng khoảng 1/3 tổng thu nhập của Ấn Độ. Chính lớp người Ấn này tiếp thu những kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh, khoa học công nghệ tiên tiến bên ngoài sẽ trở về quê hương để lập nên những tập đoàn kinh doanh năng động mang nhãn hiệu Ấn Độ [9].

Bên cạnh những thành quả đạt được, công nghiệp điện tử và công nghệ phần mềm của Ấn Độ còn phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ; đó là cơ sở hạ tầng yếu kém, lương nhân công thấp, tình trạng chảy máu chất xám và một số hạn chế về thị trường, vốn…Đặc biệt, vấn đề “chảy máu chất xám” đang thực sự khiến các công ty Ấn Độ phải lo lắng. Những kỹ sư tốt nghiệp ra trường thường bị lôi kéo ra nước ngoài làm việc, nhất là những người chuyên về phần mềm máy tính. Đây là một thiệt hại lớn cho Ấn Độ, song cũng chứng minh rằng các kỹ sư Ấn Độ được tín nhiệm rất cao.

Ngoài ra, một số lượng lớn các cán bộ có sự chuyển đổi công việc do những công ty ngoại quốc có thu nhập cao hơn lôi kéo; tiêu biểu là các công ty của Mỹ đã thu hút nguồn lực dồi dào các kỹ sư công nghệ của Ấn Độ về nước mình, phục vụ cho hoạt động phát triển công nghệ thông tin. Để chống


lại hiện tượng này, các công ty đã có chính sách tăng lương cho các cán bộ công nghệ thông tin. Kết quả là đã có nhiều chuyên gia tin học của Ấn Độ quay về nước làm việc, đóng góp tài năng và sức lực của mình cho sự phát triển của quốc gia.

2.1.2.2. Chính sách cải cách nông nghiệp và phát triển nông thôn

Có thể nói, Ấn Độ đã thoát ra được tình trạng nghèo đói lương thực trong thập kỷ cải cách kinh tế. Khó có thể tìm thấy một nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nông nghiệp khoảng 4% hoặc cao hơn. Trong giai đoạn 1992-1997, Ấn Độ đạt mức tăng trưởng nông nghiệp trung bình là 4,7%/năm. Trong những năm sau đó, do những bất lợi về thời tiết nên tốc độ tăng trong nông nghiệp dừng ở mức tăng trưởng 2%/năm. Tháng 9 năm 1998, Chính phủ đưa ra kế hoạch với nội dung chủ yếu là tăng lao động và thu nhập thông qua tăng năng suất và hoạt động kinh tế nông thôn; khuyến khích xóa đói giảm nghèo; huy động lao động ngoài giờ; phân phối lương thực và giảm giá các mặt hàng cho lớp người sống dưới mức nghèo khổ; tăng gấp đôi sản lượng lương thực trong thập kỷ tới, đạt 300 triệu tấn để đảm bảo cho dân số 1 tỷ người vào năm 2007; mỗi người dân dưới mức nghèo khổ được cấp 10 kg lương thực với giá giảm 50%. Nhà nước đã tiến hành nhập một lượng lớn các mặt hàng nông sản như lúa mỳ, gạo, ngô…sau đó bán hạ giá, chịu lỗ để ổn định thị trường.

Tuy nhiên, do thiên tai, do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và một phần do quản lý yếu kém nên nông nghiệp Ấn Độ vẫn phải chịu nhiều tổn thất. Điều này giải thích tại sao cho đến nay, 1/3 dân số Ấn Độ vẫn sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập bình quân chưa đến 1USD/ngày/người. Song, những con số trên không đánh giá bi quan về cải cách nông nghiệp của Ấn Độ. Với một đất nước rộng lớn và đông dân cư, những thành quả cải cách của một thập kỷ qua là đáng tự hào. Trong hai thập niên tới, ngành nông


nghiệp Ấn Độ chắc chắn sẽ có sự phát triển mới nhờ tiềm năng đất đai, sức mạnh của con người và sự ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

Hiện Ấn Độ đang đi tiên phong trên thế giới trong việc sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ lợi ích cộng đồng ở các vùng quê. Tiêu biểu là tại bang Karnataka, nhờ có công nghệ thông tin, nông dân có thể nắm rất rò các thông tin về đất và quyền sử dụng đất của gia đình mình thông qua truy cập các thông tin về chủng loại đất, năng suất canh tác, các lô đất được cầm cố, điều kiện thế chấp để vay nợ…tại hơn 200 quầy máy tính tại các cơ quan hành chính trên toàn bang; chấm dứt tình trạng các cán bộ lợi dụng tình trạng mù thông tin của người nông dân để sách nhiễu, lừa gạt họ [43]. Như vậy, công nghệ thông tin đã hỗ trợ người nông dân rất hiệu quả, từ đó góp phần cải thiện diện mạo cho nông thôn.

A. Chính sách đối với hoạt động xuất khẩu nông phẩm

Công cuộc cải cách kinh tế năm 1991 theo hướng tự do hóa thương mại đã có tác động rất lớn đến nông nghiệp Ấn Độ. Lần đầu tiên, nông dân Ấn Độ được đặt vào một môi trường cạnh tranh hoàn toàn mới nhờ hội nhập vào nông nghiệp toàn cầu. Với nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, xuất khẩu nông sản giúp giải quyết việc làm và giảm nghèo đói. Sau cải cách kinh tế 1991, chính sách đối với nông nghiệp đã có nhiều biến đổi, cụ thể là:

+) Bãi bỏ lệnh cấm xuất nhập khẩu, tiến hành thông thương trao đổi nông phẩm với nước ngoài;

+) Xóa bỏ hạn chế về số lượng xuất hoặc nhập áp dụng đối với hầu hết các mặt hàng nông sản;

+) Giảm thuế nhập khẩu;

+) Hỗ trợ thêm bằng chính sách giảm tỷ giá hối đoái, có lợi cho xuất khẩu nông nghiệp.

Bảng 2.5: Tăng trưởng ngoại thương trong lĩnh vực nông nghiệp


từ 1970-1971 đến 2000-2001



Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Giá trị

(Đv: triệu USD)

Tỷ trọng

(Đv: %)

Giá trị

(Đv: triệu USD)

Tỷ trọng

(Đv: %)

1970-1971

487

31,72

441

27,0

1975-1976

1.494

37,0

1.517

28,81

1980-1981

2.057

30,65

1.294

10,31

1985-1986

3.018

27,7

2.080

10,21

1990-1991

3.521

19,4

1.127

2,61

1995-1996

6.320

19,87

3.001

4,37

1998-1999

6.219

18,76

4.154

4,17

1999-2000

5.608

15,2

2.858

5,8

2000-2001

6.004

13,5

1.858

3,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 8

Nguồn: [48]

Có thể thấy, từ sau cải cách, giá trị xuất khẩu của Ấn Độ luôn vượt quá nhập khẩu (bảng 2.5). Thành tựu đó đã chứng tỏ Ấn Độ rất có tiềm lực về sản xuất lương thực; trong khi nhu cầu của thị trường quốc tế ngày càng tăng về các nông sản của Ấn Độ như gạo Basmati (loại gạo được coi là ngon số một trên thị trường thế giới), lúa mỳ, hoa quả, các loại gia vị nhiệt đới như gừng, nghệ, ớt, hạt tiêu, rau mùi…

Thị trường thế giới đang tăng cường bảo hộ dưới nhiều hình thức rào cản thương mại hoặc phi thương mại như tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu bảo vệ môi sinh, chống bán phá giá, các biện pháp đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn đóng gói, hạn ngạch, yêu cầu về nhãn hiệu…Hơn nữa, các nước Phương Tây vẫn giữ mức trợ cấp cho nông dân nước họ trong khi buộc các nước đang phát triển phải giảm trợ cấp cho nông dân. Đó sẽ là những khó khăn lớn cho Ấn Độ xuất khẩu hàng hóa.

Hơn thế nữa, nguyên nhân trong nước cũng gây cản trở tăng trưởng xuất khẩu. Đó là những bất cập về cơ sở hạ tầng; chi phí chuyên chở quá cao; chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo; hạn chế trong thu hút vốn FDI vào nông


nghiệp. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, điều kiện thương mại vẫn là bất lợi đối với những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp ở các nước đang phát triển như Ấn Độ. Chính vì thế, đối sách chiến lược của Ấn Độ vẫn là tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng chế tạo là loại mặt hàng có giá trị gia tăng cao mặc dù Ấn Độ vốn là một nước nông nghiệp. Nếu Chính phủ tiếp tục tăng cường cải cách, đưa ra các chính sách hợp lý thúc đẩy xuất khẩu nông phẩm thì sẽ tranh thủ được nhiều cơ hội trong quá trình toàn cầu hóa. Để tiếp cận thị trường quốc tế, Ấn Độ đã có sự chuẩn bị kỹ càng, bao gồm:

Tăng cường đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực hướng vào xuất khẩu.

Chú trọng đến vấn đề tiếp thị và thương hiệu cho nông phẩm xuất khẩu. Thăm dò thị trường quốc tế về nhu cầu, thị hiếu, chất lượng sản phẩm.

Đặc biệt tập trung xuất khẩu các mặt hàng là đặc sản quốc gia và các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.

Đẩy mạnh các vùng xuất khẩu nông nghiệp, khuyến khích người dân góp vốn sản xuất cho xuất khẩu qua chính sách giảm thuế nhập khẩu đầu vào và các chính sách hỗ trợ khác.

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, chẳng hạn ngành công nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch. Những chính sách đổi mới đó sẽ giúp nông nghiệp Ấn Độ phát triển;

hứa hẹn nhiều triển vọng nếu như mọi tiềm năng được phát huy hiệu quả thông qua các biện pháp tích cực mở cửa hơn nữa.

B. Chính sách sản xuất và xuất khẩu gạo

Hiện nay, trên thế giới thì gạo là lương thực chủ yếu và quan trọng hơn tất cả các loại khác, chiếm 70% lượng lương thực tiêu thụ toàn cầu. Ấn Độ là nước sản xuất gạo lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Mặc dù sản xuất ra khoảng hơn 20% tổng sản lượng gạo toàn cầu, song Ấn Độ không thể đạt


vị thế cao trong xuất khẩu. Lí do là bởi lượng gạo sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất lớn của dân số trong nước.

Chính phủ đang nghiên cứu thực hiện những biện pháp mạnh mẽ nhằm khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo, khai thác tối đa thế mạnh nông nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ ổn định, đó là:

Tăng diện tích canh tác lúa gạo phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Áp dụng các biện pháp để tăng sản lượng, năng suất như phổ biến máy móc nông nghiệp hiện đại, bổ túc cho nông dân kiến thức gieo trồng.

Khuyến khích tư nhân tham gia xuất khẩu gạo bằng cách đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu; tạo điều kiện về phương tiện vận chuyển, giá cả, tín dụng lãi thấp…

Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trồng lúa ở những vùng đất hoang

- những khu vực cần nhiều vốn đầu tư mà Nhà nước chưa đủ điều kiện khai phá. Từ đó, tăng lượng gạo cho tiêu dùng và xuất khẩu, giảm lượng ngoại tệ nhập khẩu nông sản, tạo thêm việc làm.

Cải thiện hạ tầng, phương tiện vận tải tại những vùng trồng lúa xuất khẩu để giảm chi phí vận chuyển cho những nhà xuất khẩu gạo.

2.1.2.3. Chính sách phát triển du lịch và tự do hóa ngành dịch vụ

A. Chính sách phát triển du lịch

Có thể nói rằng, Ấn Độ hiện nay là đất nước có ngành du lịch phát triển vào bậc nhất Châu Á. Thuận lợi lớn của Ấn Độ đối với khách du lịch là truyền thống mến khách từ lâu đời và mạng lưới giao thông nội bộ rộng lớn. Song những khó khăn mà Ấn Độ gặp phải là khả năng đáp ứng lượng khách du lịch ngày càng tăng.

Số lượng khách sạn ở Ấn Độ không nhiều và hầu hết khách sạn ở Ấn Độ đều thuộc các tập đoàn quốc tế có tiếng nên giá thuê phòng rất cao. Do đó, thông qua các chính sách ưu đãi về tài chính và thuế, Chính phủ chủ trương

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí