Một Số Đánh Giá Về Những Cải Cách Kinh Tế - Xã Hội Của Nhật Bản Sau Chiến Tranh


thế nào để người Nhật có thể tự nuôi sống bản thân mình và phục hồi sản xuất mà để mặc cho người Nhật tự xoay sở trong việc khôi phục lại đời sống và sản xuất. Mục tiêu chủ yếu của các lực lượng Đồng minh chiếm đóng là “phi quân sự hóa” và “dân chủ hóa” Nhật Bản. Về thực chất là phải thực hiện một số biện pháp “dân chủ” nhằm thay đổi tính chất xã hội của Nhật Bản từ “quân chủ” sang “dân chủ”, từ “quân phiệt”, “hiếu chiến” sang “hòa bình” xây dựng “xã hội mới”.

Ngay từ ngày 29/8/1945, Mỹ đã đề ra hai mục tiêu cơ bản sau đây liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản với hai mục tiêu:

1. Đảm bảo rằng Nhật Bản sẽ không trở thành mối đe dọa cho Mỹ hoặc cho hòa bình thế giới.

2. Chiếm đóng Nhật Bản phải đưa đến việc thành lập một chính phủ hòa bình và chịu trách nhiệm tôn trọng chính nghĩa của các dân tộc khác, sẽ ủng hộ những hoạt động của Mỹ và những nguyên tắc của Liên hiệp quốc. Chính phủ Nhật Bản phải thực hiện nguyên tắc của một chính phủ dân chủ, không có bất cứ lực lượng quân sự nào và phải ủng hộ tự do dân chủ của nhân dân.

Hai mục tiêu đó phải được thực hiện theo 4 nguyên tắc sau:


1. Trên toàn bộ chủ quyền quốc gia lãnh thổ Nhật Bản, gồm 4 hòn đảo: Hokaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và những hòn đảo nhỏ xung quanh mà đã được xác định theo tuyên bố Cairo.

2. Nhật Bản sẽ hoàn thành giải pháp vũ khí và tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt kể cả chính trị, kinh tế, quân sự và cuộc sống xã hội.

3. Nhân dân Nhật Bản sẽ được động viên phát triển xu hướng tự do cá nhân và tôn trọng những nguyên tắc cơ bản, chân chính của con người như

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


quyền về tôn giáo, lập hội, ngôn luận, báo chí và được khuyến khích thành lập các tổ chức dân chủ.

Cải cách kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ - 11

4. Nhân dân Nhật Bản sẽ được tạo cơ hội để phát triển một nền kinh tế cho phép, phù hợp với yêu cầu hòa bình cho mọi tầng lớp nhân dân.

Trên cơ sở nguyên tắc của bản Tuyên cáo Potsdam, bản “Báo cáo chính sách đầu tiên của Mỹ đối với Nhật Bản” ngày 29/8/1945 và “chỉ dẫn cơ bản” đối với chính phủ quân sự trong thời kỳ đầu của các chính sách chiếm đóng ngày 3/11/1945 của Mỹ đề ra, MacArthur đã soạn thảo một kế hoạch tổng quát, ngắn gọn, cụ thể trong thời kỳ chiếm đóng. Trong hồi ký của mình, MacArthur đã ghi lại: “Xuất phát từ nhiệm vụ của tôi thời bấy giờ, tôi đã soạn thảo ra một số chính sách này mà tôi có ý định theo đuổi, đồng thời thực hiện các chính sách này thông qua Hoàng đế và bộ máy nhà nước”.

Ông đã trình bày những hoạt động phải thực hiện: Trước hết là vô hiệu hóa quyền lực của quân đội. Trừng phạt tội phạm chiến tranh. Xây dựng cơ cấu chính phủ đại diện. Hiện đại hóa hệ thống luật pháp. Tổ chức các cuộc bầu cử tự do. Giải phóng phụ nữ. Phóng thích tù chính trị. Giải phóng nông dân. Thiết lập phong trào lao động tự do. Khuyến khích phát triển một nền kinh tế tự do. Hủy bỏ sự đàn áp của cảnh sát. Phát triển một hệ thống báo chí đáng tin cậy và tự do. Mở rộng hoạt động tự do trong giáo dục. Thực hiện phi tập trung hóa quyền lực về chính trị. Tách rời nhà thờ khỏi nhà nước. Đây là những nhiệm vụ mà Tướng MacArthur phải thực hiện nhằm xây dựng một nước Nhật mới. Một số kết quả mà MacArthur đạt được trong thời kỳ chiếm đóng như cho phép phụ nữ có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử chính trị, giải phóng nông dân và thực hiện phân quyền chính trị v.v… đều dựa trên những hướng dẫn của Washingtơn.


Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về kết quả của cuộc chiếm đóng. Ví dụ: Yutaka Kosai cho rằng: “Do quyền lực của quân đội chiếm đóng là tuyệt đối nên các chính sách phi quân sự hóa và dân chủ hóa là những mục tiêu được chỉ ra trong Tuyên cáo Potsdam, thường được thực hiện bằng vũ lực. Edwin O. Reischauer thì cho rằng: “Chưa bao giờ sự chiếm đóng quân sự của một lực lượng thế giới trong một cuộc thử nghiệm đối với một dân tộc bại trận và đã giành được thắng lợi và sự khoan dung, độ lượng để khắc phục nó thành công mãn nguyện như vậy”.[36, tr. 267]

Vai trò lãnh đạo của MacArthur được đánh giá cao. Đối với Mỹ, MacArthur ở trong một tư thế chính trị rất phù hợp. Ông là người xuất thân từ một gia tộc chính trị Mỹ, là chính trị gia nổi tiếng của Đảng Cộng hòa (Đảng đối lập), nhưng lại được chính quyền Đảng Dân chủ bổ nhiệm chức vụ này. Ông được giới cầm quyền lựa chọn rất kỹ vì ông là người có năng lực lãnh đạo, cương quyết, nhiệt tình, tận tụy. Ông coi nhiệm vụ cải cách của Mỹ ở Nhật Bản sau chiến tranh là một sứ mệnh lịch sử. Chính sách và cách xử lý của ông nói chung là tạo niềm tin cho nhân dân Nhật Bản khi họ hoàn toàn thất vọng và chán nản. Cả hai xu hướng chính trị của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa nói chung là ủng hộ ông. Song những điều kiện của Tuyên cáo Potsdam mà MacArthur thay mặt cho các lực lượng Đồng minh buộc Nhật Bản phải thi hành chỉ có thể thực hiện được thông qua chính phủ Nhật Bản với sự tham gia của quần chúng nhân dân kể cả giới tư sản, tiểu tư sản và tri thức tiến bộ. Đó là yếu tố bên trong đảm bảo cho công cuộc cải cách dân chủ ở Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1951 đi đến thành công.

Để kiểm soát việc thực hiện Tuyên cáo Potsdam tại Nhật Bản, vài tháng sau khi chiến tranh kết thúc tháng 12/1945 Hội nghị ngoại trưởng các nước: Mỹ, Liên Xô, Pháp, Trung Quốc họp tại Matxcơva đã thành lập 2 cơ quan đặc biệt là Ủy ban Viễn Đông và Hội đồng Đồng minh.


Hội đồng Đồng minh ở Tokyo gồm các đại biểu Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc, Ủy ban Viễn Đông là cơ quan đặc biệt gồm 11 nước: Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan Canada, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Ấn Độ, Philippin. Ủy ban này có nhiệm vụ thực hiện những quyết định của Hội nghị Potsdam đối với Nhật Bản. Cụ thể là:

Định hướng đường lối chính trị, những nguyên tắc và thể thức mà theo đó Nhật Bản sẽ thực hiện những điều cam kết về việc Nhật Bản đầu hàng.

Theo yêu cầu của các nước ủy viên, xét lại những chỉ thị của chính phủ Mỹ, đại diện cho Đồng minh ở Nhật và mọi quyết định của Tổng tư lệnh có tính chất chính trị thuộc phạm vi quyền hạn của Ủy ban.

Xem xét mọi vấn đề do các nước ủy viên cùng thống nhất đề ra, Ủy ban Viễn Đông thông qua các quyết định trên nguyên tắc đa số phiếu, nhưng nhất thiết phải có sự đồng ý của 4 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc. Hội đồng Đồng minh làm việc dưới quyền chủ tọa của Tổng tư lệnh Đồng minh Mỹ. Nhưng tư lệnh trước khi ra lệnh gì phải trao đổi ý kiến với Hội đồng về các vấn đề nguyên tắc và trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến thì trước khi có quyết định phải trao đổi với Ủy ban Viễn Đông, không được tự ý thi hành mệnh lệnh đó.

Sau khi đã thành lập Ủy ban Viễn Đông, tại thủ đô Washington Mỹ tiến hành Hội nghị bàn về việc giám sát Nhật Bản với tư cách là cơ quan tư vấn của Bộ tư lệnh tối cao. Ngày 5/4/1946, Liên hợp quốc: Mỹ, Anh, Liên Xô, Pháp, Canada, Hà Lan, Niu Dilân, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Phillippin quyết định thảo luận chính sách đối với Nhật Bản. Nhưng Mỹ và Liên Xô tranh cãi nhau kịch liệt nên Mỹ đã không trình bày chính sách của mình đối với nước Nhật. Hội nghị không thu được kết quả gì. Trong thực tế, vì quân Mỹ chiếm đóng Nhật Bản nên mọi quyền bính tại Nhật đều do Mỹ nắm giữ và người


điều khiển quan trọng nhất là MacArthur - Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở Viễn Đông trước đây.

Lực lượng quân Đồng minh đã chiếm đóng Nhật Bản từ tháng 9/1945 - 4/1952. Đây là lần đầu tiên quân đội nước ngoài đến thống trị Nhật Bản, nhưng chính quyền chiếm đóng không trực tiếp thống trị mà thực thi chính sách chiếm đóng gián tiếp qua guồng máy chính quyền Nhật Bản. Chính phủ vẫn có những quyền lực cần thiết để đạt hiệu quả từng bước và thực hiện những chính sách quan trọng do quân chiếm đóng đề ra.

Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh thông qua việc thực hiện trung gian của bộ máy chính phủ Nhật Bản bao gồm cả việc phục vụ thỏa mãn cho ý đồ và mục đích của Mỹ. Chính phủ Nhật Bản chỉ được phép thực hiện những quyền lực bình thường đối với những vấn đề không quan trọng để quản lý đất nước dưới sự chỉ dẫn của quân đội chiếm đóng Mỹ. “Chỉ huy tối cao sẽ chỉ can thiệp những gì cần thiết để đảm bảo sự an toàn quyền lực và sức mạnh và đạt được toàn bộ mục đích cho quá trình chiếm đóng”.

Trong thời gian chiếm đóng, các vị trưởng phái đoàn ngoại giao nước ngoài không trình ủy nhiệm thư cho Nhật Hoàng mà trình với MacArthur. MacArthur chỉ tiếp một số nhân vật quan trọng của Nhật Bản như: Nhật Hoàng, Thủ tướng, Ngoại trưởng và 2 chủ tịch Thượng và Hạ nghị viện. Người ta nói rằng trong gần 7 năm chiếm đóng Tổng tư lệnh tối cao các Lực lượng Đồng minh chỉ tiếp 12 người Nhật tại biệt thự sứ quán Mỹ. Hàng ngày ông làm việc ở tầng 6 một văn phòng, tại nhà “hộp” Daiichi Instance, đối diện với cung điện của Nhật Hoàng. Lực lượng chiếm đóng đã chiếm rất nhiều tòa nhà cao tầng và các tòa nhà xây theo kiểu phương Tây ở Tokyo. Chính phủ Nhật Bản đã chi trả một khoản tiền hơn 4 tỷ đôla cho các chi phí thuê và bảo quản các ngôi nhà này cho quân đội chiếm đóng. Về công tác tổ chức, với


quan niệm “Kín trên sẽ bền dưới”, MacArthur không cho phép thực hiện bất cứ một hoạt động nào mặc dù là của người Mỹ hoặc của quân đội Đồng minh mà không có sự kiểm soát của ông. Ông hoàn toàn tin tưởng vào những biện pháp kiểm soát mạch lạc và đơn giản do ông đứng đầu. Ban đầu, ông lập ra hai cơ quan: Một cơ quan để kiểm soát ở Nhật Bản là SCAP và một cơ quan kiểm soát, điều khiển lực lượng quân đội Mỹ ở vùng Viễn Đông. Bộ máy văn phòng giúp việc của ông rất lớn gồm 15 phòng ban vào thời điểm hoạt động mạnh nhất. Bộ máy cai trị to lớn này bao gồm một hệ thống các cơ quan giúp việc: Hành chính, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tài nguyên, y tế, tư tưởng dân sự và giáo dục v.v..

Bộ phận quan trọng nhất của SCAP là Ban chính phủ có trách nhiệm với các vấn đề xây dựng luật pháp và chính trị của Nhật Bản. Ban khoa học và kinh tế (ESS); Ban thông tin và giáo dục (CIE) chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề giáo dục và tín ngưỡng, tôn giáo. G2 cơ quan quản lý về khoa học kỹ thuật, con người và sách báo. Vào lúc hoạt động cao điểm SCAP có tới 5.000 người làm việc.

Ngoài ra MacArthur còn chịu trách nhiệm quản lý quân đoàn 8 dưới sự chỉ huy của Trung tướng Robert L.Eichelbetget ở Yokohama và quân đoàn 6 dưới sự chỉ huy của Tướng Waltet Ktueget ở Kyoto. Thời kỳ đầu thành lập mỗi quân đoàn có 230.000 người với một bộ máy giúp việc đồ sộ, một lực lượng rất lớn quân đội chiếm đóng (có khi lên hơn 400.000 người), với thái độ cương quyết, tầm nhìn xa, trông rộng, đa số người Nhật cho rằng: MacArthur đã thay mặt Đồng minh “đề xuất và thực thi những chính sách có ảnh hưởng quyết định đối với tương lai của nước Nhật”.

Trong những giai đoạn đầu, mục tiêu của chính sách chiếm đóng cải cách Nhật Bản từ “một nước tràn đầy sức sống, nhưng đi theo chủ nghĩa quân


phiệt và chính sách xâm lược, bành trướng thành một nước ít nhiều bị kiềm chế nhưng là một nước “hòa bình”, “dân chủ” và dựa vào hệ thống xí nghiệp tự do”.‌

Tháng 11/1945, Tổng tư lệnh quân chiếm đóng đã ban hành một sắc lệnh cho Thủ tướng Shidehara, chỉ ra 5 cải cách cơ bản: Quyền bầu cử của phụ nữ, quyền được tổ chức lao động, tự do giáo dục, xóa bỏ chính quyền chuyên chế và dân chủ hóa nền kinh tế. Trên cơ sở những cải cách này, dưới áp lực của quân chiếm đóng, Nhật Bản đã sửa đổi các luật bầu cử, thành lập các liên đoàn lao động và cải cách các hệ thống giáo dục,… ban hành Hiến pháp mới, bảo đảm quyền tự do, dân chủ, tách rời 3 quyền lực: hành pháp, lập pháp và tòa án. Thực hiện cải cách ruộng đất, giải thể zaibatsu, dân chủ hóa lao động,…

3.2. Một số đánh giá về những cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản sau chiến tranh

3.2.1. Đặc điểm cải cách


Công cuộc tái lập tình trạng bình thường của xã hội Nhật Bản nói chung, và cải cách kinh tế-xã hội của Nhật Bản nói riêng sau chiến tranh thế giới thứ hai do Lực lượng đồng minh, trước hết là Mỹ, cưỡng bức Nhật Bản thực hiện theo Tuyên cáo Potsdam, thực chất là cuộc đấu tranh rất phức tạp giữa các lực lượng tiến bộ và bảo thủ trong và ngoài Nhật Bản.

- Giữa các nước Đồng minh, Liên Xô mong muốn Nhật Bản sau chiến tranh thực hiện một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc, loại bỏ triệt để tận gốc chủ nghĩa quân phiệt, phục hồi và phát triển nước Nhật theo xu hướng hoà bình, tiến bộ, dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Còn Mỹ lại muốn thông qua công cuộc cải cách dân chủ để diệt trừ chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và làm suy yếu luôn một đối thủ cạnh tranh lâu đời của mình ở khu vực châu Á - Thái


Bình Dương. Đồng thời, Mỹ cũng muốn xây dựng Nhật Bản thành một nước phát triển theo mô hình chủ nghĩa tư bản tự do kiểu Mỹ.

- Trong nội bộ Nhật Bản, cũng có nhiều phe, nhóm đấu tranh với nhau lúc ngấm ngầm, lúc công khai. Có bộ phận muốn đi theo chủ nghĩa phục thù cực đoan. Có bộ phận muốn giữ nguyên vị trí, vai trò của Thiên Hoàng. Có bộ phận, trong đó có Đảng Cộng sản lại ủng hộ mạnh mẽ cuộc cải cách ruộng đất, phong trào công đoàn tiến tới thực hiện cách mạng xã hội theo xu hướng tiến bộ xã hội. Cũng có bộ phận khác chán nản chiến tranh, thất vọng vì các giá trị truyền thống đã bị suy sụp. Họ bị hoang mang, dao động, thấy rò nỗi bất hạnh của chiến tranh và hơn ai hết, họ mong muốn xây dựng lại cuộc sống hoà bình, hạnh phúc.

- Công cuộc cải cách kinh tế - xã hội Nhật Bản được thực hiện dưới sự chiếm đóng của lực lượng Đồng minh. Lực lượng Đồng minh không thực thi chính sách trực trị mà thực hiện điều hành gián tiếp thông qua guồng máy hành chính của người Nhật. Các chỉ thị, khuyến cáo, chính sách quan trọng đều do SCAP ban bố, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của Nhật Bản. Mặc dù còn có nhiều hạn chế, cuộc điều hành gần 7 năm của SCAP thường được đánh giá là “khoan hồng, tích cực và có ý thức hợp tác” giữa hai dân tộc Mỹ - Nhật. Vai trò lãnh đạo của MacArthur thường được đánh giá cao và đa số người Nhật coi ông là người có vai trò lớn trong việc vạch chính sách có ảnh hưởng đến tương lai đất nước họ.

Không ít nhà sử học đã đề cao quá mức vai trò của Mỹ trong việc thực hiện các cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh. Tuy vậy, nhiều nguời lại cho rằng đánh giá như vậy là chưa đúng mức và khách quan. Thành công của các cải cách dân chủ, trong đó có cải cách kinh tế - xã hội, ở Nhật Bản là do sự tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau của nhiều yếu tố bên trong và bên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022