2.3.2. Cải cách quan hệ chủ thợ
2.3.2.1. Cải cách chế độ quản lý
Với mong muốn cải cách chế độ quản lý, cuộc đấu tranh của công đoàn đã thể hiện thông qua việc thành lập Hội đồng quản lý trong công ty, xí nghiệp. Trong quá trình đấu tranh đòi cải thiện điều kiện làm việc giữa giới quản lý và công nhân, Chính phủ Nhật Bản, với sự giúp sức của SCAP đã đẩy mạnh việc hình thành các Hội đồng quản lý (Keiei Kyogyokai) với mục đích tạo cầu nối để qua đó, giới quản lý và công nhân có thể thương lượng về các hợp đồng và quyết định quản lý. Bằng việc khuyến khích lập các Hội đồng quản lý, Chính phủ không chỉ muốn dân chủ hóa các quan hệ lao động, mà còn muốn nâng cao năng lực sản xuất của các xí nghiệp vốn dĩ đã bị suy giảm do các cuộc xung đột chủ thợ trong giai đoạn đầu sau chiến tranh, hoặc loại bỏ thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm hay thái độ tham gia một cách cưỡng bức của người làm công đối với công việc chung của doanh nghiệp trước đây. Hội đồng quản lý được coi như là một công cụ chính cho cuộc đấu tranh giành quyền lực của phong trào lao động. Họ đã đấu tranh đòi công khai hóa các hồ sơ mật của công ty như tình hình tài chính, các quyết định về nhân sự… Do các công đoàn cấp tiến đã can thiệp vào toàn bộ các chính sách tổng thể của công ty cho nên đến năm 1947, trong các xí nghiệp, công ty, các công đoàn hầu như luôn giành được những thắng lợi lớn, và những thắng lợi này còn lớn hơn cả những kỳ vọng ban đầu của họ đối với giới chủ. Nhà máy thép Tsurumu của Công ty thép NKK là một minh chứng cho thấy rằng nhà máy này đã đạt được điều khoản là giới quản lý phải được sự chấp thuận của công đoàn về tất cả các trường hợp thuyên chuyển hay buộc thôi việc. Bên cạnh đó, trong trường hợp của nhà máy Kawasaki của công ty thép NKK, giới chủ phải xin ý kiến của công nhân trong mọi trường hợp thuê mướn sa thải, thuyên chuyển, thưởng phạt, hay mọi thay đổi trong nội quy lao động. Vào tháng 6
năm 1948, 44% (15.055) thành viên của tất cả các công đoàn đều tham gia vào các hội đồng quản lý.[19, tr. 375]
Các Hội đồng quản lý ngày càng giành được nhiều quyền lực và cương quyết bảo vệ những thắng lợi đó thông qua những cuộc đấu tranh rất tích cực của công đoàn. Mặc dù giới chủ đã tìm nhiều thủ đoạn để giảm bớt vai trò của công đoàn trong Hội đồng quản lý nhưng cuối cùng họ cũng phải hợp tác với công nhân do họ nhận thức thấy rò rằng, nếu hợp tác với công nhân thì họ sẽ có lợi hơn là đối kháng với lực lượng này trong quá trình phát triển đi lên của công ty. Vì những thành quả đó, việc thành lập Hội đồng quản lý và tác động của cuộc đấu tranh công đoàn rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho quan hệ lao động (công nghiệp) có tính chất hợp tác, bởi vì những đặc điểm quan trọng nhất của quan hệ công nghiệp ở Nhật Bản sau chiến tranh: Tiền lương theo thâm niên, việc làm thường xuyên, xóa bỏ sự phân biệt địa vị giữa giới chủ và công nhân, sự tham gia rộng rãi của công nhân vào các công việc chung của doanh nghiệp đều thực hiện thông qua các Hội đồng quản lý và các cuộc đấu tranh này.
2.3.2.2. Cơ cấu lương mới
Có thể bạn quan tâm!
- Đạo Luật Về Cải Cách Ruộng Đất
- Những Thay Đổi Trong Phân Phối Diện Tích Đất Canh Tác Và Số Nông Trại Trong Tình Trạng Sử Dụng Đất 1941-1945
- Sự Phát Triển Của Liên Đoàn Lao Động 1945 – 1949
- Một Số Đánh Giá Về Những Cải Cách Kinh Tế - Xã Hội Của Nhật Bản Sau Chiến Tranh
- Cải cách kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ - 12
- Cải cách kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Thông qua Hội đồng quản lý và các cuộc đấu tranh để bảo vệ những quyền lợi to lớn của mình, trong những thành công mà người công nhân Nhật Bản đã giành được là cơ cấu lương mới.
Cơ cấu lương mới quy định tiền lương dựa vào tuổi tác, thâm niên công tác, mức sống, giá cả và lạm phát, người ta gọi là cơ cấu lương kiểu Densan. Cơ cấu lương Densan đã được hình thành và rất nhanh chóng được phổ biến rộng rãi khắp các công ty và xí nghiệp toàn Nhật Bản ngay sau thắng lợi của cuộc đấu tranh do công đoàn ngành điện Densan tổ chức. Cơ cấu lương này có được cũng chính nhờ tác động của cuộc đấu tranh lao động dưới sự chỉ đạo
của các đạo luật lao động Nhật Bản trong những năm 1945 đến 1947. Vào những năm đầu thập kỷ 1950, do sự tấn công của SCAP và Chính phủ Nhật Bản vào phong trào công đoàn, giới chủ đã giành lại được nhiều quyền lực và thế chủ động trong việc quy định mức lương. Tuy nhiên, phần chủ yếu của cơ cấu lương mới Densan vẫn được giữ nguyên chức năng quan trọng nhất của nó. Đó là việc nó không chỉ lập ra cơ cấu tiền lương dựa vào thâm niên sau chiến tranh mà còn cả cơ sở đảm bảo ổn định việc làm, cải thiện điều kiện làm việc xóa bỏ sự phân biệt đối xử với công nhân của giới chủ, và khuyến khích sự gắn bó lâu dài, sự toàn tâm toàn ý với công việc của công nhân đối với công ty. Cơ cấu lương Densan đã giảm bớt ảnh hưởng của các chế độ lương khuyến khích và trả theo sản phẩm vốn rất thịnh hành ở Nhật Bản trước chiến tranh. Trên thực tế sau chiến tranh chế độ trả lương theo thâm niên trở thành phổ biến đến mức mọi người đều cho đó là hình thức bình thường và có tính truyền thống. Cơ cấu lương này chú trọng đến thời gian phục vụ công ty, nên công nhân càng ở lâu trong một công ty càng có lợi thế. Hệ thống lương trả theo ngày, giờ vốn rất thịnh hành và chiếm ưu thế trước chiến tranh trong các công ty Nhật đã nhanh chóng được thay thế bằng việc trả lương tháng được phổ biến rộng rãi. Mặt khác, mức lương cơ bản tối thiểu thường xuyên tăng lên đã chặn dần nạn lạm phát, làm giảm những khác biệt lớn về thu nhập giữa công nhân cổ trắng và công nhân cổ xanh tạo cơ sở cho việc thủ tiêu sự bất bình đẳng thái quá và sự phân biệt đối xử trong một công ty. Vì mức lương không phụ thuộc vào phân loại việc làm mà do thâm niên phục vụ công ty, chức vụ và việc đánh giá công trạng, có chú trọng đến những hoàn cảnh khách quan của mỗi cá nhân như thâm niên công tác tại công ty và số lượng thành viên trong gia đình, nên trong mỗi xí nghiệp, lực lượng lao động có tổ chức ở Nhật Bản rất linh hoạt và được công ty đào tạo cho các nhiệm vụ rất
đa năng. Vì vậy, hệ thống sản xuất “đúng giờ” (Just-in-time) đã được thực hiện nghiêm túc và nổi tiếng ở Nhật Bản.
2.3.2. Ổn định việc làm
Trong bối cảnh nền kinh tế bị tàn phá, rối ren, thiếu việc làm nghiêm trọng và lạm phát phi mã sau chiến tranh, đứng trước tình trạng các công ty Nhật Bản bắt đầu sa thải hàng loạt, khiến hàng triệu người thất nghiệp, các công đoàn đã hoạt động theo phương châm ngăn ngừa giảm thợ và bảo vệ công ăn việc làm của các đoàn viên của mình. “Chế độ thuê suốt đời” trước chiến tranh là một thủ đoạn của Ban giám đốc thì bây giờ là mục tiêu có ý thức của các công đoàn nhằm ổn định lâu dài việc làm cho các công đoàn viên của mình.
Nếu mất việc làm thì người công nhân không chỉ mất việc mà mức lương của người đó đối với chủ sau cũng bị giảm vì công đoàn ngành hoạt động kém nên không thể bảo đảm thâm niên công tác và chức vụ trước đây của người đó. Mặt khác, Nhật Bản không có một hệ thống phúc lợi công cộng có hiệu quả nên mất việc làm sẽ đe dọa đến sự sống còn của công nhân. Do đó, đấu tranh bảo vệ và ổn định việc làm cho công nhân là một trong những nội dung quan trọng của cải thiện quan hệ chủ thợ sau chiến tranh. Ví dụ, nhờ cuộc đấu tranh năm 1946 của nhà máy đóng tàu Ishikawa Jima và Công ty thép Kobe mà giới chủ buộc phải hứa sẽ không sa thải công nhân. Với cuộc “Đình công Kawasaki năm 1948” của công đoàn nhà máy thép thuộc Tổ hợp Công nghiệp nặng Kawasaki (HI) công nhân đã giành được nhiều thắng lợi, đảm bảo được việc làm. Công ty phải cho tất cả các thành viên lao động bị thải hồi trong quá trình đấu tranh quay trở lại làm việc ngoại trừ 6 người bị truy tố và 27 thành viên lãnh đạo công đoàn đã bị sa thải nhưng phải đối xử với họ như những người tự nguyện về hưu. Đấu tranh đòi ổn định việc làm,
đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm xã hội và đòi xóa bỏ sự phân biệt địa vị vẫn là những ưu tiên hàng đầu trong phong trào công đoàn Nhật Bản vào những năm 1950. Giới chủ bắt đầu thấy rằng con đường tốt nhất là hợp tác, hòa giải với công nhân và cùng với công đoàn đặt ra hàng loạt nguyên tắc bảo đảm việc làm cho những người lao động. Như Gorndon Andrew đã nhận xét, qua sự xung đột của phong trào lao động và giới chủ sau chiến tranh, các công ty bắt đầu nghĩ rằng, trong sự tăng trưởng nhờ hiện đại hóa và mở rộng sản xuất, hợp tác của công nhân hiện có vẫn tốt hơn là sa thải các công nhân đã lạc hậu (so với yêu cầu hiện tại) để thuê công nhân mới, trẻ, rẻ, mặc dù như vậy nghĩa là phải chấp nhận tổn phí đào tạo lại những người lớn tuổi.
Như vậy, việc cải cách chế độ công đoàn từ công đoàn ngành, công đoàn thời chiến trước và trong chiến tranh thành công đoàn xí nghiệp, “công đoàn trong nhà” trong các công ty đã làm thay đổi căn bản quan hệ chủ thợ từ mối quan hệ cưỡng chế, bắt buộc sang quan hệ bình đẳng và hợp tác tự nguyện, đảm bảo được việc làm ổn định cho công nhân, thu hút đựoc sự trung thành và tận tâm của công nhân, nhờ đó đã giúp các công ty Nhật Bản áp dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học kỹ thuật, tăng được năng suất lao động và tạo được bầu không khí làm việc ôn hoà và thân thiện trong mỗi công ty.
Tóm lại, như vậy, với ba cải cách kinh tế-xã hội căn bản trên, dù trong quá trình thực hiện có nhiều thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh trong nước, khu vực và quốc tế mới, chí ít Nhật Bản cũng đã đạt được những mục tiêu quan trọng sau:
- Đã tái lập được nền kinh tế thị trường ở Nhật Bản và sau đó là sự phát triển bình thường của toàn xã hội Nhật Bản; chuyển nền kinh tế phi thị trường, bị quân sự hoá cao độ và bị độc quyền chi phối, lấy chiến tranh xâm
lược làm mục đích phục vụ sang nền kinh tế thị trường mang nặng tính cạnh tranh giữa các thành phần và các yếu tố khác nhau, và lấy nhu cầu tiêu dùng (và sản xuất) chính đáng của người dân trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài làm đối tượng phục vụ.
- Tạo ra được bầu không khí dân chủ không chỉ trong nền kinh tế mà cả trong toàn xã hội Nhật Bản.
- Loại bỏ một cách căn bản những tàn dư của chế độ phong kiến cũ (nhất là trong nông nghiệp và ở nông thôn) và những nguồn gốc gây ra chủ nghĩa quân phiệt tư bản chủ nghĩa lấy chiến tranh làm mục đích phát triển quốc gia.
- Hình thành được mối quan hệ chủ thợ mới, đảm bảo được những lợi ích chính đáng của người lao động và khuyến khích họ tự nguyện và tận tâm hơn với công việc.
- Kết quả là, nước Nhật có thể huy động được mọi nguồn lực tự nguyện tham gia vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh, từ đó tạo đà hay mở ra một kỷ nguyên tăng trưởng thần kỳ và hoà bình kéo dài cho nền kinh tế Nhật Bản.
Chương 3
VAI TRÒ CỦA MỸ VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, BÀI HỌC RÚT RA TỪ TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
3.1. Về vai trò của Mỹ trong quá trình cải cách kinh tế - xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai
Có thể nói, cho đến tận bây giờ, vẫn còn có những đánh giá rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, về vai trò của quân đồng minh, mà tiêu biểu là Mỹ, trong tiến trình phục hồi và cải cách kinh tế-xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Có người cho rằng, Mỹ ít có ý nghĩa, mà người Nhật Bản mới có vai trò quyết định, nhưng cũng có ý kiến cho rằng Mỹ giữ vai trò quyết định tiến trình phát triển của Nhật Bản nói chung và nền kinh tế Nhật Bản nói riêng, còn chính phủ Nhật Bản chỉ là bù nhìn.
Tuy vậy, với những phân tích về bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế của Nhật Bản ở Chương 1 dẫn đến việc Nhật Bản phải buộc có những cải cách kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, giáo dục nói chung, và kinh tế-xã hội nói riêng ngay trong những năm sau Chiến tranh và những phân tích về tiến trình cải cách kinh tế Nhật Bản ở Chương 2, chúng ta có thể cho rằng, mặc dù người Nhật, mà tiêu biểu là chính phủ Nhật Bản, là quyết định, song Mỹ (hoặc Lực lượng đồng minh) cũng có vai trò không nhỏ, cực kỳ quan trọng, thậm chí đôi lúc quyết định đến tiến trình phát triển nói chung và những cải cách kinh tế - xã hội nói riêng của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Điều đó có thể được biểu hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, quân Đồng minh, trong đó có lực lượng chiếm đóng Mỹ, đã đánh tan đội quân xâm lược của chủ nghĩa phát xít Nhật buộc Nhật Bản phải
đầu hàng vô điều kiện. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quân Đồng minh đã bẻ gãy hoàn toàn ý chí theo đuổi chính sách phát triển đất nước thông qua việc quân sự hoá nền kinh tế, tiến hành chiến tranh xâm lược các nước láng giềng, và quay trở lại chính sách phát triển đất nước bằng phát triển kinh tế - xã hội, bằng hoà bình và hữu nghị với các nước láng giềng.
Thứ hai, Mỹ, với tư cách đại diện cho Lực lượng Đồng minh, là người chiếm đóng, gây sức ép, người hoạch định, và chỉ đạo thực hiện công cuộc phục hồi và tái thiết đất nước Nhật Bản nói chung và cải cách kinh tế-xã hội Nhật Bản nói riêng
Chúng ta có thể sẽ thấy rò vai trò có tính quyết định này của Mỹ, thông qua những trình bày sau đây về tiến trình hoạch định chính sách và tiến hành cải cách kinh tế ở Nhật Bản sau chiến tranh.
Do sự bại trận và đầu hàng vô điều kiện, Nhật Bản chẳng những bị sụp đổ cả về vật chất và tinh thần mà còn chịu sự chiếm đóng của lực lượng Đồng minh. Ở Nhật Bản vào thời kỳ đó, sự bại trận được gọi là “sự kết thúc chiến tranh” và việc đất nước vị quân Đồng minh chiếm đóng bằng vũ lực được gọi là “việc đóng quân của các nước Đồng minh”. Nhưng dù có dùng những từ “hoa mỹ” như thế nào đi nữa thì trong thời kỳ đó Nhật Bản thực sự bị quân đội nước ngoài quản lý. Nhiệm vụ chính của nhà cầm quyền Nhật Bản lúc này là phải thực hiện nghiêm túc các lệnh của Bộ chỉ huy các Lực lượng chiếm đóng đưa ra “Chính phủ Nhật Bản phải giữ vai trò là chính quyền thứ hai sau Bộ chỉ huy Đồng minh”. Trong thời gian gần 7 năm lực lượng Đồng minh chiếm đóng Nhật Bản, dưới sự chỉ đạo của MacArthur, Tổng chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh, quân đội Mỹ đã chiếm đóng Nhật Bản với mục đích nhằm cải tạo và trừng phạt Nhật Bản mà không xây dựng lại đất nước. Kế hoạch chiếm đóng của Mỹ đã hầu như không đề cập đến vấn đề làm như