Chính Sách Ngoại Thương Trong Quá Trình Tự Do Hóa Và Mở Cửa


khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng và trực tiếp điều hành các khách sạn hạng trung.

TriÖu USD

3.296

2.583

2.948

3.009

1.513

3500

3000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

2500

2000

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 9

1500

1000

500

0

1990 1995 1998 1999 2000 N¨m


Hình 2.1: Doanh thu du lịch của Ấn Độ giai đoạn 1990-2000

Nguồn: [57]

Để phục vụ cho phát triển du lịch, Ấn Độ cũng thực hiện cải tiến ngành hàng không, cho phép các hãng hàng không tư nhân được hoạt động trên những tuyến bay nội địa. Chính phủ cũng chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng song song với bảo vệ cảnh quan và môi trường tự nhiên; có chính sách đào tạo bài bản đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trong quá trình tiếp xúc và phục vụ du khách. Nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém là tác nhân cản trở quá trình xây dựng Ấn Độ trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách. Do đó, nâng cấp và khuyếch trương quảng cáo du lịch sẽ giúp Ấn Độ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách. Để đầu tư cho du lịch không chỉ có nguồn huy động từ trong nước mà Chính phủ còn rất hoan nghênh và ưu đãi các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, xây dựng khách sạn, làm đường xá…tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh giao thông phục vụ du khách.

B. Tự do hóa ngành dịch vụ

Trước đây, khu vực dịch vụ vốn thường xuyên phải chịu sự can thiệp sâu của Nhà nước; các dịch vụ then chốt như ngân hàng, bảo hiểm, thông tin liên lạc vốn rất hay thấy sự hiện diện của Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều hoạt


động cải cách tích cực đã mở cửa khu vực này cho tư nhân tham gia, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với hoạt động bảo hiểm: Tới tận gần đây thì ngành này vẫn là một ngành thuộc độc quyền Nhà nước. Cho đến tháng 12/1999, Ấn Độ đã quyết định mở cửa cho tư nhân và nước ngoài tham gia. Phía nước ngoài có thể nắm giữ đến 26% cổ phần của một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, song phải xin phép Cơ quan Quản lý và Phát triển bảo hiểm. Cơ quan này có trách nhiệm quản lý nguồn đầu tư của các công ty bảo hiểm, phân xử tranh chấp giữa nhà bảo hiểm và các đại lý trung gian, giám sát Uỷ ban Cố vấn về mức phí bảo hiểm. Theo quy định, nguồn vốn của các Công ty bảo hiểm nhân thọ phải là 1 tỷ rupi, đối với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ là 2 tỷ rupi.

Với khu vực ngân hàng: Trước cải cách, các ngân hàng Ấn Độ hoạt động cứng nhắc và thiếu hiệu quả, thiếu khả năng huy động vốn và làm đồng vốn sinh lời.

Sau cải cách kinh tế, những chính sách tài chính của Ấn Độ nhằm vào 5 hướng sau để đáp ứng yêu cầu tự do hóa thương mại:

1. Thứ nhất, tăng cường hoạt động theo cơ chế thị trường dưới những hình thức như tự do hóa lãi suất, phát triển thị trường vốn; để các ngân hàng tự do hoạt động, quản lý theo nguyên tắc thận trọng và minh bạch.

2. Thứ hai, tập trung vào tính “an toàn” của hệ thống tài chính để chuẩn hóa độ tin cậy trong các ngân hàng, chỉ ra những yếu kém về cơ cấu còn tồn đọng nhằm tối thiểu hóa rủi ro trong tương lai.

3. Thứ ba, loại bỏ các cản trở của hoạt động tài chính ngân hàng, giảm các nguồn ưu tiên tiền mặt trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

4. Thứ tư, tạo môi trường cạnh tranh minh bạch trong hệ thống tài chính ngân hàng thông qua các biện pháp cải cách như chuẩn hóa đầu vào đầu


ra, giảm sở hữu Nhà nước trong các ngân hàng, trao cho ngân hàng quyền tham gia thị trường vốn để tự giải quyết nhu cầu về tài chính.

5. Thứ năm, thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm toán nghiêm ngặt theo luật pháp để tạo một tổ chức tài chính năng động và hiệu quả. Đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến với mục tiêu đảm bảo tính nhanh nhạy, kịp thời, tăng sức cạnh tranh.

