Kinh Nghiệm Về Nâng Cao Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Của Hàn Quốc Tạo Lập Môi Trường Kinh Doanh Thuận Lợi Bằng Cách Cải Thiện Cơ Sở Hạ Tầng


với một số thành phố mới nổi của Trung Quốc trong vấn đề thu hút FDI như Thâm Quyến, Thượng Hải…. Nhân tố nội tại của Seoul là trong khoảng thời gian này các doanh nghiệp của Seoul chủ động hợp tác để đầu tư ra nước ngoài.

“Vùng thủ đô Seoul” là một trong 6 thành phố của Hàn Quốc có sự gia tăng dân số nhanh chóng. Nếu năm 1960 dân số Seoul chiếm 9,8% tổng dân số của Hàn Quốc thì đến năm 1995 tăng lên đến 22,5% và 47,56% dân số cả nước vào năm 2009. Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân của vùng giai đoạn 1970-1990 đạt 3,7% luôn cao hơn so với của Hàn Quốc là 1,7%.

Nguyên nhân có sự gia tăng dân số lớn này là do sự phát triển kinh tế của khu vực Seoul đã tạo dòng di cư từ các vùng khác về Seoul. Để kiểm soát tốt dòng di cư này Seoul đã đưa ra một số biện pháp hạn chế như: Kế hoạch phân tán dân cư Seoul (1975), kế hoạch tái phân bố dân cư Vùng thủ đô (1977); Chính sách hạn chế xây dựng các tòa nhà lớn tại Thủ đô (1982), Kế hoạch tái điều chỉnh vùng thủ đô (1984)…Tuy nhiên, sự kiểm soát dân số này được nới lỏng sau năm 1990, bằng cách cấp giấy phép cho các doanh nghiệp hoạt động; mở rộng các ngành công nghiệp được phép hoạt động tại Vùng thủ đô từ 17 ngành lên đến 190 ngành; nới lỏng quy định xây dựng nhà cho sinh viên các trường đại học… Kết quả của sự nới lỏng chính sách dân số đó đã đem lại cho Seoul sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc dân cư, số lượng di dân trong nội vùng thủ đô diễn ra liên tục với xu hướng dân cư từ Seoul chuyển sang Incheon và Gyeonggi.

Thu nhập của Seoul đạt mức cao nhất trong 6 thành phố lớn của Hàn Quốc với mức thu nhập bình quân đầu người một năm đạt 24,78 triệu, cao hơn so với mức thu nhập bình quân đầu người của Incheon (22,39 triệu) và Pusan (22,34 triệu). Tuy nhiên, sự bình đẳng trong phân phối thu nhập tại Seoul lại đứng thứ hai với hệ số GINI là 0,337, thấp hơn so với Tague (0,3961) và Pusan (0,3497).

Từ bảng 2.7 cho thấy, khoảng cách giữa tầng lớp giàu nhất và nghèo nhất của Seoul là (10,94 lần) đứng thứ hai sau Daejeon (9,3 lần), ít hơn rất nhiều so Tague (19,52) lần và Pusan (11,75 lần). Như vậy, mặc dù Seoul có tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người lớn nhưng vẫn là thành phố có sự bất bình đẳng ít so với các thành phố phát triển khác tại Hàn Quốc.


Bảng 2.7. Phân phối thu nhập của 6 thành phố lớn năm 1995


Thủ đô/thành phố

Seoul

Pusan

Tague

Incheon

Kwangij

Daejeon

% TN của 10% nhóm nghèo nhất

2,35

2,07

1,53

2,61

1,80

2,43

% TN của 10%

nhóm giàu nhất

25,72

24,32

29,86

30,85

26,31

22,60

Hệ số GINI

0,337

0,3497

0,3961

0,3445

0,3475

0,2769

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 11

Nguồn: Euijune Kim, Kabsung Kim, 2002

2.4.3.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng giao

thông và đô thị. Xây dựng mô hình các cụm công nghiệp để tạo ra giá trị gia tăng cao.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và lĩnh vực R&D. Năm 2002, 23,4% dân số ở Seoul có 1 bằng đại học trong khi đó trung bình cả nước chỉ đạt 17,3%. Hàn Quốc được biết đến là quốc gia có mức chi cho lĩnh vực R&D ở mức cao thuộc khối OECD (đứng thứ 6/30 vào năm 2003) sau Mĩ, Nhật, Đức, Pháp và Anh. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc thì Seoul cũng là thành phố có mức chi tiêu cho lĩnh vực R&D là cao nhất, chiếm 3,4% GDP của toàn quốc.

2.4.4. Bài học cho Hà Nội về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của các thành phố trong và ngoài nước, nhất là các bài học về thành công và thất bại có thể rút ra một số bài học cho Hà Nội như sau:

Cần có chính sách nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Căn cứ vào thực trạng phát triển hiện nay và mục tiêu phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, cần xác định rõ cơ cấu hợp lí giữa các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong mỗi lĩnh vực cần xác định rõ những ngành mũi nhọn để có chính sách thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Thông qua các chính sách quy hoạch, phân rõ các vùng phát triển nông nghiệp ổn định lâu dài. Cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ các vùng cung cấp lương thực, thực phẩm chất lượng cao, thực phẩm an toàn, một mặt cung cấp cho thành phố, mặt khác nhằm giải quyết việc làm cho cư dân vùng ngoại vi trong bối cảnh đô thị hóa tăng nhanh. Tránh lặp lại bài học thất bại của đặc khu Thâm Quyến như đã trình bày trên đây.


Cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, theo kinh nghiệm của TP. Hồ Chí Minh. Việc chuyển đổi mô hình phải có lộ trình cụ thể và bước đi thận trọng. Trên cơ sở xác định lộ trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần có chính sách thích hợp để tạo ra các nguồn lực đáp ứng cho việc thực hiện chuyển đổi mô hình, tránh sự “lệch pha” thậm chí là thiếu hụt nguồn lực để thực hiện lộ trình đã vạch ra. Có chính sách thích ứng kịp thời để giải quyết lao động dôi ra do quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.

Cần có chính sách thích hợp để thu hút người tài, người tài phải được sử dụng đúng vị trí và có chế độ đãi ngộ thích hợp. Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo kinh nghiệm của Thâm Quyến - Trung Quốc, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nguồn nhân lực. Chất lượng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc ngày càng cao vào công nghệ, do đó, nên dành một sự ưu tiên cao cho các hoạt động R&D đặc biệt là đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học. Bên cạnh tập trung vào R&D ứng dụng trong ngắn hạn thì Hà Nội cũng nên có những chính sách khoa học và công nghệ chú trọng vào các nghiên cứu cơ bản dài hạn. Theo kinh nghiệm của Seoul và Thâm Quyến về R&D, cần tạo sự liên minh trong việc áp dụng các phát minh sáng chế giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao. Chú trọng phát triển đào tạo nghề, có chính sách đặc thù để đào tạo nghề cho cư dân thuộc vùng bị mất đất do quá trình đô thị hóa.

Thành lập các liên doanh trong các ngành khoa học công nghệ tiên tiến để đi tắt đón đầu đối với các ngành thâm dụng kĩ thuật. Thâm Quyến và Seoul đã ra những quy định, trong đó bắt buộc đối tác nước ngoài phải liên kết với doanh nghiệp bản địa. Hình thức liên kết rất đa dạng, có thể là hợp tác vốn cũng có thể là hợp tác kinh doanh, hướng các công ti bản địa tham gia ngay lập tức vào chuỗi công nghiệp toàn cầu.

Chủ động xây dựng mô hình các cụm ngành công nghiệp (Industrial cluster), đặc biệt đầu tư phát triển các cụm ngành công nghệ cao, nhằm tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh bên ngoài, để hỗ trợ công nghiệp của thành phố và vùng trong phát triển kinh tế. Các cụm công nghiệp sẽ góp phần tăng khả năng cạnh tranh bằng việc tăng năng suất, khuyến khích các công ti mới cải tiến, thậm chí giữa các đối thủ cạnh tranh, tạo ra những cơ hội cho các hoạt động kinh doanh. Có được sự phát triển như ngày nay Thâm Quyến đã phát


triển các cụm liên kết công nghiệp có trình độ khoa học kĩ thuật cao, tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm ở phân khúc cao cấp. Việc phát triển cụm liên kết công nghiệp hiện đại, tham gia vào phân khúc sản phẩm cao cấp, hình thành chuỗi sản xuất mang tính dây chuyền và đồng bộ, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp chế tạo tại địa phương. Các cụm liên kết công nghiệp của Thâm Quyến đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về hiệu quả kinh tế và kết cấu tổ chức của cụm liên kết công nghiệp. Sự thành công trong việc xây dựng mô hình các cụm công nghiệp của Seoul cũng là bài học tốt mà Hà Nội có thể học tập để thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của mình.

Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong vùng và cả nước. Trước tiên, Hà Nội cần làm tốt các khâu quy hoạch, đền bù, bố trí tái định cư để phục vụ công tác giải tỏa, chỉnh trang đô thị, xây dựng hạ tầng kĩ thuật. Bên cạnh đó, Thành phố cũng tiếp tục hoàn thiện thể chế, thực hiện cải cách hành chính để tạo ra sự hiệu quả trong các cơ quan quản lí nhà nước. Có chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Có tầm nhìn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và sử dụng tốt hệ thống công cụ hoạch định phát triển. Sự thành công trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng của các thành phố nêu trên, một phần không nhỏ là nhờ sự nhạy bén và có tầm nhìn của các nhà lãnh đạo của thành phố và nắm bắt được xu hướng trong tương lai. Chính vì các nhà lãnh đạo có tầm nhìn, đồng thời sử dụng tốt các công cụ hoạch định trong quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế, nên các phương thức thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng đều đạt được mục tiêu đặt ra và có hiệu quả cao nhất. Trong giai đoạn phát triển các thành phố Thâm Quyến, Seoul đã chuyển rất nhanh lợi thế bậc thấp và sang các lợi thế bậc cao. TP. Hồ Chí Minh cũng đã bắt đầu chuyển sang lợi thế so sánh bậc cao.

Triệt để khắc phục hiện tượng đầu tư dàn trải, dự án chậm tiến độ kéo dài, tình trạng đất công sử dụng lãng phí. Đẩy mạnh công tác quản lí, nâng cao chất lượng hoạch định và quản lí công tác quy hoạch, từng bước khắc phục tình trạng quá tải của hệ thống hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn.


Kết luận chương 2

Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao nhưng ổn định trong suốt một thời gian dài, dựa trên việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và sự đóng góp ngày càng cao của năng suất nhân tố tổng hợp; là sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, dựa trên việc phân phối công bằng và hiệu quả; Đồng thời sự tăng trưởng đó phải gắn liền với bảo vệ môi trường thông qua việc khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Giữa chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và phát triển bền vững có sự tương đồng và khác biệt. Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế lẫn xã hội. Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững nhấn mạnh đến khía cạnh môi trường của sự phát triển. Trong mối quan hệ giữa ba trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường thì trụ cột môi trường mang tính nền tảng (giá đỡ), tăng trưởng kinh tế là phương tiện, còn phát triển xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển bền vững.

CLTTKT có vai trò quan trọng đối với phát triển xã hội và phát triển bền vững. Nội dung của CLTTKT được xem xét trên các khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường. CLTTKT chịu tác động bởi 2 nhóm là các nhân tố kinh tế và phi kinh tế. Do nội dung của CLTTKT được xem xét trên 3 khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường, nên trong Luận án này, các tiêu chí đánh giá CLTTKT cũng được chia thành 3 nhóm khác nhau là nhóm các tiêu chí liên quan đến kinh tế, nhóm các tiêu chí liên quan đến kinh tế - xã hội và nhóm các tiêu chí liên quan đến môi trường. Khi đánh giá CLTTKT của một địa phương cần phải tính đến các yếu tố đặc thù của địa phương đó.

Với mục tiêu đề xuất giải pháp nâng cao CLTTKT của Hà Nội, trong chương này Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao CLTTKT của TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam, Thâm Quyến - Trung Quốc và Seoul – Hàn Quốc và rút ra một số bài học về nâng cao CLTTKT của Hà Nội trên các mặt thành công lẫn thất bại.


Chương 3.

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA

3.1. Khía cạnh kinh tế của chất lượng tăng trưởng kinh tế

3.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 2000 – 2012

Kinh tế Hà Nội đã có những bước tăng trưởng khá kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là sau năm 1990. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1991 - 2000 đạt 11,6%/năm (mức bình quân của cả nước là 7,7%/năm). Giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10.98%/năm gấp 1,5 lần so với cả nước.

So với TP Hồ Chí Minh, sau khi mở rộng Hà Nội có diện tích bằng 159,8% và dân số bằng 93,2%, tuy nhiên quy mô GDP của Hà Nội chỉ bằng 61,5%, GDP bình quân đầu người của Hà Nội bằng 65,9%, thu ngân sách bằng 55,9%, kim ngạch xuất khẩu bằng 31,1%, giá trị sản xuất công nghiệp bằng 48,3%, thu hút vốn đầu tư bằng 81,9%.

So sánh với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội còn thấp hơn một số địa phương khác như: Bắc Ninh, Hải Phòng...

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

(Đơn vị: %)


Tỉnh/

năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

20122

Hà Nội

10,02

12,04

11,43

11,58

11,41

11,55

12,01

10,65

7,66

11,04

10,1

8,10

Hải

Phòng

10,38

10,65

10,71

11,51

12,02

12,52

12,74

12,59

7,57

10,96

11,03

8,12

Quảng

Ninh

12,76

13,02

12,23

14,99

11,61

13,78

13,67

13,00

10,56

12,32

12,06

7,40

Hải

Dương

8,22

12,22

12,90

9,21

11,92

10,89

11,52

10,33

5,99

10,09

9,30

5,30

Bắc

Ninh

14,07

13,87

13,61

13,82

14,04

15,05

15,80

15,64

12,05

17,86

16,24

11,03

Nguồn: Tổng hợp theo Niên giám thống kê Hà Nội và các tỉnh



2Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Hà Nội và các tỉnh


Với việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong thời gian dài, quy mô GDP năm 2012 tăng gấp 1,98 lần so với năm 2005 và đạt 87.509 tỉ đồng (theo giá so sánh năm 1994). Năm 2012 GDP/đầu người của Hà Nội đạt 45,3 triệu đồng cao gấp 1,24 lần so với mức bình quân của cả nước và gấp 3 lần so với mức bình quân của Hà Nội năm 2005. Tỉ trọng GDP của Hà Nội chiếm trong GDP của cả nước tăng lên từ 8,67% năm 2005 đến trên 12% năm 2010 và 14,26% vào năm 2012. Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm nội địa tuy thấp hơn năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao (8,1%).

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội tăng 7,67% so cùng kì năm trước3.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế của Hà Nội và cả nước giai đoạn 2005 - 2012



2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

GDP (giá so sánh năm 1994)

Hà Nội

44130

49512

55704

61635

66175

73478

80952

87509

Cả nước

39303

42537

46134

49045

51656

55160

58407

613452

Tốc độ tăng trưởng (%)

Hà Nội

11,4

11,55

12,01

10,65

7,66

11,04

10,14

8,10

Cả nước

8,44

8,23

8,46

6,31

5,32

6,78

5,89

5,03

Thu nhập bình quân đầu người (tr. đ)

Hà Nội

15,6

18,4

22,4

28,1

32,4

37,3

41,3

45,3

Cả nước

10,2

11,7

13,6

17,4

19,3

24,0

31,9

36.6

Nguồn: Niêm giám thống kê cả nước, Niên giám thống kê Hà Nội Các ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006

- 2012 là 12,45%/năm; ngành dịch vụ là 10,62%/năm và ngành nông - lâm - thủy sản là 2,64%/năm. Trong 3 khu vực, nhóm ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định nhất, nhóm ngành nông nghiệp có sự biến động mạnh, đặc biệt là trong năm 2006 tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giảm mạnh từ 9,7% năm 2005 xuống 1,27% năm 2006.

Tốc độ tăng trưởng giảm đột biến vào năm 2009, một mặt do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước (cả nước giảm từ 6,31% xuống còn 5,32%), mặt khác là do ảnh hưởng trong ngắn hạn của việc sáp nhập địa giới hành chính. Việc sáp nhập này diễn ra cùng với những


3 Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2013


thay đổi về cơ cấu tổ chức, cán bộ. Điều đó ít nhiều tác động đến công tác quản lí điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội.

3.1.2. Vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

3.1.2.1. Vốn đầu tư

Hà Nội có sức hút các nguồn vốn đầu tư lớn, điều đó được thể hiện qua quy mô, tỉ trọng vốn đầu tư trên GDP và tốc độ tăng trưởng của vốn rất cao. Nếu như năm 2000, vốn đầu tư mới chỉ đạt 15427 tỉ đồng thì tới năm 2010 tăng gấp 11,2 lần và đạt 173488 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư bình quân của Hà Nội trong thời kì 2000-2010 là 26%/năm, gấp 2,6 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Trong đó, vốn từ ngân sách tăng từ 2577 tỉ đồng lên 21232 tỉ đồng, tăng khoảng 8,8 lần, vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng mạnh từ 1802 tỉ đồng lên 17012 tỉ đồng, gấp gần 9,3 lần. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2012, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội ước đạt 232.658,5 tỉ đồng, tăng 13,2% so với năm 2011 (khoảng 205.183 tỉ đồng). Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP của Hà Nội luôn ở mức cao trên 70% và cao hơn so với mức chung của cả nước.

Bảng 3.3. Vốn đầu tư trên địa bàn Hà Nội (Đơn vị tính: tỉ đồng)



Năm


Tổng số

Trong nước

Nước ngoài

Tổng số vốn trong nước

Trong đó: Vốn Ngân sách

2000

15427

13625

2577

1802

2001

18120

15870

2820

2250

2002

22185

19010

4661

3175

2003

24957

21457

5357

3500

2004

29027

25247

6015

3780

2005

35418

28974

5433

6444

2006

56953

49164

6402

7789

2007

73806

66179

8471

7627

2008

124426

108400

11712

16026

2009

147780

132523

18088

15257

2010

173488

156476

21232

17012

2011

193587

159183

37574

34404

2012

232659

191311

45158

41348

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí