Sự Thay Đổi Tỷ Trọng Các Ngành Trong Cơ Cấu Kinh Tế


hữu và quyền quản lý cho tư nhân. Đây chính là một bước tiến lớn và có hiệu quả hơn nhiều so với đường lối thay đổi tỷ lệ vốn Nhà nước trước đây. Trong năm 2000/2001, Chính phủ đã thu về được 538 triệu USD từ quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh [55]. Toàn bộ khoản tài chính thu được từ hoạt động tư nhân hóa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong khu vực xã hội, tái cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước khác và trả nợ công.

2.1.2. Quá trình lựa chọn cơ cấu ngành

Cải cách kinh tế đem đến cho Ấn Độ sự chuyển dịch cơ cấu nhanh chóng từ ngành nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.1: Sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế



Năm

1990

2002

2003

Nông nghiệp (Đv: %)

31

23

24,8

Công nghiệp (Đv: %)

28

27

26,4

Dịch vụ (Đv: %)

41

50

48,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 7

Nguồn: [56]

Nếu trong năm 1990, tỷ trọng của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong GDP của Ấn Độ tương ứng là 31%, 28%, 41%. Thì đến hết năm 2003, nông nghiệp chiếm 24,8%, công nghiệp chiếm 26,4% và dịch vụ chiếm 48,8% trong GDP.

Các ngành kinh tế chủ yếu ở Ấn Độ hiện nay là nông nghiệp, công nghệ thông tin và phần mềm, sản xuất điện, hàng hóa tiêu dùng, xi măng, sản xuất thép, cơ sở hạ tầng, viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh ngân hàng và một số dịch vụ mới năng động khác. Chính phủ đã hoạch định các chính sách kinh tế quốc gia dựa trên định hướng phát triển chú trọng vào công nghiệp và dịch vụ. Dưới đây là những phân tích cụ thể từng ngành để thấy rò điều đó.

2.1.2.1. Cải cách kinh tế dẫn đến sự phát triển vượt bậc trong công nghiệp và khoa học công nghệ

A. Chính sách điều chỉnh trong công nghiệp


Ngày 24-7-1991, Chính phủ công bố “Chính sách công nghiệp”, tuyên bố về chương trình điều chỉnh mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp mà người ta gọi là Chính sách Công nghiệp mới của Ấn Độ. Bốn điểm chính trong Chính sách Công nghiệp mới là: +)Nới lỏng quy định cấp phép đầu tư, +)Xoá bỏ hạn chế đầu tư đối với các công ty độc quyền, +)Xoá bỏ độc quyền Nhà nước trong một số ngành, +)Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể như sau:

Nới lỏng quy định cấp phép đầu tư: Chính sách Công nghiệp mới đã xóa bỏ những quy định về xin phép đầu tư trong tất cả các ngành, bất kể mức đầu tư là bao nhiêu, ngoại trừ 18 ngành đặc biệt vẫn phải xin phép (được liệt kê cụ thể trong Phụ lục của Tuyên bố về Chính sách Công nghiệp). Song, theo như cam kết là “chính sách của Chính phủ sẽ luôn đổi mới”, số lượng các ngành đặc biệt này dần giảm xuống chỉ còn 5, đó là sản xuất vũ khí, thiết bị nguyên tử, sản xuất rượu bia, thuốc lá và hóa chất nguy hiểm.

Xoá bỏ hạn chế đầu tư đối với các công ty độc quyền: Chính sách Công nghiệp mới đã tuyên bố: “Luật chống độc quyền sẽ được sửa đổi. Các điều luật về sáp nhập, mua lại, tiếp quản sẽ được điều chỉnh. Tương tự, các điều luật liên quan đến tiếp nhận và chuyển sở hữu cũng sẽ được sửa đổi”. Theo đó, Chính sách Công nghiệp mới cho phép các công ty độc quyền không phải xin phép trước khi quyết định đầu tư. Thay vì yêu cầu các công ty độc quyền phải xin phép trước khi mở rộng đầu tư, mua lại, sát nhập, tiếp quản hay bổ nhiệm vị trí quản lý mới; Chính phủ Trung Ương sẽ quản lý bằng cách chuyển sang trực tiếp quản lý và điều chỉnh độc quyền, ngăn chặn các hoạt động thương mại không công bằng.

Xoá bỏ độc quyền Nhà nước trong một số ngành: Chính sách Công nghiệp mới đã giảm bớt độc quyền Nhà nước, chỉ cho phép độc quyền trong 8


ngành liên quan đến an ninh và chiến lược. Nhưng sau đó, số lượng 8 ngành này rút xuống chỉ còn 2, đó là ngành Đường sắt và Năng lượng nguyên tử.

Tăng cường thu hút FDI: Chính sách này đã xóa bỏ quy định “giới hạn 40% cổ phần của nước ngoài”. Một cơ chế tự động phê duyệt dự án đầu tư nước ngoài bắt đầu được triển khai. Ngoài ra, cơ chế phê duyệt tự động vốn do Ngân hàng Trung Ương Ấn Độ đề ra đã được củng cố, cho phép các công ty nước ngoài có thể sở hữu đến 51% cổ phần trong 35 ngành, các ngành này được công khai trong phụ lục của Tuyên bố. Trong những năm tiếp theo, chính sách này ngày càng được nới lỏng và cơ chế phê duyệt tự động có thể được áp dụng cho hầu hết các ngành, trừ một số ngành độc quyền Nhà nước và một số ngành vẫn cần phải xin phép đầu tư. Trung bình trong 48 ngành chế tạo của Ấn Độ, giới hạn cổ phần của nước ngoài được tự động phê duyệt là 51%. Song nếu xét cá biệt, một số ngành có mức giới hạn này cao đến 74% đó là khai thác mỏ, sản xuất điện, xây dựng đường - cầu - cảng - sân bay. Đối với các hoạt động chế tạo trong khu chế xuất, không có giới hạn trong chế độ phê duyệt tự động, trừ những ngành độc quyền Nhà nước hay là những ngành vẫn cần phải xin phép. Đối với ngành quốc phòng vốn là một ngành trong diện phải xin phép đầu tư, đã được mở cửa hoàn toàn cho khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép tham gia đến 26% mặc dù vẫn phải xin phép.

Như vậy có thể nói, Chính sách Công nghiệp năm 1991 đã có tác dụng khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực kỹ thuật cao và các ngành sản xuất cho xuất khẩu. Chính sách này đã quy định việc tổ chức lại và thu hẹp phạm vi hoạt động của thành phần kinh tế Nhà nước, tập trung vào một số ngành công nghiệp then chốt và công nghiệp quốc phòng. Những xí nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ bị giải thể, số còn lại sẽ từng bước cổ phần hóa. Kinh tế tư nhân được tự do phát


triển, được phép mở rộng phạm vi hoạt động ra cả những lĩnh vực mà lâu nay chỉ dành riêng cho công nghiệp Nhà nước độc quyền.

B. Chính sách phát triển công nghiệp chế tạo

Một trong những kết quả khả quan của chính sách tự do hóa và mở cửa nền kinh tế mà Ấn Độ tiến hành năm 1991 là sự phát triển ngành công nghiệp chế tạo. Tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo tăng dần lên trong những năm gần đây. Trong năm 2001-2002 tăng 2,9%; đến 2002-2003 tăng 6%; năm

2003-2004 tăng 7,4%. Chỉ từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2004-2005 đã đạt mức tăng trưởng là 9% [52]. Sau một thời gian dài phục vụ thị trường nội địa, Ấn Độ hiện đang nỗ lực giới thiệu các sản phẩm của mình ra nước ngoài, giành vị trí cạnh tranh trên trường quốc tế. Quốc gia này hiện không chỉ xuất khẩu ra thế giới những sản phẩm truyền thống như gạo, gia vị, hàng thủ công mỹ nghệ mà là đủ loại sản phẩm như xe hơi, sản phẩm điện tử, phần mềm máy tính, đồng hồ, rượu, dược phẩm, thực phẩm ăn liền và hàng dệt may.

Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của sản xuất công nghiệp Ấn Độ trong một số ngành công nghiệp cơ bản

Năm cơ sở:1993-94

Giai đoạn

Khai thác mỏ và đá (Đv: %)

Chế tạo

(Đv: %)

Điện

(Đv: %)

Toàn ngành

(Đv: %)

1994-1995

9,8

9,1

8,5

9,1

1995-1996

9,7

14,1

8,1

13,0

1996-1997

-1,9

7,3

4,0

6,1

1997-1998

6,9

6,7

6,6

6,7

1998-1999

- 0,8

4,4

6,5

4,1

1999-2000

1,0

7,1

7,3

6,7

2000-2001

2,8

5,3

4,0

5,0

2001-2002

1,2

2,9

3,1

2,7

2002-2003

5,8

6,0

3,2

5,7

2003-2004

5,2

7,4

5,1

7,0

2004-2005

(Từ tháng 4-12)

4,8

9,0

6,4

8,4

Nguồn: [52, tr.140]

Công nghiệp điện tử: Sau cải cách kinh tế 1991, Ấn Độ đã trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn trên thế giới trong lĩnh vực sáng tạo, sản xuất, bảo


trì các sản phẩm phần cứng điện tử, thông tin viễn thông và dịch vụ liên quan. Với một nền tảng sản xuất công nghiệp điện tử khá phát triển, đây là ngành mũi nhọn và giữ ngọn cờ đầu trong các ngành công nghiệp của Ấn Độ.

Việc tự do hóa nền kinh tế đã tạo một động lực mạnh mẽ cho hoạt động sản xuất hàng điện tử. Có thể nhận thấy sự tăng trưởng rất nhanh của ngành công nghiệp này. Trong năm tài chính 1998-1999, giá trị sản xuất hàng điện tử của Ấn Độ đạt 411.400 triệu rupi, tương đương với gần 9 tỷ USD. Trong năm tài chính 2003-2004, con số này là 1.446.400 triệu Rupi, khoảng hơn 30 tỷ USD [52].

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô: Những công ty sản xuất xe hơi Ấn Độ bắt đầu nhập cuộc khi nhận thấy nhu cầu về ô tô ngày càng tăng, đặc biệt là những loại ô tô giá cả phải chăng…Các công ty Ấn Độ rất linh hoạt khi không nhằm vào các loại xe hơi đắt tiền, tránh đối đầu với các công ty ô tô khổng lồ. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô của nước này đã đạt sự phát triển vượt bậc. Trong năm 1998-1999, Ấn Độ mới chỉ sản xuất được 4.223.469 chiếc; đến năm 2003-2004, đã sản xuất được 7.229.443 chiếc, so với năm 1998-1999 tăng 71,1% [52].

Khi mới tiến hành công cuộc cải cách, tức là trong những năm 1990, dù là thị trường lớn thứ 4 ở Châu Á nhưng Ấn Độ chỉ có 3 công ty ô tô và mỗi năm chỉ xuất khẩu được 20.000 chiếc. Cho đến nay, đã có gần 10 công ty sản xuất xe hơi nước ngoài đặt cơ sở ở Ấn Độ; đó là General Motor, Toyota, LandRover, Suzuki, Hyundai, Daimler Chrysler, Fiat, Ford…Về tốc độ xuất khẩu ô tô, nếu như trong năm 2000-2001, Ấn Độ mới chỉ xuất khẩu 168.283 chiếc; đến 2001-2002 đã xuất 184.680 chiếc, tăng 9,7% so với năm trước; năm 2002-2003 xuất 307.308 chiếc, tăng 66,4%; trong năm 2003-2004 xuất

479.350 chiếc, tăng 56% [52, tr.143]. Thị trường truyền thống của Ấn Độ là SriLanka, Bangladesh; các thị trường mới nổi là Đông Nam Á, Châu Âu và


Châu Phi. Năm 2003-2004, chỉ riêng Bỉ và Nam Phi đã mua của Ấn Độ

270.000 chiếc xe; thậm chí Trung Quốc cũng nhập khẩu từ Ấn Độ 44.000 chiếc ô tô [30].

Ngành công nghiệp dệt may: Bên cạnh việc phát triển các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế về công nghệ và lao động có chất xám như công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp tập trung lợi thế về tài nguyên và lao động phổ thông cũng được Chính phủ chú trọng, điển hình là ngành dệt may. Ngành công nghiệp này đã thực sự khởi sắc và phát triển mạnh từ sau cải cách kinh tế năm 1991 theo chiến lược định hướng vào xuất khẩu.

Bảng 2.3: Doanh thu xuất khẩu hàng dệt may


Giai đoạn

Doanh thu (Đv: triệu USD )

1970-1971

3,9

1980-1981

6,96

1997-1998

3.776

2001-2002

10.764

2002-2003

12.412

2003-2004

13.159

Nguồn: [52]

Có thể thấy, doanh thu xuất khẩu may mặc của Ấn Độ đã gia tăng kể từ thập niên 70, song có được bước phát triển vượt bậc chỉ từ sau khi Ấn Độ thực hiện cải cách kinh tế. Trong năm 1970-1971, ngành may mặc mới chỉ đạt 3,9 triệu USD; năm 1980-1981, đạt 6,96 triệu USD. Năm 1997-1998, là giai đoạn sau cải cách, doanh thu xuất khẩu hàng dệt may đạt 3.776 triệu USD. Đến 2003-2004, con số này là 13,159 tỷ USD. Như vậy, so với năm 1970- 1971, doanh thu đã tăng lên rất nhiều.

Có được con số tăng trưởng xuất khẩu đều đặn như trên xuất phát bởi những nguyên nhân sau: +)Thứ nhất, do mức lương khá thấp ở Ấn Độ. Đây là một yếu tố quan trọng của lợi thế so sánh trong công nghiệp dệt may.

+)Thứ hai, ngành công nghiệp dệt với những hoạt động sản xuất đa dạng đã


tạo ra nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú phục vụ cho ngành may. +)Thứ ba, sự nhanh nhạy trong hoạt động nghiên cứu và thay đổi sản phẩm đã bắt nhịp với xu hướng thời trang thế giới. Bởi khi có sự cạnh tranh quốc tế, những thành tựu xuất khẩu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, hạn chế về số lượng theo quota đã trở thành rào cản thương mại rất lớn với ngành dệt may. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức khu vực như NAFTA, EU cũng ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu của các nước không phải là thành viên như Ấn Độ. Trước tình hình đó, một số nhà xuất khẩu lớn bắt đầu chú trọng vào thị trường nội địa, bởi dễ quản lý về thương mại do nhu cầu không bấp bênh như xuất khẩu.

Hàng may mặc của Ấn Độ hiện đang có mặt trên khắp thế giới, được đánh giá cao tại các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, Australia…Ấn Độ đang nhằm vào thị trường dệt và quần áo may sẵn Mỹ. Trong năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Ấn Độ vào Mỹ tăng 46,9%, đạt 458 triệu USD, trong khi tổng giá trị xuất khẩu của nước này vào Mỹ chỉ đạt 1,13 tỷ USD. Theo kết quả một cuộc điều tra gần đây, 24% người tiêu dùng Mỹ thích sản phẩm dệt may của Ấn Độ hơn của Trung Quốc [17]. Hiện nay, dệt may đang là ngành xuất khẩu chiến lược của Ấn Độ, đem lại nhiều ngoại tệ và chiếm tới 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Chính phủ hy vọng sẽ nâng kim ngạch xuất khẩu dệt may của đất nước mình lên 15 tỷ USD vào năm 2007; đạt 30 tỷ USD vào năm 2012 [24]. Có thể nói, chính sách tự do hóa nhập khẩu và hỗ trợ xuất khẩu của thời kỳ cải cách đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Ấn Độ về mẫu mã, công nghệ, năng suất trước các đối thủ Châu Á hùng mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Hàn Quốc.

C. Chính sách chú trọng phát triển công nghiệp phần mềm


Nguyên nhân để Chính phủ đề xuất “Kế hoạch phát triển toàn diện phần mềm máy tính” vào năm 1986 là tận dụng nguồn nhân lực trẻ và kỹ thuật cao, không yêu cầu nhiều vật liệu thô và không gây hại cho môi trường. Chính sách mở cửa kinh tế năm 1991 đã tạo thuận lợi cho việc tăng doanh thu xuất khẩu phần mềm, đưa lĩnh vực này trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn.

Kết quả tăng trưởng tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu phần mềm ở Ấn Độ được tổng kết trong bảng 2.4 đã cho thấy sự đi lên đáng khâm phục của công nghiệp sản xuất phần mềm. Công nghiệp phần mềm đã tăng trưởng với tốc độ kinh ngạc; từ mức thu nhập khiêm tốn là 197 triệu USD năm 1989- 1990, tiến tới thu nhập là 15,418 tỷ USD năm 2003-2004.

Bảng 2.4: Doanh thu của công nghiệp phần mềm Ấn Độ


Năm

Tổng doanh thu

(Đv: triệu USD)

Doanh thu nội địa

(Đv: triệu USD)

Doanh thu xuất khẩu

(Đv: triệu USD)

1989-1990

197

97

100

1994-1995

835

350

485

1995-1996

1.224

490

734

1996-1997

1.755

670

1.085

1997-1998

2.700

950

1.750

1998-1999

3.900

1.250

2.650

1999-2000

5.700

1.700

4.000

2000-2001

8.260

1.960

6.300

2001-2002

10.309

2.366

7.943

2002-2003

12.948

2.916

10.032

2003-2004

15.418

2.918

12.500

Nguồn: [52]

Đối với xuất khẩu phần mềm, nếu như trong năm 1989-1990, doanh thu mới chỉ đạt 100 triệu USD thì đến năm 2000-2001, con số đó đã tăng lên đến 6,3 tỷ USD. Đến năm 2001-2002, đạt 7,943 tỷ USD, đứng thứ hai sau Mỹ. Năm 2002-2003 đạt 10,032 tỷ USD. Trong năm 2003-2004, doanh thu xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ đã đạt 12,5 tỷ USD.

Đơn cử trường hợp công ty xuất khẩu phần mềm lớn thứ hai của Ấn Độ là Infosys Technologies cho biết, lãi thực trung bình hàng quý của công ty

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2022