Theo định hướng đó, để tự do hóa ngành tài chính ngân hàng, Chính phủ đã theo đuổi hai chiến lược mũi nhọn gồm: +)Nới lỏng những quy chế kiểm soát đang kiềm chế năng lực thị trường; +)Phát triển mạng lưới thể chế để quản lý một thị trường tài chính tiền tệ có điều tiết. Mặc dù Nhà nước có vai trò thống soái trong lĩnh vực ngân hàng nhưng ngân hàng tư nhân vẫn được phép hoạt động. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được tự động phê duyệt và có thể chiếm đến 74% cổ phần của một ngân hàng tư nhân. Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh mới ở Ấn Độ, song mỗi năm chỉ cho phép một số lượng nhất định. Hiện có 25 ngân hàng nước ngoài được kinh doanh toàn diện và khoảng 150 chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hoạt động.

Như vậy, trong hệ thống ngân hàng, các ngân hàng công vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, duy trì dịch vụ quản lý tư vấn cho các hãng kinh doanh. Chính sách tự do hóa kinh tế buộc các ngân hàng công phải nâng cao khả năng cạnh tranh trước sự điều tiết của thị trường tài chính và trước những đối thủ trong nước và các đối tác tư nhân nước ngoài. Những cải cách trong hệ thống ngân hàng Ấn Độ đã tạo ra khả năng phát triển năng động hơn, giảm sự độc quyền, tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh tiền tệ. Hơn nữa, giảm sở hữu Nhà nước tại các ngân hàng đã giải tỏa được những hạn chế nhất định trong hoạt động giám sát, điều hành, thu hút khách hàng; nâng cao nghiệp vụ ngân hàng.


Thị trường chứng khoán: Công cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ cũng tạo ra một hệ thống thị trường chứng khoán rộng lớn, năng động hơn. So với nhiều nền kinh tế đang phát triển trên thế giới, hệ thống thị trường chứng khoán của Ấn Độ được đánh giá là khá tiên tiến, đang là một trong số 8 thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới, được trang bị công nghệ hiện đại và năng lực hoạt động hiệu quả, có thể huy động được những nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế.

Thị trường chứng khoán Bombay được coi là lớn và lâu đời nhất của Ấn Độ, có tầm cỡ thế giới; với hệ thống điều hành hiện đại nhất bằng công nghệ thông tin, cho phép huy động được khối lượng vốn lớn; rất nhạy bén với những thông tin thị trường. Cùng với đó là Thị trường Chứng khoán Quốc gia NSE (National Stock Exchange) thành lập năm 1994 cũng đang là kiểu mẫu cho 22 thị trường chứng khoán khác ở Ấn Độ và cho tất cả các nước đang phát triển học tập.

Khu vực thông tin liên lạc: Đầu thập niên 1990, ngành này vẫn là độc quyền Nhà nước. Chính sách viễn thông quốc gia năm 1994 của Ấn Độ đã mở cửa dịch vụ điện thoại cơ bản và điện thoại di động cho nước ngoài và tư nhân tham gia. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin đã dẫn đến chính sách viễn thông mới năm 1999 của Ấn Độ. Về cơ bản, với các dịch vụ như điện thoại di động, nhắn tin, dịch vụ liên lạc cá nhân qua hệ thống nhắn tin toàn cầu, dự án FDI lên đến 49% cổ phần của một doanh nghiệp có thể được Bộ Viễn Thông cấp phép. Các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài trong dịch vụ Internet không liên quan đến cung cấp đường truyền (cả vệ tinh và cáp ngầm), dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng liên quan đến cáp thường, thư điện tử hoặc Voicemail cũng có thể được cho phép. Tuy nhiên, có một số dịch vụ Internet liên quan đến an ninh phải xin phép Chính phủ, nước ngoài được


nắm giữ tối đa là 49% cổ phần. Với dịch vụ nhắn tin và dải tần siêu hẹp, chỉ cho phép đầu tư nước ngoài nắm tới 74% cổ phần.

Trong lĩnh vực thương mại điện tử: Vì đây là lĩnh vực mới mẻ, nên Ấn Độ cho phép các dự án có 100% vốn FDI hoạt động trong quá trình thiết lập các đơn vị công nghệ thông tin hướng vào xuất khẩu. Các cơ sở hoạt động theo định hướng hướng vào xuất khẩu, các khu chế xuất, đặc khu kinh tế, công viên công nghệ phần cứng và công viên công nghệ phần mềm là những nơi có thể cấp phép thành lập các đơn vị công nghệ nói trên.

Các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng: Ngành dịch vụ này cũng được mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Các dự án 100% vốn nước ngoài trong các hoạt động xây dựng và duy tu đường xá, cầu cống, cảng, sân bay…vẫn được hưởng chế độ phê duyệt tự động. Đối với hoạt động giao thông đường thủy, nước ngoài được nắm giữ đến 51% cổ phần của một doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào xây dựng sân bay có thể lên đến 100% cổ phần, song nếu từ mức 74% cổ phần trở lên phải xin phép. Người nước ngoài được phép đầu tư đến 40% cổ phần và các Ấn Kiều có thể được phép đầu tư đến 100% cổ phần trong kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không nội địa. Duy nhất có dịch vụ vận tải đường sắt là chỉ Nhà nước được kinh doanh.

Các dịch vụ mới và năng động: Khác với nền kinh tế Trung Quốc được xem như “một công xưởng sản xuất của thế giới”, Ấn Độ đã chọn cho mình một hướng đi khác. Quốc gia Nam Á này không sử dụng tài nguyên thiên nhiên hay sức lao động tay chân, mà sử dụng sức mạnh trí tuệ làm “chất xúc tác” và chọn dịch vụ làm “sở trường” cho nền kinh tế. Hiện nay Ấn Độ được xem như là “trung tâm dịch vụ của thế giới” bởi nước này đang tập trung vào những lĩnh vực nổi trội như xuất khẩu phần mềm, tư vấn công nghệ thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin từ xa (dịch vụ Outsourcing), trung tâm giao dịch khách hàng, thiết kế vi mạch, dịch vụ văn phòng, kỹ thuật công


nghiệp, lĩnh vực phân tích, công nghệ sinh học, nghiên cứu và chế tạo dược phẩm - những lĩnh vực năng động nhất của thế giới.

Theo như dự báo của của công ty tư vấn toàn cầu McKinsey, đến năm 2008, các dịch vụ IT (Information Technology) và dịch vụ Back-office (dịch vụ hỗ trợ văn phòng) của Ấn Độ sẽ tăng gấp 5 lần, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt con số 57 tỷ USD. Những lĩnh vực này sẽ thu hút đến 4 triệu lao động và chiếm tới 7,2% GDP của Ấn Độ [48]. Hiện nay, Ấn Độ chiếm thị phần lớn nhất về dịch vụ từ xa của thế giới. Theo Gartner Group - một tập đoàn nghiên cứu thị trường, thị trường dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu trị giá tới 580 tỷ USD thì trong đó dịch vụ từ xa chiếm khoảng 19 tỷ USD; và Ấn Độ đã chiếm đến khoảng 80% của thị phần dịch vụ từ xa này [44].

Về lĩnh vực công nghệ sinh học, hiện các công ty của Mỹ và Châu Âu vẫn đang tiếp tục chuyển các công trình nghiên cứu và thử nghiệm y sinh học sang Ấn Độ để tận dụng lợi thế là đội ngũ nhân công lành nghề nhưng lương thấp ở nước này. Ông Kiran Mazumdar Shaw - chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp Công nghệ Sinh học Hàng đầu Ấn Độ cho biết, việc Ấn Độ được coi là “điểm đến” của các công ty Phương Tây trong lĩnh vực y sinh học đã giúp Ấn Độ thu được khoảng 54 triệu USD trong tổng xuất khẩu công nghệ sinh học trị giá 395 triệu USD trong tài khóa 2003-2004 [22].

2.1.3. Cải cách chính sách kinh tế đối ngoại

2.1.3.1. Chính sách ngoại thương trong quá trình tự do hóa và mở cửa

Tháng 7 năm 1991, Chính phủ Ấn Độ bắt đầu một loạt các biện pháp nhằm mở cửa lĩnh vực ngoại thương và thông báo tự do hóa nhập khẩu trên quy mô lớn liên tục trong các năm tiếp theo [54]. Việc cải cách chính sách thương mại bắt đầu năm 1991 đã mở ra một viễn cảnh mới cho Ấn Độ, đánh dấu sự chuyển mình từ chiến lược hướng nội sang hướng ngoại. Nội dung của cải cách chính sách ngoại thương chủ yếu tập trung vào những điểm chính


như: hợp lý hóa tỷ giá, tự do hóa nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, đơn giản hóa thủ tục để tạo sự thông thoáng minh bạch trong môi trường giao dịch kinh tế. Việc điều chỉnh các chính sách cụ thể như sau:

Giải phóng hoạt động xuất nhập khẩu: Trước cải cách, chính sách thương mại của Ấn Độ rất phức tạp với nhiều giấy phép, nhiều đối tượng, nhiều phương thức nhập khẩu khác nhau. Sau khi cải cách, các thủ tục đã được đơn giản hóa, tạo điều kiện cho các nhà hoạt động xuất nhập khẩu.

Hợp lý hóa hệ thống thuế: Trước cải cách, thu từ thuế quan đã trở thành một nguồn thu ngân sách lớn của Chính phủ. Mức thuế cao nhất của Ấn Độ trong năm tài chính 1990 là 335%, mức thuế trung bình tính cho tất cả các loại mặt hàng là 113%. Thuế quan cao như thế là nhân tố hạn chế nhập khẩu. Vì vậy, Ấn Độ đã tiến hành cải cách thuế trong suốt thập niên 1990 trên cơ sở hợp lý hóa cơ cấu thuế, bỏ bớt các mức thuế. Thuế suất cao nhất trong năm tài chính 1983 là 85% đã hạ xuống còn 50% vào năm tài chính 1995. Nhìn chung trong dài hạn, xu hướng tự do hóa thể hiện rất rò, mức thuế suất cao nhất trong năm tài chính 2003 chỉ còn là 25%.

Giảm khống chế các mặt hàng xuất nhập khẩu: Trước cải cách, phần lớn các mặt hàng xuất nhập khẩu đều bị Chính phủ khống chế. Sau cải cách, chính sách thương mại bổ sung thông báo vào tháng 8 năm 1991 đã giảm đi cho 16 mặt hàng xuất khẩu và 20 mặt hàng nhập khẩu. Chính sách ngoại thương từ năm 1992 đến 1997 đã giải phóng nhập khẩu các mặt hàng như giấy in, kim loại màu, cao su tự nhiên, nguyên liệu cho phân hóa học; tuy nhiên, các mặt hàng như dầu mỏ, phân bón, dầu ăn, ngũ cốc…vẫn bị khống chế.

Tự do hóa chế độ tỷ giá hối đoái: Tháng 3 năm 1993, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua quyết định thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi theo điều chỉnh cung cầu của thị trường.


Các biện pháp tài chính và tiền tệ cũng góp phần hỗ trợ xuất khẩu: Đó là phá giá đồng Rupi, hỗ trợ bồi hoàn tiền mặt, trợ cấp xuất khẩu tư vấn, hoàn thuế, cấp tín dụng lãi thấp và tín dụng ứng trước cho các ngân hàng phục vụ xuất khẩu và các hãng xuất khẩu, trợ giá của Chính phủ cho các khoản chênh lệch giữa giá trong nước và giá quốc tế.

Xây dựng chiến lược xuất khẩu với những biện pháp khuyến khích cụ thể: Xuất khẩu của Ấn Độ được xây dựng và củng cố rất có kế hoạch dựa trên một tầm nhìn vĩ mô. Nền tảng đó trước hết được xác lập bởi những chiến lược xuất khẩu không chỉ là nội dung, phương hướng mà cả giải pháp thực hiện.

Những chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:

Khuyến khích sản xuất để xuất khẩu.

Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng mũi nhọn. Hỗ trợ các hoạt động thị trường.

Thiết lập các khu vực và đơn vị hướng vào xuất khẩu như: khu chế xuất EPZs (Export Proccessing Zones), khu công nghệ cao, các đơn vị hướng về xuất khẩu EOUs (Export Oriented Units), các khu vực thương mại tự do FTZs (Free Trade Zones), các khu công nghiệp xúc tiến xuất khẩu EPIPs (Export Promotion Industrial Parks) và tiêu biểu là các đặc khu kinh tế SEZs (Special Economic Zones).

Có thể nói, việc thành lập SEZs là một trong nhiều cách để khuyến khích xuất khẩu và thu hút vốn FDI. SEZs được coi là một khu vực địa lý tuân thủ theo những luật lệ kinh tế khác hẳn những vùng nội địa của một quốc gia, ít chịu sự can thiệp của Chính phủ và được hưởng nhiều ưu đãi. Đó là: được phép có 100% vốn nước ngoài, giảm thiểu thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu và tư liệu sản xuất, ưu đãi nhiều loại thuế khác, cơ sở hạ tầng tốt, thuê đất giá rẻ. Mục tiêu của các đặc

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí