Kinh Tế Nhật Bản Từ Cải Cách Minh Trị Đến Chiến Tranh Thế Giới Thứ Ii (1868 – 1945)

xuất hiện, đến 1866 hơn 50 chiếc tàu đã được hạ thủy. Cho đến trước cải cách Minh Trị (1868), ở Nhật có 420 công trường thủ công.

Từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XIX, nhiều nước phương Tây bắt đầu dòm ngó, xâm nhập Nhật Bản. Tầu biển một số nước Hà Lan, Anh, Mỹ đã đến buôn bán ở một số cảng của Nhật. Nhà nước phong kiến Nhật Bản vẫn tiếp tục thực hiện chính sách bảo thủ, cấm thương nhân nước ngoài không được đến buôn bán và cấn thương nhân nước ngoài không được đến buôn bán và cấm nhân dân trong nước không được trao đổi hàng hóa với tư bản phương Tây. Năm 1853, một hạm đội của Mỹ đã nổ súng vào thủ đô và Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị tư bản phương Tây xâm lược. Chính quyền phong kiến Nhật Bản đã buộc phải lý các hiệp ước bất bình đẳng với Mỹ, và sau đó với Anh, Hà Lan, Nga…

Hàng hóa nước ngoài tràn ngập càng làm gay gắt thêm các mâu thuẫn kinh tế xã hội ở Nhật. Nền sản xuất công trường thủ công bị chèn ép, nhiều thương nhân và thợ thủ công bị phá sản. Nông dân ở nhiều địa phương do bị bóc lột nặng nề đã nổi dậy chống lại chính quyền Mạc phủ. Nội bộ chính quyền phong kiến cũng có mâu thuẫn và bắt đầu phân hóa. Phong trào chống chủ nghĩa thực dân phương Tây nhanh chóng lan ra toàn quốc. Những mâu thuẫn kinh tế xã hội trên đã dẫn đến một cuộc cải cách đưa nước Nhật nhan chóng tiến lên chủ nghĩa tư bản và thoát khỏi hiểm họa xâm lược của tư bản phương Tây.

3.2. Kinh tế Nhật Bản từ cải cách Minh Trị đến chiến tranh thế giới thứ II (1868 – 1945)

3.2.1. Cải cách Minh Trị

Tháng 1 năm 1868, Shogun cuối cùng của dòng họ Tokugawa chính thức từ bỏ quyền lực đối với Nhật Bản, nhà vua trẻ tuổi Mutsuhito Meiji lên ngôi lấy hiệu là Minh trị Thiên hoàng. Chính quyền Minh trị đã nhân chóng tiến hành một cuộc cải cách toàn diện nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu, cát cứ phong kiến và đổi mới nước Nhật:

- Về chính sách cải cách ruộng đất mới được ban hành trên cơ sở cải cách ruộng đất năm 1872 – 1873. Nhà nước công nhận quyền tiếp tục sở hữu ruộng đất của địa chỉ đã có từ trước, cho phép tự do mua bán ruộng đất. Nhà nước bán một số ruộng đất vắng chủ cho thương nhân và nông dân.

- Về cải cách về kinh tế - tài chính, từ năm 1869 xóa bỏ các loại thế cũ, ban hành luật pháp, thống nhất tiền tệ, thuế khóa trong phạm vi cả nước. Năm 1873 đã thay thế thuế gạo đánh vào nông dân bằng thuế 3% giá trị ước tính của ruộng đất. Thuế này đã đem lại khoảng một nửa thu nhập của nhà nước trong thời kỳ 1879 – 1888. Ngoài ra, nông dân còn phải nộp thuế hàng hóa, thuế thu nhập. Những thứ thuế này dần dần đã thay thế thuế đất, trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của Nhà nước.

- Cải cách công nghiệp và khoa học kỹ thuật, tăng cường giao lưu kinh tế với nước ngoài: chính quyền mới đã đặc biệt ưu tiên khuyến khích phát triển công nghiệp hiện đại vốn được xem là nguồn gốc sức mạnh ưu việt của phương Tây. Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ với phương Tây, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp truyền thống như chè, tơ, nhập hàng công nghiệp và kỹ thuật của phương Tây. Nhà nước khuyến khích và tăng cường học tập khoa học kỹ thuật mới của các nước tư bản châu Âu và Mỹ

- Về cải cách giáo dục, nhà nước thành lập một hệ thống các trường giáo dục phổ thông và đại học, mở các trường tiểu học cưỡng bức, bắt buộc trẻ em đến tuổi phải đi học. Mọi người được tự do học tập và làm việc. Nền giáo dục mới được phổ biến rộng rãi. Đã có 50% tổng số nam và 15% tổng số nữ theo học trong các trường phổ cập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Cải cách Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì chính thể phong kiến đã không bị xóa bỏ hoàn toàn. Giai cấp tư sản và tầng lớp phong kiến trở thành chỗ dựa của nền quân chủ chuyên chế.

3.2.2. Cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản.

Lịch sử kinh tế quốc dân - 7

* Cách mạng công nhiệp ở Nhật Bản có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Khởi đầu bằng công nghiệp nhẹ nhưng các ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải, công nghiệp quốc phòng đã xuất hiện rất sớm và phát triển nhanh.

- Nguồn vốn chủ yếu dựa vào trong nước.

- Nhà nước Nhật Bản có vai trò quan trọng trong cách mạng công nghiệp.

- Trực tiếp đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật hiện đại của phương Tây khi đó, sau bán lại cho tư nhân với giá thấp hơn giá vốn đầu tư ban đầu; tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu nguyên liệu, kỹ thuật từ nước ngoài; hỗ trợ tư nhân trong nước tích lũy vốn, trợ cấp cho xuất khẩu các sản phẩm quan trọng…

- Khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ liên kết thành các công ty cổ phần để khắc phục hạn chế về quy mô…

- Sự tách rời giữa nông nghiệp và công nghiệp (nông nghiệp ngày càng lạc hậu hơn so với sự phát triển của công nghiệp)

* Tác động về kinh tế - xã hội:

- Từ năm 1880 đến năm1913, sản lượng khai thác than tăng lên 8,2 lần từ 5,3 lên 21,3 triệu tấn, sản lượng đồng tăng 12,5 lần từ 5,3 lên 66,5 triệu tấn, tốc độ phát triển công nghiệp trung bình 6%/năm.

- Một nét nổi bật trong quá trình cách mạng công nghiệp ở Nhật là sự tách rời giữa nông nghiệp và công nghiệp, nông nghiệp ngày càng lạc hậu hơn so với công nghiệp. Mặc dù trong thời kỳ Minh Trị, một số biện pháp cải tiến trong nông nghiệp đá được thực hiện như áp dụng giông mới, cải tiến thủy lợi, phổ biến sử dụng phân

bón … nhưng nông nghiệp được coi là lĩnh vực ít được chú ý đầu tư. Nông nghiệp vẫn trong tinh trạng sản xuất nhỏ, lạc hậu, ruộng đất bị phân tán. Cho đến đầu thế kỷ XX, trên 2/3 dân số vẫn song chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vì vậy, ngay từ đầu ở Nhật đá hình thành nên hai khu vực kinh tế trái ngược nhau, một khu vực công nghiệp hiện đại Và một khu vực nông thôn lạc hậu.

Mặc dù cho đến đầu thế kỷ XX, Nhật Bản còn kém các nước Mỹ, Đức, Anh, Pháp về mặt chỉ tiêu tuyệt đối, nhưng cách mạng công nghiệp từ sau cải cách Minh Trị đả phát triển nhanh chóng, nhất là trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhật Bản đã biết tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật từ bên ngoài để đẩy nhanh nhịp độ phát triển các ngành công nghiệp. Từ năm 1888 đến 1913, sản lượng khai thác than tăng lên 20 lần, sản lượng đồng tăng lên 13 lần. Nhịp độ phát triển công nghiệp trung bình hàng năm từ 1878 đến 1913 tăng khoảng 6%.

* Cách mạng công nghiệp ở Nhật cũng được gắn liền với quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền:

- Nhiều tổ chức độc quyền đã xuất hiện ngay trong giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp. Năm 1880, Liên hiệp độc quyền giấy được thành lập. Hãng Misui có từ thế kỷXVI đã phát triển thành công ty kinh doanh cả trong công nghiệp và thương nghiệp. Phần lớn các hãng cho vay nặng lãi thời kỳ phong kiến đã nhanh chóng trở thành các hãng tư bản lớn. Các tập đoàn tài phiệt như Mitsui, Mitsubisi, Xumimoto đã chiếm địa vị thống trị và chi phối toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản.

- Mặc dù Nhật Bản đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng những tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại rất dai dẳng. Những tàn dư này thể hiện rò nét trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, trong các mối quan hệ xã hội và gia đình. Lợi dụng một số nhân tố tư bản độc quyền Nhật bản tăng cường bóc lột sức lao động của các tầng lớp nhân dân kể cả phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, những người lao động Nhật phải lao động hết sức vất vả với điều kiện sống thấp kém.

- Để mở rộng thị trường thuộc địa, đế quốc Nhật đã tiến hànhchiến tranh xâm lược hết sức điên cuồng và thô bạo. Đó là các cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894- 1895), chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905), chiến tranh xâm lược Triều Tiên (1910).

3.2.3. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ (1914 - 1945)

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản không còn có những nhân tố thuận lợi như trước nữa: năm 1971, cách mạng tháng 10 Nga thành công; Nhật mất vị trí giàu có ở Đông Bắc Trung Quốc do Năm 1922 Hội nghị Washington gồm 9 nước công nhận Trung Quốc "độc lập" và các nước được tự do buôn bán với Trung Quốc. Do đó, Nhật mất vị trí độc quyền ở thị trường Trung Quốc rộng lớn; các nước tư bản châu Âu và Mỹ trở lại cạnh tranh gay gắt với Nhật ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1920 – 1921 đã làm cho nhịp độ sản xuất công nghiệp giảm sút, 12 vạn người thất nghiệp. Trong những năm 1924 – 1928 nhiều ngành công nghiệp Nhật được phục hồi và phát triển, đặc biệt là công nghiệp quân sự.

Cuộc khủng hoảng toàn diện 1929 – 1933 bắt đầu từ Mỹ đã nhân chóng lan sang Nhật Bản. Năm 1931 so với 1929, giá trị sản lượng công nghiệp giảm 32,5%, ngoại thương giảm 50% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp giảm từ 4,3 tỷ yên xuống còn 2,6 tỷ yên. Đầu năm 1930 có 10,5 triệu người bị thất nghiệp. Bọn quân phiệt Nhật đã giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa và quân sự hóa nền kinh tế, ráo riết chuẩn bị chiến tranh xâm lược. Tháng 9 năm 1931, Nhật bắt đầu đánh chiếm các thành phố lớn ở Đông Bắc Trung Quốc, Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Mùa thu năm 1940, Nhật chiếm Đông Dương và tiếp đó đánh chiếm hàng loạt các nước Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Tháng 12 năm 1941, Nhật Bản chính thức tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 bằng việc bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng.

Từ cuối những năm 30, quá trình công nghiệp hóa được tiếp tục đẩy mạnh và Nhật Bản trở thành một nước công – nông nghiệp phát triển. Năm 1942, công nghiệp nặng chiếm 72% tổng giá trị sản lượng công nghiệp.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã huy động triệt để mọi tiềm lực kinh tế của đất nước để thực hiện chiến tranh. Nhà nước thiết lập chế độ kiểm soát trực tiếp đối với các công ty và toàn bộ nền kinh tế, ban hành luật tổng động viên. Cơ cấu công nghiệp đã được chuyển thành một khu vực rộng lớn phục vụ mục đích quân sự.

3.3. Kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

3.3.1. Thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1954)

* Cải cách kinh tế trong giai đoạn 1945 - 1951

Sau chiến tranh nền kinh tế nước Nhật bị tàn phá nặng nề:

- Cả nước Nhật Bản có 34% công cụ, máy móc công nghiệp, 25% công trình xây dựng, 82% tàu biển bị tàn phá.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp bằng 59,3% so với 1937, công nghiệp chế tạo bằng 52,7%, dệt bằng 6,4%

- Tổng giá trị thiệt hại của nền kinh tế Nhật Bản lên tới 61,3 tỷ yên ngang với tổng giá trị tài sản quốc gia năm 1935.

- Thất nghiệp (13,1 triệu), lạm phát rất cao, thiếu năng lượng và nguyên liệu.

- Nhật Bản bị quân đội đồng minh chiến đóng.

Vì những khó khăn trên mà Nhật Bản đã có những cải cách kinh tế sau chiến tranh:

- Giải thể các nhóm Zaibatsu nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật Bản, xóa bỏ quyền kiểm soát của một số công ty lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản.

- Cải cách ruộng đất: Quy định mức hạn điền tối đa là 5 ha, sau giảm xuống còn 1 ha. Số còn lại nhà nước sẽ mua lại và chuyển nhượng cho những nông dân không có ruộng đất.

- Giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương cho công nhân: có ba đạo luật được ban hành: Luật công đoàn; Luật tiêu chuẩn lao động; Luật điều chỉnh các quan hệ lao động.

- Cải cách về tài chính - tiền tệ: thực hiện cân bằng ngân sách và quy định tỷ giá cố định 1 đô la Mỹ = 360 yên (1949).

3.3.2. Thời kỳ phát triển nhanh (1955 – 1973)

- Thời kỳ năm 1955 - 1973 nền kinh tế Nhật Bản có nhiều phát triển vượt: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) cao, bình quân 9,8%/năm; tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 1960 - 1969 là 13,5%.

- Một số ngành công nghiệp phát triển nhanh và nhanh chóng vươn lên đứng hàng đầu thế giới: các sản phẩm điện, điện tử, bán dẫn, đóng tàu…, sản lượng ôtô, xi măng, sản phẩm hóa chất… đứng thứ 2.

- Cơ cấu kinh tế biến đổi nhanh chóng:

Năm 1952: Nông nghiệp 22,6%; công nghiệp, xây dựng 31,3%; Năm 1968: Nông nghiệp 9,9%; công nghiệp, xây dựng 38,6%;

- Ngoại thương phát triển nhanh, năm 1950 là 1,7 tỷ USD, năm 1971 là 43,6 tỷ USD. Nhật Bản xuất siêu từ 1965.


1 2 , 1

1 0 , 6

8 , 8 9 8 , 7

8 , 3

7 , 6

7 , 2

6 , 6

6 , 2

5 , 9

5 , 9

5 , 4

5 , 5

5 , 4

4 , 9

5

3 , 8

3 , 3

2 , 7


4 , 7


2 , 5

1 , 9

4 , 8

4 , 8

3 , 2

2 , 1

3 , 6

3 , 7

2 , 3

14


12


10


(%)

8


6


4


2


0

1 9 5 1 -5 5 1 9 5 5 -6 1 1 9 6 1 -6 5 1 9 6 5 -7 0 1 9 7 0 -7 3


A nh Ph¸p Italia Mü CH L B § øc N h Ët


Biểu đồ 3.1. So sánh về mức tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế giữa các nước tư bản phát triển

(Đơn vị %)


* Nguyên nhân tăng trưởng nhanh của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973:

- Phát huy vai trò nhân tố con người:

Nhật Bản có lực lượng lao động đông đảo, có trình độ văn hóa khá cao, có kỹ năng nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc và được giáo dục văn hóa,

truyền thống. Công thức thành công của Nhật Bản trong giai đoạn này chính là : “Công nghệ phương Tây + Tính cách Nhật Bản”.

- Duy trì mức tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao:

Từ một nước trong tình trạng thiếu vốn, Nhật Bản đã đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, đồng việc sử dụng vốn táo bạo và hiệu quả sử dụng vốn cao.

Tích lũy vốn giai đoạn 1952 – 1973 của Nhật Bản chiếm 30 đến 35% thu nhập quốc dân. Những biện pháp duy trì mức tích lũy của Nhật Bản là:

+ Tận dụng triệt để nguồn lao động trong nước, áp dụng chế độ tiền lương thấp.

+ Huy động tiết kiệm cá nhân: Từ 1961-1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% (Mỹ 6,2% và Anh 7,7%).

+ Giảm chi phí quân sự (dưới 1% GNP); chi hành chính; hạn chế các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội, y tế...

+ Huy động vốn nước ngoài: ODA, vay thương mại, đầu tư nước ngoài.

Sử dụng vốn: Nhật Bản trong được coi là nước sử dụng vốn táo bạo, có hiệu quả cao do đầu tư có lựa chọn, tập trung vào những ngành mũi nhọn (đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, điện tử và vi điện tử... ), đồng thời nước Nhật cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác tài nguyên và mở rộng thị trường.

- Đầu tư phát triển khoa học – kỹ thuật:

+ Tăng kinh phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D), 1955 chiếm 0,84% thu nhập quốc dân, năm 1970 là 1,96%.

+ Phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học - kỹ thuật: số phòng thí nghiệm năm 1955 là 1.445; năm 1970 là 12.594.

+ Chú trọng đào tạo nhân lực khoa học - kỹ thuật: năm 1970 có tới 419.000 nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật.

+ Chú trọng nghiên cứu ứng dụng: Nhập khẩu phát minh, sáng chế, nhập khẩu công nghệ hiện đại để tiếp cận những thành tựu mới nhất.

- Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật:

Nền khoa học - kỹ thuật của Nhật Bản có bước phát triển nhảy vọt, đuổi kịp các nước tư bản phát triển khác. Đầu những năm 1970, Nhật Bản đã đạt trình độ cao về tự động hóa, về sử dụng máy tính trong một số ngành sản xuất...

- Chú trọng vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước:

Ngay sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt các biện pháp:

+ Thúc đẩy nền kinh tế tự do theo cơ chế thị trường kết hợp với sự điều tiết của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô.

+ Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế thực hiện vai trò xác định chiến lược phát triển cho nền kinh tế quốc dân.

+ Đề ra các kế hoạch phát triển (kế hoạch 5 năm).

+ Tạo môi trường kinh tế thuận lợi thông qua hoàn thiện hệ thống pháp luật.

+ Điều tiết thông qua các chính sách tài chính - tiền tệ thông qua ngân hàng trung ương Nhật Bản – BOJ (Bank of Japan).

+ Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, các ngành công nghiệp mới và cho R&D (Research & Development).

- Mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài:

+ Với thị trường trong nước: Mở rộng thị trường nông thôn (thông qua các chương trình cải cách ruộng đất, phát triển mô hình nông trại nhỏ…). Thị trường nội địa mở rộng còn do sự gia tăng dân số, việc làm, thu nhập thực tế của người lao động.... Các doanh nghiệp đưa ra thị trường sản phẩm đảm bảo chất lượng như hàng xuất khẩu. Nhà nước thực hiện bảo hộ các ngành sản xuất trong nước đồng thời tiến hành tự do hóa thương mại và hội nhập một cách thận trọng.

+ Với thị trường nước ngoài: tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa bằng giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính phủ Nhật thực hiện chính sách đối ngoại linh hoạt, lôi kéo về chính trị kết hợp với viện trợ, tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư với các nước đang phát triển. Đồng thời, Nhật Bản cũng khai thác những lợi thế trong quan hệ với Mỹ và các tổ chức kinh tế quốc tế như IBRD, GATT, OECD

- Kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng:

Nhật Bản có mô hình kết cấu 2 tầng:

+ Khu vực 1: Các doanh nghiệp lớn, trình độ kỹ thuật – công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh lớn.

+ Khu vực 2: Các doanh nghiệp nhỏ, kỹ thuật - công nghệ thấp kém, chủ yếu thực hiện gia công các bộ phận hoặc nhận thầu khoán cho các doanh nghiệp lớn, sử dụng lao động thời vụ, điều kiện làm việc thấp kém.

Tác dụng:

+ Tận dụng triệt để nguồn lao động (giá rẻ) trong nước.

+ Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ.

+ Tạo điều kiện nâng cấp công nghệ cho cả hai khu vực.

+ Có tác dụng chống đỡ khủng hoảng.

- Đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác: Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ đô la tiền bán hàng cho Mỹ trong giai đoạn 1950 – 1969, trong cơ cấu xuất khẩu ngoại thương của Nhật Bản giai đoạn này có tới 34% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, 30% giá trị hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản là từ Mỹ.

Tuy nhiên, kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn này cũng còn một số hạn chế:

+ Mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng kinh tế, giữa nhu cầu phát triển sản xuất với cơ sở hạ tầng lạc hậu. 3 trung tâm công nghiệp là Tokyo - Osaka - Nagoya chỉ chiếm 1,25% diện tích cả nước nhưng tập trung hơn 50% sản lượng công nghiệp;

+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và thị trường nước ngoài;

+ Những mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt và môi trường bị ô nhiễm nặng nề.


3.3.3. Thời kỳ kinh tế trưởng thành (1974 đến nay)

* Giai đoạn 1974-1991:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 chấm dứt thời kỳ phát triển nhanh và tương đối ổn định của nền kinh tế Nhật Bản. Đây là cuộc khủng hoảng có sức phá hoại lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản kể từ sau cuộc khủng hoảng 1929-1933. Nhiều ngành sản xuất bị đình đốn nghiêm trọng như chế tạo máy, đóng tàu, sản xuất thép, dệt. Sản xuất công nghiệp năm 1974 so với năm 1973 giảm 3,1%; năm 1975 so với năm 1974 giảm 10,6%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân trung bình giai đoạn 1974 -1982 chỉ còn 4,3%. Đồng thời, nền kinh tế Nhật Bản cũng có những biểu hiện mới như các nước tư bản phát triển khác như khủng hoảng chu kỳ đi liền với khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng năng lượng, nguyên kiệu, lạm phát, thất nghiệp gia tăng…

Những nguyên nhân cơ bản đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào thời kỳ khủng hoảng và tăng trưởng chậm:

- Do cuộc khủng hoảng thế giới năm 1971, khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods sụp đổ, đồng yên của Nhật Bản đã tăng giá 16,77% (từ 360 yên/ USD lên 308 yên/USD). Sự lên giá của đồng yên đã tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản. Đồng thời, do xuất khẩu của Nhật Bản thường tập trung chủ yếu vào một số thị trường như Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Nam Á nên khi nền kinh tế các nước này rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng, nhu cầu nhập khẩu giảm sút đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản. Kim nghạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm nhanh,sự sụt giảm của xuất khẩu đã gây những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất trong nước và hệ quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút.

- Cuộc khủng hoảng năng lượng, nguyên liệu đã tác động mạnh đến nền kinh tế Nhật Bản và làm thay đổi cơ cấu kinh tế của nước này. Trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất Nhật Bản bị mất thêm 14,4 tỷ USD (năm 1974). Đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai năm 1979 - 1980, kim ngạch nhập khẩu dầu của Nhật Bản đã tăng vọt lên gấp hai lần, từ 32 tỷ USD năm 1979 lên 66 tỷ USD năm 1980. Thực tế, sự gia tăng mạnh của giá dầu đã làm cho những ngành kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Khủng hoảng dầu mỏ cũng tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022